Top 6 Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6692

"Dục Thúy Sơn" rút trong “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã nói về khung cảnh Thúy Sơn đẹp hùng vĩ và để lại cho người đọc rất nhiều những cảm xúc...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

- Vẻ đẹp của núi Dục Thúy sống động, như một bức tranh: Dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, bóng tháp soi xuống mặt nước như chiếc trâm ngọc xinh đẹp, mặt nước phản chiếu hình ảnh ngọn núi như cô gái đang soi mái tóc mềm mượt của mình.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực: Sử dụng phép đối giữa phù và trụy (nổi và rơi), thiên nhiên ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.


Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

- Biện pháp nghệ thuật: So sánh (Bóng tháp như cài chiếc trâm ngọc xanh) và nhân hóa (Ánh sáng trên sóng soi gương búi tóc biếc).

- Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng làm cho bức tranh thiên nhiên núi Dục Thúy trở nên sinh động, giống như một thiếu nữ xinh đẹp, yểu điệu.


Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

- Mạch cảm xúc: Cảm nhận vẻ đẹp của núi Dục Thúy đến bộc lộ nỗi niềm của Nguyễn Trãi.

- Tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo: Trương Thiếu bảo tức Trương Hán Siêu, một danh sĩ đời Trần có bài thơ nổi tiếng về núi Dục Thúy được khắc bên sườn núi.

- Ý nghĩa: Đây là nỗi niềm hoài cổ thường gặp trong thơ ca, đặc biệt là với một nhà thơ như Nguyễn Trãi luôn đau đáu trước sự thay đổi của thế thái thì việc nhớ về người xưa là điều rất tự nhiên, đó cũng là đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc.


Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

  • Hình ảnh ấn tượng nhất: Hoa sen nổi trên mặt nước, cảnh tiên sa xuống cõi trần.
  • Nguyên nhân: Hình ảnh đã khắc họa bức tranh thiên nhiên ở núi Dục Thúy đầy thơ mộng, huyền ảo như lạc vào cõi thần tiên.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Bài thơ đã nói về khung cảnh Thúy Sơn đẹp hùng vĩ và để lại cho người đọc rất nhiều những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh nơi đây.


Sau khi đọc:

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Trả lời:

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ:

+ Sử dụng phép đối: Dễ thấy ở đây là sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

+ Cụ thể là phép đối tẩu mã (lời thơ cũng như ý của câu dưới là do câu trên trượt xuống, không thể đứng một mình). Ở đây, tác giả đã miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian. 


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong hai câu luận. (So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc). Sử dụng các biện pháp này giúp tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.


Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu Bảo vì Trương Thiếu Bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

- Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu Bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.


Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

*Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Trả lời:

- Vẻ đẹp núi Dục Thúy: nên thơ, trữ tình, có vẻ đẹp khác thường, được ví như “non tiên”.

- Hai câu thực: Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ hai góc độ đối xứng nhau: góc thứ nhất là nhìn từ mặt đất lên giống như đoá hoa sen từ dưới nước nổi lên, góc thứ hai từ trên cao nhìn xuống giống như cảnh tiên từ trên trời sa xuống. Ngọn núi hội tụ cả tinh hoa của đất trời, vũ trụ.


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời:

- Biện pháp nghệ thuật trong hai câu luận:

+ So sánh: bóng tháp như trâm ngọc xanh.

+ Nhân hoá: hình ảnh tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý in bóng xuống nước như cài cây trâm ngọc vào mái đầu cô gái, sóng nước trong sáng như soi búi tóc biếc vào tấm gương lớn.

- Hình ảnh "trâm thanh ngọc", "kính thúy hoàn" có tác dụng làm cho cảnh vật mang dáng vẻ và tâm hồn con người yểu điệu, duyên dáng, hữu tình.


Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của bài:


Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

- Hình ảnh trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất là “Bi khắc tiển hoa ban” (Tấm bia khắc nay đã lốm đốm hoa rêu) bởi hình ảnh này gợi niềm hoài cảm về người xưa và dấu vết tài hoa đã tàn phai theo năm tháng. Và đây là hình ảnh kết thúc bài thơ, đó là một kết thúc mở để lại nhiều dư vị-vừa bùi ngùi man mác, vừa sâu lắng tự hào – tự hào về sông núi, về anh tài nước Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Câu 1

Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý những chi tiết, hình ảnh, miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

Lời giải chi tiết:

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ: hoa sen, bóng tháp hình trâm ngọc, ...

+ Sử dụng phép đối: sự đối lập giữa phùtrụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

+ Miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.


Câu 2

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ hai câu luận.

- Chú ý hai hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn”.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: Tháp ảnh trâm thanh ngọc/ Ba quang kính thúy hoàn

+ So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.

=> Sử dụng biện pháp tu từ so sánh cùng hai hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” giúp tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.


Câu 3

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý hai câu kết.

Lời giải chi tiết:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

=> Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.


Câu 4

Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì hoa sen là loài hoa tôi yêu thích và bởi một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Tác giả

  • Cuộc đời

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai. 

- Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây).

- Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.

- Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.

- Nợ nước, thù nhà => theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- 1427 - 1428: khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng => viết Bình Ngô đại cáo.

- Sau đó tham gia xây dựng đất nước, rồi bị oan.

- 1439 ra ở ẩn tại Côn Sơn.

- 1440 quay lại chốn quan trường.

- 1442: oan Lệ Chi Viên => tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.

=> Tổng kết:

+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.

+ Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.

  • Sự nghiệp văn học

Tác phẩm chính

- Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...

- Những tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm (1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài) v.v...


Giá trị văn chương

* Văn chính luận:

- Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.

- Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

* Thơ trữ tình:

- Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết mãnh miệt.

- Phẩm chất ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.

=> Kết luận:

+ Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.

+ Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.


II. Tác phẩm Dục Thúy sơn

  • Thể thơ: ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán.
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.
  • Tóm tắt tác phẩm Dục Thúy sơn

Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

  • Bố cục tác phẩm Dục Thúy sơn

Chia bài thơ thành hai phần:

- 6 câu đầu miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.

- 2 câu sau thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

  • Giá trị nội dung tác phẩm Dục Thúy sơn

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy, vẻ đẹp mĩ lệ, toàn bích.

- Thể hiện tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Dục Thúy sơn

- Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả

- Tác giả sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,…


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Dục Thúy sơn

  • Khung cảnh núi Dục Thúy

- Vẻ đẹp của núi Dục Thúy được hình dung như một đóa hoa sen nổi trên mặt nước biển, giống cảnh tiên rơi xuống trần gian.

- Tác giả sử dụng cụm từ “tiên san” để định danh trước hết về ngọn núi. Các hình ảnh “liên hoa”, “tiên cảnh” càng làm rõ hình dung ấy.

- Núi Dục Thúy hiện lên với màu xanh, xanh của bóng tháp soi xuống mặt nước và xanh của nước phản chiếu ngọn núi.

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy: miêu tả dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, dáng tháp như cây trâm soi dưới nước, dòng nước như mái tóc dài, màu của tháp khi soi xuống nước là màu “thanh ngọc”, màu của nước phản chiếu núi là màu “thúy hoàn”.

- Tác giả liên tưởng núi Dục Thúy như một “tiên cảnh”, một đóa hoa sen. Đó vừa là liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước, màu sắc của tháp và núi phản chiếu dưới nước là màu xanh; lại vừa mang nghĩa biểu tượng: hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao, rất phù hợp với cảnh tiên, núi tiên.

- Tác giả còn liên tưởng cảnh núi như một dáng trâm cài đi liền với mái tóc sông biếc như gợi dáng hình của người thiếu nữ.

→→ Những liên tưởng cho thấy sự say mê của con người khi ngắm nhìn thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tươi trẻ của Nguyễn Trãi.

  • Nỗi niềm, tâm trạng của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

- Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi kết bài bằng nỗi “hữu hoài”, tức là hoài niệm quá khứ, hoài cổ quá vãng, nhìn cảnh trước mặt mà nhớ cảnh nhớ người xưa. Điều này khác biệt so với chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hay sự cô đơn trong các bài thơ cùng đề tài.

- Nỗi niềm của Nguyễn Trãi gắn với nỗi niềm của sự vận động, hưng vong của tạo hóa. Nguyễn Trãi đang sống trong điểm đầu của một triều đại, lại nhớ đến Trương Hán Siêu – một nhân vật của thời mạt triều Trần. Ông lại nghĩ đến cảnh còn người mất, ngậm ngùi nghĩ đến số phận hữu hạn của con người giữa thiên nhiên vĩnh hằng.


* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):

Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Trả lời:

- Núi Dục Thúy được ví von như “non tiên” nên có vẻ đẹp khác thường. Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ hai góc độ đối xứng nhau: giống như đóa hoa sen từ dưới nước nổi lên, giống như cảnh tiên từ trên trời sa xuống. Ngọn núi chung đúc của tinh hoa của đất trời, vũ trụ


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời:

- Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa:

- Hình ảnh tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy in bóng xuống nước như cài cây trâm ngọc vào mái đầu cô gái, sóng nước trong sáng như soi búi tóc biếc vào tấm gương lớn. Biện pháp nhân hóa làm cho cảnh vật mang dáng vẻ và tâm hồn người – yểu điệu, duyên dáng, hữu tình.


Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Giới thiệu cảnh – Quan sát và miêu tả cảnh (từ xa, bao quát (2 câu thực) đến gần, chi tiết (2 câu luận) – Liên tưởng, hoài niệm (nhìn cảnh nhớ người: tháp Linh Tế gợi nhớ đến bài văn bia nổi tiếng của Trương Hán Siêu).

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

- Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.


Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):

Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

- Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước.

- Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả, cho thấy tài năng nghệ thuật của tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả văn bản Dục Thúy sơn

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...


II. Tìm hiểu tác phẩm Dục Thúy sơn

  1. Thể loại: Thơ đường luật
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này rút trong “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi
  3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  4. Bố cục:

- 6 câu thơ đầu: Khung cảnh núi Hương sơn

- 2 câu cuối: Cảm hoài của Nguyễn Trãi

5, Giá trị nội dung:

- Ca ngơi cảnh sắc thần tiên núi Dục Thuý

- Nỗi cảm hoài của Ức Trai

6, Giá trị nghệ thuật:

- Tả cảnh ngụ tình

- Hình ảnh thơ mĩ lệ

- Hình ảnh ẩn dụ sử dụng sóng đôi nhau


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Dục Thúy sơn

  • Khung cảnh núi Hương sơn

- Bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời về núi Dục Thuý, được vẽ bằng bút pháp vô cùng điêu luyện

- Câu 1 đã nói “non tiên” giữa cửa biển, câu 4 nói rõ thêm núi Dục Thuý "như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian ” (tiên cảnh truỵ trần gian)

=> Hai hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng nhau, bổ trợ nhau. cảm xúc mở rộng, phát triển nhằm ca ngợi Dục Thuý sơn là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta

- Hình ảnh ẩn dụ “Liên hoa phù thuỷ thượng” tuyệt đẹp, đầy chất thơ.

- Hai chữ “phủ ” (nổi lên) và “trụy” (rơi xuống) đối chọi nhau rất thần tình

=> Gợi tả cảnh núi non, chùa chiền, sông nước vừa ảo vừa thực, cảm xúc chìm nổi, trầm bổng, lâng lâng

- Phép đối được sáng tạo qua vẩn thơ như hai bức tranh của trường phái “ấn tượng”:

"Tháp ảnh trâm thanh ngọc,

Ba quang kính thúy hoàn”

=> Nguyễn Trãi đã liên tưởng và sáng tạo nên một loạt hình ảnh ẩn dụ có đường nét, màu sắc, ánh sáng đầy huyền áo để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt trần của Dục Thúy Sơn

  • Cảm hoài của Nguyễn Trãi

- Ức Trai bồi hồi nhớ đến công đức người xưa:

“Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo,

Bia khắc dấu rêu hoen”.

- Trương Hán Siêu là Trương Thiếu Bảo, là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thúy Sơn, với những bài kí rất nổi tiếng.

- Hai chữ “nhớ xưa” (hữu hoài) biểu lộ cái tâm trong trẻo của Ức Trai.

=> Lời thơ hàm súc, nỗi cảm hoài sâu lắng mênh mông. Hình ảnh bia đã phủ đầy rêu gợi tả cảm xúc hoài cổ đậm đà tình nghĩa. Đến chơi núi, nhìn tháp và chùa mà nhớ đến người xưa.


* Sau khi đọc

Nội dung chính Dục Thúy Sơn: Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.


Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.

Trả lời:

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp thơ mộng hữu tình như chốn bồng lai tiên cảnh.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ: hoa sen, bóng tháp hình trâm ngọc, ...

+ Phép đối: đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi).

=>Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo phương thẳng đứng.

+ Miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian.


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Trả lời:

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: “Tháp ảnh trâm thanh ngọc/ Ba quang kính thúy hoàn”

+ So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.

=> Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật sự miêu tả, tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của núi Dục Thúy.


Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến nỗi nhớ quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đặt chân đến núi Dục Thúy và có bài dấu kí được khắc trên tháp ở đây.

=> Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.


Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

- Hình ảnh tạo ấn tượng nhất với tôi trong tác phẩm là “cảnh tiên sa xuống cõi trần”. Gợi liên tưởng về một thế giới đẹp đến mơ hồ như trốn hư không, không có thực. Một thế giới mà con người chưa từng đặt chân đến khiến người ta tò mò hơn, thích thú hơn và khao khát liên tưởng và cảm nhận.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .