Top 6 Bài soạn "Thần trụ trời" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

63k

"Thần trụ trời" là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Tác giả dân gian đã...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Thần trụ trời" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy.

Trả lời:

Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

đây là một truyện thần thoại của Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng  và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.

Sự tích cây lúa

Đưa ra sự lí giải về nguồn gốc về cây lúa theo góc nhìn dân gian.

Thần Trụ trời

Đây là một truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi, ...


* Đọc văn bản:

  • Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Trả lời:

Đưa ra những hình dung về vị thần Trụ trời theo suy nghĩ của em:

- Ngoại hình: vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.

- Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

=> Vị thần Trụ trời có sức vóc mạnh mẽ, kì lạ mà những người bình thường không thực hiện được.

  • Tưởng tượng: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Trả lời:

- Khi có cột chống trời, trời và đất có những thay đổi :

+ Vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt.

+ Trời đất phân đôi, chia tách.

+ Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

  • Suy luận: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Trả lời:

- Truyện được kết thúc bằng một bài thơ gồm các câu hát dân gian về các vị thần xây dựng thế gian.

- Cách kết thúc truyện đặc biệt và độc đáo. Ở những câu hát, tác giả dân gian đã đưa ra liệt kê về các vị thần có công xây dựng thế gian theo lí giải của người xưa với câu kết Ông Trụ trời một lần nữa khẳng định, khắc ghi, đề cao công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.


* Sau khi đọc:

Nội dung chính: 

Văn bản nói về cách tạo ra đất, trời, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác. Cách lí giải dưới góc độ văn học dân gian và đầy sáng tạo, đề cao giá trị truyền thống.


Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện.

Trả lời:

Chi tiết về không gian

Chi tiết về thời gian

Trời và đất

 Không cụ thể, mang tính khái quát.

Thủa ấy, từ đó.

Thời gian định tính, không cụ thể.


Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?

Trả lời:

- Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại, không gian, cốt truyện, nhân vật trong Thần Trụ trời để xác định đây là một thần thoại.

+ Truyện kể về vị thần Trụ trời trong quá trình tạo ra thế giới, nguồn gốc của các sự vật và con người.

+ Không gian: trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể.

+ Thời gian: “Thủa ấy” cổ sơ, không xác định.

+ Cốt truyện: là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình tạo nên trời đất, các sự vật tự nhiên, là sự xuất hiện hành động của các vị thần.

+ Nhân vật: là các vị thần.

+ Câu chuyện là một tác phẩm thống nhất, toàn vẹn, các bộ phận, yếu tố, chi tiết…đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, thể hiện một nội dung chung của bài.


Câu 3: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Trả lời:

Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời

Nhận xét về đặc điểm của nhân vật

- Tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Có năng lực phi thường, ý chí.

- Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.

- Mạnh mẽ và tài năng.

- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.

- Có công tạo ra đất trời.


Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.

Trả lời:

      Thần Trụ trời lí giải quá trình tạo lập thế giới, trời đất, các sự vật dưới bàn tay của Thần Trụ trời và các vị thần khác. Đây là một truyện thần thoại lí giải nguồn gốc sự xuất hiện của vũ trụ và các sự vật tự nhiên dưới góc độ dân gian.


Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

- Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian dựa trên trí tượng tượng, sáng tạo dựa vào sự quan sát tự nhiên chưa có đầy đủ căn cứ, không có minh chứng về độ chính xác, chứa đựng những yếu tố hư cấu.

- Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì cách giải thích ấy không còn phù hợp. Hiện nay nguồn thông tin về sự hình thành vũ trụ tự nhiên đã được khoa học nghiên cứu, có những căn cứ khoa học rõ ràng tin cậy và thuyết phục hơn so với những thần thoại dân gian chứa dựng yếu tố hư cấu.


Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp…” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp,…” trong truyện Thần Trụ trời gợi nhớ đến truyền thuyết “Sự tích bánh chưng, bánh dày” của người Việt Nam.

- Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.

- Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hậu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.

       Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.

Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm:

- Đều đưa ra lí giải sự xuất hiện của một hiện tượng hay truyền thống.

- Xuất hiện hình ảnh vị thần, mang tính hư cấu, tưởng tượng như trời hình tròn, đất hình vuông.

- Thời gian và không gian không xác định.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Thần trụ trời" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Tri thức Ngữ văn

- Thần thoại là một trong những thể loại truyện dân gian. Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó phản ánh quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.

- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không được xác định nơi chốn cụ thể.

- Cốt truyện thần thoại thường l à chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên.

- Nhân vật trong thần thoại thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện các công việc sáng tạo thế giới hoặc sáng tạo văn hóa.

- Tính chỉnh thể của tác phẩm là sự thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm.

- Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn : dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa.

  • Thiếu mạch lạc: Các câu không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề); Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp hợp lí.
  • Thiếu các phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp.

Soạn bài Thần Trụ Trời

Trước khi đọc

Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

- Một số thần thoại như:

  • Nước ngoài: Thần thoại Hy Lạp, Thần thoại Bắc Âu…
  • Việt Nam: Thần Trụ Trời, Thần Sét…

- Học sinh tự chia sẻ về một số thần thoại đã đọc.

Đọc văn bản

Câu 1. Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ Trời?

- Ngoại hình: Vóc dáng khổng lồ, chân dài không kể xiết.

- Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

=> Thần Trụ Trời có ngoại hình và hành động phi thường.


Câu 2. Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Câu 3. Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?


Truyện được kết thúc bằng một bài vè, kể về các vị thần. Cách kết thúc độc đáo, mới mẻ. Thần Trụ Trời được nhắc đến cuối cùng như muốn khẳng định công lao to lớn của vị thần này.


Sau khi đọc

Câu 1. Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện.

- Không gian: Chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo.

- Thời gian: Không có thời gian cụ thể.


Câu 2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?

  • Nhân vật chính: Thần Trụ Trời
  • Không gian vũ trụ: “Chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo”; Thời gian: Không được xác định cụ thể.
  • Cốt truyện: Xoay quanh việc thần Trụ Trời tạo ra trời và đất.

Câu 3. Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

- Quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời:

  • Bỗng một ngày, thần Trụ Trời đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
  • Hễ cột được đắp cao lên chừng nào, thì trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.
  • Thần hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.
  • Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành gò, đống, dải đồi cao. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển rộng.

- Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: Thần Trụ Trời là người có sức mạnh phi thường, có công tạo ra trời và đất.


Câu 4. Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ Trời.

Truyện kể về quá trình thần Trụ Trời tạo ra trời và đất và các sự vật khác.


Câu 5. Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

- Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng, cũng như cái nhìn trực quan, chưa có đầy đủ chứng cứ xác thực.

- Ngày nay cách giải thích đó không còn phù hợp. Với sự phát triển của khoa học, con người đã lí giải được quá trình tạo lập thế giới một cách khoa học, chính xác.


Câu 6. Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

- Truyền thuyết: Bánh chưng bánh giầy.

- Tóm tắt: Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Các hoàng tử thi nhau chuẩn bị mọi của ngon vật lạ đem lên dâng vua, riêng Lang Liêu chỉ quen với việc “chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa” nên không biết phải chuẩn bị lễ vật gì. Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Chàng bèn lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy. Vua rất vừa ý và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

- Điểm giống nhau:

  • Cả hai tác phẩm đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
  • Có sự xuất hiện của thần linh.
  • Biểu tượng hình vuông - đất, hình tròn - trời.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Thần trụ trời" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Tóm tắt văn bản

Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát:

Ông Đếm cát

Ông Tát bể (biển)

Ông Kể sao

Ông Đào sông

Ông Trồng cây

Ông Xây rú (núi)

Ông Trụ trời.


Trước khi đọc văn bản

Câu 1 trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

Phương pháp giải:

- Hồi tưởng những truyện thần thoại bản thân đã được đọc, được tìm hiểu.

- Chia sẻ những truyện thần thoại ấy cho các bạn trong nhóm.

Lời giải chi tiết:

- Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: đây là một truyện thần thoại của Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.

- Thần Trụ trời: đây là một truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi, ...

- Nạn hồng thủy: Loài người càng phát triển càng kiêu ngạo với Trời và thánh thần. Zeus ra lệnh thần Mưa Bão hoạt động liên tục để “rửa sạch” trái đất. Loài người diệt vong, may còn sót lại một cặp vợ chồng là con của titan Promethe. Nhờ phép thuật của cha, họ tiếp tục sinh sôi nảy nở duy trì loài người cư trú khắp vùng Hi Lạp.


Đọc văn bản

Câu 1 trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 1, 2.

Lời giải chi tiết:

Hình dung về vị thần Trụ trời:

- Ngoại hình: vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.

- Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

=> Vị thần Trụ trời có sức vóc mạnh mẽ, kì lạ mà những người bình thường không thực hiện được.


Câu 2 trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn số 3

Lời giải chi tiết:

Sau khi có cột chống trời:

- Trời đất phân đôi.

- Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.

- Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.


Câu 3 trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần kết thúc truyện.

Lời giải chi tiết:

Truyện thần thoại Thần Trụ trời được kết thúc bằng một bài vè, liệt kê tên của các vị thần như: thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi), thần Trụ trời.

=> Đây là cách kết thúc truyện độc đáo. Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.


Sau khi đọc văn bản

Câu 1 trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Tìm các chi tiết về không gian, thời gian trong truyện.

Lời giải chi tiết:

- Yếu tố về không gian trong truyện: trời và đất.

- Yếu tố về thời gian trong truyện: “thuở ấy” à chưa có thời gian cụ thể trong truyện.


Câu 2 trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?

Phương pháp giải:

- Đọc lại lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ văn.

- Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại bao gồm:

- Không gian: trời và đất à không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.

- Thời gian: “thuở ấy” à thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.

- Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.

- Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạp ra thế giới.


Câu 3 trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời:

+) Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.

+) Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy à vòm trời được đẩy lên cao.

+) Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao à mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.

+) Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột à biển rộng.

- Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.


Câu 4 trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản à rút ra nội dung bao quát.

Lời giải chi tiết:

Nội dung bao quát của truyện Thần trụ trời.

Truyện Thần Trụ trời thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. Cụ thể ở đây, câu chuyện đã cho người đọc thấy được quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác.


Câu 5 trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Tóm tắt quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong truyện.

- So sánh cách giải thích trong truyện với cách giải thích một hiện tượng nào đó trong ngày nay.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:

Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu.

- Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp. Vì xã hội bây giờ đã hiện đại và khoa học phát triển, có đủ nguồn thông tin, cách minh chứng khoa học nên khi giải thích bất kì một hiện tượng nào cũng luôn yêu cầu, đòi hỏi độ chính xác cao, có căn cứ rõ ràng, xác thực. Như vậy, thông tin ấy mới có thể thuyết phục được mọi người.


Câu 6 trang 14, SGK Ngữ Văn 10, tập một

Đề bài: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Phương pháp giải:

- Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).

- Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.

Lời giải chi tiết:

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:

Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+) Đều có tính hư cấu.

+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.

+) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Thần trụ trời" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Thần Trụ Trời

- Tác giả dân gian.

- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.

II. Tìm hiểu tác phẩm Thần Trụ Trời

  1. Thể loại: Thần thoại suy nguyên
  2. Tóm tắt:

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.

  • Phương thức biểu đạt: tự sự
  • Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu ... sang núi kia): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện

- Phần 2 (tiếp theo ... biển cả mênh mông): Lí giải sự hình thành trời và đất

- Phần 3 (còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn

  • Giá trị nội dung:

Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thần Trụ Trời

  • Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện

- Trời đất hỗn độn, tăm tối, tự nhiên xuất hiện một ông thần to lớn, “bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”

=> Sự xuất hiện hoang đường, kì ảo, đầy liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

  • Lý giải sự xuất hiện giữa trời và đất

- Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời

+ “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.”

=> Trời đất được phân chia làm hai. “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời.”

- Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo -> Chỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng -> Tạo thành biển

=> Sự lý giải phong phú, giáu tính tưởng tượng

  • Sự hình thành của núi Thạch Môn

- Từ những núi đá đó tạo thành núi Thạch Môn và trở thành di tích lịch sử, lưu truyền đến tận ngày nay.


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Bạn biết về những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ trong nhóm về những truyện thần thoại ấy

Trả lời:

 Truyện thần thoại có ở nhiều nơi trên thế giới như Hy Lạp, Bắc Âu. Ở Việt Nam cũng có những truyện thần thoại nổi tiếng và quen thuộc như: Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thạch Sanh, Lạc Long Quân- Âu Cơ


ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về vị thần trụ trời ?

Trả lời:

 Thần trụ trời là một vị thần khổng lồ. Chân thần dài không tả xiết. Thần bước một bước là có thể quan từ vàng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác


Câu 2: Trời và đất thay đổi thế nào sau khi có cột chống trời ?

Trả lời:

 Trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời


Câu 3: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ?

Trả lời:

 Đây là một cách kết thúc khá thú vị khi đưa được một câu hát dân gian được lưu truyền. Từ đó mà người đọc có thể dễ dàng nhớ và hiểu được về thần trụ trời cũng như những các vị thần khác như thần Sao, thần sông, thần Biển. Đó cũng như một cách lưu giữu,  truyên truyền một nét văn hóa dân gian của Việt Nam


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của truyện


Không gian:

- Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

-Trời như một tấm màn rộng mênh mông

-Mây xanh mù mịt

- Trời đất phân đôi

-Đất phăng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

- Trời đã cao và khô

- Mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

Thời gian:

-Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.

- Từ đó, trời đất phân đôi

- Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

-Ngày nay thành biển rộng

-Cột trụ bây giờ không còn nữa

-Sau này người ta thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Yên Phụ, vùng Hải Hưng

-Dân gian còn câu hát lan truyền tới ngày nay


Câu 2: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một tuyện thần thoại ?


- Nhân vật chính là một vị thần- thần trụ trời

- Sử dụng các yếu tố kỳ ảo, không có thật như: vị thần khổng lồ, bướt một bước là từ vùng này qua vùng nọ

- Từ các yếu tố kỳ ảo liên hệ, lí giải đến hình ảnh, hiện tượng thực tế trong cuộc sống

  • Trời đất phân đôi, chỗ giáp nhau gọi là đường chân trời
  • Mỗi hòn đá văng đi biến thành  một hòn núi hay một hòn đảo
  • Đất tung tóe thành gò ,thành đống
  • Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột nay thành biển rộng

Câu 3: Tóm tắt quá trình tạo nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này

Tóm tắt

Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần có dáng người khổng lồ và đôi chân có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Trong đám hỗn độn đó, thần tự mình đào đất, đăp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên mãy phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời

Nhận xét

Có thể thấy thần Trụ trời là một vị thần vô cùng quyền năng, đã tạo nên cả trời và đất, khai sinh ra thế giới


Câu 4: Nêu nội dung bao quát của truyện thần Trụ trời

Truyện thần Trụ trời là nói đến sự khai sinh của trời và đất dưới hình ảnh thần trụ trời khai sinh thế giới. Từ đó nêu lên một hình ảnh văn hóa dân gia cho người đọc tì hiểu và cảm nhận


Câu 5: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Tác giả đã sử dụng yếu tố kỳ ảo trong văn hóa dân gian để lý giải quá trình tạo ra thế giới. Đây la một cách giải thích khá thú vị và không bị quá khôn khan như lý thuyết bình thướng. Theo như ngày nay, khoa học công nhệ phát triển, cách lý giải theo hướng dân gian này có thể sẽ không còn phù hợp nũa . Nhưng mặt khác, nó lại giúp gìn giữ được nét văn hóa trong dân gian Việt Nam 


Câu 6: Cách hình dung và miêu tả đất trời trong câu:''đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.." trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn gợi nhớ đến truyền thuyết nào của người dân Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết đấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm

Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh dày

Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trung cho đất, bánh dày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.

Điểm tương đồng:

- Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông

          Trong sự tích bánh chưng bánh dày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất

- Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp

          Trong sự tích bánh chưng bánh dày, bánh dày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Thần trụ trời" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Bố cục văn bản Thần Trụ Trời - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

- Phần 1: Từ đầu đến “Làm thế nào bây giờ”: Quá trình tạo ra thế giới muôn loài và con người của Ê -pi -mê- tê

- Phần 2: Tiếp theo đến “trao cho loài người”: Prô – mê – tê hoàn thiện lại con người và trao cho con người lửa.

- Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa.


Tóm tắt Thần Trụ trời

Văn bản tóm tắt quá trình tạo ra thêm nhiều nhiều cái gì đó để cuộc sống trở nên đông vui hơn của hai anh em Prô – mê – tê và Ê -pi -mê- tê. Ê -pi -mê- tê đã tạo ra rất nhiều các loài vật với những đặc ân, duy sót lại con người trần trụi không có bất kì đặc ân nào. Prô – mê – tê đã sửa lại sai sót của em làm cho con người trở nên hoàn thiện, văn minh hơn.


Nội dung chính Thần Trụ Trời

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.


Trước khi đọc bài Thần Trụ Trời

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

Lời giải 

- Truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: giải thích đặc điểm của mặt trời, mặt trăng cùng một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.

- Truyện thần thoại Mười hai bà mụ: Trời giao cho 12 nữ thần khéo tay làm công việc nặn ra con người.

- Truyện thần thoại Thần lúa: kể về lòng hiếu thảo và dũng cảm của Pọ Khâu – người mang hạt lúa về cho mẹ và buôn làng.


Đọc hiểu bài Thần Trụ Trời

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Lời giải 

Hình dung: Đây phải là một vị thần khổng lồ, cao lớn, có sức mạnh khủng khiếp.


Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Lời giải 

Sự thay đổi: trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuong, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.


Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Lời giải 

Nhận xét: Các kết thúc truyện độc đáo, mới mẻ khi đưa câu hát làm điểm kết cho câu chuyện. Việc kể tên các vị thần khác nhằm tôn vinh, trân trọng tới những vị thần có công trong việc tạo ra trời đất.


Sau khi đọc bài Thần Trụ Trời

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện.

Lời giải 

Yếu tố:

- Không gian: trời và đất.

- Thời gian: không xác định.


Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?

Lời giải 

Những dấu hiệu:

- Không gian: vũ trụ rộng lớn, bao la.

- Thời gian: không xác định.

- Nhân vật: thần.

- Cốt truyện: chủ yếu giải thích các hiện tượng tự nhiên.


Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Lời giải 

Tóm tắt:

- Tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Cột được thần đắp cao lên chừng nào thì trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

- Vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

- Mỗi hòn đá văng đi vì bị thần phá cột, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dải đồi cao.

- Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Nhận xét: Thần Trụ trời là người có sức khỏe phi thường, làm những điều mà con người không thể làm được, là người đã tạo nên trời và đất.


Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.

Lời giải 

Nội dung bao quát: Truyện Thần Trụ trời kể về quá trình tạo ra trời và đất. Đây là motip chung của truyện thần thoại khi giải thích về vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.


Câu 5: (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Lời giải 

- Nhận xét: đây là cách giải thích chưa được khoa học chứng minh. Có thể nói, người viết đã dựa trên trí tưởng tượng của mình để giải thích về quá trình tạo lập thế giới.

- Cách giải thích này không còn phù hợp. Bởi, khi muốn giải thích một vấn đề nào đó, chúng ta cần căn cứ dựa trên sự khoa học, tính thuyết phục, sự phù hợp và có minh chứng rõ ràng. Nếu dựa trên trí tưởng tượng, hay suy nghĩ của người này thì sẽ dẫn đến việc vấn đề đấy không có căn cứ bởi “9 người 10 ý” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.


Câu 6: (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Lời giải 

- Gợi cho em nhớ đến truyền thuyết “Sự tích bánh chưng, bánh dày”.

- Tóm tắt: Vì muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi trong số 20 người con, vua Hùng thứ 06 đã ra điều kiện tìm được lễ vật cúng Tiên Vương. Ai nấy đều cho người lên rừng, xuống biển tìm của con vật lạ, sắm lễ thịnh soạn. Tuy nhiên, chỉ có người con thứ 18 của vua Hùng – Lang Liêu vì gia cảnh nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai lúa, không biết tìm đâu ra của ngon vật lạ giống các vị hoàng tử khác. Trong một đêm ngủ say, anh được thần báo mộng “Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Anh vội vàng tỉnh dậy, chọn thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh hình vuông và hình tròn tượng trưng cho trời đất. Kết quả, bánh của chàng vì lạ mắt nên đã thu hút sự chú ý của nhà vua. Sau khi ăn xong, lập tức, chàng được vua truyền ngôi.

- Điểm tương đồng:

+ Đều là câu chuyện hư cấu, không có thực.

+ Đều nói về hình dáng của trời (hình tròn) và đất (hình vuông). 

+ Đều có vị thần.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thần trụ trời" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

THẦN TRỤ TRỜI
Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy. Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: Chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng. Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển.. Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay: Ông đếm cát Ông tát bể (biển) Ông kể sao Ông đào sông Ông trồng câu Ông xây rú (núi) Ông trụ trời..

Tri Thức Văn Học
-Thể loại Truyện thần thoại, văn học dân gian
- Đặc điểm truyện thần thoại:
+Là truyện kể hoang đường, kì ảo
+Kể về thế giới tâm linh, nguồn gốc vũ trụ, cuộc trinh phục thiên nhiên, sáng tạo văn hóa, quan niệm về nhân sinh của người xưa
+Có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hóa nguyên thủy của cộng đồng

- Tóm tắt: Thuở ấy, khi chưa có thế gian và vạn vật, muôn loài và con người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu để đội trời lên rồi tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang của thần Trụ Trời để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát về các vị thần để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn.

- Giá trị nội dung: Truyện lý giải quá trình hình thành thế giới, con người, muôn loài của các vị thần. Qua đó thể hiện sự sự tôn kính thiêng liêng của co người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, trời đất

- Giá trị nghệ thuật: Ngôn từ thuần Việt, cách xây dựng nhân vật độc đáo; hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình; sử dụng yếu tố kỳ lạ, phi thường.

Hướng Dẫn Soạn Bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn lớp 10 Tập 1, Chân Trời Sáng Tạo
Trước Khi Đọc
Câu hỏi (trang 13)
Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy.
- Nạn hồng thủy: Loài người càng phát triển thì càng kiêu ngạo với Trời và thánh thần. Vì thế, Zeus ra lệnh cho thần Mưa Bão hoạt động liên tục để "rửa sạch" trái đất. Loài người bị diệt vong hết, chỉ còn sót lại duy nhất một cặp vợ chồng là con của titan Promethe. Nhờ phép thuật của cha, họ tiếp tục sinh sôi nảy nở duy trì loài người cư trú khắp vùng đất Hi Lạp.
- Mười hai bà mụ: Sau khi kiến thiết vũ trụ, các giống vật, từ thú dữ tới sâu bọ, Trời gạn lấy chất trong để tạo ra con người. Trời giao cho 12 nữ thần khéo tay – Mười hai bà mụ. Mười hai bà mỗi bà nhận một công việc khác nhau.

Đọc văn bản:
Câu hỏi 1. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?
Trả lời:
Đưa ra những hình dung về vị thần Trụ trời theo suy nghĩ của em:
- Về ngoại hình: Thần Trụ Trời có vóc dáng khổng lồ, cơ bắp to, nổi cuồn cuộn, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
- Về hành động: Thần ngẩng đầu đội trời lên, tách trời và đất cách xa nhau; thần tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
=> Thần Trụ trời có sức vóc mạnh mẽ, phi thường, kì lạ, có khả năng làm những việc vĩ đại, phi thường mà người bình thường không làm được.

Câu hỏi 2. Tưởng tượng: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
Trả lời:
- Khi có cột chống trời, trời và đất có nhiều thay đổi:
+ Vòm trời đẩy lên cao tậ, phía mây xanh mù mịt.
+ Trời đất phân đôi, chia tách rất xa.
+ Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp
+ chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Câu 3. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
Trả lời:
- Truyện được kết thúc bằng một bài thơ gồm các câu hát dân gian về các vị thần xây dựng thế gian như: Thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi), thần Trụ trời.
- Đây là cách kết thúc truyện đặc biệt và độc đáo để gây ấn tượng, khẳng định, khắc ghi, đề cao công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.

Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 14 sgk) :
Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện.
Trả lời:
- Chi tiết về không gian: Trời và đất.
=> Không gian không cụ thể, mang tính khái quát.
- Chi tiết về thời gian: Thuở ấy, từ đó
=>Thời gian định tính, không cụ thể, chưa có căn cứ, không được chứng thực.

Câu 2 (trang 14) :
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?
Trả lời:
Dựa vào 4 dấu hiệu của thần thoại (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật) để xác định đây là một thần thoại. Cụ thể:
- Không gian: Trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập => không xác định nơi chốn, địa điểm cụ thể.
- Thời gian: Thuở ấy, từ đó => mang tính chất cổ xưa, cổ sơ, không xác định. Không rõ ràng.
- Cốt truyện: Truyện kể về vị thần Trụ trời trong quá trình tạo lập ra thế giới, qua đó giải thích nguồn gốc của các sự vật và con người.
- Nhân vật: Là các vị thần (thần Trụ Trời, thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi) có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện việc làm vĩ đại, phi thường.

Câu 3 (trang 14) :
Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.
Trả lời:
Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời:
- Trong đám hỗn đội tối tăm giữa trời và đất, thần Trụ trời đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên.
- Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời
- Thần vừa đào vừa đắp cột đá cao dần đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.
- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném đi khắp nơi tạo ra núi, đảo, gò, những dải đồi cao và mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng. Còn chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột là biển rộng.
=> Nhận xét về đặc điểm của thần Trụ trời này: Thần là người có năng lực phi thường, có ý chí, mạnh mẽ, tài năng và đã có công tạo ra trời, đất.

Câu 4 (trang 14) :
Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.
Trả lời:
Nội dung:
Truyện Thần Trụ trời lí giải quá trình tạo lập vũ trụ, trời, đất, các sự vật tự nhiên của thần Trụ trời và các vị thần khác. Đây là một truyện thần thoại lí giải nguồn gốc sự xuất hiện của vũ trụ và các sự vật tự nhiên dưới góc độ dân gian, truyền miệng.

Câu 5 (trang 14 sgk) :
Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Trả lời:
- Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:
+ Đây là cách giải thích về sự hình thành thế giới và vạn vật tự nhiên của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng
+Cách giải thích này chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn chứa đựng nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo.
- Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp. Vì:
+ Khoa học phát triển, con người có đủ nguồn thông tin, cơ sở, căn cứ khoa học xác thực để chứng minh quá trình tạo lập thế giới có những căn cứ khoa học rõ ràng tin cậy và thuyết phục hơn so với những thần thoại dân gian chứa dựng yếu tố hư cấu. (hình thành từ cách đây 15 tỷ năm, khởi nguồn từ một vụ nổ lớn – xem sách giáo khoa Địa 10, bài 5).

Câu 6 (trang 14) :
Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu "đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.." trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
Trả lời:
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong truyện Thần Trụ trời gợi em nhớ đến truyền thuyết "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" của người Việt Nam.
- Tóm tắt truyền thuyết "Sự tích bánh chưng, bánh giầy:
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho một trong hai mươi người con trai mà người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng. Điều kiện là người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vưng của mình thì sẽ được vua cha truyền ngôi cho.
Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên Tiên Vương. Chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được nên rất buồn.
Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo chàng lấy gạo làm bánh để lễ Tiên Vương. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.
Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.

=> Có 4 điểm tương đồng giữa hai tác phẩm:

+) Đều có tính hư cấu, có chi tiết tưởng tượng.
+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+) Đều đưa ra lí giải về sự xuất hiện của một hiện tượng hay truyền thống (về hình dạng của Trời và Đất hay về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy)
+) Đều gắn với thời gian và không gian không xác định.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .