Top 6 Bài soạn "Hương Sơn phong cảnh" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6715

Bài thơ "Hương Sơn phong cảnh" của tác giả Chu Mạnh Trinh được trích trong tập thơ Việt Nam ca trù biên khảo do Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huệ biên soạn. Tác phẩm...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hương Sơn phong cảnh" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Đôi nét về tác phẩm

  • Tác giả

- Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu ( nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). 

- Từ bé đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương.

- Năm 19 tuổi đỗ Tú tài rồi đến xin học với Phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau được thầy gả con gái cho.

- Năm 25 tuổi đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885).

- Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ.

- Sau khi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Ông nổi tiếng là người công minh chính trực, có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp cậy thế lộng hành.

- Làm Tri phủ được ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

- Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.

- Tác phẩm nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh là bài hát nói Hương Sơn phong cảnh ca


  • Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.

- Thể loại: Hát nói.

+ Là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

+ Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Bốn câu đầu): Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

+ Phần 2 (Mười câu giữa): Tả cảnh Hương Sơn.

+ Phần 3 (Năm câu cuối): Suy niệm của tác giả.

- Giá trị nội dung: Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.

- Giá trị nghệ thuật

- Từ ngữ có giá trị tạo hình cao.

- Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau.

- Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.


Đọc hiểu văn bản

  • Giới thiệu Hương Sơn

- Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

 → Biện pháp nghệ thuât điệp từ: Choáng ngợp, sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng vĩ của Hương Sơn.

- Câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng – đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình.

⇒ Cảnh Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục; núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam; bao trùm lên đó là tình cảm tràn ngập say mê con người.


  • Những chi tiết về cảnh Hương Sơn

- Cảnh vật:

+ Đảo ngữ + từ láy (thỏ thẻ rừng mai, lững lờ khe Yến).

+ Nhân hóa: chim cùng trái, cá nghe kinh.

+ Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh (tiếng chày kình).

→ Không gian lắng đọng, thanh tĩnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiên liêng của đạo Phật.

- Con người như cởi bỏ được phiền lụy của thế gian, tâm hồn trở nên trong sáng, thanh khiết và thánh thiện.

- Vẻ đẹp quần thể Hương Sơn: 

+ Phép liệt kê + điệp từnày: Phong phú, đa dạng.

+ Nghệ thuật đảo ngữ + từ láy hình tượng (long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh): Cảnh vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu, màu sắc đường nét vừa mĩ lệ, vừa huyền ảo, vừa trần, vừa tiên.


Suy niệm của tác giả

- Câu hỏi tu từ: Giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thế như đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nó, biết trân trọng nâng niu.

- Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật lần tràng hạt, Nam vô Phật, từ bi, công đức.

- Kết cấu mở càng...càng: dường như tình – cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.

→ Thi nhân quên mình là thi sĩ để sống trong giây phút nỗi niềm của Phật tử.


Trước khi đọc

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Gợi ý:

Một số cảnh đẹp của quê hương, đất nước như Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An…


Đọc văn bản

Câu 1. Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn: “ao ước bấy lâu nay” thể hiện sự háo hức, mong chờ.


Câu 2. Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Phong cảnh Hương Sơn hiện lên như một chốn tiên cảnh: hang Phật Tích, động Tuyết Quynh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây. Cảnh vật hiện lên thơ mộng, trữ tình và huyền ảo.


Câu 3. Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

  • Số tiếng trong khổ cuối: 7 - 8 - 7 - 8 - 6
  • Gieo vần và ngắt nhịp: tự do
  • Cách kết thúc bài thơ: sử dụng cụm từ “càng… càng…” nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm.

Sau khi đọc

Câu 1. Xác định bố cục bài thơ.

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái ”: Khái quát chung về phong cảnh Hương Sơn.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây ”. Vẻ đẹp thiên nhiên ở Hương Sơn.
  • Phần 3. Còn lại. Tâm trạng của nhà thơ trước vẻ đẹp của Hương Sơn.

Câu 2. Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Một số từ ngữ: chốn thần tiên, thanh tịnh, kì vĩ, huyền ảo.


Câu 3. Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

  • Chủ thể trữ tình: Tác giả
  • Chủ thể ẩn.

Câu 4. Phân tích diễn biến, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Bốn câu thơ đầu: Sự thích thú, hào hứng khi được đến thăm Hương Sơn.

- Mười câu thơ tiếp: Tác giả miêu tả khung cảnh Hương Sơn đầy tinh tế, từ đó bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất nước.

- Năm câu cuối: Bộc lộ lòng yêu nước thầm kín.


Câu 5. Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ để thể hiện cảm hứng ấy.

Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thiên nhiên, say mê vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

- Xây dựng hình ảnh:

  • Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
  • Trong hang lồng bóng trăng (Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt).
  • Đường lên Hương Sơn gập ghềnh, uốn lượn, có mây phủ như thang mây...

- Sử dụng biện pháp tu từ:

  • Điệp từ “non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”
  • Đảo ngữ kết hợp từ láy: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,/Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh”.
  • Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cúng trái, cá nghe kinh.''
  • Điệp từ '”này” kết hợp với liệt kê “suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quynh”...

Câu 6. Nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ?

Vần và nhịp khá tự do, linh hoạt. Từ đó, chủ thể trữ tình có thể bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp tình cảm.


Câu 7. Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Gợi ý:

Động Phong Nha - Kẻ Bàng, với khung cảnh rừng núi kỳ vĩ, hang động độc đáo…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hương Sơn phong cảnh" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Trả lời:

- Tây Thiên là một khu di tích nổi tiếng thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của sơn hệ Tam Đảo, có độ cao từ 54m đến 1.100m so với mực nước biển, phạm vi phân bố khoảng 11km vuông với cảnh quan đẹp và hùng vĩ. Tam Đảo dùng để chỉ 3 ngọn núi (trong dãy núi) liền nhau đột ngột nổi lên, bồng bềnh trong mây, tựa như 3 hòn đảo trong biển mây phủ. Khu di tích và danh thắng Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu, đền Cậu, đền Cô... Nơi đây tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên... Vì thế, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.


* Đọc văn bản:

Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Trả lời:

Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: Đệ nhất động, ao ước, kìa.

Tưởng tượng: Đoạn này sử dụng các biện pháp tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp Hương Sơn? Các biện pháp tu từ đó giúp bạn hình dung phong cảnh Hương Sơn như thế nào?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp Hương Sơn: điệp từ (này), so sánh (đá long lanh như gấm dệt), các từ láy (chập chờn, long lanh, thăm thẳm)

- Các biện pháp tu từ đó giúp ta hình dung phong cảnh Hương Sơn: Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mỗi động mang một nét đẹp riêng. Khung cảnh Hương Sơn tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình và đa sắc màu.

Theo dõi: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Trả lời:

Số tiếng trong mỗi dòng không giống nhau: câu 7 tiếng, câu 8 tiếng, câu 6 tiếng

- Cách gieo vần không cố định, tự do, có gieo vần “ay”, “đây”

- Cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt

- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” nhằm nhấn mạnh cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp Hương Sơn.


* Sau khi đọc:

Nội dung chính văn bản: Miêu tả cảnh đẹp Hương Sơn, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước.

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định bố cục bài thơ.

Trả lời:

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn

- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp cụ thể của Hương Sơn

- Phần 3 (còn lại): Tư tưởng từ bi bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước.


Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Trả lời:

Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ: vẻ đẹp diễm lệ, vẻ đẹp thoát tục, vẻ đẹp diệu kì, vẻ đẹp vĩnh hằng…


Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả

- Chủ thể đó là chủ thể ẩn và chủ thể nhập vai thể hiện qua từ “khách tang hải”.


Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Trả lời:

- Bốn câu thơ đầu: thể hiện sựu thành kính ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp toàn cảnh Hương Sơn.

- 14 câu thơ tiếp: Quan sát miêu tả cụ thể từng chi tiết phong cảnh Hương Sơn, say mê với vẻ đẹp thanh khiết trong ngần của thiên nhiên, công trình kiến trúc tài hoa của con người.

- 5 câu thơ cuối: Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự khóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.


Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.

- Các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm hứng là:

Yếu tố

Ví dụ

Tác dụng

Từ ngữ, hình ảnh

Đệ nhất động

Từ ngữ thể hiện sự tôn vinh vị thế đặc biệt của Hương Sơn.

Ao ước, giật mình, khéo họa…

Từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm của chủ thể trữ tình

thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây

Từ tượng thanh tượng hình, gợi âm thanh, màu sắc sống động nơi Hương Sơn

Biện pháp tu từ

Non non, nước nước, mây mây…

Điệp từ thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.

cá nghe kinh

Nhân hoá: sự vật có linh hồn, sống động, hoà hợp.

hỏi rằng đây có phải?

Câu hỏi tu từ: bâng khuâng, mơ màng, hư hư thực thực.


Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5); kinh (câu 6) kinh (câu 7)...; cần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu7), mình (câu 8).

- Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.


Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Trả lời:

Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Cát Bà. Đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km. Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau. Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây. Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hương Sơn phong cảnh" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Trước khi đọc Hương Sơn phong cảnh

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Phương pháp giải:

- Chia sẻ những cảm nhận của bản thân về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình mà bản thân đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

- Nên kèm theo ảnh minh họa để phần giới thiệu thêm phong phú.

Lời giải chi tiết:

Chùa là một địa điểm linh thiêng nhưng ở đó cũng quy tụ những nét đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Ngôi chùa mình muốn giới thiệu hôm nay là chùa Hương.

Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vẻ đẹp nơi chùa Hương có thể nói là được tạo nên từ bàn tay khéo léo, kì công của con người và sự ban tặng của mẹ thiên nhiên. Các chùa được xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những hàng cây xanh thẳm. Văng vẳng trong không gian là tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Hình ảnh và âm thanh hòa quyện với nhau tạo nên một không gina tuyệt diệu. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Ánh đèn nến lung linh, huyền ảo cùng nhưng nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Không hổ danh nơi này được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”.

Đến với chùa Hương, bạn không chỉ cảm nhận được sự thiêng liêng, huyền bí mà còn được thưởng trọn sự giao hòa của thiên nhiên đất trời.


Đọc văn bản Hương Sơn phong cảnh

Câu 1 trang 66 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ 4 câu thơ đầu tiên.

- Chú ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: Đệ nhất động, ao ước.


Câu 2 trang 66 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ câu thơ thứ 10 – 14.

- Nêu hình dung của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Hình dung của bản thân về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ: Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mỗi động mang một nét đẹp riêng. Khung cảnh nơi đây tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình và đa sắc màu. (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây).


Câu 3 trang 66 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ câu thơ 15 – 19.

- Chú ý một số yếu tố nêu ra ở đề bài.

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng trong mỗi dòng không đồng nhất: câu 15 (7 tiếng), câu 16 (8 tiếng), câu 17 (7 tiếng), câu 18 (8 tiếng), câu 19 (6 tiếng) à có sự xen kẽ số tiếng ở câu 15 – 18.

- Cách gieo vần không có định, tự do, có gieo vần “ay” ở “đây” và “tay”.

- Cách ngắt nhịp tự do.

- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” à chủ thể trữ tình muốn bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình trước phong cảnh Hương Sơn.


Sau khi đọc Hương Sơn phong cảnh

Câu 1 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Xác định bố cục bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.

- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.


Câu 2 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn.

Lời giải chi tiết:

Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn dược gợi tả qua các đoạn thơ: họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uống thang mây, đệ nhất động.


Câu 3 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để xác định chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả và đó là chủ thể ẩn.


Câu 4 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý những chi tiết nói lên tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- Bốn câu thơ đầu:

+ Sự ngạc nhiên, thích thú, thỏa mãn của chủ thể trữ tình khi đã được đặt chân đến Hương Sơn phong cảnh, nơi mà người đã ao ước bấy lâu nay, nơi được mệnh danh là “Đệ nhất động” (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay/”Đệ nhất động” hỏi nơi đây có phải?”).

- 14 câu thơ tiếp:

+ Chủ thể trữ tình cảm nhận cảnh vật một cách thực tế nhất.

+ Chủ thể trữ tình liệt kê và miêu tả chi tiết những cảnh đẹp nơi Hương Sơn, so sánh với những hình ảnh mĩ lệ (long lanh như gấm dệt; lối uốn thang mây;...) => sự quan sát tỉ mỉ từng nét đẹp, từng ngóc ngách của chủ thể trữ tình.

- 5 câu thơ cuối:

+ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây”: “giang sơn” chính là đất nước. Ngoài việc muốn nói đến vẻ đẹp của Hương Sơn, chủ thể trữ tình cũng muốn bày tỏ tình yêu nước thầm kín của mình.

+ Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự khóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.


Câu 5 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Phương pháp giải:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).

+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).

+ Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).

+ Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).

=> Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.


Câu 6 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý phần vần và nhịp ở mỗi khổ thơ.

Lời giải chi tiết:

Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.


Câu 7 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST

Đề bài: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Phương pháp giải:

- Tìm một cảnh đẹp khác (ngoài Hương Sơn) mà bản thân đã được đến hoặc qua tìm hiểu.

- Chia sẻ cảm nhận của bản thân.

- Nên đi kèm với hình ảnh minh họa để những cảm nhận của bản thân thêm phần sâu sắc.

Lời giải chi tiết:

Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Vịnh Hạ Long. Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phẳng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra vậy. Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh phong phú và đa dạng, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn. Rất nhiều những động nhỏ, to, có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong hang động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Có những vòm đá cao rũ xuống những dãy thạch nhũ bằng đá mang sắc thái khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là hang “Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng , tạo ra một âm thanh thú vị giống giai điệu của bản nhạc nhẹ. Hạ Long vẫn đang ngày một phát triển hơn, hiện đại hơn để thu hút khách du lịch tham quan. Bạn suy nghĩ gì về Vịnh Hạ Long, cùng chia sẻ cho mình biết nhé!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hương Sơn phong cảnh" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Nội dung chính bài Hương Sơn phong cảnh - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.


Bố cục Hương Sơn phong cảnh

- Phần 1: Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn

- Phần 2: Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn

- Phần 3: Năm câu cuối: suy niệm của tác giả


Tóm tắt Hương Sơn phong cảnh

Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Chùa Hương, Là danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam. Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo, phảng phất sự biến hóa thần tiên. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. Nỗi lòng của du khách xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say.


Tác giả - tác phẩm: Hương Sơn phong cảnh

I. Tác giả văn bản Hương Sơn phong cảnh

- Chu Mạnh Trinh (1862-1905)

- Quê quán: Hưng Yên

- Đỗ tiến sĩ năm 1892, làm quan đến chức Án sát. Năm 1903 từ quan về quê.

- Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, phong nhã; am hiểu cầm, kì, thi họa, …

- Tác phẩm chính: Hương Sơn phong cảnh,...

II. Tìm hiểu tác phẩm Hương Sơn phong cảnh

  1. Thể loại: Hát nói
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được trích trong tập thơ Việt Nam ca trù biên khảo do Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huệ biên soạn
  3. Phương thức biểu đạt: Biều cảm
  4. Bố cục

- Đoạn 1: 4 câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách

- Đoạn 2: 10 câu thơ giữa: Cảnh suối, rừng và tiếng chuông chùa nơi Hương Sơn

- Đoạn 3: 5 câu cuối: Cảm xúc của tác giả khi đến Hương Sơn

  • Giá trị nội dung:

- Miêu tả cảnh đẹp Hương Sơn

- Những rung động của tác giả trước thiên nhiên đất nước

  • Giá trị nghệ thuật:

- Hệ thống từ miêu tả tượng hình, tượng thanh gợi cảm

- Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm


Đọc văn bản

Câu 1: Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn

Trả lời:

''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành


Câu 2: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này ?

Trả lời:

Ta thấy được Hương Sơn qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát lên một vẻ đẹp mộng ảo chốn thần tiên. Một nơi được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm


Câu 3: Chú ý số tiếng  trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bai thơ

Trả lời:

  • Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6
  • Cách ngắt nhịp : câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2
  • Cách kết thúc bài thơ như là một cảm xúc hòa mình và không gian yên bình, không gian của Phật Giáo với tiếng niệm của các thiền sư

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Sau khi đọc

Câu 1: Xác định bố cục bài thơ

Bài giải:

Bố cục: 

  1.  Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.
  2.  Mười câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn.
  3.  Năm câu cuối: Suy nghĩ, tâm niệm của tác giả.

Câu 2: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ

Bài giải:

  • Chốn thần tiên
  • Vẻ đẹp kì diệu, độc đáo
  • Rộng lớn, kì vĩ
  • Nơi yên bình

Câu 3: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng ,hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ ?

Bài giải:

Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Tác giả đưa cảm xúc của mình vào bài thơ như một lời dẫn để nói về phong cảnh Hương Sơn. Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.


 Câu 4: Phân tích diễn biến,tình cảm ,cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Bài giải:

  • “Bầu trời, cảnh bụt,
    Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
    Kìa non non, nước nước, mây mây
    Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

Bốn câu thơ đầu diễn tả cái cảm xúc, cái thu lần đầu đến với Hương Sơn của tác giả. Cụm từ '' ao ước bấy lâu nay'' kết hợp câu hỏi tu từ ''Đệ nhất động hỏi là đây có phải?'' diễn tả một sự bồn chồn háo hức của những người luôn ao ước được đến Hương Sơn

  • ''Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
    Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.''

Không chỉ ngắm nhifng cảnh đẹp Hương Sơn, du khách hay tác giả còn được nghe tiếng chày kinh khiến cho tâm hồn cảm thấy thanh thản, trút bỏ yêu phiền. Cảm xúc lúc này như trầm lại, tĩnh hơn

  • Khi đến ngắm nhìn hang động, cảm xúc đã nâng lên thành một sự cảm thán trước vẻ đẹp kì diệu của hang

    “Nhác trông lên ai khéo vẽ hình

      Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.

  • “Lần tràng hạt niệm nam mô Phật
    Cửa từ bi công đức biết là bao!
    Càng trông phong cảnh càng yêu”

Cảm xúc lúc này như hòa mình vào thiên nhiên cũng không gian của Phật giáo. Chúng ta như thấy hình ảnh đoàn khách vừa đi ngắm cảnh, vừa niệm những câu niệm của nhà Phật. Cảm xúc như đắm chìm, lưu luyến không rời nơi đây để rồi thốt lên ''Càng trông phong cranh càng yêu"'


Câu 5: Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ để thể hiện cảm hứng ấy

Bài giải:

  • Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.Bài thơ có thể được sáng tác khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo ở đây chính là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thánh phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn
  • Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:
  1. Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''
  2. Đảo ngữ kết hợp từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..'' 
  3. Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''
  4. Điệp từ ''này'' cùng phép liệt kê'' suối Giải Oan,  chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quynh''
  5. Hình ảnh cầm tràng hạt, vừa đi vừa niệm

Tất cả như thể hiện được sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và tác giả như hòa mình vào không gian đó, cảm súc từ choáng ngợp đến tĩnh lại cảm nhận, hòa cùng thiên nhiên. Những di tích, những con vật, núi sông được thu hết vào tầm mắt, chạm đến lòng của người đến thăm nơi đây


Câu 6: Nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ?

Bài giải:

Bài thơ này là viết theo thể loại hát nói nê cách gieo vần cũng như ngắt nhịp tương đối tự do. Đọc ả bài thơ , ta có thể thấy cách gieo vần, ngắt nhịp là dựa vào những diễn biến cảm xúc

  • Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 ( Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 ( Kìa non non, nước nước, mây mây)
  • Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ  .Đến câu cuối thì là 6 chữ
  • Giọng điệu, cảm xúc thay đổi :

     4 câu đầu : giọng điệu háo hức,

     10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên,

      5 câu cuối : trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy 

Những cách gieo vần này giúp nhịp điệu câu thơ có thể dễ dàng trôi theo cảm xúc mà tác giả muốn đưa vào. Người đọc cũng có thể hòa mình vào dòng cảm xúc đó


Câu 7: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một carh đẹp khác tên đất nước ta mà bạn có dịp tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm

Bài giải:

Tôi đã từng có dịp được ghé thăm Tràng An Ninh Bình. Nơi này quả đúng là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm 48 hang động xuyên thủy,31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó là những kiến trúc chùa triền cổ kính. Đây có thể nói là một nơi bạn được đắm mình vào trong không khí núi rừng cổ xưa. Ngồi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, thanh bình. Những hang động như những viên ngọc thôi chờ đợi du khách tới thăm. Bên trong các hang ddooojng là những đoạn thạch nhu do ảnh hưởng của thiên nhiên tạo ra. Điều này tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cuốn hút

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hương Sơn phong cảnh" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Trả lời:

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...


* Đọc văn bản:

Theo dõi: Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Trả lời:

- ''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành.

- Thể hiện cảm xúc mong ước tột cùng của tác giả.

Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Trả lời:

- Ta thấy được Hương Sơn qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát lên một vẻ đẹp tuyệt trần trên thế gian, cảnh đẹp như ở chốn tiên.

- Được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm.

Theo dõi: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Trả lời:

- Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

- Cách ngắt nhịp : câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2

-Cách kết thúc bài thơ như là một cảm xúc hòa mình và không gian yên bình, không gian của Phật Giáo với tiếng niệm của các thiền sư.


* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Bài thơ giới thiệu về cảnh đẹp ở Hương Sơn đầy lôi cuốn và hấp dẫn, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định bố cục bài thơ.

Trả lời:

Bố cục:

- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

- Mười câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn đẹo và kì vũ.

- Năm câu cuối: Suy nghĩ, tâm niệm của tác giả.


Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Trả lời:

- Chốn thần tiên

- Vẻ đẹp kì diệu, độc đáo

- Rộng lớn, kì vĩ

- Nơi yên bình


Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Trả lời:

Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Ông ẩn mình để cùng cảm nhận vẻ đẹp của Hương Sơn.

- Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.


Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Trả lời:

“Bầu trời, cảnh bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây

Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

Bốn câu thơ đầu diễn tả cái cảm xúc, cái thú lần đầu đến với Hương Sơn của tác giả. Cụm từ '' ao ước bấy lâu nay'' kết hợp câu hỏi tu từ ''Đệ nhất động hỏi là đây có phải?'' diễn tả một sự bồn chồn háo hức của những người luôn ao ước được đến Hương Sơn

“Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.

Không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp Hương Sơn, du khách hay tác giả còn được nghe tiếng chày kinh khiến cho tâm hồn cảm thấy thanh thản, trút bỏ yêu phiền. Cảm xúc lúc này như trầm lại, tĩnh hơn

Khi đến ngắm nhìn hang động, cảm xúc đã nâng lên thành một sự cảm thán trước vẻ đẹp kì diệu của hang

“Nhác trông lên ai khéo vẽ hình

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.

Cảm xúc lúc này như hòa mình vào thiên nhiên cũng không gian của Phật giáo. Chúng ta như thấy hình ảnh đoàn khách vừa đi ngắm cảnh, vừa niệm những câu niệm của nhà Phật. Cảm xúc như đắm chìm, lưu luyến không rời nơi đây để rồi thốt lên ''Càng trông phong cranh càng yêu"'


Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

- Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Bài thơ có thể được sáng tác khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo ở đây chính là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thánh phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn

- Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:

+ Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

+ Đảo ngữ kết hợp từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..''

+ Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''

+ Điệp từ ''này'' cùng phép liệt kê'' suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh”

Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và cảm xúc của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây.


Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

+ Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 ( Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 ( Kìa non non, nước nước, mây mây)

+ Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ .Đến câu cuối thì là 6 chữ

+ Giọng điệu, cảm xúc thay đổi : 4 câu đầu : giọng điệu háo hức, 10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên, 5 câu cuối : trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy


Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Trả lời:

Tôi đã từng có dịp được ghé thăm Tràng An Ninh Bình. Nơi này quả đúng là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm 48 hang động xuyên thủy,31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó là những kiến trúc chùa triền cổ kính. Đây có thể nói là một nơi bạn được đắm mình vào trong không khí núi rừng cổ xưa. Ngồi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, thanh bình. Những hang động như những viên ngọc thôi chờ đợi du khách tới thăm. Bên trong các hang động là những đoạn thạch nhu do ảnh hưởng của thiên nhiên tạo ra. Điều này tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cuốn hút

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hương Sơn phong cảnh" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Trước khi đọc bài Hương Sơn phong cảnh

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Lời giải 

Một cảnh đẹp của quê hương em, không thể không nhắc tới biển Cửa Lò (Nghệ An). Đó là một bãi biển dài với dải cát trắng cùng ánh nắng vàng rọi chiếu. Nếu đã một lần đến biển Cửa Lò, bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn bởi sự nhiệt tình, hiếu khách của những người dân nơi đây. Tiếng sóng vỗ rì rào, mặt nước trong xanh, những hàng dừa thẳng tắp. Mỗi sáng sớm, những đoàn cá trở về cập bến. Những ki-ốt mở cửa chào khách. Đoàn người du lịch đang vùng vẫy trên mặt biển, nô đùa thích thú. Em từng đạp xe ra biển ngắm bình minh mấy lần. từ lúc trời còn nhá nhem đến khi ửng đỏ. Ôi, thật tuyệt vời! Đạp xe trên dọc biển, vị mặn của biển phà vào, gió mát lạnh. Em vô cùng yêu cảnh đẹp quê hương – nơi em sinh ra và lớn lên. 


Đọc hiểu bài Hương Sơn phong cảnh

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Lời giải 

Lưu ý: ao ước, Đệ nhất động.


Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Lời giải 

Hình dung: Phong cảnh Hương Sơn hiện lên trữ tình, mộng mơ, tuyệt đẹp tựa mĩ nhân với mỗi động mang nét đẹp riêng.


Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Lời giải 

- Số tiếng: không đồng nhất. Ví dụ câu 15 có 7 tiếng nhưng câu 16 lại có 8 tiếng, đồng thời có sự xen kẽ số tiếng từ câu 15 đến câu 18.

- Gieo vần: tự do.

- Ngắt nhịp: tự do.

- Kết thúc bài: sử dụng cấu trúc “càng…càng”.


Sau khi đọc bài Hương Sơn phong cảnh

Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định bố cục bài thơ.

Lời giải

Bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): lần đầu đến Hương Sơn, chủ thể trữ tình vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp kì vĩ.

+ Phần 2 (14 câu tiếp theo): cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

+ Phần 3 (còn lại): cảm xúc của chủ thể trữ tình.


Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Lời giải

Một số từ ngữ: đệ nhất động, họa hình, lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây.


Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Lời giải 

Chủ thể trữ tình: tác giả.

Đấy là chủ thể ẩn.


Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Lời giải

Phân tích:

- 4 câu thơ đầu: Khi lần đầu đặt chân đến đệ nhất động, chủ thể trữ tình có tâm trạng phấn khích, hồ hởi.

- 14 câu thơ tiếp theo: Chủ thể trữ tình miêu tả, cảm nhận một cách tinh tế, chắt lọc, nhạy cảm trước cảnh sắc tuyệt thế nơi đây. Chủ thể trữ tình so sánh với những hình ảnh mĩ lệ, đẹp đẽ để thêm phần nhấn mạnh cảnh sắc tại Hương Sơn, quả là đệ nhất động.

- 5 câu cuối: Bày tỏ tình yêu thiên nhiên cũng chính là bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Qua vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ, tuyệt thế ấy khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên “Càng trông phong cảnh càng yêu”.


Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Lời giải 

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.

- Phân tích:

+ hình ảnh cụ thể, cho thấy được sự quan tâm, ấn tượng trước cảnh sắc đẹp không thể phôi phai trong tâm trí của chủ thể trữ tình.

+ từ ngữ gợi hình nhằm biểu đạt được không gian kì vĩ, đẹp mê hồn tại Hương Sơn.

+ biện pháp tu từ so sánh thể hiện được vẻ đẹp mĩ lệ của đá ngũ sắc.

+ câu thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp.


Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Lời giải 

Nhận xét: Bài thơ được tự do, người viết được thỏa sức bộc lộ cảm xúc của mình mà không cần bó hẹp trong khuôn khổ, phép tắc khi làm thơ.


Câu 7 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Lời giải 

Cảnh sắc đẹp trên dải đất hình chữ S vô vàn, có kể bao nhiêu cũng không xuể. Thế nhưng, trong em, một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất đấy chính là ngôi nhà của Bác Hồ ở làng Sen (Nghệ An). Cảnh đẹp không chỉ là thiên nhiên được tạo hóa kiến tạo, mà cảnh đẹp, đôi khi vì một ý nghĩa ẩn chứa đằng sau nó. Căn nhà tranh đơn sơ, những vật dụng cũ kĩ, không có gì đắt tiền, đáng giá nhưng đã làm nên một con người giải phóng một dân tộc, một đát nước. Để đi qua nhà Bác, chúng ta phải đi qua một cái hồ sen lớn, đó là nơi mà thuở bé, Bác cùng bè bạn vui đùa. Vào đến nhà, là lũy tre xanh rợp bóng, ngôi nhà 05 gian hiện lên lấp ló giản dị. Tham quan nhà bác, một cảm giác được trở về quá khứ hiện hữu quanh ta, cho ta một cái nhìn đầy gian khó của các thế hệ đi trước, sống vất vả gian lao để gây dựng được nền hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, và phát triển như ngày hôm nay. Để ta biết rằng, phải luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ ông cha, luôn không ngừng trau dồi bản thân, phát triển mình và xã hội để đất nước đi lên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .