Top 6 Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6601

"Dục Thúy Sơn" thuộc thể loại ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán của tác giả Nguyễn Trãi. Bài thơ miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy và nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và nhớ công đức người xưa của tác giả Nguyễn Trãi.

Trước khi đọc Câu 1

Hãy kể tên một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Phương pháp giải:

- Đọc và xem lại một số bài thơ đã học và đã đọc.

- Từ đó kể tên một vài địa danh của đất nước đã khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Lời giải chi tiết:

Một vài địa danh của đất nước đã khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca như sông Bạch Đằng, Côn Sơn.


Trước khi đọc Câu 2

Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc lại bài thơ có nguồn cảm hứng từ một địa danh đã nêu.

- Nhớ lại và chia sẻ ấn tượng về bài thơ đó.

Lời giải chi tiết:

- Gợi ý: Bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi:

+ Bài thơ được viết trong một lần tác giả Nguyễn Trãi đi thuyền qua vùng cửa sông Bạch Đằng. 

+ Bài thơ tái hiện được không gian hùng vĩ, hiểm trở và gắn với những chiến công chống giặc phương Bắc oanh liệt của tiền nhân.

+ Nguyễn Trãi vừa thể hiện được chất thi sĩ và tráng sĩ của mình, vừa thể hiện được niềm xúc động, tự hào pha chút ngậm ngùi, hoài cổ của bản thân trước những sự kiện lịch sử lẫm liệt một thời.


Trong khi đọc Câu 1

Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Xác định thể loại tác phẩm và chú ý các yếu tố cơ bản của thể loại đó.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố cơ bản của thể thơ ngũ ngôn bát cú thuộc thể thơ Đường luật: có tám câu, mỗi câu năm chữ. Về cơ bản thì luật bằng trắc, niêm và vần của thể ngũ ngôn bát cú cũng giống như thể thất ngôn bát cú.


Trong khi đọc Câu 2

Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Phương pháp giải:

- Đọc bài Dục Thúy sơn.

- Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Lời giải chi tiết:

Học sinh chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ như:

- Chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên núi Dục thúy.

- Hình ảnh so sánh dáng núi, bóng tháp, ...


- Hình ảnh ẩn dụ tấm bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.

Sau khi đọc Câu 1

Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Chú ý những câu thơ của bản dịch nghĩa và dịch thơ để chỉ ra điểm khác biệt giữa hai bản dịch.

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch thơ và bản dịch nghĩa:

- Ở bản dịch nghĩa, các từ Hán văn được giải nghĩa đầy đủ, ý nghĩa câu thơ cũng được biểu lộ rõ ràng.

- Còn bản dịch thơ thì cô đọng lại nội dung câu thơ, lược bớt một số từ để phù hợp với thể thơ, bài thơ ngắn gọn, xúc tích hơn.


Sau khi đọc Câu 2

Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Chú ý kết cấu các câu thơ trong bài thơ để xác định đặc điểm kết cấu.

Lời giải chi tiết:

Kết cấu của bài thơ Dục Thúy sơn: đề - thực - luận - kết.

- Đề là hai câu mở đầu bài thơ.

- Phần thực với hai câu thơ tả thực.

- Phần luận là hai câu thơ với 4 hình ảnh ẩn dụ đối nhau.

- Phần kết là hai câu cuối.


Sau khi đọc Câu 3

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Chú ý các từ ngữ miêu tả cảnh sống núi trong bài thơ để xác định bức tranh toàn cảnh vẻ đẹp của núi Dục Thúy.

Lời giải chi tiết:

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy:

- Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

- Bóng của tòa tháp trên núi khi soi xuống mặt nước thì nhìn như chiếc trâm ngọc xanh đẹp.

- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới mặt nước như cô gái đang soi mái tóc dài mềm nhẹ của mình qua sự phản chiếu của ánh sáng.

→ Vẻ đẹp của núi Dục Thúy hiện lên chiếc mắt người đọc với một vẻ đẹp hoàn hảo, đầy sự thơ mộng và dịu nhẹ.


Sau khi đọc Câu 4

Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả núi Dục thúy và từ đó nêu suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

- Dáng núi được ví như đóa hoa sen.

- Bóng tòa tháp trên núi như chiếc trâm ngọc khi soi xuống mặt nước.

- Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước thì giống như soi mái tóc biếc.

* Nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi là vẻ đẹp của một tâm hồn thơ mộng, tài hoa khi đã thành công miêu tả núi Dục Thúy là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta.


Sau khi đọc Câu 5

Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sống kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Chú ý hai câu cuối của bài thơ để chỉ ra suy nghĩ mà Nguyễn Trãi muốn gửi đến người đọc.

Lời giải chi tiết:

Nỗi niềm mà Nguyễn Trãi muốn bày tỏ qua hai câu cuối:

- Nỗi niềm mà Nguyễn Trãi muốn bày tỏ là nỗi niềm về một tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn”, nhìn cảnh thiên nhiên gợi nhớ về nhà thơ từng lỗi lạc một thời mà nay có còn đâu.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ Dục Thúy sơn.

- Chỉ ra một nét đạp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

- Dựa vào nội dung bài thơ để phân tích nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảng khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau. Khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế. Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình. Dù có ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và tráng lệ đến đâu thì tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đất nước, lo lắng cho tình hình thế sự và ông đã viết lên bài thơ Dục Thúy sơn, một bài thơ tả cảnh ngụ tình gửi gắm nỗi, niềm tâm hồn mình đến với người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Trả lời:

Một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca: Hà Nội, Vũng Tàu, Diêm Điền, Đà Lạt,…


Câu 2: Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

Tôi ấn tượng với bài thơ Thơ viết ở biển của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ đó được ra đời do một lần ông đứng trước biển Vũng Tàu và có cảm hứng. Sau này, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc cho bài thơ đó, trở thành bài hát mang tên Biển, nỗi nhớ và em. Tôi thích nhất những câu thơ:

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến

Dù sóng đã làm anh

nghiêng ngả

vì em…


TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Trả lời:

Một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ:

– Bản dịch nghĩa dịch hoàn toàn chính xác lại nghĩa của câu thơ chữ Hán, nhưng không có vần, không được coi là thơ.

– Bản dịch thơ được coi là thơ, ngắn gọn nhưng không làm rõ hết được ý tứ của nguyên bản chữ Hán.


Câu 2. Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn

Trả lời:

Đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn: đề – thực – luận – kết.

– Hai câu đầu (đề): mở đầu bài thơ bằng hình ảnh núi non cửa biển.

– Hai câu tiếp theo (thực): tả khung cảnh thiên nhiên, giải thích rõ ý của hai câu đề về “tiên sơn” là như thế nào. Ở hai câu này có sử dụng phép đối.

– Hai câu tiếp theo (luận): tiếp tục phát triển rộng ý của đề bài, ở đây Nguyễn Trãi tiếp tục miêu tả cảnh núi Dục Thúy và tiếp tục sử dụng phép đối.

– Hai câu cuối (kết): kết lại bài thơ bằng hình ảnh bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.


Câu 3. Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả qua các hình ảnh:

– Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

– Bóng tháp soi xuống nước như chiếc trâm ngọc xanh.

– Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

Ta thấy, vẻ đẹp của núi Dục Thúy là một vẻ đẹp thơ mộng.


Câu 4. Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi

Trả lời:

* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

– Dáng núi được ví như đóa sen.

– Bóng tháp như trâm ngọc màu xanh.

– Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

* Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn thi ca, có cái nhìn tinh tế.


Câu 5. Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Trả lời:

Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình. Đó là sự xúc động  về người xưa, cảnh cũ, cảm hoài về thời gian, vật đổi sao dời khi thấy bia kí của Trương Hán Siêu đã bị rêu phong lấm tấm.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Hướng dẫn trả lời Bài: Dục Thúy Sơn – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]

Bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp của núi Dục Thúy. Đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm hôn thi nhân của Nguyễn Trãi được thể hiện qua cách tác giả miêu tả thiên nhiên. Ông đã so sánh núi Dục Thúy giống như một đóa sen, đã so sánh bóng tháp như một chiếc trâm ngọc, đã so sánh hình ảnh núi dưới sóng nước như đang soi mái tóc. Nhờ lối so sánh đó mà ta thấy được vẻ đẹp thanh tịnh, tao nhã của núi Dục Thúy, đồng thời cũng thấy được một tâm hồn nhạy cảm, có chiều sâu và thơ mộng của Nguyễn Trãi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Trước khi đọc

Câu 1. Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Ví dụ: Côn Sơn (Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi), Hương Sơn (Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh)...

Câu 2. Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.


Ví dụ: Bài thơ “Bài ca Côn Sơn” đã cho thấy sự khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn nên thơ hấp dẫn cũng như sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

- Bản dịch nghĩa: Dịch chính xác nghĩa của câu thơ chữ Hán, ý nghĩa câu thơ được thể hiện rõ ràng.

- Bản dịch thơ: Thể thơ năm chữ, ngắn gọn và hàm súc, tuy nhiên chưa truyền tải được hết nội dung của nguyên tác (Vị trí của hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 bị đổi; Câu thơ thứ 5, bản dịch thơ không nhắc đến màu xanh ngọc (thanh ngọc) của bóng tháp; Câu thơ thứ 6, bản dịch thơ không nhắc đến màu tóc xanh biếc (thúy hoàn), mà đổi sang màu đen huyền.)


Câu 2. Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn.

  • Sáu câu đầu: Cảnh thiên nhiên trên núi Dục Thúy
  • Hai câu cuối: Nỗi niềm khi nhớ về người xưa.

Câu 3. Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Bức tranh được miêu tả rất sống động: Dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, bóng tháp soi xuống mặt nước như chiếc trâm ngọc xinh đẹp, mặt nước phản chiếu hình ảnh ngọn núi như cô gái đang soi mái tóc mềm mượt của mình.


Câu 4. Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

- Những chi tiết:

  • Dáng núi được ví như đóa hoa sen.
  • Bóng tòa tháp trên núi như chiếc trâm ngọc khi soi xuống mặt nước.
  • Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước thì giống như soi mái tóc biếc.

- Nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên.


Câu 5. Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Trong phần kết, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ suy ngẫm riêng: Nỗi niềm hoài niệm về quá khứ, nhìn cảnh nhớ người.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

- Sông Bạch Đằng: “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu)

- Núi Côn Sơn: bài thơ “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi)

- Đèo Ngang: bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan)

2. 

Bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi phác họa hình ảnh nhân vật “ta” giữa thiên nhiên Côn Sơn hấp dẫn, nên thơ. Cảnh thiên nhiên hữu tình, con người và thiên nhiên giao hòa trọn vẹn. 


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Lưu ý các yếu tố cơ bản của thế loại.

- Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn luật thi, gieo vần ở các câu 1,2,4,6 và 8 (bản phiên âm gieo vần “an”). Giọng thơ nhịp nhàng, nghe như có tiếng nhạc.


2. Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.  

- 6 câu đầu miêu tả cảnh núi Dục Thúy như một tiên cảnh.

- Hình ảnh ẩn dụ “liên hoa phù thủy thượng”, hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp trong khiết của nhà Phật, mà trên núi Dục Thúy lại có chùa tháp, mượn hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước để gợi liên tưởng đến vẻ đẹp rực rỡ, cao quý của địa danh.

- Hình ảnh so sánh “bóng tháp” với “trâm ngọc”, “gương sông” với “ánh tóc huyền” gợi vẻ đẹp thướt tha như của nàng tiên nữ.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

- Bản dịch thơ đổi vị trí của hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 so với bản dịch nghĩa.

- Ở câu thơ thứ 5, bản dịch thơ không nhắc đến màu xanh ngọc (thanh ngọc) của bóng tháp.

- Ở câu thơ thứ 6, bản dịch thơ không nhắc đến màu tóc xanh biếc (thúy hoàn), mà đổi sang màu đen huyền.


Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Bài thơ chia thành hai phần:

+ 6 câu đầu miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.

+ 2 câu sau thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.


Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Vẻ đẹp của núi Dục Thúy được hình dung như một đóa hoa sen nổi trên mặt nước biển, giống cảnh tiên rơi xuống trần gian.

- Tác giả sử dụng cụm từ “tiên san” để định danh trước hết về ngọn núi. Các hình ảnh “liên hoa”, “tiên cảnh” càng làm rõ hình dung ấy.

- Núi Dục Thúy hiện lên với màu xanh, xanh của bóng tháp soi xuống mặt nước và xanh của nước phản chiếu ngọn núi.


Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy: miêu tả dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, dáng tháp như cây trâm soi dưới nước, dòng nước như mái tóc dài, màu của tháp khi soi xuống nước là màu “thanh ngọc”, màu của nước phản chiếu núi là màu “thúy hoàn”.

- Tác giả liên tưởng núi Dục Thúy như một “tiên cảnh”, một đóa hoa sen. Đó vừa là liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước, màu sắc của tháp và núi phản chiếu dưới nước là màu xanh; lại vừa mang nghĩa biểu tượng: hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao, rất phù hợp với cảnh tiên, núi tiên.

Tác giả còn liên tưởng cảnh núi như một dáng trâm cài đi liền với mái tóc sông biếc như gợi dáng hình của người thiếu nữ.

Những liên tưởng cho thấy sự say mê của con người khi ngắm nhìn thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tươi trẻ của Nguyễn Trãi.


Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi kết bài bằng nỗi “hữu hoài”, tức là hoài niệm quá khứ, hoài cổ quá vãng, nhìn cảnh trước mặt mà nhớ cảnh nhớ người xưa. Điều này khác biệt so với chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hay sự cô đơn trong các bài thơ cùng đề tài. 

- Nỗi niềm của Nguyễn Trãi gắn với nỗi niềm của sự vận động, hưng vong của tạo hóa. Nguyễn Trãi đang sống trong điểm đầu của một triều đại, lại nhớ đến Trương Hán Siêu – một nhân vật của thời mạt triều Trần. Ông lại nghĩ đến cảnh còn người mất, ngậm ngùi nghĩ đến số phận hữu hạn của con người giữa thiên nhiên vĩnh hằng.


* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ “Dục Thuý sơn”.

Đoạn văn tham khảo:

Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi để thể hiện niềm say mê trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Nhà thơ ngợi ca một ngọn núi đẹp như tiên cảnh, phác họa những đường nét, màu sắc của cảnh vật, đem đến hình dung kì vĩ về núi Dục Thúy. Nguyễn Trãi vừa tả thực, vừa dùng liên tưởng để sáng tạo ra những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc, mang đến không khí huyền ảo, kéo người đọc cùng lạc vào cõi thần tiên vừa thực, vừa ảo. Núi Dục Thúy dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa thoát tục như đóa sen nhà Phật, lại vừa thướt tha phồn thực như bóng hình nàng thiếu nữ. Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý của Nguyễn Trãi, ta như thấy một hồn thơ đắm mình vào cảnh vật, ngất ngây, say mê trước cảnh sắc tuyệt diệu của quê hương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.


II. Tác phẩm văn bản Dục Thúy sơn

  • Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán.
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

 Bài thơ có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.

  • Tóm tắt văn bản Dục Thúy sơn

 Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.

  • Bố cục văn bản Dục Thúy sơn

- Phần 1 (6 câu đầu): Khung cảnh núi Dục Thúy.

- Phần 2 (2 câu sau): Nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.

  • Giá trị nội dung văn bản Dục Thúy sơn

- Ca ngợi vẻ đẹp núi Dục Thúy

- Qua đó diễn tả tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.

  • Giá trị nghệ thuật văn bản Dục Thúy sơn

- Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,…


Chuẩn bị Soạn bài Dục Thúy Sơn

Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hãy kể tên một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Lời giải 

Một vài địa danh: đường Trường Sơn, sông Đuống, Duy Xuyên, sông Thao, sông Thương, sông Đáy, Thạch Nhọn, sông Bạch Đằng, Côn Sơn,…


Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Lời giải 

Bài thơ Nước non ngàn dặm (Tố Hữu).

Gắn với thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cung đường Trường Sơn đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các thi sĩ. Một trong số đó, không thể không kể đến bài thơ “Nước non ngàn dặm” của nhà thơ Tố Hữu. Đường Trường Sơn gắn liền với bao kỉ niệm gian khổ mà oanh liệt. Dẫu có khó khăn, vất vả, đường đi ngoặt nghoèo nhưng trong tim mỗi một người chiến sĩ, đấy như là cung đường đi đến sự chiến thắng.


Đọc hiểu bài Dục Thúy Sơn

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

Lời giải 

Lưu ý:

- Thể thơ: ngũ ngôn bát cú Đường luật.

- Vần: tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 thanh bằng.

- Bố cục: đề - thực – luận – kết.


Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Lời giải 

Chi tiết:

- Miêu tả: thiên nhiên ở núi Dục Thúy.

- Hình ảnh: dáng núi, bóng tháng trên núi.

- Ẩn dụ: tấm bia đá khắc thơ văn của Trương Thiếu


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Lời giải 

Điểm khác biệt:


Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

Lời giải 

Đặc điểm kết cấu:

- Đề: hình ảnh núi non ở cửa biển.

- Thực: miêu tả thiên nhiên, gợi lên cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Luận: hình ảnh đối lập mang nghĩa ẩn dụ.

- Kết: bia đá khắc thơ văn của Trương Thiếu.


Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Lời giải 

Miêu tả:

- Dáng núi: đóa hoa sen nổi trên mặt nước, ngỡ tưởng người tiên xuống trần gian.

- Bóng tháp núi: như trâm ngọc xanh.

- Ngọn núi: được anh sáng phản chiếu, như đang soi mái tóc biếc.

Có thể thấy, núi Dục Thúy hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, trữ tình.


Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

Lời giải 

Chi tiết:

- Dáng núi được miêu tả như đóa hoa sen, ngỡ như tiên giáng trần.

- Bóng tháp soi xuống mặt nước như trâm ngọc xanh.

- Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước dưới ánh sáng như đang soi mái tốc biếc.

Qua miêu tả núi Dục Thúy, có thể thấy, hiện lên trong hình ảnh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng, bay bổng và có một tình yêu thiên nhiên sâu sắc.


Câu 5 (trang 25, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sống kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Lời giải 

Tác giả muốn gửi gắm nỗi niềm chung. Bởi lẽ, Trương Thiếu là người tài năng, có thể nói là văn võ song toàn, có cống hiến to lớn cho đất nước. Khi ông ra đi, bia đá khắc thơ văn của ông nay đã lốm đốm rêu, chứng tỏ rằng ít người quan tâm, đoái hoài. Do vậy, Nguyễn Trãi mong muốn mọi người hãy luôn nhớ về cội nguồn, phải tri ân những người đã khuất.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy sơn.

Lời giải 

 Nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Dục Thúy sơn” đó chính là nét đẹp của một thi sĩ có tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Dưới con mắt thơ, ông cảm nhận thiên nhiên ở núi Dục Thúy ở cửa biển với dáng núi như “đóa hoa sen” đẹp đẽ, nổi bật; bóng tháp như cái trâm ngọc xanh” yêu kiều; ngọn núi dưới sóng nước được ánh sáng phản chiếu như người “đang soi mái tóc biếc”. Một khung cảnh thiên nhiên nên thơ và rất thơ. Thiên nhiên hiện lên đầy trữ tình, thơ mộng, nhẹ nhàng. Song “tả cảnh ngụ tình”, qua hình ảnh thiên nhiên, với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, ta còn thấy một nét đẹp tâm hồn đầy hoài niệm, lo lắng cho thế sự. Hình ảnh bia đá đã nói lên tất cả. Dẫu cảnh đẹp đến đâu, có ngắm nghía để tìm lấy cho mình niềm vui, sự giải tỏa nhưng trong tâm trí ông, luôn thổn thức trước tình hình đất nước. Tình yêu thiên nhiên, ấy chính là tình yêu đất nước. vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyễn Trãi chỉ qua 8 câu thơ đã khắc họa một cách trọn đầy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Dục Thúy Sơn" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6


A. Bố cục Dục Thúy sơn

Chia bài thơ thành 2 phần:

- Phần 1 (6 câu đầu): miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.

- Phần 2 (2 câu sau): thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.


B. Nội dung chính Dục Thúy sơn

Bài thơ miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy và nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa. Từ đó thể hiện tài năng nghệ thuật và tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước của tác giả.


C. Tóm tắt tác phẩm Dục Thúy sơn

Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.


KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Trả lời:

Một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca: Hà Nội, Vũng Tàu, Diêm Điền, Đà Lạt,...

Câu 2: Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

Tôi ấn tượng với bài thơ Thơ viết ở biển của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ đó được ra đời do một lần ông đứng trước biển Vũng Tàu và có cảm hứng. Sau này, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc cho bài thơ đó, trở thành bài hát mang tên Biển, nỗi nhớ và em. Tôi thích nhất những câu thơ:

Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến

Dù sóng đã làm anh

           nghiêng ngả

                      vì em...


TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Trả lời:

Một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ:

- Bản dịch nghĩa dịch hoàn toàn chính xác lại nghĩa của câu thơ chữ Hán, nhưng không có vần, không đư

ợc coi là thơ.

- Bản dịch thơ được coi là thơ, ngắn gọn nhưng không làm rõ hết được ý tứ của nguyên bản chữ Hán.

Câu 2. Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn

Trả lời:

Đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn: đề - thực - luận - kết.

- Hai câu đầu (đề): mở đầu bài thơ bằng hình ảnh núi non cửa biển.

- Hai câu tiếp theo (thực): tả khung cảnh thiên nhiên, giải thích rõ ý của hai câu đề về "tiên sơn" là như thế nào. Ở hai câu này có sử dụng phép đối.

- Hai câu tiếp theo (luận): tiếp tục phát triển rộng ý của đề bài, ở đây Nguyễn Trãi tiếp tục miêu tả cảnh núi Dục Thúy và tiếp tục sử dụng phép đối.

- Hai câu cuối (kết): kết lại bài thơ bằng hình ảnh bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.


Câu 3. Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả qua các hình ảnh:

- Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

- Bóng tháp soi xuống nước như chiếc trâm ngọc xanh.

- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

Ta thấy, vẻ đẹp của núi Dục Thúy là một vẻ đẹp thơ mộng.


Câu 4. Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi

Trả lời:

* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

- Dáng núi được ví như đóa sen.

- Bóng tháp như trâm ngọc màu xanh.

- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

* Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy Nguyễn Trãi có tâm hồn thi ca, có cái nhìn tinh tế.


Câu 5. Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài "đăng cao", "đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Trả lời:

Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài "đăng cao", "đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình. Đó là sự xúc động  về người xưa, cảnh cũ, cảm hoài về thời gian, vật đổi sao dời khi thấy bia kí của Trương Hán Siêu đã bị rêu phong lấm tấm.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

=> Xem hướng dẫn giải

Tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Dục Thuý sơn” là một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nhưng mang nặng nỗi niềm hoài cổ. Tình yêu thiên nhiên của ông trước hết thể hiện ở cách miêu tả tinh tế không gian hùng vĩ, tráng lệ nơi cửa biển cùng các hình ảnh so sánh độc đáo. Nguyễn Trãi là một vị quan có tâm và luôn luôn biết lo cho vận mệnh của đất nước, khi ngắm cảnh vãn lai tác giả cũng đã thể hiện được tâm sự của mình trong những vần thơ, ngẩn ngơ trước khung cảnh thiên nhiên tác giả càng cảm thấy xa vắng và có nhiều cảm xúc hơn. Với cảm xúc thương nhớ, tác giả đã biểu hiện được những dư âm sâu sắc của thiên nhiên, chạnh lòng - đó là những giây phút buồn rầu và hơi có chút hiu quạnh và buồn rầu trong tâm hồn, nhớ đến Trương Thiếu Bảo, và những tấm bia đá đã dính rêu phong.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .