Top 6 Bài soạn Em bé thông minh (Ngữ văn 6) hay nhất

617

Cùng với loại cổ tích thần kì như truyện Sọ Dừa, truyện Tấm Cám, Thạch Sanh,… kho tàng truyện dân gian nước ta còn có loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích sinh hoạt gần...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 1


Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.

   - Đoạn 2 (tiếp ... láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.

   - Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.

Tóm tắt

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.

Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.

Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.


Đọc hiểu văn bản

Câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc, lại tạo ra tình huống phát triển cốt truyện đơn giản đến phức tạp, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ hơn người của nhân vật.


Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự thông minh được thử thách qua bốn lần:

   - Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.

   - Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.

   - Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.

   - Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.

   Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng người đố tăng dần, người giải đố cũng rộng hơn, và mức khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.


Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự lí thú ở những cách giải đố: dùng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.

   - Lần 1: đố lại viên qua.

   - Lần 2: dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.

   - Lần 3: đố lại nhà vua.

   - Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian.


Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); truyện tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.


Luyện tập

Câu 2* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể một câu chuyện "Em bé thông minh" mà em biết.

   Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,...

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 2


Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... lỗi lạc): Vua sai quan tìm người tài.

- Đoạn 2 (tiếp ... láng giềng): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.

- Đoạn 3 (còn lại): Cậu bé làm trạng nguyên.


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình thức sử dụng câu đố trong để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Tác dụng:

- Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện

- Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể

- Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình.


Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:

- Lần 1: đối đáp, đố lại viên quan

- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lí của mình

- Lần 3: Đố lại nhà vua

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố

⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

     + Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

     + Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

     + Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.


Câu 4 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện em bé thông minh:

- Truyện đề cao giá trị của trí tuệ, ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của con người.

- Trí thông minh phải được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống và vận dụng trực tiếp vào đời sống.

- Truyện tạo ra nhiều tình huống hóc búa, li kì


Luyện tập

Bài 1 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Kể diễn cảm truyện


Bài 2 (trang 74 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sưu tầm các câu chuyện em bé thông minh từ tập truyện Thần đồng đất Việt.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 3


Bố cục

Phần 1 (Từ đầu ... lỗi lạc) : Vua sai quan tìm người tài.

Phần 2 (tiếp ... láng giềng) : Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé.

Phần 3 (còn lại) : Cậu bé làm trạng nguyên.


Soạn bài

Câu 1 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Dùng câu đố để thử tài nhân vật là hình thức rất phổ biến trong truyện cổ tích.

- Tác dụng: Để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất. Vì câu đố có tác dụng trong việc thử tài:

     + Tạo tình huống cho câu chuyện phát triển

     + Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc


Câu 2 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

     + Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường

     + Lần 2: Đáp lại thử thách của nhà vua

     + Lần 3: Đáp lại thử thách của nhà vua

     + Lần 4: Thử thách của xứ thần nước ngoài.

- Lần đố sau khó hơn lần đố trước vì:

     + Người đố: Từ viên quan → vua → xứ thần nước ngoài

     + Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng: Để làm tăng sự oái oăm của câu đố và trí thông minh của em bé:

     • Lần 1: so sánh em bé với cha

     • Lần 2: Em bé với dân làng.

     • Lần 3: Em bé với vua

     • Lần 4: Em bé với xứ thần nước ngoài.


Câu 3 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Em bé giải những câu đố bằng cách:

     + Lần 1:Đố lại viên quan

     + Lần 2: Để nhà vua tự nhận ra sự phi lý của mình trong câu đố.

     + Lần 3: bằng cách đố lại.

     + Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

- Lý thú:

     + Đẩy thế bí về người đố, gậy ông đập lưng ông.

     + Khiến cho người đố tự thấy những điều phi lý mà họ nói.

     + Lời giải đố không nằm trong kiến thức sách vở mà từ đời sống.


Câu 4 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyện Em bé thông minh:

- Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian ⇒ tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.


Luyện tập

Bài 1 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc diễn cảm.

- Giọng đối thoại của em bé thể hiện sự hồn nhiên dí dỏm.

Bài 2 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Có thể kể thêm một số truyện như: trạng Quỳnh, mầm đá…

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 4


Bố cục

+ P1: Từ đầu...về tâu vua : em bé giải câu đố của viên quan

+ P2: tiếp...ăn mừng với nhau : em bé giải câu đố thứ nhất của vua

+ P3: tiếp...ban thưởng rất hậu: em bé giải câu đố thứ 2 của vua

+ P4: còn lại: em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài


Giá trị nội dung

- Là câu chuyện kể về một em bé nông dân có trí thông minh hơn người, trải qua được những thử thách khó khăn bằng trí tuệ dân gian.

- Truyện đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thúy của nhân dân lao động.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

- Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ tích

- Tác dụng: Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất, tạo tình huống cho cốt truyện phát triển và gây hứng thú cho người đọc


Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

- Sự thông minh, mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần, các lần sau có mức độ khó hơn các lần trước bởi có như vậy độ kịch tính của truyện mới được đẩy lên và nhân vật mới ngày càng bộc lộ mức độ tài trí, thông minh cao hơn.


Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

- Em bé giải những câu đố bằng cách:

     + Lần 1:Đố lại viên quan

     + Lần 2: Để nhà vua tự nhận ra sự phi lý của mình trong câu đố.

     + Lần 3: bằng cách đố lại.

     + Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

- Lý thú:

     + Đẩy thế bí về người đố, gậy ông đập lưng ông.

     + Khiến cho người đố tự thấy những điều phi lý mà họ nói.

     + Lời giải đố không nằm trong kiến thức sách vở mà từ đời sống.


Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74):

- Ý nghĩa:

   + Truyện đề cao trí thông minh dân gian

   + Là truyện cổ tích sinh hoạt, truyện còn có ý nghĩa mua vui


Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 74)

Bài 1 :

- HS kể diễn cảm truyện Em bé thông minh, chú ý giọng kể truyền cảm, thể hiện rõ giọng điệu nhân vật

Bài 2 :

- HS kể chuyện về em bé thông minh mà bản thân biết, nên tìm hiểu truyện về Lương Thế Vinh

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 5


Trả lời câu 1* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

    Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

- Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

- Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.


Trả lời câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mấy đường?".

- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

- Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

- Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

- Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

- Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.


Trả lời câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

* Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

- Lần 1: Đố lại viên quan.

- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

- Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.


Trả lời câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

- Đề cao trí thông minh dân gian.

- Ý nghĩa mua vui, hài hước.

    Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.


Luyện tập

Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết

Truyện trạng Quỳnh

    Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa.

    Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa!

    Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca:

    – Chị lấy thế em còn gì được nữa !

    Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa.

    Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.

Tóm tắt

    Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

    Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

    Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 6


Trả lời câu 1 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

-  Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích.

-  Hình thức này có tác dụng:

+ Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.

+ Tạo tình huống để phát triển cốt truyện.

+ Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc, người nghe.


Trả lời câu 2 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

+ Lần 1: Trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.

+ Lần 2: Giải được câu đố của vua: nuôi trâu đực đẻ được bê con.

+ Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn.

+ Lần 4: Câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

- Sự thử thách càng ngày càng khó vì:

+ Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố - sứ thần nước ngoài.

+ Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn.


Trả lời câu 3 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

 Cách giải đố của cậu bé và điểm lí thú:

Lần 1

Đố lại viên quan.

=> Đẩy thế bí về phía viên quan, lấy “gậy ông đập lưng ông”.

Lần 2

Để vua tự nói ra sự phi lí của mình.

=> Làm cho người ra câu đố tự thấy vô lý và phi lý.

Lần 3

Đố lại vua rèn kim thành một con dao để xẻ thịt chim.

=> Những lời giải đố của em bé thường không dựa vào sách vở, dựa vào kinh nghiệm đời sống và trí thông minh.

Lần 4

Dùng kinh nghiệm dân gian.

=> Em bé giải đố bằng một bài đồng dao.


Trả lời câu 4 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Truyện đề cao trí thông minh dân gian.

- Nhân dân muốn khẳng định khả năng của người lao động, khẳng định trí khôn dân gian luôn có ích và được vận dụng vào thực tế.

- Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, mua vui cho người đọc, người nghe. 


Luyện tập

Trả lời câu hỏi (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

Truyện trạng Quỳnh

    Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa.

    Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa!

    Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca:

    – Chị lấy thế em còn gì được nữa !

    Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa.

    Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Tóm lại, qua câu chuyện, ông cha ta muốn gửi gắm, đề cao tầm quan trọng của trí tuệ đối với cuộc sống hằng ngày. Những người có trí thông minh sẽ luôn mang lại kết quả tốt đẹp cho công việc, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện, học tập thật tốt để trở thành những người có ích cho xã hội.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .