Top 6 Bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà...xem thêm ...
Bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" - mẫu 1
Đề bài
(trang 117, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Em được yêu cầu dựa vào bài viết đã thực hiện về quy tắc an toàn của hoạt động dã ngoại có cắm trại ở địa bàn rừng núi để xây dựng thành bài nói giải thích với các bạn trọng lớp. Từ những gì đã viết, để có được bài nói phù hợp, em cần thực hiện như thế nào? Bài học này sẽ hướng dẫn em thực hiện điều đó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Em có thể sử dụng lại đề tài đã sử dụng ở phần Viết
Trước khi nói, em hãy xác định:
- Mục đích nói là gì?
- Người nghe có thể là ai?
- Với mục đích nói và người nghe đó, nội dung và cách nói sẽ như thế nào?
Lời giải chi tiết
Bước 1: Xác định đề tài, người nghem mục đích, không gian và thời gian nói
- Xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
- Xác định một số định hướng chung như: quy tắc, luật lệ gồm có những điểm chính nào? Nên triển khai phần chính bằng mấy ý/ mấy đoạn? Bài thuyết minh nên sử dụng các phương tiện nào (ngôn ngữ hoặc phương tiện phi ngôn ngữ)?
- Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu
Lập dàn ý
- Mở đầu:
+ Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động
+ Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ
- Phần chính:
+ Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc
+ Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ
+ Nêu một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)
- Kết thúc:
+ Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ
+ Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có)
Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Luyện tập:
+ Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp
+ Dùng những câu phù hợp để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu
+ Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
- Trình bày:
+ Chào người nghe và giới thiệu tên
+ Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy cách thực hiện
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn những nội dung liên quan
+ Sử dụng ngữ điệu linh hoạt và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ…
+ Kết thúc bài nói cần cảm ơn sự chăm chú theo dõi của người nghe.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe
- Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe
- Tiếp tục trao đổi với người nghe về những điều còn thắc mắc qua những kênh liên lạc cá nhân khác nếu không có thời gian trao đổi trực tiếp
Bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" - mẫu 2
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Sử dụng lại đề tài đã thực hiện trong phần viết
- Xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Sử dụng các ý chính đã tìm trong bài viết thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Lưu ý khi luyện tập:
- Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ chỉ thứ tự trình bày các bước, dùng ngữ điệu nhấn mạnh.
- Dùng câu phù hợp với văn nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu
- Chuẩn bị phần mở bài và kết thúc sao cho hấp dẫn.
Lưu ý khi trình bày:
- Chào người nghe và giới thiệu tên em
- Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy trình thực hiện, sử dụng cách xưng hô phù hợp.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn về nội dung.
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt đặc biệt là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Trong quá trình nói tương tác với người nghe bằng ánh nhìn.
- Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan.
- Kết thúc cần nói lời cảm ơn.
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
- Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe
- Trả lời và giải thích rỗ ràng những câu hỏi
- Trao đổi với người nghe về những điều thắc mắc qua phương tiện liên lạc cá nhân
*Bài nói tham khảo:
Kéo co một trong những trò chơi dân gian vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng, trò chơi kéo co còn thể hiện sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết đồng lòng của người chơi. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người về quy tắc của trò chơi kéo co.
Để có thể tham gia trò chơi kéo co người chơi cần có một thể lực tốt, sự dẻo dai và kiên trì. Trò chơi kéo co thường chơi theo đội, mỗi đội từ 5 - 7 người tham gia. Kéo co và trò chơi vận động nên thường được tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.
Trước khi vào cuộc chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây đay, dây thừng dài và mềm, tùy theo điều kiện và tập tục từng nơi sẽ chuẩn bị dụng cụ khác nhau, có nơi sử dụng cây tre nhỏ, dài và thẳng có nơi không cần dụng cụ mà hai đội chơi kéo trực tiếp bằng tay không.
Kẻ một vạch để làm ranh giới giữa hai đội chơi và ở giữa đoạn dây cũng buộc 1 mảnh vải màu để đánh dấu làm mốc phân thắng thua giữa hai đội.
Chia số người chơi thành 2 đội bằng số lượng và cân sức nhau, đứng đối mặt nhau ở hai bên vạch theo hàng dọc, người chơi trong đội nên đứng so le nhau chân trước và chân sau luôn trụ vững, tay cầm vào dây, thông thường người có sức khỏe tốt nhất sẽ đứng đầu hàng.
Trọng tài sẽ là người đứng giữa vạch để ra hiệu lệnh và quan sát hai đội chơi. Trong các cuộc thi chuyên nghiệp ở mỗi đội sẽ có huấn luyện viên theo sát để hướng dẫn và bắt nhịp cho đội của mình.
Về cách chơi trò chơi kéo co:
Trọng tài đứng ở giữa vạch xuất phát, cầm cờ và hô to 1...2...3 bắt đầu thì hai đội chơi bắt đầu kéo. Hai đội dùng hết sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm mốc đánh dấu trên dây về phía mình thì đó là đội chiến thắng. Trò chơi kéo co thường diễn ra từ 5 - 10 phút và hai đội phải thi đấu 3 lượt để phân thắng bại. Đội nào có hai lượt thắng sẽ là đội dành chiến thắng. Trong trường hợp tỉ số hòa nhau bại thì kết thúc 3 hiệp đấu hai đội sẽ nghỉ giải lao sau đó thi đấu 1 hiệp cuối cùng tìm ra đội chiến thắng.
Về luật trò chơi kéo co: Đội chơi nào kéo dây trước khi có hiệu lệnh của trọng tài là phạm luật và phải kéo lại từ đầu, nếu vi phạm hai lần sẽ tính là thua luôn trận đó. Đội nào có người chơi ngã hoặc tuột tay ra khỏi dây cũng bị tính là thua cuộc. Dù quy tắc hơi phức tạp nhưng nó giúp đảm bảo tính công bằng giữa những người chơi. Vậy nên chúng ta nên tuân thủ quy tắc khi tham gia vào bộ môn này. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn mọi người đã lắng nghe và rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.
Bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" - mẫu 3
1. Hướng dẫn
- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian, thời gian nói.
- Có thể sử dụng đề tài trong bài viết.
- Xác định rõ người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
Sử dụng các ý chính trong bài thuyết minh về một quy tắc hay một luật lệ hoạt động.
- Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp.
- Dùng những câu phù hợp văn nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu.
- Chuẩn bị phần mở đầu, kết thúc cho hấp dẫn.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Lắng nghe ý kiến, câu hỏi của người nghe.
- Trả lời, giải thích rõ ràng câu hỏi, ý kiến của người nghe.
- Tiếp tục trao đổi với người nghe những điều còn thắc mắc…
2. Thực hành
Gợi ý:
- Trò chơi dân gian: Cướp cờ
- Luật chơi:
- Số lượng người tham gia chơi có thể từ tám đến mười người được chia làm hai đội. Sẽ có một người được gọi là quản trò.
- Mỗi người chơi ở hai đội sẽ được đánh số thứ tự từ một đến hết. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
- Nếu người cắm cờ bị đội bạn vỗ vào người sẽ thua cuộc. Nếu người chơi lấy được cờ và chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn vỗ vào người sẽ chiến thắng.
Bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" - mẫu 4
I. Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị nội dung nói
– Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói (trình bày).
– Xem lại dàn ý ở phần Viết.
– Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.
– Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt,… cho phù hợp với sự việc, cảm xúc trong chuyến đi.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
– Đọc lại bài văn đã viết.
– Xác định các ý.
– Liệt kê các ý bằng cách gạch đầu dòng, ghi các cụm từ chính.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói; chú ý sử dụng những từ ngữ chỉ thứ tự trình bày các bước, thao tác của hoạt động.
– Dùng câu nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động: tôi tin rằng, các bạn sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động, một là, hai là…
– Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói.
– Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, thao tác liên quan đến trò chơi hay hoạt động.
– Sử dụng các phương tiện trực quan minh họa như hình ảnh, sơ đồ, phim ngắn…
– Nêu câu hỏi để lôi cuốn người nghe tham gia tương tác.
Bước 4: Trao đổi đánh giá
* Bảng kiểm kỹ năng giải thích về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Nội dung kiểm traĐạt/Chưa đạtNgười nói giới thiệu tên mình.Phần mở đầu ấn tượng, tạo sức hút.Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự, tạo được sự khích lệ với người nghe.Giới thiệu sơ lược về hoạt động.Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động.Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/luật lệ của hoạt động, cách thức thực hiện những điều cần lưu ý (nếu có).Sử dụng từ ngữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung.Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày.Tương tác với người nghe.Chào và cảm ơn người nghe.
II. Thực hành nói và nghe
– HS trình bày bài nói.
– GV khuyến khích HS sử dụng một trong các cách sau để bài nói thêm hấp dẫn, thuyết phục.
+ Sử dụng hình ảnh: vẽ một bức tranh liên quan đến bài nói hoặc tóm tắt nội dung hoạt động hay trò chơi trong một sơ đồ tư duy.
+ Sử dụng âm thanh: dùng nhạc nền hoặc clip minh hoạ cho nội dung bài nói.
+ Sử dụng đồ vật, mô hình.
Bảng kiểm kỹ năng nghe:
Nội dung kiểm traĐạt/Chưa đạt– Nắm và hiểu được nội dung chính của quy tắc/ luật lệ.– Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong lời nói của bạn hay điểm hạn chế của bạn.-Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn nói.
III. Bài nói mẫu
Chào hỏi, giới thiệu:
Xin chào Cô và các bạn. Em tên là…………………., học lớp……., trường……………..
Thưa cô cùng các bạn, đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi đề cao tinh thần đồng đội, sức mạnh tập thể để giành chiến thắng. Sau đây em xin giới thiệu về trò chơi hấp dẫn này.
Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất.
* Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co bạn cần một vài dụng cụ đơn giản như:
– Dây thừng: dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia.
– Dây đỏ: Đánh dấu giữa sợi dây thừng.
– Vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội.
* Về luật chơi thì tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm, tuy nhiên về cơ bản chúng ta sẽ có:
Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng.
Ngoài ra, có thể chọn luật thắng như sau: Vẽ thêm 2 đường thua cuộc ở 2 bên đối xứng với vạch chuẩn. Sợi dây đỏ ở giữa dây thừng của đội nào vượt qua vạch thua cuộc của bên đối thủ là đội thua.
Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng.
Sau đây là một số lưu ý giúp bạn chiến thắng trong trò chơi kéo co
Thứ nhất cần sắp xếp đội hình chuẩn:
Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Khi sắp xếp đội hình thì bạn cần lưu ý: Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực. Ngoài ra các thành viên đứng giãn đều nhau, tránh va chạm, dẫm đạp lên nhau khi kéo.
Người đứng đầu tiên nên là người có sức khỏe tốt, bàn tay to để bám chắc tay và có kinh nghiệm khi chơi kéo co để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu.
Người đứng cuối cùng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực được tốt nhất. Đứng ở vị trí cuối cần chọn người có một sức khỏe tốt, dáng người cao to và có thể điều hướng dây.
Thứ 2 về tư thế kéo co:
Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Tư thế kéo co chuẩn đó là bạn cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay phải, hãy đứng về bên trái dây co và ngược lại cho tay trái. Ngoài ra, để tăng độ bám đất và hệ số ma sát thì bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi giày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu.
Thứ 3 cần giữ chặt tay và dây kéo:
Trong quá trình thi đấu bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong quá trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân.
Kết thúc bài nói:
Trên đây là tổng hợp chi tiết những lưu ý khi chơi kéo co, luật chơi, dụng cụ cần thiết cũng như các mẹo để dành được chiến thắng. Mong rằng, trò chơi kéo co sẽ còn được phát huy hơn nữa trong các giờ ra chơi, các cuộc thi đua ở các lớp học, trường học để thế hệ trẻ sau này có thể cảm nhận và gìn giữ trò chơi dân gian tuyệt vời này.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài chia sẻ của em. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người.
Bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" - mẫu 5
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Sử dụng lại đề tài đã thực hiện trong phần viết
- Xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Sử dụng các ý chính đã tìm trong bài viết thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động.
Bước 3: Luyện tập và trình này
Lưu ý khi luyện tập:
- Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ chỉ thứ tự trình bày các bước, dùng ngữ điệu nhấn mạnh.
- Dùng câu phù hợp với văn nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu
- Chuẩn bị phần mở bài và kết thúc sao cho hấp dẫn.
Lưu ý khi trình bày:
- Chào người nghe và giới thiệu tên em
- Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy trình thực hiện, sử dụng cách xưng hô phù hợp.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn về nội dung.
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt đặc biệt là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Trong quá trình nói tương tác với người nghe bằng ánh nhìn.
- Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan.
- Kết thúc cần nói lời cảm ơn.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe
- Trả lời và giải thích rỗ ràng những câu hỏi
- Trao đổi với người nghe về những điều thắc mắc qua phương tiện liên lạc cá nhân
Bài nói tham khảo
Chào mọi người, nói đến bộ môn được ưa chuộng vào giờ ra chơi của học sinh chắc hẳn ai cũng biết đến bộ môn đá cầu. Đây là một môn được rất nhiều bạn trẻ yêu thích nhưng chưa chắc bạn đã hiểu hết quy tắc của nó. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người về quy tắc của trò chơi đá cầu.
Trước hết là những trang thiết bị cần có. Để chơi được môn này, chúng ta cần chuẩn bị một cả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.
Tiếp đến là quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ (lưới). Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính điểm. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch (lưới) thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.
Dù quy tắc hơi phức tạp nhưng nó giúp đảm bảo tính công bằng giữa những người chơi. Vậy nên chúng ta nên tuân thủ quy tắc khi tham gia vào bộ môn này. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn mọi người đã lắng nghe và rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.
Bài soạn "Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động" - mẫu 6
* Hướng dẫn:
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
Em lựa chọn một đề tài. Ví dụ Mẹo làm đồ chơi bằng giấy
Mục đích: Giới thiệu mẹo làm đồ chơi bằng giấy
Người nghe: Các bạn trong lớp
Cách nói đơn giản, dễ hiểu, nội dung chi tiết, rõ ràng
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Ví dụ: Cách làm gà con bằng giấy
Bước 1: Trước hết, bạn cắt theo hình vẽ dưới đây. Sau đó, bạn lấy giấy màu vàng đè lên giấy trắng và cắt theo. Riêng phần mỏ và đế giấy thì bạn hãy dùng giấy màu nổi để đồ chơi được nổi bật hơn.
Cách làm đồ chơi bằng giấy?
Bước 2: Bạn chỉ cần dán từng vòng tròn rồi dán chúng lại với nhau. Sau đó thì bạn hãy dán mỏ đã gập vào giữa vòng tròn nhỏ và dán hai cánh vào hai bên vòng tròn lớn, gần chỗ nối hai vòng tròn. Cuối cùng, bạn cũng chỉ cần vẽ mắt cho chú gà đáng yêu là xong rồi đấy.
Bước 3: Luyện tập và trình này
Khi luyện tập, em lựa chọn từ ngữ phù hợp ví dụ Tôi tin rằng, (các) bạn sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động này vì…Để hoạt động diễn ra an toàn, hiệu quả, (các) bạn nên lưu ý những đặc điểm sau: thứ nhất là…thứ hai là…cuối cùng…
Ví dụ trình bày
Xin chào cô và cả lớp!
Hôm nay em xin trình bày quy tắc làm con gà đồ chơi bằng giấy
Bước 1: Trước hết, bạn cắt theo hình vẽ dưới đây. Sau đó, bạn lấy giấy màu vàng đè lên giấy trắng và cắt theo. Riêng phần mỏ và đế giấy thì bạn hãy dùng giấy màu nổi để đồ chơi được nổi bật hơn.
Cách làm đồ chơi bằng giấy?
Bước 2: Bạn chỉ cần dán từng vòng tròn rồi dán chúng lại với nhau. Sau đó thì bạn hãy dán mỏ đã gập vào giữa vòng tròn nhỏ và dán hai cánh vào hai bên vòng tròn lớn, gần chỗ nối hai vòng tròn. Cuối cùng, bạn cũng chỉ cần vẽ mắt cho chú gà đáng yêu là xong rồi đấy.
Đây là hình ảnh chú gà đáng yêu bằng giấy mình đã làm:
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Chú ý:
- Trong quá trình nói, tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của họ.
- Sử dụng các hình ảnh minh họa phù hợp cho bài nói
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Khi trao đổi với người nghe, em nên:
- Lắng nghe ý kiến và các câu hỏi
- Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến
- Tiếng tục trao đổi những điều còn thắc mắc.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .