Top 6 Bài soạn "Trò chơi cướp cờ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6267

"Trò chơi cướp cờ" thuộc thể loại văn bản thông tin in trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014. Trò chơi cướp cờ không những giúp chúng ta...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Trò chơi cướp cờ" - mẫu 1

Nội dung chính

Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể về trò chơi cướp cờ: mục đích, chuẩn bị, cách chơi.

Chuẩn bị đọc

(Trang 45, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn về sự hình dung ấy của em.

Phương pháp giải:

Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa để hình dung, sau đó chia sẻ với bạn.

Lời giải chi tiết:

- Trò chơi gồm 2 đội chơi có số lượng bằng nhau từ 5 – 6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4 ,5… các bạn phải nhớ số của mình.

- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.

- Khi quản trò gọi số nào thì số đó phải về.

- Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.

Phương pháp giải:

Đọc phần c (hướng dẫn cách chơi) tìm những câu văn nói về luật chơi.

Lời giải chi tiết:

- Người chơi chỉ đươc lên cướp cờ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình.

- Chỉ được đập (vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ.

- Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi.

- Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ

- Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng có thể là hiện vật hoặc đội thua cõng một vòng quanh sân.


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

Phương pháp giải:

Đọc phần c (hướng dẫn cách chơi) tìm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, người chơi phải chạy lên lừa lấy được cờ từ giữa sân sau tiếng hô của trọng tài và chạy về đến vạch của đội mình với cây cờ trên tay mà không bị bạn chơi ngăn cản hoặc đập (vỗ) nhẹ lên người.


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định mục đích.

Lời giải chi tiết:

- Mục đích: Giới thiệu với bạn đọc về hình thức, cách chơi và luật chơi trò chơi cướp cờ.

- Đặc điểm giúp em nhận ra mục đích:

+ Tên nhan đề: Trò chơi cướp cờ

+ Về cấu trúc: gồm 3 phần: (a) Giới thiệu mục đích của quy trình; (b) Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi; (c) Trình bày cách chơi

+ Về từ ngữ: sử dụng những từ ngữ chỉ thời gian như: đầu tiên, tiếp theo,...

+ Về loại từ: câu sử dụng nhiều động từ

+ Về đề mục: sử dụng đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từng phần trong văn bản để khái quát đươc cách triển khai thông tin. Từ đó nêu tác dụng của cách triển khai thông tin ấy.

Lời giải chi tiết:

- Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo trật tự thời gian.

- Dựa vào bố cục của văn bản từ phần chuẩn bị đến hướng dẫn cách chơi, tác giả trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.

- Tác dụng: cách triển khai thông tin theo trật tự thời gian là phương pháp hiệu quả để thực hiện mục đích của văn bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung thứ tự các bước chơi và nhiệm vụ của từng người chơi.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?

Phương pháp giải:

Bám sát nội dung của văn bản và quan sát hình trò chơi để nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

Hình vẽ trò chơi trong văn bản được dùng để tóm tắt, minh họa thông tin về cách chơi. Thông tin về cách chơi không những được đọc hiểu bằng kênh chữ mà còn được minh họa bằng kênh hình. Từ đó người đọc dễ dàng hình dung bao quát được cách chơi của trò chơi.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co,…) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức nền, trải nghiệm bản thân để viết đoạn văn nêu ưu điểm của trò chơi dân gian.

Lời giải chi tiết:

Xã hội ngày càng phát triển, nền công nghệ điện tử cũng ngày một hiện đại góp phần tạo ra vô vàn những trò chơi điện tử đa dạng. Trò chơi điện tử thu hút người chơi bởi sự hiện đại, phong phú và nội dung lôi cuốn thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận một số những ưu điểm nổi bật của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ. Trò chơi dân gian như cướp cờ, đá cầu, kéo co,…không những tạo không khí vui vẻ, mang tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi mà còn góp phần rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người chơi. Đặc biệt trò chơi giân dan còn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trò chơi cướp cờ" - mẫu 2

Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “đoàn kết khi chơi”): Giới thiệu mục đích của quy trình

- Phần 2 (tiếp đến “phải bằng nhau”): Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi

- Phần 3 (còn lại): Trình bày cách chơi

Thể loại: văn bản thông tin

Phương thức biểu đạt: thuyết minh

Giá trị nội dung, nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể về trò chơi cướp cờ: mục đích, chuẩn bị, cách chơi.

  • Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ khoa học, gần gũi

- Cách triển khai luận điểm chặt chẽ, mạch lạc.


* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn bè về sự hình dung ấy của em. 

Trả lời: 

Hình dung trò chơi là hai bạn cùng nhau tranh cờ, bạn nào giành được cờ là người chiến thắng. 


* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Theo dõi: Chú ý những từ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả ở nội dung 

Trả lời: 

Em chú ý những từ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả: hô to, chạy thật nhanh, giật cây cờ, cướp cây cờ, rượt đuổi…


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Hướng dẫn cách chơi cướp cờ. 

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật của trò chơi cướp cờ. 

Trả lời: 

Luật chơi cướp cờ chính là phần Hướng dẫn cách chơi. 


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em,để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

Trả lời: 

Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này các đội chơi phải tìm cách giật được cây cờ. 


Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy ?

Trả lời: 

Mục đích của văn bản là nêu ra mục đích, hướng dẫn cách chuẩn bị và cách chơi cướp cờ. Đặc điểm về hình thức (được phân chia rõ ràng) , ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn giúp em nhận ra mục đích ấy. 


Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Trả lời: 

Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc và luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện. 


Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đổi với việc trình bày thông tin của văn bản?

Trả lời: 

Hình vẽ giúp minh họa cho cách thức chơi giúp người đọc dễ hình dung về những thông tin được cung cấp trong văn bản. 


Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co, ... ) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Trả lời: 

Những trò chơi dân gian đầy tính vận động và trí tuệ như có một ma lực hấp dẫn và vô cùng thú vị đối với tất cả những em bé trước đây. Nào là trò chơi năm mười trốn tìm, bịt mắt bắt dê, đánh trận giả, kéo co, nhảy dây, đá cỏ gà, ô ăn quan, bắn bi, banh đũa (đánh nẻ) ,… Khi nhắc đến thì như cả khoảng trời tuổi thơ tràn về với mỗi người, còn với trẻ con bây giờ thì tương đối xa lạ. Đặc biệt các trò chơi dân gian rất dễ tổ chức, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Chơi trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển của trẻ em mà còn rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình từ đó hình thành tốt kỹ năng sống và giá trị sống để vận dụng vào thực tiễn hàng ngày. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trò chơi cướp cờ" - mẫu 3

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 45 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn bè về sự hình dung ấy của em. 

Trả lời: 

Hình dung trò chơi là hai bạn cùng nhau tranh cờ, bạn nào giành được cờ là người chiến thắng. 


* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Theo dõi: Chú ý những từ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả ở nội dung 

Trả lời: 

Em chú ý những từ chỉ trình tự các hoạt động được mô tả: hô to, chạy thật nhanh, giật cây cờ, cướp cây cờ, rượt đuổi…


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Hướng dẫn cách chơi cướp cờ. 

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật của trò chơi cướp cờ. 

Trả lời: 

Luật chơi cướp cờ chính là phần Hướng dẫn cách chơi. 


Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em,để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

Trả lời: 

Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này các đội chơi phải tìm cách giật được cây cờ. 


Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy ?

Trả lời: 

Mục đích của văn bản là nêu ra mục đích, hướng dẫn cách chuẩn bị và cách chơi cướp cờ. Đặc điểm về hình thức (được phân chia rõ ràng) , ngôn ngữ mạch lạc mang thông tin hướng dẫn giúp em nhận ra mục đích ấy. 


Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Trả lời: 

Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc và luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện. 


Câu 5 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đổi với việc trình bày thông tin của văn bản?

Trả lời: 

Hình vẽ giúp minh họa cho cách thức chơi giúp người đọc dễ hình dung về những thông tin được cung cấp trong văn bản.

 

Câu 6 (trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co, ... ) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo:

Viết đoạn văn nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian - mẫu 1

Những trò chơi dân gian đầy tính vận động và trí tuệ như có một ma lực hấp dẫn và vô cùng thú vị đối với tất cả những em bé trước đây. Nào là trò chơi năm mười trốn tìm, bịt mắt bắt dê, đánh trận giả, kéo co, nhảy dây, đá cỏ gà, ô ăn quan, bắn bi, banh đũa (đánh nẻ) ,… Khi nhắc đến thì như cả khoảng trời tuổi thơ tràn về với mỗi người, còn với trẻ con bây giờ thì tương đối xa lạ. Đặc biệt các trò chơi dân gian rất dễ tổ chức, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Chơi trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển của trẻ em mà còn rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình từ đó hình thành tốt kỹ năng sống và giá trị sống để vận dụng vào thực tiễn hàng ngày. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục. 


Viết đoạn văn nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian - mẫu 2

Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là thú tiêu khiển của trẻ em mà còn rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình từ đó hình thành tốt kỹ năng sống và giá trị sống để vận dụng vào thực tiễn hàng ngày. Hiện nay, một số trường học đã thực hiện việc tổ chức các trò chơi dân gian cho các học sinh trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,… để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục.


Viết đoạn văn nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian - mẫu 3

Xã hội ngày càng phát triển, nền công nghệ điện tử cũng ngày một hiện đại góp phần tạo ra vô vàn những trò chơi điện tử đa dạng. Trò chơi điện tử thu hút người chơi bởi sự hiện đại, phong phú và nội dung lôi cuốn thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận một số những ưu điểm nổi bật của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ. Trò chơi dân gian như cướp cờ, đá cầu, kéo co,…không những tạo không khí vui vẻ, mang tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi mà còn góp phần rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người chơi. Đặc biệt trò chơi giân dan còn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trò chơi cướp cờ" - mẫu 4

I.Tác giả

- Nguyễn Thị Thanh Thủy


II.Tác phẩm Trò chơi cướp cờ

Thể loại: Văn bản thông tin


Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong 100 trò chơi dân gian thiếu nhi, NXB Kim Đồng,2004


Phương thức biểu đạt: nghị luận, thuyết minh


Tóm tắt Trò chơi cướp cờ

- Tác phẩm giới thiệu đến một trò chơi dân gian Trò chơi cướp cờ gồm có 3 phần chính mục đích, chuẩn bị và cách chơi


Bố cục tác phẩm Trò chơi cướp cờ

- Phần 1: Từ đầu…đoàn kết khi chơi : mục đích

- Phần 2: Tiếp theo…vạch mốc ấy phải bằng nhau: chuẩn bị

- Phần 3: Còn lại: cách chơi


Giá trị nội dung tác phẩm Trò chơi cướp cờ

- Tác phẩm giới thiệu đến một trò chơi dân gian Trò chơi cướp cờ


Giá trị nghệ thuật tác phẩm Trò chơi cướp cờ

- Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.

- Bố cục tác phẩm chặt chẽ.

- Có dẫn chứng hình minh họa và tài liệu tham khảo


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trò chơi cướp cờ

  • Thông tin về luật chơi cướp cờ

- Người chơi của hai đội đứng dàn hàng ngang theo thứ tự vạch mốc tại hai đầu sân chơi

- Người chơi cướp cờ chạy thật nhanh về đội của mình

+ Người của đội kia sẽ tìm cách cố chặn để cướp lại cây cờ bằng cách cố chặn đập vào người cầm cờ

+ Trọng tài điều khiển cuộc chơi đứng giữa sân, hô to số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên vị trí cầm cây cờ ở giữa sân , người còn lại tìm cách giật cho được cây cờ

+ Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài gọi lại người chơi tiếp theo của hai đội tham gia

+ Trò chơi lại tiếp tục, cho đến hết số người chọn

  • Mục đích của văn bản

- Giới thiệu trò chơi

- Hướng dẫn cách chuẩn bị , cách chơi

+ Số lượng người chọn không hạn chế, chia thành hai đội chơi A và B, mỗi đổi từ năm nguồn trở lên, người chơi của mỗi đội được sắp xếp theo số thứ tự quy định như 1, 2, 3, 4, Chọn địa điểm chơi rộng rãi, bằng phẳng như sân nhà, sân trường, sản điểm vui chơi

- Về một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đất một cây cỏ hoặc chiếc khăn, cành lá tượng trưng cho cờ


Chuẩn bị đọc

Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn về sự hình dung ấy của em.

Gợi ý:

Trò chơi cướp cờ được chơi ở những khu vực rộng rãi. Số lượng người tham gia chơi có thể từ tám đến mười người được chia làm hai đội. Một người được gọi là quản trò, điều hành trận đấu. Mỗi người chơi ở hai đội sẽ được đánh số thứ tự từ một đến hết. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Nếu người cắm cờ bị đội bạn vỗ vào người sẽ thua cuộc. Nếu người chơi lấy được cờ và chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn vỗ vào người sẽ chiến thắng. Đây là một trò chơi mang tính tập thể rất thú vị.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.

Gợi ý:

- Người chơi chỉ đươc lên cướp cờ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình.

- Chỉ được đập (vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ.

- Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi.

- Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ

- Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng có thể là hiện vật hoặc đội thua cõng một vòng quanh sân.


Câu 2. Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

Người chơi phải cướp được cờ đem trở về mà không bị đội bạn đập (vỗ) vào người mình.


Câu 3. Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

- Mục đích: Giới thiệu về trò chơi cướp cờ.

- Đặc điểm:

  • Nhan đề: Trò chơi cướp cờ
  • Các đề mục: Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi.
  • Nội dung được trình bày ngắn gọn, rõ ràng…

Câu 4. Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

  • Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo trình gian: Từ giới thiệu mục đích của trò chơi, chuẩn bị đến cách chơi.
  • Cách triển khai giúp thông tin được cung cấp đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu hơn.

Câu 5. Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?

Minh họa cho nội dung chính và giúp văn bản thêm sinh động, giúp người đọc hình dung rõ hơn về cách chơi cướp cờ.


Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co,...) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Khoa học công nghệ phát triển, rất nhiều trò chơi điện tử ra đời, nhưng trò chơi dân gian vẫn tồn tại với những giá trị to lớn. Trước hết, một số trò chơi dân gian phổ biến có thể kể đến như: bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, ô ăn quan, cướp cờ, thả diều… Nếu so sánh với các trò chơi điện, các trò chơi này cũng hấp dẫn không kém. Đa số các trò chơi đều được tổ chức ngoài trời, thường là những nơi rộng rãi, thoáng mát. Điều này giúp người chơi có những giây phút thư giãn, thoải mái hơn là việc ngồi trong bốn bức tường, tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ vậy, những trò chơi dân gian thường có số lượng người chơi đông, giúp tăng thêm tinh thần gắn kết, giao lưu giữa người với người. Nhiều trò chơi phải vận động, suy nghĩ hoặc có tính cạnh tranh giữa người chơi, đội chơi nên giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, khả năng tư duy hay tinh thần đồng đội. Trò chơi dân gian cũng rất dễ chơi, rất thú vị mà bất cứ người nào cũng có thể tham gia (không phân biệt giới tính, tuổi tác). Có thể khẳng định, trò chơi dân gian đã tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa của truyền thống của người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trò chơi cướp cờ" - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Trò chơi cướp cờ

Nguyễn Thị Thanh Thủy

II. Tìm hiểu tác phẩm Trò chơi cướp cờ

  • Thể loại: 

Trò chơi cướp cờ thuộc thể loại văn bản thông tin

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Trò chơi cướp cờ được in trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014.

  • Phương thức biểu đạt: 

Trò chơi cướp cờ có phương thức biểu đạt là thuyết minh

  • Tóm tắt văn bản Trò chơi cướp cờ: 

Trò chơi cướp cờ không những giúp chúng ta rèn luyện thể lực mà nó còn tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết cho mọi người khi tham gia. Ở trò chơi này, chúng ta chia thành hai đội, mỗi đội năm người trở lên. Chúng ta cần chọn một địa điểm rộng rãi, rồi vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc một thứ tượng trưng cho cờ. Sau đó, ta kẻ vạch mốc xuất phát sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau. Cách chơi như sau: đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc, tiếp theo trọng tài điều khiển hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ, cứ thế hai đội cướp cờ, ai cướp được cờ về đội mình là thắng.

  • Bố cục bài Trò chơi cướp cờ: 

Trò chơi cướp cờ có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “đoàn kết khi chơi”: Giới thiệu mục đích của trò chơi cướp cờ

- Phần 2: Tiếp đến “bằng nhau”: Chuẩn bị cho trò chơi cướp cờ

- Phần 3: Còn lại: Hướng dẫn cách chơi trò chơi cướp cờ

  • Giá trị nội dung: 

- Văn bản Trò chơi cướp cờ đã cung cấp thông tin cho độc giả về cách chơi của một trò chơi dân gian: trò chơi cướp cờ

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc của một trò chơi với cấu trúc 3 phần rõ ràng

- Sử dụng thuật ngữ, con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác

- Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trò chơi cướp cờ

  • Mục đích của trò chơi cướp cờ:

- Góp phần “rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt”, …

- Tạo không khí “vui vẻ”, “tính tập thể”, “tinh thần đoàn kết

→ Mục đích được trình bày rõ ràng thành hai ý, rất phù hợp với tính chính xác, rõ ràng của văn bản thông tin

  • Chuẩn bị cho trò chơi cướp cờ:

- Ở trò chơi này, “số lượng người chơi không hạn chế”, chúng ta chia thành hai đội, mỗi đội năm người trở lên, có xếp số thứ tự

- Chúng ta cần chọn một “địa điểm rộng rãi” 

- Ta “vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân”, ở giữa đặt “một cây cờ” hoặc một thứ tượng trưng cho cờ như: khăn, cành lá, …

- Sau đó, ta “kẻ vạch mốc xuất phát” sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau.

→ Các bước chuẩn bị cho trò chơi cũng được trình bày rõ ràng

  • Hướng dẫn cách chơi cướp cờ:

- Đầu tiên, “người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự” trước vạch mốc tại hai đầu sân

- Tiếp theo “trọng tài điều khiển” hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ

- Người ở đội kia sẽ tìm cách “vỗ” vào người cầm cờ ở đội này, ai bị “vỗ” phải bỏ cờ xuống, rồi người kia lại cướp cờ chạy

- Ai cướp được cờ về đội mình là thắng.

- Sau đó, cờ lại được đặt lại vị trí ban đầu, trọng tài lại tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo, cho đến khi hết số người chơi.

- Một số lưu ý khi chơi: 

+ Chỉ được lên cướp cờ khi trọng tài gọi đến số thú tự của mình

+ Chỉ được vỗ nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ

+ Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi

+ Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội lên chơi

+ Đội nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc và được phần thưởng

→ Văn bản đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể, trình bày rõ ràng thành các ý giúp chúng ta dễ dàng hình dung ra cách chơi trò cướp cờ, những lưu ý khi chơi trò chơi này.


CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn về sự hình dung ấy của em.

Câu trả lời: 

- 2 đội đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Các thành viên lần lượt điểm danh từ 1 đến hết. Mỗi người cần nhớ chính xác số của mình.

- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.

- Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.

=> Xem hướng dẫn giải

Luật chơi:

- Người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi.

- Trọng tài hô to số thứ tự, đến số nào thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội chạy thật nhanh lên vị trí cầm cờ ở giữa sân, và tìm cách để giật được cây cờ.

- Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy nhanh về đội mình, còn người đội kia sẽ tìm cách chặn lại để cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ.

- Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cờ vây chạy về đội mình.

- Cuộc rượt đuổi tiếp tục cho đến khi người nào về đến đội mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm.

- Cứ như thế, cờ lại được vào vị trí quy định để cho người khác trong đội tiếp theo chơi. Trò chơi tiếp tục đến khi nào hết số người chơi của cả hai đội.


Câu hỏi 2: Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải cướp được cờ thật nhanh, sau đó chạy về đội và không bị đội bạn đập (vỗ) vào người mình.


Câu hỏi 3: Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

=> Xem hướng dẫn giải

- Mục đích: giới thiệu trò chơi Cướp cờ.

- Những đặc điểm mà em nhận ra mục đích: trong văn bản, có đưa ra các mục về mục đích, chuẩn bị và cách chơi trò chơi.


Câu hỏi 4: Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

=> Xem hướng dẫn giải

- Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo trình tự thời gian: mục đích - những thứ cần chuẩn bị khi thực hiện trò chơi - hướng dẫn cách chơi.

- Trong văn bản được chia làm các mục a,b,c cụ thể, rành mạch nên em xác định được. 

- Việc triển khai ấy có tác dụng giúp người đọc nắm bắt rõ ràng nhất về mục đích của văn bản đề ra.


Câu hỏi 5: Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?

=> Xem hướng dẫn giải

Tác dụng: tạo hứng thú cho người đọc và giúp họ hình dung về trò chơi một cách dễ dàng hơn.


Câu hỏi 6: Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co,...) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

=> Xem hướng dẫn giải

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ như : Ipad, Smartphone, tivi, máy tính,..từ rất sớm. Chính vì vậy, rất nhiều đứa trẻ ít khi biết đến các trò chơi dân gian đầy thú vị. Và hơn cả, chúng ít khi biết rằng từ lâu, những trò chơi dân gian Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống con người từ xa xưa đến hiện đại. Sở dĩ những trò chơi dân gian lại lưu giữ được đến ngày nay vì nó có rất nhiều những ưu điểm mang lại hơn so với các trò có sử dụng các thiết bị công nghệ mà hàng ngày lũ trẻ tiếp xúc. Ngoài việc tạo ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích thì những trò chơi dân gian còn giúp chúng ta rèn luyện những kỹ năng sống vô cùng thiết thực (điển hình như sự khéo léo, nhanh tay, lẹ mắt, giữ thăng bằng…). Đồng thời, nó giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Thêm vào đó, các trò chơi dân gian cũng phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. Và cũng chính vì những ưu điểm đó mà trò chơi dân gian đã tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa của truyền thống Việt Nam, khác biệt hoàn toàn so với các trò chơi công nghệ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Trò chơi cướp cờ" - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả 

Nguyễn Thị Thanh Thủy


II. Khái quát tác phẩm Trò chơi cướp cờ

1. Hoàn cảnh sáng tác

In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014


2. Thể loại

Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.


3. Bố cục 

- Phần 1 (từ đầu đến “đoàn kết khi chơi”): Giới thiệu mục đích của quy trình

- Phần 2 (tiếp đến “phải bằng nhau”): Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi

- Phần 3 (còn lại): Trình bày cách chơi


4. Tóm tắt 

Trò chơi cướp cờ không những giúp chúng ta rèn luyện thể lực mà nó còn tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết cho mọi người khi tham gia. Ở trò chơi này, chúng ta chia thành hai đội, mỗi đội năm người trở lên. Chúng ta cần chọn một địa điểm rộng rãi, rồi vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc một thứ tượng trưng cho cờ. Sau đó, ta kẻ vạch mốc xuất phát sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau. Cách chơi như sau: đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc, tiếp theo trọng tài điều khiển hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ, cứ thế hai đội cướp cờ, ai cướp được cờ về đội mình là thắng.


5. Giá trị nội dung

Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể về trò chơi cướp cờ: mục đích, chuẩn bị, cách chơi.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn ngữ khoa học, gần gũi

- Cách triển khai luận điểm chặt chẽ, mạch lạc.


7. Tác phẩm Trò chơi cướp cờ 

  • Mục đích

- Góp phần rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tình mắt, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,... cho người chơi.

- Tạo không khí vui về, thi đua, tỉnh tập thể, tình thần đoàn kết khi chơi.

  • Chuẩn bị

- Số lượng người chơi không hạn chế, chia thành hai đội chơi A và B, mỗi đôi từ năm người trở lên. người chơi của mỗi đội được sắp xếp theo số thứ tư quy định như 1, 2, 3, 4...

- Chọn địa điểm chơi rộng rãi, bằng phẳng như sân nhà, sân trường, sân điểm vui chơi...

- Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sản, ở giữa đặt một cây cơ hoặc chiếc khăn cành lá.... tượng trưng cho cơ,

- Kẻ vạch móc! xuất phát tại mỗi đầu sân chơi, khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đền các vạch mốc ây phải bằng nhau.

  • Hướng dẫn cách chơi

- Đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi.

- Tiếp theo, trọng tải! điều khiển cuộc chơi đứng giữa sân, hỗ to số thứ tự nào thi người chơi có số thứ tự đỏ của mỗi đội củng chạy thật nhanh lên vị trí cảm cây cờ ở giữa sân, lửa thé xô qua, đây lại đề tìm cách giật cho được cây cờ. Người chơi nào cướp được cây cờ thi chạy thật nhanh về đội mình, còn người của đội kia sẽ tìm cách cô chặn để cướp lại cây cỏ bằng cách đập (võ) vào người chạy cảm cờ. Người cắm cờ bị đập (vỡ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cây cỏ chạy về đội của mình. Cuộc rượt đuổi cứ thể tiếp tục, cho đến khi người chơi nào vẻ đến đội của mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm. 

- Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định đẻ trọng tải gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham  gia. Trò chơi lại tiếp tục, cho đến hết số người chơi của hai đội.

- Khi chơi, cần lưu ý:

+ Người chơi chỉ được lên cướp cơ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình.

+ Chỉ được đập (võ) nhẹ lên người chơi đổi phương khi họ cầm cờ.

+ Khi người chơi đã cảm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi.

+ Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ.

+ Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn thả thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng có thể là hiện vật hoặc đội thua cõng một vòng quanh sân,

(In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014)


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Trò chơi cướp cờ

Câu hỏi 1: Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Lời giải:

- Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo trật tự thời gian.

- Dựa vào bố cục của văn bản từ phần chuẩn bị đến hướng dẫn cách chơi, tác giả trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.

- Tác dụng: cách triển khai thông tin theo trật tự thời gian là phương pháp hiệu quả để thực hiện mục đích của văn bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung thứ tự các bước chơi và nhiệm vụ của từng người chơi.


Câu hỏi 2: Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.

Lời giải:

Luật chơi:

- Người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi.

- Trọng tài hô to số thứ tự, đến số nào thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội chạy thật nhanh lên vị trí cầm cờ ở giữa sân, và tìm cách để giật được cây cờ.

- Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy nhanh về đội mình, còn người đội kia sẽ tìm cách chặn lại để cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ.

- Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cờ vây chạy về đội mình.

- Cuộc rượt đuổi tiếp tục cho đến khi người nào về đến đội mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm.

- Cứ như thế, cờ lại được vào vị trí quy định để cho người khác trong đội tiếp theo chơi. Trò chơi tiếp tục đến khi nào hết số người chơi của cả hai đội.


Câu hỏi 3: Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

Lời giải:

- Mục đích: Giới thiệu với bạn đọc về hình thức, cách chơi và luật chơi trò chơi cướp cờ.

- Đặc điểm giúp em nhận ra mục đích:

+ Tên nhan đề: Trò chơi cướp cờ

+ Về cấu trúc: gồm 3 phần: (a) Giới thiệu mục đích của quy trình; (b) Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi; (c) Trình bày cách chơi

+ Về từ ngữ: Sử dụng những từ ngữ chỉ thời gian như: đầu tiên, tiếp theo,...

+ Về loại từ: Câu sử dụng nhiều động từ

+ Về đề mục: Sử dụng đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản


Câu hỏi 4: Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?

Lời giải:

Tác dụng: Tạo hứng thú cho người đọc và giúp họ hình dung về trò chơi một cách dễ dàng hơn


Câu hỏi 5: Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?

Lời giải:

Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải nhanh tay, nhanh mắt, cướp được cờ thật nhanh, sau đó chạy thật nhanh về đội mình để không bị đội bạn đập (vỗ) vào người mình.


Câu hỏi 6: Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co,...) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.

Xã hội phát triển đồng nghãi với chất lượng cuộc sống con người được nâng cao, từ đó trẻ em cũng được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ như : Ipad, Smartphone, tivi, máy tính,..từ rất sớm. Chính vì vậy, rất nhiều đứa trẻ ít khi biết đến các trò chơi dân gian đầy thú vị. Và hơn cả, chúng ít khi biết rằng từ lâu, những trò chơi dân gian Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống con người từ xa xưa đến hiện đại. Sở dĩ những trò chơi dân gian lại lưu giữ được đến ngày nay vì nó có rất nhiều những ưu điểm mang lại hơn so với các trò có sử dụng các thiết bị công nghệ mà hàng ngày lũ trẻ tiếp xúc. Ngoài việc tạo ra một sân chơi lành mạnh và bổ ích thì những trò chơi dân gian còn giúp chúng ta rèn luyện những kỹ năng sống vô cùng thiết thực (điển hình như sự khéo léo, nhanh tay, lẹ mắt, giữ thăng bằng…). Đồng thời, nó giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Thêm vào đó, các trò chơi dân gian cũng phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. Và cũng chính vì những ưu điểm đó mà trò chơi dân gian đã tạo nên một nét đẹp trong nền văn hóa của truyền thống Việt Nam, khác biệt hoàn toàn so với các trò chơi công nghệ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .