Top 6 Bài soạn "Giang" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
"Giang" là chương 1 được trích từ tập truyện "Bảo Ninh - những truyện ngắn". Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội. Với giọng văn tự...xem thêm ...
Bài soạn "Hịch tướng sĩ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 1
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Trả lời:
- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng, 1966), Mùa lạc (Nguyễn Khải, 1958), Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật, 1969), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)…
- Cảm nghĩ về bài thơ Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật, 1969): đọc bài thơ người đọc hình dung được phần nào cuộc chiến đấu chống Mĩ ác liệt của quân và dân ta, đồng thời cũng thấy được tinh thần, phong thái ung dung lạc quan của các chiến sĩ.
* Đọc văn bản
Theo dõi: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.
Trả lời:
Qua lời kể và lời thoại chúng ta có thể thấy :
- Cách làm quen rất đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.
- Diễn biến tình cảm :
+ Cảm nhận được sự dịu dàng ân cần của Giang khi cô múc nước
+ Ngây người khi cô kì cọ chân giúp mình
+ Nhận thấy ân tình hồn nhiên và bất ngờ
Theo dõi: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Trả lời:
- Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang.
- Tác động của lời giới thiệu:
+ Khiến cho “tôi” có phần giật mình.
+ Khiến cho bố Giang không nghi ngờ “tôi”
Suy luận: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Trả lời:
- Hoàn cảnh : trời tối câm, lạnh lẽo, hoang vắng => đây là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở.
Theo dõi: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Trả lời:
Lần đầu
Lần sau
Lời nói, thái độ: trang nghiêm, nhã nhặn, lịch sự
Lời nói, thái độ: vui vẻ, cởi mở và thân thiện
Suy luận: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Trả lời:
- Hai đoạn văn này là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc, chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc chiến tranh. Những gì đã trải qua dù là thoáng qua, nhỏ nhặt nhưng cũng khiến chúng ta nhớ mãi.
* Sau khi đọc
Nội dung chính văn bản Giang: kể về nhân vật tôi trong lần về nghỉ phép, khi quay trở lại đơn vị thì gặp cô gái có tên Nhật Giang. Chỉ thoáng qua nhưng với sự ân cần, chu đáo mà hai bên cảm mến nhau. Dù sau này không gặp lại nhưng đó vẫn là một mảnh kí ức theo nhân vật tôi.
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Trả lời:
- Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật:
+ “Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì. “Kia, Hùng, Hùng đấy hả Hùng!”, Giọng ông ngạc nhiên, mùng vui. Ông thân thiết xiết chặt tay tôi và không nén được, ông cảm động ôm lấy tôi. “Giang nó cứ nhắc cậu mãi, Hùng ạ. Nó cứ buồn vì không gặp lại được câu trước khi chúng ta lên đường”. Ông bảo: “Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”.
Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Trả lời:
Những cuộc gặp gỡ
Tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh
Giang và tôi
Cô nữ sinh sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ
Tôi và bố Giang (ở nhà)
- Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị
- Anh tân binh: nghiêm túc, có chút gì đó e ngại cấp trên.
Giang, tôi và bố Giang
Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông, tình cha con của người lính rất ấm áp.
Tôi và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên)
Tình thương yêu con và tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu.
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Trả lời:
Hình ảnh của Giang
Qua điểm nhìn
Nét tính cách nổi bật
Tại giếng nước công cộng, khi tình Cờ gặp anh tân binh
Tôi
Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang
Tôi, bố Giang
Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang. Nũng nịu, không hề sợ bố
Tại chiến trường qua lời của bố Giang
Bố Giang
Luôn nhớ và có cảm tình với anh tân binh
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Trả lời:
- Các ngôi kể: anh tân binh, tác giả
- Điểm nhìn: anh tân binh, bố Giang, Giang,
=> Có thể thấy điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật tôi - anh tân binh, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc.
=> Qua đó tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Trả lời:
- Chủ đề của tác phẩm: Một cuộc gặp gỡ/ Một cuộc gặp gỡ trong chiến tranh.
- Căn cứ để xác định chủ đề: dựa vào nhan đề truyện (Giang) và các câu, từ ngữ trong văn bản (“nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát”, Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi”, “một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mo hồ gần như không có thực...”).
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
Trả lời:
- Tư tưởng của tác phẩm Giang là chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc chiến tranh. Những gì đã trải qua dù là thoáng qua, nhỏ nhặt nhưng cũng khiến chúng ta nhớ mãi.
- Hai đoạn văn cuối thể hiện trực tiếp tư tưởng của tác phẩm. Những con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt, những kỉ niệm nhỏ bé tưởng chừng không quan trọng nhưng lại trở thành chất liệu dệt nên tư tưởng của tác phẩm.
Câu 7 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Trả lời:
- Theo em một loạt những hành động của Giang tưởng chừng như quá mạnh dạn, vượt qua quan niệm thời bấy giờ. Nhưng xét kĩ thì những hành động của cô bé rất phù hợp với tình huống và hoàn cảnh. Ví dụ:
+ Hành động nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình bởi cô không muốn bố gây khó dễ cho người bạn mới quen này. Và tính cách của cô cậu học trò 17 tuổi rất hồn nhiên và vô tư.
+ Hành động dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị: phù hợp bởi Giang mời anh ở lại ăn cơm, vì không muốn anh muộn giờ điểm danh nên cô đã đưa anh về.
* Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
Trả lời:
Bài soạn "Hịch tướng sĩ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 2
Nội dung chính
Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật tôi. Đằng sau cuộc gặp đó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến gian khổ nhưng huy hoàng.
Tóm tắt
Nhân vật “tôi” là binh nhì, chiến sĩ của tiểu đoàn 5 tân binh. Vì được điểm cao nhất đại đội nên đã được thưởng hai ngày phép. Trong lần quay trở về, “tôi” đã tình cờ gặp được Giang. Trong giây phút ấy, “tôi” cảm nhận được rõ rệt sự ân cần của người con gái ấy và cô cũng ngỏ ý mời anh về nhà chơi. Khi đang chờ Giang dọn cơm, đúng lúc “tôi” đang nằm trên giường của thì bố Giang về. Để tránh khó xử giữa ba người, Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” là Hùng, bạn hồi cấp 3 cùng cô bây giờ mới gặp lại. Biết vậy, bố Giang có phần thoải mái hơn. Giang cũng xin phép bố dùng xe chở “tôi” lên trên đơn vị. Hai người chia tay nhau ở chân đồi Gừng trong sự tiếc nuôi của “tôi”. Thời gian sau, trong một đợt tăng cường cho chiến trường, “tôi” gặp lại bố Giang. Ông vui mừng khôn xiết, kể cho “tôi” nghe tâm trạng của Giang và còn tấm ảnh Giang nhờ ông gửi nữa. Nhưng chiến tranh đã không còn “bữa sau” ấy nữa. Cuộc gặp gỡ ấy đã nảy sinh trong trái tim hai người những tình cảm thuần khiết nhưng giờ đây lại chẳng thể gặp được nhau.
Trước khi đọc
Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, kể tên một số tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).
- Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng, 1986) đã khiến em cảm thấy khâm phục những người lính. Mặc dù luôn phải đối mặt với gian nan, hiểm nguy nhưng sự tự tin, sẵn sàng và tinh thần chiến đầu vẫn rực cháy. Từ đó, em cảm thấy biết ơn và trân trọng họ hơn.
Đọc văn bản
Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.
Phương pháp giải:
Chú ý tình huống gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Giang.
Lời giải chi tiết:
- Có thể thấy tình huống gặp gỡ của hai nhân vật khá đặc biệt và nhanh chóng.
- Trong khoảng thời gian ấy, nhân vật “tôi” dường như đã cảm nhận rõ sự ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo của Giang – cái tên mà “tôi” đã biết qua chiếc nón lá cô đội.
- Giang cũng cảm mến “tôi” nên đã mời anh về nhà chơi.
Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ giữa “tôi”, Giang và bố của Giang.
- Chú ý cách Giang giới thiệu về nhân vật “tôi”.
Lời giải chi tiết:
- Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang, đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp khi nãy à Giang đã nói dối bố vì Giang.
- Lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” như vậy sẽ không khiến cho bố nghi ngờ và cả ba nhân vật sẽ không rơi vào tình huống khó xử.
Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thuộc phần 3 (Suy luận).
Lời giải chi tiết:
Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở.
Câu 4 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn về cuộc gặp lại giữa “tôi” và bố của Giang.
Lời giải chi tiết:
Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.
Câu 5 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn cuối.
Lời giải chi tiết:
Hai đoạn văn này là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.
Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đánh dấu những phần xuất hiện cuộc gặp gỡ của các nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Có 3 cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:
+ Nhân vật "tôi" gặp Giang.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.
- Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý các điểm nhìn của từng nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh của Giang (1)
Qua điểm nhìn (2)
Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
Điểm nhìn của nhân vật "tôi".
Ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng.
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
Điểm nhìn của nhân vật "tôi".
Chu đáo, dễ thương, mến khách, nhiệt tình.
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
Điểm nhìn của bố Giang.
Trọng tình nghĩa, luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".
Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Phương pháp giải:
Chú ý ngôi kể được sử dụng trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua.
Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào vấn đề chính trong tác phẩm, có thể xác định chủ đề của tác phẩm là tình yêu của người lính.
Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý hai đoạn văn cuối.
Lời giải chi tiết:
Theo tôi, tư tưởng của tác phẩm Giang là:
+ Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.
+ Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
- Hai đoạn văn cuối là lời trữ tình nói lên tư tưởng của tác phẩm.
Câu 7 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Phương pháp giải:
Nêu ý kiến cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Theo quan điểm của em, Giang xử sự như vậy là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Từ đó, tính cách của Giang cũng được bộc lộ và cho người đọc thấy được sự gần gũi của những người xung quanh đối với binh lính.
Bài tập sáng tạo
Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
Phương pháp giải:
Phụ thuộc vào khả năng của bản thân, tự chọn cách triển khai ý tưởng phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, em sẽ viết thêm các sự kiện:
- Giang biết tin bố đã hi sinh, vô cùng đau khổ nhưng cô đã cố gắng sống. Cô cũng vẫn luôn nhớ đến anh bộ đội hôm nào, cũng cố gắng hỏi thông tin về anh nhưng đều không có kết quả.
- Anh bộ đội sau khi đi khắp các chiến trường, cuối cùng cũng được trở về Hà Nội. Lúc này anh cũng đã là một thủ trưởng đơn vị. Anh đã tìm thông tin về nơi Giang ở qua đơn vị mà bố Giang công tác. Anh tìm đến phố Khâm Thiên, ngõ Chợ. Cuối cùng cũng thấy Giang.
- Cả hai vẫn luôn giữ cho nhau một vị trí đặc biệt trong trái tim. Anh bộ đội đã cầu hôn Giang và hai người có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau.
Bài soạn "Hịch tướng sĩ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 3
I. Tác giả
- Tác giả Bảo Ninh tên thật là Hoàng Âu Phương, sinh vào tháng 10 năm 1952. Ông quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình.
- Nhà văn bắt đầu con đường sáng tác của mình ở tuổi 32, ông học tại trường viết văn Nguyễn Du trong vòng hai năm, sau đó làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ và trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam kể từ năm 1997.
- Sáng tác đầu tiên của nhà văn là Trại bảy chú lùn được xuất bản năm 1987. Cũng cùng năm đó, tác phẩm đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với người đọc là Thân phận tình yêu, sau được đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh chính thức ra mắt người đọc.
II. Tác phẩm Giang
Thể loại: Truyện ngắn
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích từ tập truyện Bảo Ninh-những truyện ngắn
- Truyện ngắn là chương 1 của tập truyện
- Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội
Phương thức biểu đạt: tự sự
Người kể chuyện: tác giả
Tóm tắt tác phẩm Giang
Văn bản kế lại cuộc gặp gỡ tình cờ, duyên dáng giữa anh bộ đôi và cô gái tên là Giang. Cuộc gặp gỡ vô tình nhưng để lại rất nhiều những ấn tượng sâu sắc cho cả hai người trẻ tuổi.
Bố cục tác phẩm Giang
- Phần 1: từ đầu đến “ còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”: Cuộc gặp gỡ ở giếng nước
- Phần 2: tiếp đến “ con về khuya bố không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi”
- Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “ tôi”
Giá trị nội dung tác phẩm Giang
- Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc
- Ca ngợi những tâm hồn trẻ tuổi với những khao khát hồn nhiên, vô tư.
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Giang
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng
- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Giang
Nhân vật Giang
- Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
+ “Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”
+ “Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”
à Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”
- Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
+ Dọn cơm mời anh tân binh
+ Mượn xe trở anh về
à Chu đáo, dễ thương.
- Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
+ Luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".
à Thủy chung, tình nghĩa
Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”
- Giang đèo tôi bằng xe đạp vào tận đơn vị ở Bãi Nai
- Nhắn nhủ nếu có cơ hội hoặc Tết mời đến nhà Giang chơi
- Chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống chiến tranh khốn khó, nhiều mất mát đau thương
=> Cuộc chia tay đầy xúc động, bịn rịn. Bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về nõi đau, những tổn thất quá lớn mà chiến tranh gây ra.
Ý nghĩa văn bản
- Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.
- Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
Trước khi đọc
Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Gợi ý:
- Thơ: Tây Tiến (1948, Quang Dũng), Đất nước (1955, Nguyễn Đình Thi)...
- Văn xuôi: Những ngôi sao xa xôi (1971, Lê Minh Khuê), Dấu chân người lính (1972, Nguyễn Minh Châu)…
Đọc văn bản
Câu 1. Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Hoàn cảnh phù hợp.
Câu 2. Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Gần gũi, tình cảm.
Câu 3. Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Lời của “tôi” nói với chính mình.
Sau khi đọc
Câu 1. Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
“Không để ý đến tôi, cô đặt gánh lên vai. Tôi vội vã nhưng thản nhiên như thật:
- Kìa, Giang. Cho anh mượn cái gầu đã nào.”
“Ông bước tới bên cửa, cầm lấy ghi đông chiếc xe đạp, và nhìn tôi, ông nói:
- Hùng ngồi chơi nhá. Nhưng nhớ giờ giấc đấy”
…
Câu 2. Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
- Những cuộc gặp gỡ: “tôi” và Giang, “tôi” và bố Giang lần đầu gặp, “tôi” và bố Giang gặp ở chiến trường.
- Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh: chân thành, tình cảm.
Câu 3. Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh của Giang (1)
Qua điểm nhìn (2)
Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
Nhân vật “tôi”
Ân cần, chu đáo
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
Nhân vật “tôi”
Dịu dàng, dễ mến.
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
Nhân vật “bố Giang”
Tình cảm, thường nhắc tới Hùng.
Câu 4. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn giúp câu chuyện được kể trở nên chân thực, sinh động hơn.
Câu 5. Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Chủ đề: Những kí ức trong chiến tranh của người lính.
Câu 6. Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
- Tư tưởng: Những kỉ niệm đôi khi chỉ thoáng qua nhưng để lại những dấu ấn sâu đậm.
- Hai đoạn cuối là trữ tình ngoại đề, thể hiện suy nghĩ của tác giả.
Câu 7. Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận “anh bộ đội” mới gặp lần đầu là bạn học của cô và “phịa” ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Cách xử sự của Giang là phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Qua đó, tính cách nhân vật mới được bộc lộ rõ ràng.
* Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, “anh bộ đội” năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
Gợi ý:
Giang và anh bộ đội đã có gia đình riêng. Anh bộ đội tình cờ trở về quê cũ, gặp lại Giang. Họ vui vẻ trò chuyện, ôn lại kỉ niệm xưa.
Bài soạn "Hịch tướng sĩ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 4
I. Tác giả văn bản Giang
- Bảo Ninh sinh năm 1952, tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương
- Quê quán: huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Phong cách nghệ thuật: Giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm
- Tác phẩm chính: Nỗi buồn chiến tranh, Trại bảy chú lùn,….
II. Tìm hiểu tác phẩm Giang
Thể loại: truyện ngắn
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích từ tập truyện Bảo Ninh-những truyện ngắn
- Truyện ngắn là chương 1 của tập truyện
- Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội
Phương thức biểu đạt : tự sự
Người kể chuyện: tác giả
Tóm tắt:
Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật tôi, đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.
Bố cục:
- Phần 1: từ đầu đến “còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh”
Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và Giang ở giếng nước
- Phần 2: tiếp đến “con về khuya bố không yên tâm đâu”
Cuộc gặp gỡ giữa bố Giang và nhân vật “tôi”
- Phần 3: còn lại
Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”
Giá trị nội dung:
- Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc
Giá trị nghệ thuật:
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng
- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Giang
Cuộc gặp gỡ giữa tôi với Giang
- Thời gian: những ngày giáp Tết, trời mưa rất mỏng cũng chưa tối hẳn
- Địa điểm: cái giếng xây ở đầu trấn
- Hoàn cảnh gặp gỡ: khi Giang đang đi gánh nước và nhân vât tôi (tác giả) cũng đến giếng để “ rửa ráy qua loa tí chút và xâu lại dép”. Giang giúp “tôi” múc nước
- Hành động của Giang:
+ “Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”
+ “Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”
=> Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”
- Thái độ của nhân vật kể chuyện: sững sờ đến bất động, hạnh phúc và biết ơn
Cuộc trò chuyện giữa nhân vật tôi và Giang tại nhà
- Nhà của Giang:
+ Đi sâu vào ngõ tối, một mình Giang một túp lều nhỏ, mái gianh vách đất
+ Một chiếc giường đơn, ngọn đèn hoa kì trên chõng tre, chiếc xe đạp Phượng Hoàng
=> Hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, thiếu thốn
- Giang dọn cơm mời “tôi” dùng bữa
=> Ấm áp, mến khách
- Cuộc trò chuyện giữa bố Giang và “tôi”
+ bố Giang cũng là trung tá quân đội, là một người đàn ông cao lớn
+Ban đầu sắc mặt nghiêm nghị, nhìn chằm chằm hỏi chuyện
+ Nhưng sau dịu nét mặt hơn, mỉm cười, động viên “tôi”
+ Cho phép Giang lấy xe đạp đèo “tôi” về đơn vị
=> Người đàn ông mẫu mực, đường hoàng nhưng cũng rất tình cảm
Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”
- Giang đèo tôi bằng xe đạp vào tận đơn vị ở Bãi Nai
- Nhắn nhủ nếu có cơ hội hoặc Tết mời đến nhà Giang chơi
- Chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống chiến tranh khốn khó, nhiều mất mát đau thương
=> Cuộc chia tay đầy xúc động, bịn rịn. Bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về nõi đau, những tổn thất quá lớn mà chiến tranh gây ra.
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu hỏi: Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Trả lời:
Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949), Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).
ĐỌC VĂN BẢN
Câu hỏi 1: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và "tôi" nảy nở?
Trả lời:
Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và "tôi" nảy nở.
Câu hỏi 2: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Trả lời:
Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật "tôi".
Câu hỏi 3: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Trả lời:
Hai đoạn văn này là lời của nhân vật "tôi" nói với chính mình và với người đọc
B. Bài tập và hướng dẫn giải
SAU KHI ĐỌC
Câu 1. Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
=> Xem hướng dẫn giải
Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
"Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh."
Câu 2. Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải
- Những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:
- Nhân vật "tôi" gặp Giang.
- Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.
- Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.
Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
Câu 3. Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh của Giang (1)Qua điểm nhìn (2)Nét tính cách nổi bật (3)Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
=> Xem hướng dẫn giải
Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Dưới đây là bảng phân tích tính cách của nhân vật Giang:
Hình ảnh của Giang (1)Qua điểm nhìn (2)Nét tính cách nổi bật (3)Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.Điểm nhìn của nhân vật "tôi".Ân cần, chu đáo.Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.Điểm nhìn của nhân vật "tôi".Chu đáo, dễ thương.Tại chiến trường qua lời của bố Giang.Điểm nhìn của bố Giang.Luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".
Câu 4. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
=> Xem hướng dẫn giải
Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc.
Câu 5. Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
=> Xem hướng dẫn giải
Dựa vào vấn đề chính trong tác phẩm, có thể xác định chủ đề của tác phẩm là sự gặp gỡ và tình cảm quyến luyến giữa người chiến sĩ và một người con gái Hà Nội.
Câu 6. Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
=> Xem hướng dẫn giải
- Theo tôi, tư tưởng của tác Giang là:
- Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.
- Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
- Hai đoạn văn cuối là lời trữ tình ngoại đề, nói lên tư tưởng của tác phẩm
Câu 7. Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
=> Xem hướng dẫn giải
Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Theo tôi, cách xử sự của Giang là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
* Bài tập sáng tạo: Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
=> Xem hướng dẫn giải
Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, tôi sẽ viết thêm các sự kiện:
- Giang biết tin bố đã hi sinh, vô cùng đau khổ nhưng cô đã cố gắng sống. Cô cũng vẫn luôn nhớ đến anh bộ đội hôm nào, cũng cố gắng hỏi thông tin về anh nhưng đều không có kết quả.
- Anh bộ đội sau khi đi khắp các chiến trường, cuối cùng cũng được trở về Hà Nội. Lúc này anh cũng đã là một thủ trưởng đơn vị. Anh đã tìm thông tin về nơi Giang ở qua đơn vị mà bố Giang công tác. Anh tìm đến phố Khâm Thiên, ngõ Chợ. Cuối cùng cũng thấy Giang.
- Giang sau ba mươi năm, đã có chồng, có con. Chồng của Giang cũng đã hi sinh trên chiến trường. Khi gặp lại anh bộ đội, Giang đứng lặng lẽ hồi lâu. Anh bộ đội cũng vậy. Họ nói lại câu chuyện xưa, nói về nỗi lòng của mình trong quãng thời gian không được gặp đối phương. Anh bộ đội đã cùng Giang và con của cô ngồi ăn một bữa cơm.
Bài soạn "Hịch tướng sĩ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 5
* Trước khi đọc:
Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Trả lời:
Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949), Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).
* Đọc văn bản
Theo dõi: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.
Trả lời:
- Quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại vô cùng tự nhiên, gần gũi và chân thật. Ngay lúc đầu bắt chuyện các nhân vật đã có những lời nói vô cùng gần gũi, không hề câu nệ.
Theo dõi: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Trả lời:
Giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Suy luận: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Trả lời:
- Đây chính là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và "tôi" nảy nở.
Theo dõi: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Trả lời:
Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường. Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật "tôi".
Suy luận: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Trả lời:
Hai đoạn văn này là lời của nhân vật "tôi" nói với chính mình và với người đọc
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Câu chuyện kể bằng giọng văn nhẹ nhàng, điềm đạm về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn, đặc biệt là kí ức về chiến tranh. Đây là những câu chuyện cảm động về tình người, tình yêu, đau khổ, hạnh phúc.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Trả lời:
Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.
Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Trả lời:
- Những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:
+ Nhân vật "tôi" gặp Giang.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.
Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh của Giang (1)
Qua điểm nhìn (2)
Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
Trả lời:
Hình ảnh của Giang (1)
Qua điểm nhìn (2)
Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
Điểm nhìn của nhân vật "tôi".
Ân cần, chu đáo.
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
Điểm nhìn của nhân vật "tôi".
Chu đáo, dễ thương.
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
Điểm nhìn của bố Giang.
Luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Trả lời:
Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Trả lời:
Dựa vào vấn đề chính trong tác phẩm, có thể xác định chủ đề của tác phẩm là sự gặp gỡ và tình cảm quyến luyến giữa người chiến sĩ và một người con gái Hà Nội.
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
Trả lời:
- Theo tôi, tư tưởng của tác Giang là:
+ Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.
+ Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
- Hai đoạn văn cuối là lời trữ tình ngoại đề, nói lên tư tưởng của tác phẩm
Câu 7 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Trả lời:
Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Theo tôi, cách xử sự của Giang là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Bài soạn "Hịch tướng sĩ" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 6
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,…) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Trả lời:
- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX: Việt Bắc (Tố Hữu, 1954) Tây Tiến (Quang Dũng, 1948), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).
- Tây Tiến là một trong những tác phẩm về cách mạng em đã được đọc và vô cùng ấn tượng với tinh thần, ý chí của những người chiến sĩ trẻ tuổi mười tám đôi mươi. Họ sẵn sàng gác lại việc học, gác lại tuổi xuân để lên đường tham gia cách mạng bảo vệ Tổ Quốc. Tây Tiến như bản hùng ca cách mạng khi đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ hiểm trở cùng hình ảnh người lính oai hùng trên nền cảnh ấy.
* Đọc văn bản
1.Theo dõi: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.
Trả lời:
- Có thể thấy tình huống gặp gỡ của hai nhân vật khá đặc biệt và nhanh chóng.
- Trong khoảng thời gian ấy, nhân vật “tôi” dường như đã cảm nhận rõ sự ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo của Giang – cái tên mà “tôi” đã biết qua chiếc nón lá cô đội.
- Giang cũng cảm mến “tôi” nên đã mời anh về nhà chơi.
2.Theo dõi: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Trả lời:
- Giang đã giới thiệu nhân vật “tôi” tên Hùng, bạn học lớp 10 cùng Giang, đang đóng quân gần đây và tình cờ gặp khi nãy.
- Cách giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” :
+ Là sự khéo léo tránh cho bố nghi ngờ.
+ Cả ba nhân vật sẽ không rơi vào tình huống khó xử.
+ Câu chuyện tiếp diễn sẽ thoải mái, dễ dàng hơn.
3.Suy luận: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Trả lời:
- Hoàn cảnh ấy hoàn toàn phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở theo chiều hướng tích cực.
4.Theo dõi: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Trả lời:
- Trong lần gặp này, lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng đã cởi mở hơn, thể hiện thái độ vui vẻ, hòa mến, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường.
- Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật “tôi”.
5.Suy luận: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Trả lời:
- Hai đoạn văn này là lời của nhân vật “tôi” nói với chính mình và người đọc.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Giang: Văn bản là câu chuyện về kỉ niệm trong quá khứ của nhà văn, đặc biệt là kí ức về chiến tranh. Đây là những câu chuyện cảm động về tình người, tình yêu, đau khổ, hạnh phúc.
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Trả lời:
- Các câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.
Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Trả lời:
- Có 3 cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:
+ Nhân vật "tôi" gặp Giang.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.
- Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy con người đối xử với nhau rất trân thành, thẳng thắn và quý trọng bằng cả tấm chân tình đặc biệt là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Trả lời:
Hình ảnh của Giang (1)
Qua điểm nhìn (2)
Nét tính cách nổi bật (3)
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.
Điểm nhìn của nhân vật "tôi".
Hành động: Ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng.
=>Người cẩn trọng, nhẹ nhàng
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.
Điểm nhìn của nhân vật "tôi".
Chu đáo, dễ thương, mến khách, nhiệt tình.
=>Người tinh tế, nhiệt thành
Tại chiến trường qua lời của bố Giang.
Điểm nhìn của bố Giang.
Trọng tình nghĩa, luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".
=>Người trọng nghĩa trọng tình
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Trả lời:
- Ngôi kể thứ nhất là ngôi kể mà người kể chuyện là người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân thực tế.
- Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc, giúp họ hình dung rõ những sự kiện mà nhân vật đã trải qua.
- Đặc biệt tạo độ chân thực và tin cậy cao.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Trả lời:
- Chủ đề của tác phẩm là tình yêu của người lính.
- Dựa vào yếu tố nội dung vấn đề chính đề cập trong tác phẩm.
- Dựa vào những phân đoạn truyện nhỏ
- Dựa vào đối tượng nhân vật.
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
Trả lời:
- Tư tưởng của tác phẩm Giang là:
+ Những kí ức trong thời chiến tranh và những kỉ niệm còn mãi cùng những nỗi đau âm ỉ sẽ theo người lính đến hết cuộc đời.
+ Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ và những luyến lưu để lại qua những hồi ức mơ hồ nhưng lại in sâu vào trí nhớ của những con người nặng nghĩa, nặng tình ấy.
- Hai đoạn văn cuối là lời trữ tình nói lên tư tưởng của tác phẩm.
Câu 7 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "bịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Trả lời:
Theo quan điểm của em, Giang xử sự như vậy là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Bởi trong hoàn cảnh như thế, chính Giang cũng chưa thể sẻ chia với bố về sự thật và sẽ càng làm khó đối với “anh bộ đội” vì vậy đó là cách hoàn hảo nhất tránh gây những hiểu lầm về sau.
Bài tập sáng tạo
Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả úy quyền, bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có thể triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một tranh vẽ, một bài thơ, một đoạn văn tự sự,...
Trả lời:
Giả sử sau ba mươi năm, "anh bộ đội" năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền, em sẽ viết thêm các sự kiện:
- Giang biết tin bố đã hi sinh, vô cùng đau khổ nhưng cô đã cố gắng sống. Cô vẫn luôn hoài niệm về anh bộ đội hôm nào, nhưng có lẽ đau thương do mất đi người thân đã khiến cô không còn mơ tưởng tìm tới anh, bởi lẽ Giang sợ sẽ lại nhận một tin giữ như tin của bố.
- Anh bộ đội khi ấy thật may mắn đã sống sót trở về, sau khi đi khắp các chiến trường, cuối cùng cũng được về Hà Nội. Lúc này anh cũng đang công tác tại một đơn vị. Anh đã tìm thông tin về nơi Giang ở qua đơn vị mà bố Giang công tác. Anh tìm đến nơi Giang sinh sống và kỉ niệm cứ thế ùa về.
- Năm tháng qua đi, nhưng cả hai vẫn luôn giữ cho nhau một vị trí đặc biệt trong trái tim. Anh bộ đội đã cầu hôn Giang và hai người có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .