Top 5 Bài soạn "Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất
Mời các bạn tham kháo một số bài soạn "Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất má Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn...xem thêm ...
Bài soạn "Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mẫu 1
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 18 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1):
- Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
- Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam.
- Đã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị chia sẻ trước lớp (nếu có).
Trả lời:
- Nhà văn Thạch Lam (1910 – 1942):
+ Ông tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố Cẩm Giàng – Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập nhóm Tự Lực văn đoàn.
+ Ông là người thông minh, trầm tính, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943),…
+ Về phong cách nghệ thuật: ông thường sáng tác hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật, cốt truyện đơn giản, thuộc hoặc không có cốt truyện. Đồng thời, có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
- Ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam: Chất thơ trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
- Đã có lần em tặng cho người bạn thân một món quà vào dịp chia tay bạn ấy khi bạn chuẩn bị chuyển đến thành phố khác sinh sống mà em chưa xin phép mẹ. Món quà là những bông hoa hồng em ngắt trong vườn của mẹ em. Sau đó, em bó thành một bó hoa rồi đem tặng cho bạn. Khi mẹ đi chợ về nhìn thấy vườn hoa trống trơn, mẹ em đã rất buồn lòng, bởi những bông hoa đó mẹ định mang đi bán để dành dụm ít tiền sắm quần áo mới cho em khi bước vào năm học mới. Sau sự việc đó, mẹ đã không trách mắng mà lại khen em vì biết trân trọng tình bạn nhưng cũng nhẹ nhàng dặn dò rằng lần sau em nên xin phép, hỏi ý kiến của người lớn trước khi thực hiện bởi có thế khiến người lớn không hài lòng và gây ra nhiều hậu quả khác. Nghe lời mẹ, từ đó em đã rút ra bài học cho bản thân mình.
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản nói về sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khó. Câu chuyện thấm đậm tình yêu thương giữa người với người, ấm áp như những chiếc áo mùa đông nảy nở trong lòng những đứa trẻ thông qua hai nhân vật Sơn và Lan. Qua đó, ta thấy được nỗi khổ đau, bất hạnh, cùng hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, để từ đó càng thấy biết ơn, trân trọng cuộc sống hơn.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Chú ý nhan đề và bối cảnh của truyện.
Trả lời:
- Nhan đề của truyện đã gợi ra một bối cảnh mùa đông lạnh giá, ẩn trong đó là một câu chuyện ấm áp về tình đời, tình người.
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Những chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
Trả lời:
- Những chi tiết cho thấy trời rất lạnh:
+ Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
+ Đất trời khô, cơn gió vi vu bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
+ Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.
+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.
+ Sơn kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro đứng dậy sang phản bên này…
+ Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp và mặt, vào má cho ấm, rồi để miệng chén cho hơi bốc lên.
+ Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói: - Rét quá! Múc nước cóng cả tay.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Chú ý chi tiết cái áo bông của Duyên.
Trả lời:
- Chi tiết cái áo bông của Duyên: cánh đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Thử hình dung dáng điệu, tâm trạng của Sơn khi chuẩn bị đi chơi.
Trả lời:
Sơn mặc những chiếc áo ấm, xúng xính ra chợ khoe với đám trẻ khác về những chiếc áo đó.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Trả lời:
- Lũ trẻ nhìn thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ dập vì: hai chị em cũng cùng trang lứa với lũ trẻ nơi đây, chúng tỏ ra vui mừng vì có bạn chơi cùng, có thể quây quần đùa nghịch với nhau. Nhưng hiện thực thì không cho phép chúng làm điều ấy bởi chúng là những đứa trẻ nghèo khổ, vì biết thân phận của mình, tầng lớp cách xa so với hai chị em Sơn. Chúng là những đứa trẻ hiểu chuyện.
Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Các câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Trả lời:
- Các câu thoại thể hiện thái độ của bọn trẻ: hồn nhiên, ngây thơ, hằng ao ước mình có được chiếc áo ấm.
Câu 7 (trang 21 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hoàn cảnh của Hiên thế nào?
Trả lời:
- Hoàn cảnh của Hiên: nhà nghèo, mẹ Hiên chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, Hiên mặc manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro trong tiết trời mùa đông buốt rá.
Câu 8 (trang 22 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Trả lời:
- Sơn thấy “ấm áp vui vui” vì cậu cảm thấy mình đã làm được một việc tốt, việc có ích, có thể an ủi, động viên, lan tỏa được tình yêu thương đến đứa trẻ nghèo, tuy chỉ là hành động nhỏ nhưng cũng thấy được tấm lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân” được tác giả khắc họa.
Câu 9 (trang 22 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Sinh là người thế nào?
Trả lời:
- Sinh là đứa trẻ xấc láo, hãy nói hỗn với vú già nên không được vú quý mến.
Câu 10 (trang 22 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời:
- Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết:
+ Lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
+ Vội vàng ra chợ tìm cái Hiên…
+ Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp.
Câu 11 (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Vì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại bị mắng?
Trả lời:
- Chị em Sơn cho cái áo ấy lại bị mắng vì: hai chị em đã giấu mẹ, mang sang cho Hiên và chính chiếc áo đấylại là của bé Duyên, chiếc áo kỉ vật đầy thiêng liêng của đứa em đã mất mà khi nhắc đến mẹ luôn cảm thấy đau lòng và xúc động nên chiếc áo đó không thể cho đi.
Câu 12 (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Câu nói của mẹ Hiên thể hiện bà là một người rất hiểu chuyện và có lòng tự trọng. Mặc dù nghèo khổ, không có đủ khả năng để may cho con mình một chiếc áo mới nhưng khi sự việc ấy xảy ra, thấy con mặc chiếc áo mà Sơn đưa cho đã lập tức đem trả áo ngay.
Câu 13 (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
Trả lời:
- Kết thúc truyện: biết hoàn cảnh gia đình nhà Hiên, mẹ Sơn đã liền đưa cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. Và ngay sau đó, đã có hành động mặc áo ấm cho con, không hề trách mắng con về chuyện đứa cái áo kỉ vật. Qua đó, ta thấy được mẹ Sơn là một người giàu lòng yêu thương, có hành động đầy sự ấm áp giữa sự lạnh lẽo của tiết trời mùa đông.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
Trả lời:
- Tóm tắt truyện: Một buổi sáng, Sơn thức dậy và cảm nhận được mùa đông đã đến. Chị và mẹ Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người trong nhà đều đã mặc áo ấm. Riêng Sơn được mẹ mặc cho một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Hai chị em ra ngoài chơi. Những đứa trẻ trong xóm nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Chị Lan nhìn thấy Hiên đứng ở xa, liền đến gần hỏi han. Nhà nghèo, Hiên không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, nói với chị Lan về nhà lấy chiếc áo bông cũ cho Hiên mặc. Khi nghe người vú già nói, sợ mẹ mắng, Sơn và Lan sang nhà Hiên đòi áo nhưng không có ai ở nhà. Về nhà thì thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. Khi mẹ con Hiên ra về, mẹ Sơn ôm hai con vào lòng rồi hỏi: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) đều nói đến những điều giản đơn, gần gũi, xoay quanh về sự việc xảy ra trong đời thường của con người nhưng dễ dàng chạm lấy trái tim của bạn đọc về sự chiêm nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
Trả lời:
- Những chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông:
+ Môi chúng tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên. hàm răng đập vào nhau.
+ Cuộc trò chuyện giữa Lan và Hiên: trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay,.. sao áo mày rách thế Hiên? Áo lành đâu không mặc?
- Bối cảnh truyện được miêu tả đã cho ta thấy được góc khuất của cuộc sống, sự nghèo khổ, bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.
Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Tâm trạng của Sơn trước khi cho chiếc áo: động lòng thương khi thấy hoàn cảnh của Hiên và nhớ đến đứa em gái đã mất của mình ngày trược cũng thường hay chơi, đùa nghịch với Hiên ở vườn nhà, thì thầm với chị mong muốn đem cho Hiên cái áo bông cũ, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
- Tâm trạng của Sơn sau khi cho chiếc áo: niềm vui không được bao lâu thì Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.
- Chi tiết làm em xúc động nhất: chi tiết Sơn thấy động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và muốn đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Qua đây, nhân vật Sơn đã cho em biết được rằng ở đâu đó, trong xã hội cũ, tình người, sự thương yêu ấm áp, lòng nhân ái với những hoàn cảnh bất hạnh ngoài xã hội vẫn còn.
Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Trả lời:
- Thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện:
+ Mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân dù biết món đồ ấy vô cùng cần. Qua đó, ta thấy được bà là người có tính cách chất phác, hiền hậu, sống thật thà, và giàu lòng tự trọng mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng nhưng không đánh mất phẩm giá của mình.
+ Mẹ Sơn: câu kết cuối bài "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?", với cử chỉ "âu yếm ôm con vào lòng" chứa đựng biết bao tình yêu thương. Người mẹ ấy hiểu và cảm thông cho hành động của hai con nên không hề trách mắng mà hơn thế còn hiểu và muốn giúp đỡ gia đình Hiên. Người mẹ ấy cũng không hề trách móc gì mẹ con Hiên hay có thái độ khó chịu, trịch thượng. Sự giúp đỡ của bà trong ngày đông chính là ngọn lửa tình người ấm áp.
- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy là vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho.
Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi ẩn sâu trong câu chuyện cho chiếc áo bông cũ thì đó là tình người với nhau trong cuộc sống. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
- Ý nghĩa truyện Gió lạnh đầu mùa: Truyện cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khổ. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời.
Câu 6 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) làm rõ nhận xét đó.
Trả lời:
Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi Việt Nam với những đóng góp tiêu biểu để lại cho đời. Một trong số đó là tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông theo đuổi. Truyện là dòng chảy tâm trạng với những biến thái tinh vị, chất trữ tình, hiện thực đan cài và đằng sau tác phẩm thấp thoáng một cái tôi giàu lòng nhân hậu. Với Gió lạnh đầu mùa, vẻ đẹp của tình yêu thương con người, viết về mùa đông với cái rét khắc nghiệt nhưng câu chuyện lại mang đến cho chúng ta cảm thấy ấm áp đến lạ kì. Cái ấm áp của tình người không phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Cái ấm áp của một gia đình bé nhỏ nhưng dạt dào yêu thương tù vú già, mẹ, đến các con và đặc biệt đối với đứa em gái nhỏ đã mất. Cái ấm áp được tạo nên nhờ những đứa trẻ nhỏ với tâm hồn ngây thơ, trong sáng chưa vướng chút bụi trần. Qua đó, tác phẩm đã truyền tải đến một thông điệp sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân văn: gió lạnh nhưng tình người không lạnh.
Bài soạn "Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mẫu 2
Câu 1: Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
Tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa:
Một buổi sáng tỉnh giấc, Sơn chợt thấy mùa đông rét buốt theo cơn gió lạnh đã về. Sơn tụ nghĩ thấy hôm nay và hôm qua thật khác nhau. Chị và mẹ cậu đã dậy sớm và ngồi quạt hỏa lò cho đỡ lạnh, còn em Sơn thì vẫn đang ngủ kĩ. Cậu gọi chị và mẹ, rồi được mẹ gọi ra ngồi sưởi ấm đợi chị lấy áo đông cho mặc. Tìm ở trong chiếc thúng đựng quần áo rét, mẹ Sơn chọn mặc cho cậu chiếc áo vệ sinh màu nâu cùng với chiếc áo dạ chỉ đỏ, khoác thêm cả áo vải thâm dài. Sơn cùng chị ra chợ chơi, bọn trẻ ở xóm chợ như Cúc, Tí, Xuân đều trầm trồ khi thấy quần áo của chị em Sơn vì nhà của bọn trẻ không có điều kiện nên không được mặc những đồ như vậy bao giờ. Chị Sơn, Lan nhìn ra xa thấy bé Hiên tuy trời lạnh nhưng vẫn mặc đồ rách hở cả lưng và tay. Hai chị em thương Hiên nên nhất trí về nhà lấy áo của em Duyên, em mình mất khi lên bốn tuổi ra cho Hiên mặc. Đến khi đi chơi về hai chị em được bà vú báo là mẹ đã biết chuyện. Do sợ mẹ mắng nên hai chị em đến tìm Hiên để đòi lại áo nhưng Hiên không có nhà. Về lại nhà thì hai mẹ con Hiên đã ở đó, mẹ Hiên dắt con đến để trả lại chiếc áo. Mẹ Sơn tốt bụng, biết được sự tình nên đưa mẹ Hiên vay năm đồng để may cho Hiên tấm áo ấm. Rồi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn ôm hai con vào lòng âu yếm và mắng yêu.
Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:
- Cả hai truyện đều miêu tả rất chi tiết diễn biến tâm trạng của các nhân vật, rồi từ góc nhìn của các nhân vật để miêu tả cảnh vật xung quanh
- Cả hai truyện đều chọn chủ đề giản dị, gắn với cuộc sống thường ngày nhưng lại mang tới cho người đọc cảm giác bình yên và ấm lòng.
Câu 2: Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
- Đầu tiên, bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông là khi trời trở lạnh bất chợt, hai chị em do nhà có điều kiện khá giả nên được mặc áo ấm và đẹp, khác với bọn trẻ trong xóm chợ không có đồ đẹp chỉ mong mặc đủ ấm. Khi đi chơi thấy bé Hiên trong xóm chợ lạnh run, mặc áo rách tả tơi nên đã thương Hiên và lấy áo bông của em Duyên mình cho Hiên. Những chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông là:
+ Nhà Sơn có bà vú làm việc: “Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách...múc nước cóng cả tay.”
+ Nhà Sơn có rất nhiều quần áo, mẹ Sơn sai chị Sơn: “Con vào buồng lấy thúng áo ra, mẹ mặc cho em”; "Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo..... đống quần áo rét."
+ Mẹ Sơn mặc cho cậu rất nhiều đồ cho ấm và đẹp: “Sơn đã mặc xong áo ấm: Cả áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài”
+ Nhà Sơn khá giả nên hay cho người ở xóm chợ vay mượn: "Nhà Sơn quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn."
+ Những đứa trẻ ở xóm chợ nhà rất nghèo và biết được nhà Sơn có điều kiện nên khi thấy chị em Sơn chúng không dám vồ vập
+ Tuy trời trở lạnh trái ngược với hôm qua nắng ấm nhưng "Sơn nhận thấy chúng ăn mắc không khác ngày thường.... hàm răng đập vào nhau."
+ Bé Hiên trong xóm chợ còn đáng thương hơn cả khi mặc chiếc áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay trong cơn gió lạnh
=> Bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông thể hiện sự đối lập của gia đình Sơn với những đứa trẻ nghèo ở xóm chợ cũng như làm cho việc cho áo bông của chị em Sơn nổi bật hơn.
Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Tâm trạng Sơn trước khi cho chiếc áo: Sơn thấy Hiên trời lạnh nhưng co ro, mặc manh áo tả tơi lại rách cả lưng và tay, Hiên lại còn chơi với cả chị Lan và em Duyên của Sơn đã mất. Sơn nhớ tới cả gia cảnh khó khăn nhà Hiên, mẹ đi mò cua bắt ốc nên Sơn động lòng thương và rủ chị Lan về lấy áo bông của em Duyên cho Hiên
Tâm trạng Sơn sau khi cho chiếc áo: Sơn thấy trong lòng ấm áp vui vui
Chi tiết khiến em thấy xúc động nhất là khi Sơn thấy động lòng thương bé Hiên và nói với chị Lan lấy áo cho Hiên mặc. Vì em thấy Sơn rất yêu thương mọi người xung quanh mình, là một cậu bé tốt, tuy nhà giàu nhưng vẫn nghĩ đến những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, không hề kiêu căng hay kì thị.
Câu 4: Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiền) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn ghi không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiến chiếc áo bông ấy?
- Thái độ và cách ứng xử của mẹ Sơn: Mẹ Sơn không hề tỏ ra giận dữ hay coi thường mẹ con Hiên, mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để may tấm áo ấm cho con. Đây là hành động thể hiện mẹ Sơn là người phụ nữ nhân hậu, biết yêu thương và giúp đỡ mọi người. Sau khi mẹ con Hiên đi về mẹ Sơn mới vừa âu yếm, ôm các con vào lòng vừa nói rằng: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”. Câu nói đi cùng với hành động của mẹ Sơn đã cho thấy mẹ Sơn là người mẹ yêu thương con mình, có tự hào vì các con là đứa trẻ nhân hậu, nhưng đồng thời cũng có cách nuôi dạy con đúng đắn bằng lời nói khi tự ý lấy đồ của nhà đi cho mà không hỏi ý mình.
- Thái độ và cách ứng xử của mẹ Hiên: Không cho con lấy đồ của chị em Sơn, dắt con tới tận nhà Sơn để trả áo. Mẹ Hiên đang sống và dạy cho con sống có lòng tự trọng, giấy rách phải giữ lấy lề.
- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng vì các con tự ý đem đồ ở nhà đi cho mà không hỏi ý của mẹ.
Câu 5: Có người cho rằng ý nghĩa của truyện chỉ đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý như vậy không? Theo em, truyện Gió lạnh đầu mùa có ý nghĩa như thế nào?
Em không đồng ý với ý kiến này. Vì ẩn chứa sau việc cho chiếc áo bông cũ là bài học tuy đơn giản nhưng lại cao cả về tình yêu thương của con người với nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn không kể độ tuổi nào. Theo em truyện Gió lạnh đầu mùa tuy có cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại mang những ý nghĩa to lớn về việc khơi gợi lòng trắc ẩn của con người, gìn giữ truyền thống “Thương người như thể thương thân” của nhân dân ta bao đời nay, giống như chị em Sơn và cả mẹ Sơn trong truyện.
Câu 6: Chất thơ trong truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua câu chữ, hình ảnh mà trước hết, nó toả ra từ tâm hồn trong sáng và tấm lòng thơm thảo của mỗi con người. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) làm rõ nhận xét đó.
Chất thơ trong truyện gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua câu chữ, hình ảnh mà trước hết, nó tỏa ra từ tâm hồn trong sáng và tấm lòng thơm thảo của mỗi con người, quả đúng là như vậy. Trong truyện, nhà văn Thạch Lam bằng tài năng của mình đã vận dụng hài hòa những biện pháp nghệ thuật, câu chữ để xây dựng thành công hình ảnh chân thật, cũng như suy nghĩ sâu sắc của các nhân vật. Nhưng chất thơ, vẻ đẹp của truyện trước tiên chưa phải những điều trên mà nó tỏa ra từ tâm hồn trong sáng, tấm lòng thơm thảo của mỗi người như chị em Sơn trong truyện và mẹ Sơn. Sơn đã động lòng thương bé Hiên nên rủ chị lấy áo bông ở nhà cho Hiên và chị Sơn cũng đồng ý, chứng tỏ hai chị em là những đứa trẻ trong sáng, tốt bụng, yêu thương mọi người. Mẹ Sơn biết chuyện cũng đã cho mẹ Hiên vay tiền để may cho Hiên tấm áo ấm, mẹ Sơn là người phụ nữ nhân hậu và trọng tình nghĩa. Cả ba mẹ con đều là những người có tâm hồn trong sáng, tấm lòng thơm thảo, đây là điều đầu tiên để tạo nên chất thơ, vẻ đẹp cho truyện.
Bài soạn "Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mẫu 3
Gió lạnh đầu mùa
(Thạch Lam)
* Nội dung chính: Văn bản nói về sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khó. Câu chuyện thấm đậm tình yêu thương giữa người với người, ấm áp như những chiếc áo mùa đông nảy nở trong lòng những đứa trẻ thông qua hai nhân vật Sơn và Lan. Qua đó, ta thấy được nỗi khổ đau, bất hạnh, cùng hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, để từ đó càng thấy biết ơn, trân trọng cuộc sống hơn.
1. Chuẩn bị.
Yêu cầu.
– Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
– Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam.
– Đã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị chia sẻ trước lớp (nếu có).
Trả lời:
– Nhà văn Thạch Lam (1910 – 1942):
+ Ông tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố Cẩm Giàng – Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập nhóm Tự Lực văn đoàn.
+ Ông là người thông minh, trầm tính, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943),…
+ Về phong cách nghệ thuật: ông thường sáng tác hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật, cốt truyện đơn giản, thuộc hoặc không có cốt truyện. Đồng thời, có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
– Ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam: Chất thơ trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
– Đã có lần em tặng cho người bạn thân một món quà vào dịp chia tay bạn ấy khi bạn chuẩn bị chuyển đến thành phố khác sinh sống mà em chưa xin phép mẹ. Món quà là những bông hoa hồng em ngắt trong vườn của mẹ em. Sau đó, em bó thành một bó hoa rồi đem tặng cho bạn. Khi mẹ đi chợ về nhìn thấy vườn hoa trống trơn, mẹ em đã rất buồn lòng, bởi những bông hoa đó mẹ định mang đi bán để dành dụm ít tiền sắm quần áo mới cho em khi bước vào năm học mới. Sau sự việc đó, mẹ đã không trách mắng mà lại khen em vì biết trân trọng tình bạn nhưng cũng nhẹ nhàng dặn dò rằng lần sau em nên xin phép, hỏi ý kiến của người lớn trước khi thực hiện bởi có thế khiến người lớn không hài lòng và gây ra nhiều hậu quả khác. Nghe lời mẹ, từ đó em đã rút ra bài học cho bản thân mình.
2. Đọc hiểu.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Chú ý nhan đề và bối cảnh của truyện.
Trả lời:
– Nhan đề của truyện đã gợi ra một bối cảnh mùa đông lạnh giá, ẩn trong đó là một câu chuyện ấm áp về tình đời, tình người.
Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
Trả lời:
– Những chi tiết cho thấy trời rất lạnh:
+ Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
+ Đất trời khô, cơn gió vi vu bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
+ Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.
+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.
+ Sơn kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro đứng dậy sang phản bên này…
+ Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp và mặt, vào má cho ấm, rồi để miệng chén cho hơi bốc lên.
+ Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói: – Rét quá! Múc nước cóng cả tay.
Câu 3. Chú ý chi tiết cái áo bông của Duyên.
Trả lời:
– Chi tiết cái áo bông của Duyên: cánh đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn.
Câu 4. Thử hình dung dáng điệu, tâm trạng của Sơn khi chuẩn bị đi chơi.
Trả lời:
– Sơn mặc những chiếc áo ấm, xúng xính ra chợ khoe với đám trẻ khác về những chiếc áo đó.
Câu 5. Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Trả lời:
– Lũ trẻ nhìn thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ dập vì: hai chị em cũng cùng trang lứa với lũ trẻ nơi đây, chúng tỏ ra vui mừng vì có bạn chơi cùng, có thể quây quần đùa nghịch với nhau. Nhưng hiện thực thì không cho phép chúng làm điều ấy bởi chúng là những đứa trẻ nghèo khổ, vì biết thân phận của mình, tầng lớp cách xa so với hai chị em Sơn. Chúng là những đứa trẻ hiểu chuyện.
Câu 6. Các câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Trả lời:
– Các câu thoại thể hiện thái độ của bọn trẻ: hồn nhiên, ngây thơ, hằng ao ước mình có được chiếc áo ấm.
Câu 7. Hoàn cảnh của Hiên thế nào?
Trả lời:
– Hoàn cảnh của Hiên: nhà nghèo, mẹ Hiên chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, Hiên mặc manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro trong tiết trời mùa đông buốt rá.
Câu 8. Tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Trả lời:
– Sơn thấy “ấm áp vui vui” vì cậu cảm thấy mình đã làm được một việc tốt, việc có ích, có thể an ủi, động viên, lan tỏa được tình yêu thương đến đứa trẻ nghèo, tuy chỉ là hành động nhỏ nhưng cũng thấy được tấm lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân” được tác giả khắc họa.
Câu 9. Sinh là người thế nào?
Trả lời:
– Sinh là đứa trẻ xấc láo, hãy nói hỗn với vú già nên không được vú quý mến.
Câu 10. Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời:
– Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết:
+ Lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
+ Vội vàng ra chợ tìm cái Hiên…
+ Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp.
Câu 11. Vì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại bị mắng?
Trả lời:
– Chị em Sơn cho cái áo ấy lại bị mắng vì: hai chị em đã giấu mẹ, mang sang cho Hiên và chính chiếc áo đấylại là của bé Duyên, chiếc áo kỉ vật đầy thiêng liêng của đứa em đã mất mà khi nhắc đến mẹ luôn cảm thấy đau lòng và xúc động nên chiếc áo đó không thể cho đi.
Câu 12. Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?
Trả lời:
– Câu nói của mẹ Hiên thể hiện bà là một người rất hiểu chuyện và có lòng tự trọng. Mặc dù nghèo khổ, không có đủ khả năng để may cho con mình một chiếc áo mới nhưng khi sự việc ấy xảy ra, thấy con mặc chiếc áo mà Sơn đưa cho đã lập tức đem trả áo ngay.
Câu 13. Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
Trả lời:
– Kết thúc truyện: biết hoàn cảnh gia đình nhà Hiên, mẹ Sơn đã liền đưa cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. Và ngay sau đó, đã có hành động mặc áo ấm cho con, không hề trách mắng con về chuyện đứa cái áo kỉ vật. Qua đó, ta thấy được mẹ Sơn là một người giàu lòng yêu thương, có hành động đầy sự ấm áp giữa sự lạnh lẽo của tiết trời mùa đông.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1. Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
Trả lời:
– Tóm tắt truyện: Một buổi sáng, Sơn thức dậy và cảm nhận được mùa đông đã đến. Chị và mẹ Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người trong nhà đều đã mặc áo ấm. Riêng Sơn được mẹ mặc cho một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Hai chị em ra ngoài chơi. Những đứa trẻ trong xóm nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Chị Lan nhìn thấy Hiên đứng ở xa, liền đến gần hỏi han. Nhà nghèo, Hiên không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, nói với chị Lan về nhà lấy chiếc áo bông cũ cho Hiên mặc. Khi nghe người vú già nói, sợ mẹ mắng, Sơn và Lan sang nhà Hiên đòi áo nhưng không có ai ở nhà. Về nhà thì thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. Khi mẹ con Hiên ra về, mẹ Sơn ôm hai con vào lòng rồi hỏi: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
– Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) đều nói đến những điều giản đơn, gần gũi, xoay quanh về sự việc xảy ra trong đời thường của con người nhưng dễ dàng chạm lấy trái tim của bạn đọc về sự chiêm nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2. Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
Trả lời:
– Những chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông:
+ Môi chúng tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên. hàm răng đập vào nhau.
+ Cuộc trò chuyện giữa Lan và Hiên: trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay,.. sao áo mày rách thế Hiên? Áo lành đâu không mặc?
– Bối cảnh truyện được miêu tả đã cho ta thấy được góc khuất của cuộc sống, sự nghèo khổ, bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Tâm trạng của Sơn trước khi cho chiếc áo: động lòng thương khi thấy hoàn cảnh của Hiên và nhớ đến đứa em gái đã mất của mình ngày trược cũng thường hay chơi, đùa nghịch với Hiên ở vườn nhà, thì thầm với chị mong muốn đem cho Hiên cái áo bông cũ, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
– Tâm trạng của Sơn sau khi cho chiếc áo: niềm vui không được bao lâu thì Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.
– Chi tiết làm em xúc động nhất: chi tiết Sơn thấy động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và muốn đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Qua đây, nhân vật Sơn đã cho em biết được rằng ở đâu đó, trong xã hội cũ, tình người, sự thương yêu ấm áp, lòng nhân ái với những hoàn cảnh bất hạnh ngoài xã hội vẫn còn.
Câu 4. Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Trả lời:
– Thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện:
+ Mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân dù biết món đồ ấy vô cùng cần. Qua đó, ta thấy được bà là người có tính cách chất phác, hiền hậu, sống thật thà, và giàu lòng tự trọng mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng nhưng không đánh mất phẩm giá của mình.
+ Mẹ Sơn: câu kết cuối bài “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”, với cử chỉ “âu yếm ôm con vào lòng” chứa đựng biết bao tình yêu thương. Người mẹ ấy hiểu và cảm thông cho hành động của hai con nên không hề trách mắng mà hơn thế còn hiểu và muốn giúp đỡ gia đình Hiên. Người mẹ ấy cũng không hề trách móc gì mẹ con Hiên hay có thái độ khó chịu, trịch thượng. Sự giúp đỡ của bà trong ngày đông chính là ngọn lửa tình người ấm áp.
– Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy là vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất nên không thể cho.
Câu 5. Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi ẩn sâu trong câu chuyện cho chiếc áo bông cũ thì đó là tình người với nhau trong cuộc sống. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
– Ý nghĩa truyện “Gió lạnh đầu mùa”: Truyện cho thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ sống trong gia đình khá giả và nghèo khổ. Đồng thời, truyện còn ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người. Truyện mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời.
Câu 6. Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) làm rõ nhận xét đó.
Trả lời:
Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi Việt Nam với những đóng góp tiêu biểu để lại cho đời. Một trong số đó là tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông theo đuổi. Truyện là dòng chảy tâm trạng với những biến thái tinh vị, chất trữ tình, hiện thực đan cài và đằng sau tác phẩm thấp thoáng một cái tôi giàu lòng nhân hậu. Với Gió lạnh đầu mùa, vẻ đẹp của tình yêu thương con người, viết về mùa đông với cái rét khắc nghiệt nhưng câu chuyện lại mang đến cho chúng ta cảm thấy ấm áp đến lạ kì. Cái ấm áp của tình người không phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Cái ấm áp của một gia đình bé nhỏ nhưng dạt dào yêu thương tù vú già, mẹ, đến các con và đặc biệt đối với đứa em gái nhỏ đã mất. Cái ấm áp được tạo nên nhờ những đứa trẻ nhỏ với tâm hồn ngây thơ, trong sáng chưa vướng chút bụi trần. Qua đó, tác phẩm đã truyền tải đến một thông điệp sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân văn: gió lạnh nhưng tình người không lạnh.
Bài soạn "Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mẫu 4
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
=> Xem hướng dẫn giải
Những chi tiết cho thấy trời rất lạnh:
- Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
- Đất trời khô, cơn gió vi vu bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
- Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.
- Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.
- Sơn kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro đứng dậy sang phản bên này…
- Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp và mặt, vào má cho ấm, rồi để miệng chén cho hơi bốc lên.
- Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói: - Rét quá! Múc nước cóng cả tay.
Câu 2. Thử hình dung dánh điệu, tâm trạng của Sơn khi chuẩn bị đi chơi.
=> Xem hướng dẫn giải
Sơn mặc những chiếc áo ấm, xúng xính ra chợ khoe với đám trẻ khác về những chiếc áo đó.
Câu 4. Các câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
=> Xem hướng dẫn giải
Cuộc đối thoại cho thấy sự ngây ngô, tò mò của lũ trẻ.
Câu 5. Hoàn cảnh của Hiên thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Mẹ Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, không có tiền mua áo cho con.
Câu 6. Tại sao Sơn thấy "ấm áp vui vui"?
=> Xem hướng dẫn giải
Mẹ Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, không có tiền mua áo cho con.
Câu 7. Sinh là người như thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Sinh là một đứa trẻ hư, cẫn hay nói hỗn với người lớn.
Câu 8. Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết:
- Dù sắp ăn nhưng Sơn bỏ đúa đúng dậy.
- Sơn vội vàng ra đi tìm cái Hiên.
- Hai chị em tìm khắp cánh đồng những không gặp Hiên.
Câu 9. Vì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng?
=> Xem hướng dẫn giải
Chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng vì hai người chưa có được sự cho phép của mẹ đã quyết định đem áo đi cho. Chiếc áo đấy lại là của bé Duyên, là kỉ vật đầy thiêng liêng của đứa em đã mất mà khi nhắc đến mẹ luôn cảm thấy đau lòng và xúc động nên chiếc áo đó không thể cho đi.
Câu 10. Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu nói của mẹ Hiên thể hiện bà là một người rất hiểu chuyện và có lòng tự trọng. Mặc dù nghèo khổ, không có đủ khả năng để may cho con mình một chiếc áo mới nhưng khi sự việc ấy xảy ra, thấy con mặc chiếc áo mà Sơn đưa cho đã lập tức đem trả áo ngay.
Câu 11. Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
=> Xem hướng dẫn giải
Kết truyện bất ngờ ở chỗ, mẹ Sơn không những không trách phạt chị em Sơn vì hành động của mình, bà còn cho mẹ Hiên mượn tiền may áo cho con.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
=> Xem hướng dẫn giải
- Tóm tắt văn bản:
Mùa đông đến bất ngờ mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Xong, chị em Sơn ra ngoài chơi. Những đứa trẻ nghèo sống ở xóm chợ như Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ trước quần áo mới của Sơn. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:
- Văn bản đều lể lại sự việc giản dị, đời thường
- Văn bản có những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật.
Câu 2. Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
=> Xem hướng dẫn giải
- Chi tiết cho thấy chị em Sơn có cuộc sống khá giả:
- "Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo..... đống quần áo rét."
- "Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ ....thâm dài."
- "Nhà Sơn quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn."
- Chi tiết miêu tả lũ trẻ nhà nghèo:
- "Chúng nó thấy chị em Sơn...Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy."
- "Sơn nhận thấy chúng ăn mắc không khác ngày thường.... hàm răng đập vào nhau."
- "Sơn bây giờ mới chợt nhớ đến là mẹ cái Hiên rất nghèo....cho con nữa."
=> Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả, còn những đưa trẻ khác là những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Hoàn cảnh sống của người dân vẫn còn khó khăn, nhà nghèo, đều phải mặc những manh áo rách tả tơi, không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
=> Xem hướng dẫn giải
Sơn là người giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc. Niềm vui không được bao lâu thì Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.
Chi tiết Sơn cho Hiên cái áo làm em xúc động nhất bởi lẽ, dù biết nhà mình giàu có nhưng Sơn không vì thế mà coi thường những đứa trẻ khác. Cậu vẫn biết cảm thông và giúp đỡ bạn bè mình.
Câu 4. Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiền) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiến chiếc áo bông ấy?
=> Xem hướng dẫn giải
- Cách ứng xử của mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đó là đức tính “đói cho sạch, rách cho thơm”.
- Cách ứng xử của mẹ Sơn: câu nói của mẹ Sơn “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”, với cử chỉ “âu yếm ôm con vào lòng” chứa đựng biết bao tình thơm thảo. Từ chuyện con đem áo rét cho bạn dẫn đến việc người mẹ cho người đàn bà mò cua bắt ốc vay tiền để mua áo ấm cho con là những nét tươi sáng, ấm áp chứa đựng tình nghĩa, sự chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó là một việc làm đầy tình nghĩa.
- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiến chiếc áo bông ấy là vì Sơn đã không xin phép bà.
Câu 5. Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Em không đồng ý vì chiếc áo bông đó chỉ là một chi tiết của câu chuyện nhưng nó khơi gợi trong lòng bạn đọc nhiều bài học ý nghĩa về tình thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta. “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương,thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.
Câu 6. Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,...) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) làm rõ nhận xét đó.
=> Xem hướng dẫn giải
Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,...) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Thạch Lam đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc. Đồng thời truyện cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Sơn - một cậu bé tốt bụng, lương thiện, hòa đồng. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.
CHUẨN BỊ
Yêu cầu:
- Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
- Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam.
- Đã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị chia sẻ trước lớp (nếu có).
=> Xem hướng dẫn giải
- Nhà văn Thạch Lam (1910 – 1942):
+ Ông tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố Cẩm Giàng – Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập nhóm Tự Lực văn đoàn.
+ Ông là người thông minh, trầm tính, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
+ Ông là người thông minh, trầm tính, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
+ Ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam: Chất thơ trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
- Đã có lần em tặng cho người bạn thân một món quà vào dịp chia tay bạn ấy khi bạn chuẩn bị chuyển đến thành phố khác sinh sống mà em chưa xin phép mẹ. Món quà là những bông hoa hồng em ngắt trong vườn của mẹ em. Sau đó, em bó thành một bó hoa rồi đem tặng cho bạn. Khi mẹ đi chợ về nhìn thấy vườn hoa trống trơn, mẹ em đã rất buồn lòng, bởi những bông hoa đó mẹ định mang đi bán để dành dụm ít tiền sắm quần áo mới cho em khi bước vào năm học mới. Sau sự việc đó, mẹ đã không trách mắng mà lại khen em vì biết trân trọng tình bạn nhưng cũng nhẹ nhàng dặn dò rằng lần sau em nên xin phép, hỏi ý kiến của người lớn trước khi thực hiện bởi có thế khiến người lớn không hài lòng và gây ra nhiều hậu quả khác. Nghe lời mẹ, từ đó em đã rút ra bài học cho bản thân mình.
Câu 3. Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
=> Xem hướng dẫn giải
Lũ trẻ nhìn thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ dập vì: hai chị em cũng cùng trang lứa với lũ trẻ nơi đây, chúng tỏ ra vui mừng vì có bạn chơi cùng, có thể quây quần đùa nghịch với nhau. Nhưng hiện thực thì không cho phép chúng làm điều ấy bởi chúng là những đứa trẻ nghèo khổ, vì biết thân phận của mình, tầng lớp cách xa so với hai chị em Sơn. Chúng là những đứa trẻ hiểu chuyện.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Gió lạnh đầu mùa
=> Xem hướng dẫn giải
- Giá trị nội dung:
Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.
- Giá trị nghệ thuật:
Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.
Bài soạn "Gió lạnh đầu mùa" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mẫu 5
*Chuẩn bị
Câu 1 trang 18 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
Trả lời:
- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.
- Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.
- Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế
- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
- Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.
- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.
- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...
Câu 2 trang 18 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến về truyện ngắn trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thạch Lam.
Trả lời:
- Nhà văn Nguyễn Tuân: “Truyện ngắn Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn là còn ở trong tương lai. Đọc “Hai đứa trẻ’’ thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”
- Nhà văn Vũ Ngọc Phan: “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng...Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy...”
Câu 3 trang 18 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Đã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị để chia sẻ trước lớp (nếu có)
Trả lời:
Em đã tặng cho người bạn cùng lớp của em một chiếc bút rất đẹp bởi vì bạn em không có đủ tiền mua một chiếc bút mới, chiếc bút đó là món quà mà bố tặng em nhân dịp sinh nhật. Khi bố em phát hiện ra, ông đã rất buồn và hỏi em lí do. Em thành thật kể lại câu chuyện với bố và bố em đã rất vui vì em biết sẻ chia với những người xung quanh
*Đọc hiểu
Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy trời rất lạnh: đất khô trắng; trời không u ám, toàn một màu trắng đục; mọi người mặc áo rét; những cây lan trong chậu, lá rung động sắt lại vì rét;...
Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Trả lời:
Lũ trẻ muốn ngắm nghía bộ quần áo mới của chị em Sơn những vì lo sợ sự nghèo hèn của mình nên không dám lại gần. Khi chị em Sơn đã có áo ấm mặc thì lũ trẻ vẫn ăn mặc như thường ngày và phải chịu cái rét cắt da, cắt thịt.
Câu 3 trang 21 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Các câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Trả lời:
Các câu đối thoại cho thấy sự hiếu kỳ của lũ trẻ về bộ quần áo của Sơn, bởi với chúng những bộ quần áo thế này rất đắt tiền và chỉ có thể mua ở Hà Nội.
Câu 4 trang 21 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Hoàn cảnh của Hiên thế nào?
Trả lời:
Hoàn cảnh của Hiên: nhà nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, không có tiền mà sắm áo, Hiên chỉ có một chiếc áo rách mặc trong thời tiết giá rét.
Câu 5 trang 22 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Trả lời:
Sơn cảm thấy ấm áp vui vui vì đã có thể giúp đỡ được cho Hiên - người bạn của bé Duyên, em gái của Sơn. Chị em Sơn muốn tặng cho Hiên một chiếc áo ấm để Hiên không bị lạnh.
Câu 6 trang 22 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Sinh là người thế nào?
Trả lời:
Sinh là đứa em họ của Sơn, hay nói hỗn nên bị vú ghét.
Câu 7 trang 22 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời:
Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết: Sơn lo quá, sắp ăn bỏ bữa, đứng dậy, van; hai chị em Sơn đi tìm Hiên đòi lại áo; hai chị em đổ lỗi cho nhau về chiếc áo khi không tìm thấy Hiên.
Câu 8 trang 23 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Vì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng?
Trả lời:
Vì chiếc áo ấy là chiếc áo của bé Duyên - em gái của Sơn, Duyên đã mất từ nhiều năm trước nên chiếc áo là kỷ vật quý giá của bé Duyên mà mẹ Sơn giữ gìn, việc cho đi chiếc áo mà không hỏi ý kiến của mẹ làm hai chị em Sơn lo sợ.
Câu 9 trang 23 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?
Trả lời:
Câu nói của mẹ Hiên thể hiện rằng bà là một người có lòng tự trọng, dù nghèo khó, không thể mua áo mới cho con nhưng bà không tham lam. Khi thấy con mặc chiếc áo của bé Duyên, mẹ của Hiên đã dắt con gái sang trả lại chiếc áo ấy.
Câu 10 trang 23 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Kết thúc truyện có gì bất ngờ
Trả lời:
Hai chị em Sơn không bị mắng như đã nghĩ mà được mẹ âu yếm trong lòng. Mẹ con Hiên cũng được mẹ Sơn cho vay tiền để may áo ấm cho Hiên.
*CH cuối bài
Câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
Trả lời:
“Gió lạnh đầu mùa” kể về một buổi sáng mùa đông đến bất ngờ, mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó chị em Sơn ra ngoài chơi, bộ quần áo của hai chị em Sơn khiến lũ trẻ ngoài trong xóm không khỏi hiếu kì và ngưỡng mộ, bởi lẽ chính chúng cũng không có quần áo rét để mặc trong thời tiết giá rét. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:
+ Đều kể lại sự việc giản dị, gần gũi, đời thường
+ Có những dòng cảm xúc, diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật
Câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
Trả lời:
- Những chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông: lũ trẻ ăn mặc không khác với ngày thường, run lên vì rét, môi chúng tím lại, da thịt thâm đi; Hiên đứng co ro bên cột quán, trên người chỉ mặc một chiếc áo rách tả tơi hở cả lưng và tay;...
- Bối cảnh này cho thấy cuộc sống nghèo khổ của những gia đình lao động nơi miền quê nghèo trong thời kì này, sự đủ đầy của chị em Sơn hoàn toàn đối lập với sự thiếu thốn thảm thương của lũ trẻ hàng xóm.
Câu 3 trang 24 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Trước khi cho chiếc áo: Sơn động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và nhớ về em Duyên ngày trước vẫn hay chơi đùa cùng Hiên => một ý nghĩ tốt thoáng qua.
- Sau khi cho chiếc áo: Sơn cảm thấy ấm áp vui vui.
Chi tiết làm em chú ý xúc động nhất là lúc hai chị em Sơn quyết định mang cho Hiên chiếc áo của bé Duyên, chi tiết ấy cho thấy hai chị em Sơn là những đứa trẻ tốt bụng, có lòng thương xót với những người bất hạnh hơn mình.
Câu 4 trang 24 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
Trả lời:
Thái độ và cách ứng xử của mẹ Sơn thể hiện sự điềm tĩnh, quan tâm và yêu thương đối với người khác. Biết mẹ Hiên là một người có lòng tự trọng mẹ Sơn đã giúp đỡ bằng cách cho vay tiền để mẹ Hiên không cảm thấy bị xúc phạm và khó xử.
Thái độ và cách ứng xử của mẹ Hiên cho thấy bà là một người có lòng tự trọng, không tham lam thứ không phải là của mình nhưng cũng vô cùng yêu thương con.
Mẹ Sơn không hài lòng khi hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông vì chiếc áo ấy là kỉ vật của em Duyên, hai chị em Sơn chưa hỏi ý kiến của mẹ mà đã tự ý đem đi cho.
Câu 5 trang 24 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Có người cho rằng, truyện Gió lạnh đầu mùa chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Em không đồng ý. Câu chuyện này không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ mà nó còn truyền tải thông điệp yêu thương, nhân văn, nhân đạo cao cả. Hành động cho đi chiếc áo đã thể hiện được tình yêu thương con người đáng quý của hai đứa trẻ. Đồng thời ta còn thấy được những phẩm chất tốt đẹp của hai người mẹ qua cách hành xử với con mình.
Câu 6 trang 24 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) làm rõ nhận xét đó.
Trả lời:
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là tác phẩm không chỉ mang vẻ đẹp hình thức mà còn mang vẻ đẹp về tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Mở đầu câu chuyện ta thấy hình ảnh của gia đình Sơn hiện lên đủ đầy và ấm cúng. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với sự đủ đầy ấy lại là sự thiếu thốn của những đứa trẻ hàng xóm. Trong cái ngày lạnh bất ngờ ấy, lũ trẻ run rẩy trong những manh áo rét, đặc biệt là cái Hiên với chiếc áo rách tả tơi. Từng câu chữ được sử dụng trong tác phẩm đã góp phần tạo nên những hình ảnh rõ nét về nông thôn Việt Nam thế kỉ trước. Bên cạnh đó ta còn thấy được thông điệp nhân đạo mà tác giả gửi gắm qua hành động ấm áp của hai chị em Sơn. Tuy còn nhỏ nhưng hai chị Sơn đã biết động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng cho đi mà không màng tới hậu quả. Đó cũng chính là chi tiết sáng giá làm nên sự ấm áp giữa người với người. Ngoài ra chi tiết người mẹ bao dung cho lỗi làm của hai chị em cũng là một tình tiết đắt giá. Cách cư xử của người mẹ khi các con mắc lỗi cho thấy tấm lòng bao dung mà người mẹ dành cho những đứa con của mình. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một bức tranh ấm áp tình người được vẽ lên bới ngôn từ, hình ảnh và tấm lòng của nhà văn với con người.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .