Top 6 Bài soạn "Góc nhìn" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6976

"Góc nhìn"là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn do Thanh Giang dịch trích Hạt giống tâm hồn, tập 8. Tác phẩm có ngôn từ giản dị dễ hiểu phù hợp với đối tượng học...xem thêm ...

Top 0
(có 6 lượt vote)

Bài soạn "Góc nhìn" số 1

Tóm tắt

Ngày xưa, ở vương quốc nọ vào một ngày vị vua quyết định đi vi hành. Con đường ông đi gập ghềnh sỏi đá nên chân ông rất đau và nhức mỏi. Ông ra lệnh phải phủ da súc vật khắp các con đường trong hoàng cung. Trước việc làm vô lý và tốn kém này một người hầu khôn ngoan đã có sáng kiến là cắt những miếng da bò êm ái bao phủ quanh chân của vua. Và đó là đôi giày đầu tiên trong lịch sử ra đời.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...dám khuyên nhà vua): Yêu cầu tốn kém của nhà vua.

- Phần 2 (Còn lại): Lời khuyên của người hầu khôn ngoan.


Nội dung chính

Qua lời khuyên của người hầu dành cho nhà vua đã thay đổi được ý kiến của nhà vua, giúp tránh được việc tiêu tốn ngân khố một cách vô lí. Qua đó cũng góp phần phát minh ra đôi giày đầu tiên trong lịch sử.


Góc nhìn

* Trải nghiệm cùng văn bản

* Suy ngẫm và phản hồi

  • Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?

Trả lời:

- Lời khuyên của người hầu đã giúp nhà vua tiết kiệm được thời gian, công sức và của cải. 

+ Nó đã giúp ích cho đôi chân của vua không còn đau khi đi trên những con đường gập ghềnh nữa và tiết kiệm được ngân khố cho nhà vua.

  • Trong câu chuyện trên, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?

Trả lời:

- Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội. 

+ Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải. Nhưng người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều duy nhất học có thể làm.

  • Thông điệp của câu chuyện trên là gì?

Trả lời:

- Thông điệp của câu chuyện trên là: 

+ Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.

  • Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình không? Vì sao?

Trả lời:

- Chúng ta nên nhìn một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất. 

 - Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn vì nó có thể gây ra sự hỗn loạn khi nhìn nhận một vấn đề.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 4 lượt vote)

Bài soạn "Góc nhìn" số 2

* Trải nghiệm cùng văn bản

* Suy ngẫm và phản hồi

  • Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?

Trả lời:

- Lời khuyên của người hầu đã giúp nhà vua tiết kiệm được thời gian, công sức và của cải. 

+ Nó đã giúp ích cho đôi chân của vua không còn đau khi đi trên những con đường gập ghềnh nữa và tiết kiệm được ngân khố cho nhà vua.

  • Trong câu chuyện trên, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?

Trả lời:

- Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội. 

+ Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải. Nhưng người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều duy nhất học có thể làm.

  • Thông điệp của câu chuyện trên là gì?

Trả lời:

- Thông điệp của câu chuyện trên là: 

+ Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.

  • Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình không? Vì sao?

Trả lời:

- Chúng ta nên nhìn một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất. 

 - Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn vì nó có thể gây ra sự hỗn loạn khi nhìn nhận một vấn đề.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Góc nhìn" số 3

I. Tác giả

- Tác giả: Thanh Giang dịch

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Thể loại: Truyện ngắn
  2. Xuất xứ: Trích Hạt giống tâm hồn, tập 8.
  3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
  4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3
  5. Tóm tắt: 

Ngày xưa, ở vương quốc nọ vào một ngày vị vua quyết định đi vi hành. Con đường ông đi gập ghềnh sỏi đá nên chân ông rất đau và nhức mỏi. Ông ra lệnh phải phủ da súc vật khắp các con đường trong hoàng cung. Trước việc làm vô lý và tốn kém này một người hầu khôn ngoan đã có sáng kiến là cắt những miếng da bò êm ái bao phủ quanh chân của vua. Và đó là đôi giày đầu tiên trong lịch sử ra đời.

  • Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “không ai dám khuyên nhà vua”: Nhà vua với mong muốn quá đáng.

Đoạn 2: Còn lại: Sáng kiến thông minh của người hầu.

  • Giá trị nội dung: 

- Khi gặp vấn đề khó khăn thay vì bực tức, nóng vội hay suy nghĩ thật thấu đáo rồi mới đưa ra quyết định và hành động

- Còn người không nên bó hẹp suy nghĩ và góc nhìn của mình. Cần mở rộng góc nhìn để phát hiện ra nhiều điều mới lạ có ý nghĩa.

- Ca ngợi trí khôn của con người.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôn từ giản dị dễ hiểu phù hợp với đối tượng học sinh

- Dung lượng ngắn gọn dễ truyền đạt thông điệp, ý nghĩa


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

  • Nhà vua với mong muốn quá đáng.

- Lí do: Nhà vua muốn vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước  nên khi trở về hoàng cung chân ông rất đau

- Vì quá bực mình: ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da của súc vật

→ Đây là mong muốn hết sức khó khăn và tốn kém

  • Sáng kiến thông minh của người hầu.

- Sáng kiến để nhà vua cắt miếng da bò êm ái phủ quanh đôi bàn chân mình, vậy là vua có thể đi tới bất cứ nơi đâu mà không sợ bị đau chân 

- Đất nước vừa có thể tiết kiệm chi phí, công sức

- Đôi giày đầu tiên trong lịch sử ra đời

→ Sự thông minh, tư duy nhiều chiều mang lại những sáng kiến tuyệt vời.


Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

So sánh cách làm của người hầu và của vua từ đó trả lời câu hỏi trên.

Lời giải chi tiết:

Lời khuyên của người hầu đã giúp nhà vua tiết kiệm được thời gian, công sức và của cải.


Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Suy nghĩ, xem xét về xuất thân, điều kiện của mỗi người để rút ra nguyên nhân.

Lời giải chi tiết:

Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội.

- Nhà vua là người có nhiều của cải nên không quan tâm việc tốn kém.

- Người hầu không có tiền nên đưa ra ý kiến tiết kiệm nhất phù hợp với kinh tế của anh.


Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Từ truyện, rút ra thông điệp của văn bản trên.

Lời giải chi tiết:

Thông điệp của câu chuyện trên là: Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.


Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Từ thông điệp của văn bản, em suy nghĩ và trả lời câu hỏi trên theo ý kiến của mình.

Lời giải chi tiết:

Chúng ta nên nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để thấy sự việc một cách khách quan và chọn cách nào tốt nhất. Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn mà phải biết cân nhắc và chọn lựa giải pháp tối ưu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Góc nhìn" số 4

Góc nhìn
Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua.
Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói:
– Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!
Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi.
(Theo hạt giống tâm hồn, tập 8, 2016)

**Kiến thức Văn học
- Xuất xứ: Trích từ Hạt giống tâm hồn, tập 8, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2016.
- Bố cục :3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến "tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua") : Nhà vua nổi giận và đưa ra quyết định tốn kém.
+Phần 2 (Tiếp theo đến "cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!") Lời khuyên chí lí của một người hầu.
+Phần 3 (Còn lại) : Quyết định đúng đắn của nhà vua.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Giá trị nội dung: Truyện kể về cách đưa ra các ý kiến khác nhau của vua và người hầu từ đó hướng con người có cái nhìn thấu đáo trong mọi khía cạnh của đời sống.
- Giá trị nghệ thuật
+ Cốt truyện ngắn, sử dụng hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: Chân đau, con đường gập ghềnh..

*Bài học rút ra từ văn bản
- Bài học trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề trọng cuộc sống.
- Khi gặp chuyện không như ý, đừng nghĩ đến việc thay đổi hoàn cảnh, thay đổi người khác mà hãy thay đổi chính bản thân mình.
- Đừng coi thường sức mạnh của bản thân, hãy có suy nghĩ tích cực để mọi thứ được như ý mình.


Hướng dẫn Soạn bài: Góc nhìn trang 46 sách Văn 6, học kì 2 bộ sách Chân trời sáng tạo
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?
Trả lời:
Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đãmang đến ích lợi quan trọng cho nhà vua và quốc gia:
- Giúp đôi chân của vua không còn đau khi đi trên những con đường gập ghềnh
- Giúp tiết kiệm được thời gian, công sức cho người dân
- Giúp tiết kiệm của cải cho ngân khố quốc gia

Câu 2. Trong câu chuyện trên, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?
Trả lời:
- Để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Vua và người hầu có cách nhìn, quan điểm khác nhau:
+Vua: ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật.
+Người hầu: Nên cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của vua.
- Nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do vua và người hầu khác nhau về xuất thân, địa vị và điều kiện tài chính, khả năng thực hiện của mỗi người:
+Nhà vua: Là người đứng đầu một đất nước, là chủ ngân khố của cả quốc gia, nên việc chi tiêu rất nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng (vua có rất nhiều của cải nênviệc chi tiêu đó là bình thường, không tốn kém)
+Người hầu: Có địa vị thấp kém, không có tiền nên làm như vua là quá tốn ém, lãng phí, vất vả. Nên người hầu nghĩ ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều phù hợp nhất, hiệu quả nhất mà không tốn kém, vất vả.

Câu 3. Thông điệp của câu chuyện trên là gì?
Trả lời:
Những thông điệp được gợi ra từ câu chuyện trên là:
- Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để xem xét và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
- Khi gặp chuyện không như ý, đừng nghĩ đến việc thay đổi hoàn cảnh, thay đổi người khác mà hãy thay đổi chính bản thân mình.
- Trước khó khăn, hãy bình tĩnh, đừng vội đưa ra quyết định nóng vội.

Câu 4. Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình không? Vì sao?
Trả lời:

Không phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình. Vì:
- Trước khó khăn hoặc tình huống bất ngờ nếu ta đã biết bình tĩnh cân nhắc, suy nghĩ và chọn lựa giải pháp tối ưu thì nên giữ nguyên quan điểm, cách nhìn của mình
- Chúng ta chỉ nên thay đổi cách nhìn của mình khi đã nóng vội đưa ra quan điểm, cách giải quyết nóng vội, chủ quan; hoặc khi cách giải quyết của mình không hiệu quả, gặp nhiều khó khăn, gây lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc..
- Nghĩa là: Trước khi làm một việc nào đó hoặc đưa ra một quyết định nào đó, chúng ta nên nhìn nhận một cách đa chiều, suy xét vấn đề từ nhiều khía cạnh, tìm hiểu nguyên nhân ở nhiều góc độ khác nhau để thấy sự việc một cách khách quan và chọn cách nào tốt nhất. Nói cách khác; góc nhìn cuộc sống rất quan trọng với cuộc sống và sự thành công và hạnh phúc của mỗi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 3 lượt vote)

Bài soạn "Góc nhìn" số 5

1. Trải nghiệm cùng văn bản

  • Nội dung câu chuyện

- Hoàn cảnh: Một vị vua quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi của đất nước.

- Diễn biến:

  • Sau khi trở về, ông phàn nàn rằng chân rất đau.
  • Vị vua ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải bao phủ bằng da súc vật.
  • Không ai dám khuyên nhà vua tuy rằng đây là một mệnh lệnh khó thực hiện.
  • Một ngày nọ, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm nói với vua hãy cắt những miếng da bò êm ái bao phủ quanh đôi chân trần của mình.

- Kết quả: Đôi giày đầu tiên trong lịch sử ra đời.

  • Ý nghĩa của câu chuyện

Cần có cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để từ đó đưa ra kết luận đúng đắn, đem đến lợi ích.


2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?

Lời khuyên của người hầu đã giúp vương quốc tiết kiệm được thời gian, công sức, của cải.


Câu 2. Trong câu chuyện trên, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?

Nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau là: sự khác biệt về hoàn cảnh sống, địa vị xã hội:

  • Nhà vua là người đứng đầu một vương quốc có quyền lực, của cải. Bởi vậy mà không hiểu được sự lãng phí của việc bao phủ các con đường bằng da súc vật.
  • Người hầu có địa vị thấp kém, sống nghèo khổ nên mới nghĩ ra việc đưa cách.

Câu 3. Thông điệp của câu chuyện trên là gì?

Con người cần nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Từ đó mới có thể hiểu rõ vấn đề, đưa ra những kết luận đúng đắn nhất.


Câu 4. Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình không? Vì sao?

  • Không phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình.
  • Nguyên nhân: Đôi khi việc thay đổi cách nhìn sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận vấn đề; gây ra sự hỗn loạn, hoang mang.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Góc nhìn" số 6

A. Soạn bài Góc nhìn ngắn gọn:

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Lời khuyên của người hầu vừa giúp nhà vua không bị đau mỏi chân lại giúp tiết kiệm nguồn kinh phí của đất nước.


Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội.

- Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải và ông không bận tâm hay lo lắng về việc tốn kém.

- Người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân vì họ hiểu những nỗi thiếu thốn, khó khăn và biết tiết kiệm.


Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Thông điệp của câu chuyện trên là: Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.


Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Chúng ta nên nhìn nhận mọi việc một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để thấy sự việc một cách khách quan và chọn cách nào tốt nhất. Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn mà phải biết cân nhắc và chọn lựa giải pháp tối ưu.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Góc nhìn:

  • Xuất xứ:

Trích từ Hạt giống tâm hồn, tập 8, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2016.

  • Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “không ai dám khuyên nhà vua” (Nhà vua nổi giận và đưa ra quyết định tốn kém).

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “công sức, của cải!” (Lời khuyên chí lý của anh người hầu).

- Đoạn 3: Còn lại (Quyết định đúng đắn của nhà vua).

  • Thể loại: truyện ngắn.
  • Phương thức biểu đạt: tự sự.
  • Tóm tắt:

Có một ông vua quyết định vi hành đến vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về, chân ông rất đau vì toàn con đường gập ghềnh sỏi đá. Bực mình, ông ra lệnh cho tất cả con đường phải được bao phủ bằng da súc vật – một mệnh lệnh khó thực hiện. tốn kém. Cuối cùng một người hầu khôn ngoan đứng ra ngăn cản bằng cách khuyên nhà vua hãy cắt những miếng da bò rồi phủ quanh đôi chân của mình. Vua rất ngạc nhiên rồi cũng đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

  • Giá trị nội dung

Văn bản đã đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên góc nhìn khác nhau của nhà vua và người hầu. Từ đó hướng con người có cái nhìn thấu đáo trong mọi khía cạnh của đời sống.

  • Giá trị nghệ thuật

Truyện ngắn với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: chân đau, con đường gập ghềnh...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .