Top 6 Bài soạn "Hai cây phong" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

644

"Hai cây phong" của tác giả Ai-ma-tốp là phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên", được sáng tác năm 1957. Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hai cây phong" số 1

1. Trải nghiệm cùng văn bản

  • Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi

- Vị trí: Hai cây phong nằm ở giữa một ngọn đồi. Ai đi từ phía nào cũng đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên, chúng hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng trên núi. Nó trở thành dấu hiệu nhận biết của làng Ku-ku-rêu.

- Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu: ban ngày hay ban đêm đều rì rào với nhiều cung bậc khác nhau.

- Hai cây phong gắn bó với sự sống của con người: nơi bọn trẻ con trong làng mỗi dịp nghỉ hè “chạy ào lên phá tổ chim, hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”.

- Hai cây phong gắn với kỉ niệm về thầy Đuy-sen - người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò ở nơi đây.

=> Hai cây phong đã trở thành biểu tượng của làng Ku-ku-rêu.

  • Ký ức tuổi thơ của nhân vật tôi về hai cây phong

- Nhân vật “tôi” có một tình cảm gắn bó đặc biệt với hai cây phong.

- Những kí ức tuổi thơ bên cạnh hai cây phong.

=> Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.


2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”.

- Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau

- Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cánh như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.

- Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vì như một ngọn lửa ốc cháy rừng rực.


Câu 2. Có người cho rằng: Hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này?

- Quan điểm về ý kiến: Đồng tình.

- Nguyên nhân: Hai cây phong được cảm nhận bằng tâm hồn của một con người gắn bó với chúng như một người bạn tri kỉ “Có khi hai cây phong im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài như một lượt thương tiếc người nào…”


Câu 3. Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”?

- Hai cây phong giống như một người bạn tri kỉ: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”

- Những kí ức tuổi thơ bên cạnh hai cây phong: “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”.

- Tình yêu dành cho quê hương gửi gắm qua hình ảnh hai cây phong: Người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên.


Câu 4. Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Thiên nhiên cung cấp cho con người môi trường sống, nguồn tài khuyên quý giá phục vụ sản xuất…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hai cây phong" số 2

Tóm tắt

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cao nguyên, phía dưới là thung lũng Đất vàng, thảo nguyên Ca-dắc-xtan. Phía trên làng “tôi”, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn như một ngọn hải đăng trên núi. Đó là biểu tượng của tiếng nói riêng, như tâm hồn riêng của làng. Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn trẻ chạy lên phá tổ chim và sửng sốt thấy thế giới bao la mà chúng chưa từng biết đến. “Tôi” không biết ai đã trồng hai cây phong này và vì sao ở làng “tôi” gọi là “Trường Đuy-sen”.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến gương thần xanh): Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (Còn lại): Kí ức tuổi thơ về hai cây phong.


Nội dung chính

Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta thấy tình yêu quê hương tha thiết và lòng xúc động đặc biệt về hình ảnh người thầy đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.


Hai cây phong

* Trải nghiệm cùng văn bản

* Suy ngẫm và phản hồi

  • Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”

Trả lời:

- Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”

+ Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. + Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.

+ Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xổ gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

  • Có người cho rằng: hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này? 

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến: hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn.

- Vì nhân vật “tôi” đã cảm nhận cây phong:

+ Bằng thị giác: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…

+ Bằng thính giác như: có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tham nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình

+ Bằng cảm nhận: có khi hai cây phong im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài như một lượt thương tiếc người nào.

  • Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

- Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi” vì:

+ Tuổi trẻ của nhân vật“tôi” đã để lại nơi ấy, bên cạnh hai cây phong như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh, cùng những kỉ niệm tuổi thơ cùng khi chúng bạn reo hò ầm ĩ, chạy lên đồi cây phong, rồi được hai cây phong khổng lồ ngả bóng râm mát rượi chào đón.

+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên

  • Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

- Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người: 

+ Cung cấp khí oxi 

+ Cung cấp nông, lâm, thủy sản. 

+ Tạo nên vẻ đẹp hệ sinh thái.

+ Làm cho cuộc sống của con người trở nên tươi đẹp và sinh động hơn.

+ Là nơi trú ngụ của một số động vật 

+  Cung cấp năng lượng, nhiên liệu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hai cây phong" số 3

Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 92)

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng” trong văn bản là:

  • Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát
  • Có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình
  • Có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cảnh lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.
  • Có khi nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực khi mưa bão ùa về.

⇒ Hai cây phong với nhiều cung bậc cùng trạng thái khác nhau được tác giả miêu tả đặc sắc và nhân hoá lên như con người với đầy đủ hơi thở và linh hồn.


Câu 2: Có người cho rằng hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 92)

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình với ý kiến này vì có những chi tiết cây phong hiện lên đặc sắc, có suy nghĩ, tình cảm và hành động điều này chứng tỏ nhân vật “tôi” phải yêu mến hai cây phong lắm mới có thể cảm nhận được những điều sâu thẳm này.


Câu 3: Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 92)

Lời giải chi tiết:

Hai cây phong có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của nhân vật “tôi” vì:

  • Thuở nhỏ của nhân vật “tôi” đã để lại bên cạnh hai cây phong những mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh, cùng những kỉ niệm cùng chúng bạn reo hò ầm ĩ, chạy lên đồi cây phong, rồi được hai cây phong khổng lồ ngả bóng râm mát rượi chào đón.
  • Hai cây phong gắn liền với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến người đọc cảm thấy thật đáng quý, đáng trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên.

Câu 4: Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 92)

Lời giải chi tiết:

Theo em, thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta cả về cả vật chất lẫn tinh thần. Thiên nhiên đem lại cho chúng ta nguồn sống và nguồn lương thực dồi dào, ngoài ra nó còn giúp ta chống lại những thiên tai, hiểm họa. Không chỉ vậy thiên nhiên còn làm cho đời sống của mỗi người trở nên trong mát và phong phú hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hai cây phong" số 4

Tìm hiểu văn bản Hai cây phong

  • Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi

- Vị trí: Hai cây phong nằm ở giữa một ngọn đồi. Ai đi từ phía nào cũng đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên, chúng hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng trên núi. Nó trở thành dấu hiệu nhận biết của làng Ku-ku-rêu.

- Hai cây phong có một tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu: ban ngày hay ban đêm đều rì rào với nhiều cung bậc khác nhau.

- Hai cây phong gắn bó với sự sống của con người: nơi bọn trẻ con trong làng mỗi dịp nghỉ hè “chạy ào lên phá tổ chim, hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”.

- Hai cây phong gắn với kỉ niệm về thầy Đuy-sen - người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò ở nơi đây.

=> Hai cây phong đã trở thành biểu tượng của làng Ku-ku-rêu.

  • Ký ức tuổi thơ của nhân vật tôi về hai cây phong

- Nhân vật “tôi” có một tình cảm gắn bó đặc biệt với hai cây phong.

- Những kí ức tuổi thơ bên cạnh hai cây phong.

=> Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của nhân vật tôi.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1.(trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng” là:

+ Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.

+ Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.

+ Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xổ gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

=> Nhận xét: Hai cây phong với nhiều cung bậc, trạng thái, được tác giả miêu tả đặc sắc, nhân hóa lên như con người có đầy đủ hơi thở, linh hồn.


Câu 2.(trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Có người cho rằng: hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến này. Vì có những chi tiết cây phong hiện lên đặc sắc, có suy nghĩ, tình cảm, hành động. Nhân vật “tôi” phải yêu mến hai cây phong lắm mới có thể cảm nhận được những điều sâu thẳm này.


Câu 3.(trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

- Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi” vì:

+ Tuổi trẻ của nhân vật “tôi” đã để lại nơi ấy, bên cạnh hai cây phong như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh, cùng những kỉ niệm tuổi thơ: Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Để: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. => Tín hiệu để mỗi đứa con khi về làng định hướng.


Câu 4.(trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

- Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người:

+ Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.

+ Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người.

+ Quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hai cây phong" số 5

A. Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn :

Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”:

- Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát

- Có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắn truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình

- Có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp là cảnh lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.

- Có khi nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực khi mưa bão ùa về.

=> Hai cây phong với nhiều cung bậc, trạng thái, được tác giả miêu tả đặc sắc, nhân hóa lên như con người có đầy đủ hơi thở, linh hồn.


Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này. Vì có những chi tiết cây phong hiện lên đặc sắc, có suy nghĩ, tình cảm, hành động. Nhân vật “tôi” phải yêu mến hai cây phong lắm mới có thể cảm nhận được những điều sâu thẳm này.


Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Hai cây phong có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”:

- Thuở nhỏ, hai cây phong còn là nơi hội tụ của lũ trẻ và nhân vật “tôi”. Dưới gốc cây chúng vui vẻ đùa giỡn, còn trên cao tít cây phong lại mở ra trước mắt chúng một thế giới lung linh huyền ảo như thế giới cổ tích với dải thảo nguyên hoang vu như mất hút trong làn sương mờ đục, những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng mảnh.

- Khi lớn lên, hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Như vậy cây phong là tín hiệu để mỗi đứa con khi về làng định hướng.


Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Theo em, thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta cả về vật chất lẫn tinh thần. Thiên nhiên đem lại cho chúng ta sự sống, nguồn lương thực. Thiên nhiên còn giúp ta chống lại những thiên tai, hiểm họa. Thiên nhiên còn làm cho đời sống của mỗi người trở nên trong mát, phong phú hơn.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hai cây phong:

I. Tác giả:

  • Tiểu sử

- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).

  • Sự nghiệp văn học

- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

- Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏNgười thầy đầu tiênCon tàu trắng...

- Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970).


II. Tác phẩm

  • Xuất xứ

Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.

  • Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

  • Tóm tắt:

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, từ lâu hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, như tâm hồn riêng của làng. Vào năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là "Trường Đuy-sen"

  • Giá trị nội dung

- Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy - người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình.

  • Giá trị nghệ thuật

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hai cây phong" số 6

I. Tác giả

- Ai-ma-tốp (1928- 2008) tên đầy đủ là Chyngyz Torekulovich Aytmatov

- Quê quán: Là nhà văn Cư-rơ-gư-stan- một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây

- Sự nghiệp sáng tác

+ Ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm về quê hương ông

+ Ông bắt đầu hoạt động văn học vào năm 1952

+ Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên đã được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học vào năm 1963

- Nhiều tác phẩm của ông trở nên rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Con tàu trắng, Cây phong non trùm khăn đỏ…

- Phong cách sáng tác:

+ Các truyện ngắn của Ai-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh. 


II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Thể loại: Truyện ngắn
  2. Xuất xứ: Văn bản là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, được sáng tác năm 1957
  3. Phương thức biểu đạt : Tự sự
  4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1
  5. Tóm tắt: 

Phía trên làng tôi có hai cây phong lớn, nó được ví như hai ngọn hải đăng trên núi và được coi là tín hiệu của làng. Bởi vậy, mỗi lần về quê, tôi đều lên đồi để ngắm hai cây phong. Trong cảm nhận của tôi thì cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chứa chan những lời ca êm dịu, nó mang tình cảm và tính cách của con người. Cứ mỗi lần nghỉ hè chúng tôi đều rủ nhau lên những cành cao ngất bắt chim và phóng tầm mắt ra xa để quan sát thế giới xung quanh. Chuồng ngựa của nông trang, dải thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, những miền đất bí ẩn,.......Và tưởng nhớ về người đã trồng hai cây phong.

  • Bố cục: 

Đoạn 1: (Từ đầu đến “ai cũng nhìn rõ”): Giới thiệu về làng Ku-ku-rêu và hai cây phong

Đoạn 2: (tiếp đến “thần xanh”): Cảm nhận của nhân vật tôi về hai cây phong trong trong mỗi lần về thăm quê

Đoạn 3: còn lại: Hai cây phong trong kí ức và tuổi thơ của tác giả.

  • Giá trị nội dung: 

-  Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. 

- Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy- người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp dẫn cho văn bản


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

  • Hình ảnh hai cây phong

- Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngọn hải đăng trên núi

- Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng

⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong

- Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau

- Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.

- Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.

- Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng

⇒ Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên

  • Hình ảnh con người

- Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong

- Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong

- Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê

⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong- là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ

- Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích


SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”.

Lời giải:

Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”:

- Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát

- Có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình

- Có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cảnh lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.

- Có khi nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực khi mưa bão ùa về.

=> Hai cây phong với nhiều cung bậc, trạng thái, được tác giả miêu tả đặc sắc, nhân hóa lên như con người có đầy đủ hơi thở, linh hồn.


Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Có người cho rằng hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này?

Lời giải:

Hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này. Vì có những chi tiết cây phong hiện lên đặc sắc, có suy nghĩ, tình cảm, hành động. Nhân vật “tôi” phải yêu mến hai cây phong lắm mới có thể cảm nhận được những điều sâu thẳm này.


Câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”?

Phương pháp:

Quan sát cách trình bày để trả lời câu hỏi này.

Lời giải:

Hai cây phong có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”:

- Thuở nhỏ, hai cây phong còn là nơi hội tụ của lũ trẻ và nhân vật “tôi”. Dưới gốc cây chúng vui vẻ đùa giỡn, còn trên cao tít cây phong lại mở ra trước mắt chúng một thế giới lung linh huyền ảo như thế giới cổ tích với dải thảo nguyên hoang vu như mất hút trong làn sương mờ đục, những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng mảnh.

- Khi lớn lên, hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Như vậy cây phong là tín hiệu để mỗi đứa con khi về làng định hướng.


Câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Lời giải:

Theo em, thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta cả về vật chất lẫn tinh thần. Thiên nhiên đem lại cho chúng ta sự sống, nguồn lương thực. Thiên nhiên còn giúp ta chống lại những thiên tai, hiểm họa. Thiên nhiên còn làm cho đời sống của mỗi người trở nên trong mát, phong phú hơn.

Vai trò:

  • Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.
  • Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .