Top 6 Bài soạn "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp)" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) hay nhất

6489

"Hê-ra-clet đi tìm táo vàng" là văn bản được trích trong Thần thoại Hy Lạp, tập 2, do Nguyễn Văn Khỏa sưu tầm và biên soạn, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) - mẫu 1

Tóm tắt

Văn bản kể lại hành trình đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét theo lệnh của nhà vua Ơ-ri-xtê. Cây táo vàng vốn của nữ thần đất Gai-a vi đại, được canh giữ bởi con rồng trăm đầu La-đông và ba chị em tiên nữ Nanh-phơ. Trên đường đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách như phải giao đầu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Khi đặt chân đến Ai Cập, Hê-ra-clét còn suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiển tế, chàng tiếp tục chiến đầu để lên đường. Cuối cùng, chàng cũng tới được vùng núi Cô-ca-dơ. Tại đây, chàng đã cứu được thần Prô-mê-tê đang bị thần Dớt trừng phạt. Để trả ơn Hê-ra-clét, thần Prô-mê-tê đã nói cho Hê-ra-clét biết, muốn lấy được táo vàng, phải nhờ thần Át-lát. Vậy là Hê-ra-clét đi tìm thần Át-lát. Thần Át-lát lúc này đang phải khom lưng đỡ bầu trời. Theo lời đề nghị của thần Át-lát, Hê-ra-clét ghé vai gánh giúp bầu trời cho thần Át-lát để thần đi lấy giúp táo vàng. Lấy được táo vàng về, thần Át-lát toan lừa Hê-ra-clét gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clét nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, mang táo vàng trở về.


Chuẩn bị

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Tóm tắt được nội dung bao quát của văn bản (Câu chuyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Có chi tiết thần kì nào?).

Phương pháp giải:

- Đọc hiểu văn bản

- Tìm ý chính, tóm tắt nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

     Văn bản kể lại sự việc Hê-ra-clét đi tìm táo vàng cho nhà vua Ơ–ri–xtê, một ông vua ốm yếu và hèn nhát. Đoạn trích kể về chiến công cuối cùng trong một chuỗi chiến công thần kì của Hê-ra-clét. Các chi tiết thần kì trong bài có thể kể đến như việc Hê-ra-clét chống trời, Hê-ra-clét đánh chết Ăng -tê, chi tiết miêu tả khu vườn trồng cây táo,...

     Tóm tắt bao quát nội dung văn bản:

     Đoạn trích kể về hành trình Hê-ra-clét đi tìm táo vàng, chàng đã trải qua muôn vàn khó khăn hưng chưa một lần bỏ cuộc, mỗi lần đối mặt với một khó khăn nào đó chàng sẽ đều dùng khả năng của mình để giải quyết triệt để, tạo dựng chiến công và huyền thoại của chính mình. Câu truyện không chỉ miêu tả rõ ràng các chi tiết mà còn làm nổi bật tính cách của Hê-ra-clét và các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích.


Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nhân vật chính là ai? Có điểm gì nổi bật?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản

- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tìm ra nhân vật chính.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật chính trong văn bản là: Hê-ra-clét

- Đặc điểm nổi bật của nhân vật:

+ Là con riêng của thần Dớt

+ Trong thần thoại Hy Lạp, He-ra-clét là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác.

+ Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh “sánh tựa thần linh".


Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Câu chuyện gửi gắm thông điệp gi?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Rút ra đánh giá khách quan của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gửi gắm thông điệp về sự dũng cảm, sức mạnh phi thường và tinh thần quyết tâm của con người. Đặc biệt nhân vật đại diện ở đây là Hê-ra-clét, chàng là một người phàm, nhưng lại có sức mạnh sánh ngang thần linh. Qua hình ảnh biểu tượng đó ta cũng có thể thấy được tư duy và suy nghĩ phát triển của người Hi Lạp cổ - sức mạnh của con người là vô hạn, chỉ cần đủ quyết tâm và dũng cảm thì bất kì việc gì cũng đều có thể thực hiện được.


Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

Phương pháp giải:

- Xem lại nội dung và ý nghĩa văn bản.

- Kết nối với kinh nghiệm cá nhân về sự dũng cảm, ý chí, sự kiên cường và tinh thần hiệp nghĩa,...

Lời giải chi tiết:

     Trong cuộc sống, không phân biệt lứa tuổi, mỗi ngày mỗi người chúng ta để phải đưa ra những quyết định cho riêng mình. Đó có thể là quyết định về một việc đơn giản hoặc là những quyết định có thể thay đổi cả cuộc đời, nhưng dù là về bất kì chuyện nào đi chăng nữa thì chũng ta đều cần tới sự dũng cảm khi đưa ra quyết định. Sự dũng cảm không nhất thiết phải là trở thành anh hùng đôi khi dũng cảm chỉ đơn giản là việc bạn dũng cảm là một chuyện gì đó mà trước đây không dám. Bạn đặt ra mục tiêu và không ngừng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đó, đây chính là dũng cảm, ý chí và kiên cường. Qua câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng chũng ta thấy được ở chàng sự dũng cảm và kiên cường của một anh hùng với năng lực vô hạn đáng nể nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải trở thành anh hùng mới có được sự kiên cường và ý chí sắt đá.


Trong khi đọc

Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Chủ ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản

- Chú ý chi tiết

- Liệt kê chi tiết để phân tích và rút ra kết luận

Lời giải chi tiết:

Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

- Khu vườn trồng táo là của thần Hê – ra là một khu vườn rất thâm nghiêm, và gần nơi thần Át–lát đang đội trời.

- Có rồng trăm đầu, không bao giờ ngủ La – đông canh giữ.

- Được 3 chị em tiên nữ Chiều Hôm Ê-xpê-rít trông coi

- Khu vườn không rõ địa điểm ở đâu


Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc hiểu văn bản.

- Tìm chi tiết miêu tả cảnh giao đấu, phân tích và chọn lọc chi tiết đắt giá

Lời giải chi tiết:

     Cuộc chiến giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả vô cùng quyết liệt, logic và hấp dẫn, cuộc chiến tưởng như đã phân rõ thắng bại ngay từ đầu nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, Ăng-tê sống lại đến ba lần, để có thể làm rõ được chân tướng Hê-ra-clét đã phải suy luận và tìm ra cách giải quyết, cuối cùng bằng sự thông minh và tư duy sắc bén của mình Hê-ra-clét đã giết chết được Ăng-tê. Cuộc chiến này không chỉ làm nổi bật sức mạnh của Hê-ra-clét mà hơn thế nữa còn bộc lộ được trí thông minh và tài năng suy luận của chàng.


Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Chú ý hình ảnh mang tính biểu tượng: "Prô-mê-tê bị xiềng"

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản.

- Liên tưởng hình ảnh Prô-mê-tê bị xiềng với nguyên nhân của tình huống.

- Lí giải và tìm ra ý nghĩa biểu tượng thông qua chi tiết.

Lời giải chi tiết:

     Hình ảnh Prô-mê-tê bị xiềng cho ta thấy được một sức mạnh, một sự hiên ngang, một niềm tin, một ý chí chiến đấu không đầu hàng của người anh hùng Prômêtê dẫu bị xiềng xích bị diều hâu hằng ngày đến moi gan, chịu bao nhiêu là cực hình của Dớt nhưng vẫn không chịu khuất phục trước sức mạnh đầy đe dọa đó.


Câu 4 (trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Chú ý chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thắn Át-lát.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Trả lời các câu hỏi gợi mở: Hê-ra-clét có khỏe không? Bầu trời có nặng không? Phải có sức khỏe lớn tới mức nào mới có thể đỡ được bầu trời? Ai là người giúp đỡ cho Hê-ra-clét?

Lời giải chi tiết:

     Ngay khi ghé vai vào chống đỡ bầu trời Hê-ra-clét đã cảm nhận được một sức nặng chưa từng có. Đối với một con người khỏe mạnh như chàng mà còn đổ mồ hôi, loạng choạng đã đủ cho thấy sức nặng của bầu trời khủng khiếp ra sao. Việc này cũng đồng nghĩa cho thấy sức khỏe và sức bền của Át-lát là vô cùng đáng nể. Cũng qua chi tiết này, chúng ta thấy được tình yêu thương chân thành mà A-tê-na dành cho người con trai yêu quý của thần Dớt. 


Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Tìm ra chi tiết nói về cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát. Đưa ra nhận xét khách quan.

Lời giải chi tiết:

     Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát không đơn thuần là cuộc đấu trí mà nó còn làm nổi bật lên sự nhanh nhẹn trong tư duy của Hê-ra-clét và gián tiếp nói ra mong muốn thầm kín của Át-lát.


Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Tại sao trong môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là Át-lát?

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản

- Tìm hiểu xuất thân và hình ảnh tượng trung cho thần Át-lát

- Liên hệ với cuộc sống hiện nay.

Lời giải chi tiết:

     Át-lát là con của dòng dõi Ti-tăng, một dòng dõi Ti-tăng con của U-ra-nốt và người mẹ đất Gai-a. Trong thần thoại Hi Lạp nhắc đến là nhắc đến một vị thần dùng sức bản thân chống đỡ cả bầu trời, Thời cổ đại người ta tạc tượng vị thần này là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầu đè nặng trên vai. Vì lẽ đó cho nên sau này nhiều nước trên thế giới đã đặt tên cho những cuốn sách in sách bản đồ, địa lý nước này nước khác, từ đó mở rộng ra cả những cuốn sách khoa học địa lý.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gồm bốn phần, mỗi phần kể về sự kiện gì? Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách nào nữa?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm

- Tóm tắt từng đoạn

- Đọc hiểu nội dung

Lời giải chi tiết:

- Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có 4 phần, mỗi phần kế lại các sự việc:

Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.

Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.

Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.

Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo.

     Các đoạn tóm lược còn cho biết Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách: Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiển tế.


Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Em hiểu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Hiểu định nghĩa về chi tiết hoang đường

- Liên hệ thời gian không gian trong truyện với xã hội, hoàn cảnh sống của con người thời bấy giờ

Lời giải chi tiết:

- Những nhân vật hoang đường:

+ Thần đất

+ Rồng trăm đầu

+Thần chiến tranh

+ Thần biển

+ Gã khổng lồ Ăng-tê

+ Thần Prô-mê-tê

+ Thần Át-lát

- Những chi tiết hoang đường:

+ Gã khống lõ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh

+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được

+ Thần Át-lát có thế đỡ cả bầu trời

+ Hê-ra-clét cũng có thể đỡ được bầu trời như thân Át-lát

- Ý nghĩa của các chi tiết hoang đưng, tưởng tượng:

     Làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn; tăng thêm sức mạnh của nhân vật đồng thời tăng tính thử thách cho người anh hùng, từ đó góp phần tô đậm thêm chiến công vẻ vang của người anh hùng Hê-ra-clét.


Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm để nắm bắt nội dung của tác phẩm

- Chú ý đến những lời nói, hành động, hoàn cảnh để hiểu về nhân vật

Lời giải chi tiết: 

     Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

- Năng lực phi thường thế hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.

- Trí tuệ của Hê-ra-clét thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.

- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét được thể hiện roc nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiển đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.


Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung văn bản

- Liên tưởng cuộc sống, hoàn cảnh sống của người cổ dại để suy luận về tư tưởng của họ.

Lời giải cụ thể:

- Thông qua nhân vật Prô-mê-tê, đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa, tất cả đều được lí giải bằng những tư duy hồn nhiên và ngây thơ.

- Ngày nay, câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi diễn biến thần kì trong từng thử thách dành cho nhân vật, bên cạnh đó còn có những yếu tố kì ảo đậm nét. Và tất cả chúng đều khắc họa hình ảnh nhân vật người anh hùng với sự hội tự của sự dũng cảm, kiên trì, quyết tâm, thông minh và trái tim nhân hậu.


Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản

- Phân tích những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm thông qua đặc trưng và ý nghĩa

- Đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên cảm nhận khách quan.

Lời giải chi tiết:

     Chi tiết Hê-ra-clét đấu trí với thần Át-lát khiển em vô cùng ấn tượng. Sự nhanh trí của Hê-ra-clét đã tạo ra một bước ngoặt trong diễn biến, khiến người đọc ai cũng phải bất ngờ. Một anh hùng có trái tim nhân hậu nhưng vô cùng thông minh và thẳng thắn.


Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Có một số câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp về sau trở thành điển tích văn học hoặc biểu tượng văn hoá. Trong đoạn trích này có câu chuyện nào như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản

- Xem xét vấn đề qua các yếu tố như thời đại, hoàn cảnh

- Liên hệ đến ngày nay

Lời giải chi tiết: 

- Câu chuyện thần Át-lát đỡ bầu trời đã thành biểu tượng văn hóa của loài người. Bức tượng người đàn ông lực lưỡng một chân quỳ xuống đất, hai tay đỡ bầu trời trên vai được tạo tạc và xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

- Thần Prô-mê-tê cũng là một biểu tượng văn hóa, đại diện cho bình minh của nền văn minh loài người: Đã tạo ra loài người đầu tiên bằng đất sét và giúp loài người rất nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) - mẫu 2

I. Tác giả văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

- Thần thoại Hy Lạp không có tác giả cụ thể, đó là những chuyện kể được dân gian truyền miệng và ghi chép lại cho đến ngày nay.

II. Tìm hiểu tác phẩm Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

  1. Thể loại: Thần thoại
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích Hê-ra-clet đi tìm táo vàng được trích từ thần thoại Hy Lạp.
  3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
  4. Người kể chuyện: Người kể chuyện ngôi thứ 3
  5. Tóm tắt:

Tác phẩm kể về hành trình Hê-ra-clet đi tìm quả táo vàng. Công cuộc tìm kiếm quả táo vàng của chàng vô cùng khó khăn, chàng đã trải qua hàng loạt những khó khăn thử thách. Trên đường đi, chàng phải chiến đấu với cha con thần chiến tranh A-ret, nhờ sự giúp đỡ của thần biển Nê - rê, chiến đấu với gã thần biển độc ác An-tê. Với sự dũng cảm của mình, chàng đã cứu được thần Pro-me-te bị xiềng bởi thần Dớt. Nhờ sự giúp đỡ của thần Pro-me-te, chàng đã đã biết cách lấy quả táo vàng là phải nhờ thần A-lat. Hê-ra-clet giúp thần A-lat chống đỡ bầu trời và thần A-lat lấy quả táo vàng giúp Hê-ra-clet. Lấy được táo vàng về, thần Át-lát toan lừa Hê-ra-clet gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clet nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, mang táo vàng trở về.


6. Bố cục

Phần 1: Nguồn gốc và đặc điểm của cây táo vàng

Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.

Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê

Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời để cho thần đi lấy táo.


7. Giá trị nội dung:

- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, quật cường, mưu trí của Hê-ra-clet

- Thể hiện tư duy phát triển của con người Hy Lạp


8. Giá trị nghệ thuật:

- Cốt truyện chất phác, ngây thơ, thể hiện tư duy sâu sắc của người cổ đại

- Các chi tiết kì ảo hoang đường sử dụng phong phú

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chi tiết, sâu sắc


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

  • Nguồn gốc và đặc điểm của cây táo vàng

Nguồn gốc

- Ban đầu cây táo vàng có quả vàng vốn là của thần Đất Gai-a vĩ đại, mẹ của muôn loài

- Sau đó Gai-a đã đem cây táo vàng này tặng cho nữ thần Hê-ra nhân ngày nữ thần Hê-ra kết hôn với đấng phụ vương Dớt.

- Hê-ra mang cây táo vàng về trồng trong một khu vườn của mình, khu vườn này rất thâm nghiêm và cách nơi thần Át- lát đang giơ vai đội trời không xa.

- Hê-ra đã giao khu vườn cho con rồng La-đông và ba tiên nữ Nanh-phơ canh giữ để ngăn ngừa người lạ xâm nhập

=> Khu vườn được trông nom rất cẩn thận, nghiêm ngặt, khó có thể vào được.

  • Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê

Cuộc chiến vô cùng quyết liệt

Lần thứ nhất

- Ba lần quật Ăng-tê xuống đất tưởng đã chết nhưng thoáng cái hắn lại bật dậy

=> Không thể hạ gục được Ăng-tê vì hắn được thần Đất Mẹ Gai-a tiếp sức

Lần thứ hai

- Tìm được điểm mạnh của Ăng-tê và tiêu diệt chúng

- Lừa một miếng sơ hở, nhấc bổng chân khỏi mặt đất rồi xoay ngược đầu xuống dưới đất

- Ăng-tê lần này chết hẳn

=> Hera-clet là chàng trai thông minh, mưu trí, và có sức mạnh phi thường

  • Giải cứu thần Prô-mê-tê

- Chàng chứng kiến cảnh thần Dớt trừng phạt Prô-mê-tê đã động lòng thương xót, chiến đấu dũng cảm với đại bàng để giải cứu

- Prô-mê-tê bị thần Dớt sai lũ tay sai đóng đanh xiềng vào núi đá, sai đại bàng hàng ngày đến mổ bụng ăn gan, nhưng buồng gan đó là bất tử

- Chàng leo lên đỉnh núi, giương cung, buông dây, đại bàng ngã xuống đất và cởi trói cho Prô-mê-tê

- Để đèn ơn cứu mạng, Prô-mê-tê cho biết là Hê-ra-clet không thể tự mình hái được táo vàng mà phải nhờ thần Át-lát mới xong

=> Hê-ra-clet là người anh hùng có trái tim nhân hậu, không thể ngó lơ trước sự đày đọa, đau khổ của người khác

  • Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời một lát để cho thần đi lấy táo.

- Hê-ra-clet nhận lời đề nghị giơ vai gánh giúp bầu trời để thần Át-lat đi lấy táo vàng giúp

=> Việc làm rất nặng nhọc đối với người khỏe mạnh như chàng “ loạng choạng”, “ mồ hôi vã như tắm”

- Lấy được táo vàng về, thần Át-lat định lừa chàng gánh luôn cả bầu trời mãi mãi

- Hê-ra-clet nhận ra ý đồ xấu xa, đen tối nên đã nhanh trí thoát khỏi bẫy

- Trả lại gánh nặng bầu trời cho thần Át-lat và đem ba quả táo vàng trở về Mi-xen

=> Sự mưu trí, nhanh nhẹn, sức mạnh phi thường

Kết luận: Ý chí đấu tranh giành lại công bằng, sự quyết tâm, kiên định vượt lên trên tất cả những khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu cuối cùng.


Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Tóm tắt: Câu chuyện kể về hành trình Hê-ra-clét đi tìm táo vàng cho nhà vua Ơ-ri-xtê, một ông vua ốm yếu và hèn nhát. Chàng đã trải qua muôn vàn khó khăn: chiến đấu với thần Ăng-tê, giải cứu thần Prô-mê-tê, đánh lừa được thần Át-lát và lấy quả táo vàng. Những chi tiết hoang đường:

+ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất không chết mà được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh.

+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được.

+ Thần Át-lát, Hê-ra-clét đỡ được cả bầu trời.

- Nhân vật chính: Hê-ra-clét (là con của thần Dớt; trong thần thoại Hy Lạp, Hê-ra-clét là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác; Chàng là thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh "sánh tựa thần linh".)

- Thông điệp: Câu chuyện gửi gắm thông điệp về sự dũng cảm, ý chí nghị lựa và trí thông minh của con người.

- Liên hệ: Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách bất ngờ, khi đó hãy dùng trí tuệ, lòng dũng cảm và ý chí nghị lực của bản thân để vượt qua.

 

Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” kể về hành trình đi tìm những quả táo vàng – chiến công thần kì cuối cùng của Hê-ra-clet

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Khu vườn có một con rồng tên là La-đông canh giữ, một con rồng có tới một trăm cái đầu.


Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clet với Ăng-tê diễn ra vô cùng quyết liệt. Ba lần Hê quật Ăng-tê ngã xuống đất, tưởng Ăng-tê chết hẳn thế mà chỉ thoáng một cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao đấu với Hê-ra-clet


Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Thần Dớt cho lũ tay sai đao phủ đóng đanh xiềng Prô-mê-tê vào núi đá. Thần Dớt còn sai một con đại bàng mỏ quắm, móng nhọn, ngày ngày tới mổ bụng ăn gan Prô-mê-tê.


Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Hê-ra-clet nhận lời, ghé vai vào giơ lưng ra chống đỡ bầu trời. Một sức mạnh ghê gớm chưa từng thấy, đè lên vai và lưng người con trai của thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra.


Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Cho thấy Hê-ra-clet là một người thông minh, nhanh nhẹn


Câu 6 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

Hình ảnh thần Át-lát giơ vai chống đỡ bầu trời


* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.

- Phần 2: Cuộc chiến đấu giữa Hê-ra-clét và Ăng-tê.

- Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.

- Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo, và cuộc đấu trí với thần để dành được táo.

Các đoạn trích tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách: giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiến tế.


Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Những chi tiết hoang đường:

+ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất không chết mà được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh.

+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được.

+ Thần Át-lát, Hê-ra-clét đỡ được cả bầu trời.

- Tác dụng

+ Làm tăng tính chất của truyện thần thoại

+ Câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn

+ Làm nổi bật sức mạnh siêu nhiên của các vị thần


Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Nhân vật Hê-ra-clet là người dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực

+ Dũng cảm: giao đấu với Ăng-tê, giương cung bắn đại bàng giải phóng cho Pro-mê-tê.

+ Thông minh: lấy được quả táo vàng và khiến thần Át-lát mắc lừa

+ Nghị lực: vượt qua bao khó khăn, thử thách nhưng chưa từng nản chí.


Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa và lí giải tại sao bầu trời được chống đỡ.

- Ngày nay, câu chuyện vẫn còn sức hấp dẫn vì nó đưa ra những thông điệp ý nghĩa về lòng dũng cảm, sự kiên trì và trí tuệ của loài người.


Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Chi tiết Hê-ra-clet giương cung bắn đại bàng, chặt tung xiềng xích giải phóng cho Prô-mê-tê. Hê-ra-clet trong tư thế mạnh mẽ, ý chí quyết tâm đã cứu được vị thần ân nhân của loài người. Hành động đó xuất phát từ lòng dũng cảm và trái tim nhân hậu của chàng.


Câu 6 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Thần Prô-mê-tê cũng là một biểu tượng văn hóa, đại diện cho bình minh của nền văn minh loài người: Đã tạo ra loài người đầu tiên bằng đất sét và giúp loài người rất nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) - mẫu 3

Kiến thức Ngữ văn

1. Thần thoại và sử thi

- Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, những nhân vật sáng tạo ra thế giới… phản ánh cách nhận thức, lí giải của con người nguyên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

- Sử thi là tác phẩm tự sự có quy mô cỡ lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng hình tượng hào hùng, kì vĩ về người anh hùng, những sự việc có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống tinh thần của dân cư thời cổ đại.


2. Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có thể được chia làm ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nước. Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể.

- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, gồm thiên nhiên, xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử của cộng đồng dân tộc.

- Cốt truyện: Chuỗi sự kiện được sắp xếp theo một trình tự, cái này tiếp cái kia, xô đẩy buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
- Nhân vật thần trong thần thoại có ngoại hình và hành động phi thường, khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật anh hùng trong sử thi có tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến tranh…

- Trong thần thoại và sử thi, lời của người kể chuyện là người thuật lại câu chuyện.


3. Sửa lỗi dùng từ

- Để giao tiếp có hiệu quả, người nói hoặc người viết phải dùng từ đúng, dùng từ hay.

- Để dùng từ đúng, hay cần khắc phục lỗi sau:

  • Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả của các từ lẫn lộn các âm gần nhau.
  • Dùng từ không đúng nghĩa do người sử dụng không nắm vững nghĩa của từ.

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

1. Chuẩn bị

- Tóm tắt nội dung văn bản:

Thử thách cuối cùng mà Ơ-ri-xtê giao cho Hê-ra-clét là phải đoạt được quả táo vàng của những tiên nữ E-xpê-rít. Cây táo vàng vốn của nữ thần đất Gai-a, được đem tặng cho Hê-ra nhân ngày nữ thần này kết hôn với đấng phu vương Dớt. Cây táo được canh giữ bởi con rồng trăm đầu La-đông và ba chị em tiên nữ Nanh-phơ. Trên đường đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách. Chàng phải giao chiến với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Khi đặt chân đến Ai Cập, Hê-ra-clét còn suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế, nhưng chàng vẫn tiếp tục chiến đầu để lên đường. Cuối cùng, Hê-ra-clét đã tới được vùng núi Cô-ca-doơ. Tại đây, chàng lập được chiến công hiển hách - cứu được thần Prô-mê-tê. Để trả ơn Hê-ra-clét, thần Prô-mê-tê đã nói cho Hê-ra-clét biết, muốn lấy được táo vàng, phải nhờ thần At-lát. Hê-ra-clét tới xứ sở của chị em E-xpê-rít, gặp được thần Át-lát. Lúc này, thần đang phải khom lưng giơ vai chống đỡ bầu trời - hình phạt của Dớt vì xưa kia vị thần này đã đứng về phía Ti-tăng chống lại thần Dớt. Theo lời đề nghị của thần Át-lát, Hê-ra-clét ghé vai gánh giúp bầu trời cho thần Át-lát để thần đi lấy giúp táo vàng. Khi trở về, thần Át-lát định lừa Hê-ra-clét gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clét nhanh trí đã nhận ra, nghĩ kế để thoát khỏi cái bẫy và mang táo vàng trở về.

- Nhân vật chính: Hê-ra-clét. Điểm nổi bật: Con riêng của thần Dớt, có sức mạnh và tài năng phi thường.

- Thông điệp: Lòng dũng cảm, tinh thần quyết tâm là vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người.


2. Đọc hiểu

Câu 1. Chú ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng.

- Một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời.

- Khu vườn được canh giữ bởi một con rồng tên là La-đông có tới một trăm cái đầu, không lúc nào ngủ.

- Được ba chị em tiên nữ E-xpê-rít trong coi.


Câu 2. Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?

Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê diễn ra vô cùng quyết liệt, hấp dẫn:

  • Ba lần Hê-ra-clét quật ngã Ăng-tê xuống đất, tưởng Ăng-tê chết mà chỉ thoáng một cái, hắn lại bật dậy, tiếp tục chiến đấu.
  • Hê-ra-clét đã tìm ra được điểm mạnh của Ăng-tê, khắc phục nó và chiến thắng.

Câu 3. Chú ý hình ảnh mang tính biểu tượng “Prô-mê-tê bị xiềng”.

Ý nghĩa: Sức mạnh phi thường, sự hiên ngang và ý chí của người anh hùng Prô-mê-tê.


Câu 4. Chú ý chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát.

Khi ghé vai vào chống đỡ bầu trời Hê-ra-clét đã cảm nhận được một sức nặng ghê gớm. Khỏe mạnh như chàng mà cũng còn loạng choạng, mồ hôi như tắm. Việc này cũng đồng nghĩa cho thấy sức khỏe và sức bền của Át-lát là vô cùng đáng nể. Cũng qua chi tiết này, chúng ta thấy được tình yêu thương chân thành mà A-tê-na dành cho người con trai yêu quý của thần Dớt.


Câu 5. Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?

Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát đã cho thấy trí tuệ của Hê-ra-clét, và gián tiếp nói ra mong muốn của Át-lát.


Câu 6. Từ hình ảnh nào trong đoạn trích mà ở môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là Át-lát?

Hình ảnh: Át-lát khom lưng, giơ vai chống đội bầu trời.


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Mỗi phần trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng kể về sự việc gì? Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách nào nữa?

- Mỗi phần trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng kể về sự việc:

  • Phần 1: Kể về nguồn gốc của cây táo vàng
  • Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với Ăng-tê
  • Phần 3: Giải cứu Prô-mê-tê
  • Phần 4: Hê-ra-clét gặp thần Át-lát để nhờ lấy táo vàng.

- Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách: giao chiến với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế.


Câu 2. Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Em hiểu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy như thế nào?

- Chi tiết hoang đường, tưởng tượng:

  • Ba lần Hê-ra-clét quật ngã Ăng-tê xuống đất, tưởng Ăng-tê chết mà chỉ thoáng một cái, hắn lại bật dậy, tiếp tục chiến đấu.
  • Buồng gan của Prô- mê-tê bất tử: ban ngày bị con đại bàng ăn, ban đêm lại mọc lại được.
  • Thần Át-lát khom lưng, giơ vai chống đội bầu trời.
  • Hê-ra-clét thay Át-lát chống đội bầu trời.

- Ý nghĩa: Sức mạnh phi thường, sự bất tử của các vị thần. Từ đó câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị hơn.


Câu 3. Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.

- Hê-ra-clét có sức mạnh phi thường, ý chí nghị lực, mưu trí hơn người và trái tim nhân hậu.

- Phân tích:

  • Sức mạnh phi thường thể hiện ở việc đánh nhau với tên khổng lồ Ăng-tê, chống đội bầu trời.
  • Ý chí, nghị lực: Hành trình đằng đẵng mà Hê-ra-clét trải qua rất nhiều thử thách như giao chiến với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế… nhưng chàng không bỏ cuộc.
  • Mưu trí hơn người: Phát hiện ra âm mưu của Át-lát và tương kế tựu kế để có thể trở về.
  • Trái tim nhân hậu: Giải thoát cho thần Prô-mê-tê

Câu 4. Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?


Câu 5. Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.


Câu 6. Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích về các điển tích: Ăng-ghê và Đất Mẹ, Prô-mê-tê bị xiềng

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) - mẫu 4

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Tóm tắt được nội dung bao quát của văn bản (Câu chuyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Có chi tiết thần kì nào?).

Lời giải 

Tóm tắt: văn bản kể về hành trình đi tìm cây táo vàng của Hê-ra-clet cho nhà vua Ơ-ri-xte. Trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách về điều kiện thiên nhiên, chống chọi với các vị thần, Hê-ra-clet đã giành lấy chiến thắng ngoạn mục.

Chi tiết thần kì: khu vườn táo vàng, Hê-ra-clet đánh chết gã khổng lồ Ăng-tê, giải cứu thần Pro-mê-tê và chi tiết Hê-ra-clet chống đỡ bầu trời.


Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Nhân vật chính là ai? Có điểm gì nổi bật?

Lời giải 

- Nhân vật chính: Hê-ra-clet.

- Đặc điểm nổi bật:

+ Con riêng của thần Dớt.

+ Bị nữ thần Hê-ra (vợ thần Dớt) luôn bị thù ghét.

+ Hê-ra-clet có sức mạnh cao cường, không sợ nguy hiểm, có những chiến công thắng lợi và kì tích. He-ra-clet đại diện cho kiểu nhân vật anh hùng trong thần thoại.


Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Câu chuyện gửi gắm thông điệp gi?

Lời giải 

Câu chuyện gửi gắm thông điệp về lòng dũng cảm, tinh thần quyết tâm bất khuất của con người. He-ra-clet là một người trần, nhưng có sức mạnh vượt trội hơn người. Anh là đại diện cho kiểu người anh hùng trong các câu chuyện thần thoại mà chúng ta thường đọc. Người viết muốn chỉ ra rằng, dù chúng ta là người phàm hay là thần, chỉ cần có lòng quyết tâm, sự dũng cảm thì mọi khó khăn, cách trở đều có thể vượt qua.


Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

Lời giải 

Liên hệ:

Chúng ta cứ mải mê suy nghĩ rằng, phải là thần thì mới có sức mạnh to lớn đến như thế, hay phải là anh hùng thì mới có đủ sự quyết tâm và lòng dũng cảm. Sự thật không phải là thế. Chỉ cần chúng ta luôn có trong mình lòng can đảm, dám vượt qua khó khăn, không chùn bước thì chúng ta đã là một anh hùng. Chúng ta phân biệt được đâu là đúng là sai, chuyện tốt và chuyện xấu; dưa ra sự lựa chọn giữa cái này với cái kia, đôi khi ảnh hưởng quan trọng đến bản thân; song, khi chúng ta tự mình có sự lựa chọn để đưa ra quyết định, đã là một sự dũng cảm vô cùng lớn. Đặt ra mục tiêu và hoàn thành nó, đấy chính là sự quyết tâm. Cuộc sống luôn cứ phát triển, con người cũng thế. Chúng ta không thể cứ đứng dậm chân tại một chỗ mà luôn luôn phải tiến về phía trước. Muốn vậy, một ý chí cao, một tinh thần thép, một sự quyết tâm lớn, và lòng dũng cảm dám đi; tôi nghĩ, chúng ta đều sẽ thành công, có trong mình bài học và kinh nghiệm đáng giá.

     

Đọc hiểu bài Hê - ra- clet đi tìm táo vàng

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Chủ ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng.

Lời giải

Đặc điểm đặc biệt:

- Khu vườn có cây táo vàng là của nữ thần Hê-ra.

- Khu vườn thâm nghiêm, cách không xa thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời.

- Có con rồng canh giữ. Con rồng không bao giờ ngủ.

- Ngoài con rồng, còn có 3 chị em tiên trông coi.

- Không ai biết vườn tào này ở đâu.


Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?

Lời giải 

Cuộc giao đấu diễn ra vô cùng quyết liệt. 

Cụ thể: Ba lần He-ra-clet quật Ăng-tê ngã xuống đất, tướng Ăng-tê chết hẳn thế mà chỉ thoáng một cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao đấu với Hê-ra-clet. Tìm được điểm mạnh của Ăng-tê chính là lá bùa hộ mệnh của Ăng-tê, Hê-ra-clet đã lừa một miếng sơ hở, gồng mình nhấc bổng Ăng-tê lên cho chân lìa khỏi mặt đất rồi xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Kết quả là Ăng-tê chết, không có cách nào cứu vãn được.   

 

Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì?

Lời giải 

Hình ảnh mang tính biểu tượng có ý nghĩa: không chịu khuất phục trước những khó khăn. Dẫu hiểm nguy, gian khổ, phải chịu nhiều đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, thì không được đầu hàng, không được khuất phục trước những thế lực xấu xa


Câu 4 (trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Chú ý chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thắn Át-lát.

Lời giải 

Chi tiết này cho thấy, Hê-ra-clet là người có sức mạnh đáng kinh ngạc. Khi nhận lời giơ lưng ra chống đỡ bầu trời, một người phàm như He-ra-clet tuy có loạng choạng nhưng sau đó lấy lại phong độ, một mình đỡ. Chúng ta biết là bầu trời mệnh mông, rộng lớn như thế nào, vậy mà một người phàm lại có thể nâng đỡ được. Điều đó chứng tỏ, sức mạnh Hê-ra-clet quá đỗi phi thường. Từ đó cũng thấy được sức mạnh của Át-lát khi đây là công việc của anh. Đồng thời là tình bạn của hai người.


Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?

Lời giải 

Cuộc đấu trí làm nổi bật sự phản xạ nhanh, hiểu vấn đề nhanh hcongs trong tư duy của Hê-ra-clet. Là một người thông minh.

Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Tại sao trong môn Địa lí, các tập bản đó được gọi là Át-lát?

Lời giải

Theo em, bởi vì Át-lát là người có nhiệm vụ chống đỡ cả bầu trời. Mà chúng ta biết rằng, bản đồ địa lí như bầu trời thu nhỏ vậy. Có lẽ thế mà người ta gọi tập bản đồ Địa lí là Át-lát, chính là bởi nguyên do trong câu chuyện thần thoại.


Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gồm bốn phần, mỗi phần kể về sự kiện gì? Các đoạn tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách nào nữa?

Lời giải 

Nội dung mỗi phần:

- Phần 1: sơ lược về những quả táo vàng: nguồn gốc và đặc điểm.

- Phần 2: cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clet và Ăng-tê.

- Phần 3: hành trình Hê-ra-clet giải phóng cho Pro-mê-tê.

- Phần 4: gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời để Át-lát lấy quả táo vàng.

Ngoài các phần, các đoạn tóm tắt nội dung lược trích còn có: giao đấu với hai cha con thần Chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển, lên tận miền cực Bắc, băng qua vùng sa mạc, đến Ai Cập chiến đấu với những kẻ bắt anh làm vật hiến tế.


Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. Em hiểu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy như thế nào?

Lời giải 

Những chi tiết hoang đường:

- Cây táo vàng của nữ thần Hê-ra.

- Khi giao đấu với Ăng tê, bị Hê-ra-clet quật ngã tưởng chừng chết nhưng được thần đất tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục vực dậy.

- Buồng gan của thần Pro-te-me ban ngày bị con ác diều hâu ăn đi, ban đêm mọc lại nguyên vẹn.

- Thần Át-lát một mình chống đỡ cả bầu trời, Hê-ra-clet cũng có thể làm được điều đó.

Ý nghĩa: khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì, cho thấy được sức mạnh của mỗi nhân vật, và sau mỗi lần vượt qua, sự nể phục của bạn đọc dành cho Hê-ra-clet lại nhiều hơn.


Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.

Lời giải 

Hê-ra-clet là người anh hùng hội tụ cả sức lẫn trí, là người có quyết tâm cao và lòng yêu thương.

Biểu hiện:

- Khi đối mặt với những thử thách trên đường đi tìm cây táo vàng, giao đấu với thần Ăng-tê, giải phóng thần Pro-mê-tê, chống đỡ bầu trời giúp thần Át-lat, nhân vật chính hiện lên đều phi thường. anh vượt qua hết tất cả, giành lấy sự chiến thắng, mặc dù đó là mối quan hệ giữa người với thần. Điều đó không làm ảnh hưởng đến Hê-raclet. Tuy chỉ là người phàm, sức mạnh anh có thể ví tựa như thần, thậm chí có thể hơn.

- Trong các cuộc đấu sức, có những cuộc đấu trí đầy khôn ngoan. Chính nhờ trí tuệ thông minh, nhanh nhẹn mà anh đã vượt qua một cách nhanh chóng.

- Hê-ra-clet đi qua những vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt đầy thử thách.

- Hê-ra-clet giải phóng thần Pro-mê-tê


Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

Lời giải 

Phản ánh: dựa trên trí tưởng tượng bay bổng, tư duy trong sáng, con người thời cổ đại đã miêu tả một cách chi tiết, lí giải về nguồn gốc đặc điểm của mọi sự vật.

Theo em, câu chuyện vẫn còn sức hấp dẫn. Bởi vì, tuy là nhân vật được xây dựng trên trí tưởng tượng nhưng có tính hợp lí, logic, hơn hết, nội dung câu chuyện mang một ý nghĩa sâu sắc, bài học về sự quyết tâm, lòng dũng cảm…


Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.

Lời giải 

Chi tiết Hê-ra-clet giải cứu thần Pro-mê-tê để lại ấn tượng sâu sắc cho em. Ngẫm tưởng, sau những lần gặp gỡ và tiếp xúc với các vị thần, rất nhiều thần tìm đến Hê-ra-clet chỉ với mục đích xấu, tuy nhiên, khi gặp thần Pro-mê-tê trong hoàn cảnh đau thương ấy, Hê-ra-clet bằng chính trái tim nhân hậu của mình giải cứu Pro-mê-tê.


Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Có một số câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp về sau trở thành điển tích văn học hoặc biểu tượng văn hoá. Trong đoạn trích này có câu chuyện nào như vậy?

Lời giải 

Thần Át-lát, vị thần chống đỡ cả bầu trời, về sau, xuất hiện trên thế giới tượng người đàn ông một chân quỳ xuống đất, hai tay đỡ lấy bầu trời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) - mẫu 5

I. Khái quát tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng

1. Xuất xứ

Văn bản được trích trong Thần thoại Hy Lạp, tập 2, do Nguyễn Văn Khỏa sưu tầm và biên soạn, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986.


2. Thể loại

- Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa, ... phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội

- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành 3 cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên 3 cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.

- Cốt truyện của thần thoại là chuỗi sự kiện được sắp xếp theo một trình tự nhất định, cái này nối tiếp cái kia, xô đẩy nhau, buộc phải giải quyết, sau khi giải quyết hết các mâu thuẫn thì truyện dừng lại.

- Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường.

Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh, chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.


3. Bố cục 

Văn bản Hê-ra-clet đi tìm táo vàng được chia thành 4 phần: 

- Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.

- Phần 2: Cuộc chiến đấu giữa Hê-ra-clét và Ăng-tê.

- Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.

- Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo, và cuộc đấu trí với thần để dành được táo.


4. Tóm tắt văn bản

Văn bản kể lại hành trình đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét theo lệnh của nhà vua Ơ-ri-xtê. Cây táo vàng vốn của nữ thần đất Gai-a vĩ đại, được canh giữ bởi con rồng trăm đầu Lađông và ba chị em tiên nữ Nanh-phơ. Trên đường đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách như phải giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Khi đặt chân đến Ai Cập, Hê-ra-clét còn suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế, chàng tiếp tục chiến đấu để lên đường. Cuối cùng, chàng cũng tới được vùng núi Cô-ca-dơ. Tại đây, chàng đã cứu được thần Prômê-tê đang bị thần Dớt trừng phạt. Để trả ơn Hê-ra-clét, thần Prô-mê-tê đã nói cho Hê-ra-clét biết, muốn lấy được táo vàng, phải nhờ thần At-lát. Vậy là Hê-ra-clét đi tìm thần Át-lát. Thần Átlát lúc này đang phải khom lưng đỡ bầu trời. Theo lời đề nghị của thần Át-lát, Hê-ra-clét ghé vai gánh giúp bầu trời cho thần Át-lát để thần đi lấy giúp táo vàng. Lấy được táo vàng về, thần Át-lát toan lừa Hê-ra-clét gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clét nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, mang táo vàng trở về.


5. Giá trị nội dung

- Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa.

- Khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Hê-ra-clet dũng cảm, tài giỏi, nhanh trí và đầy bản lĩnh, gặp khó khăn vẫn không bỏ cuộc.

- Cho thấy quyết tâm chinh phục mục tiêu của những người anh hùng cổ đại, và có tính liên hệ tới xã hội hiện nay, khuyến khích con người nên nỗ lực, cố gắng để chạm tới mục tiêu.


6. Giá trị nghệ thuật 

- Thể hiện được những đặc điểm của thần thoại như việc xây dựng cốt truyện logic, các sự việc liên quan và móc nối với nhau; cách xây dựng nhân vật anh hùng điển hình.

- Lời văn, ngôn từ phù hợp với thể loại thần thoại, đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật, tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của câu chuyện tới tận ngày nay.

- Hình ảnh, nhân vật được nhắc tới mang tính tượng trưng, thể hiện quan niệm của con người cổ đại về thế giới.


CHUẨN BỊ

Câu hỏi. Tóm tắt được nội dung bao quát của văn bản (Câu chuyện kể lại sự kiện gì?), xảy ra trong bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Có chi tiết thần kì nào?).

Trả lời:

Tóm tắt: Câu chuyện kể về hành trình Hê-ra-clét đi tìm táo vàng cho nhà vua Ơ-ri-xtê, một ông vua ốm yếu và hèn nhát. Chàng đã trải qua muôn vàn khó khăn, đối mặt với khó khăn nào chàng đều dùng khả năng của mình để chống lại, tạo nên chiến công cho mình. Các chi tiết thần kì có trong bài: Hê-ra-clét chống trời, Hê-ra-clét đánh chết Ăng-tê,...


Câu hỏi. Nhân vật chính là ai? Có điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Nhân vật chính: Hê-ra-clét (là con của thần Dớt; trong thần thoại Hy Lạp, Hê-ra-clét là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác; Chàng là thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh "sánh tựa thần linh".)


Câu hỏi. Câu chuyện gửi gắm thông điệp gì?

Trả lời:

Thông điệp: Câu chuyện gửi gắm thông điệp về sự dũng cảm, sức mạnh phi thường và tinh thần đầy quyết tâm của con người.

Câu hỏi. Li

ên hệ, kết nối với kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

Trả lời:

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có một lòng can đảm, dũng cảm và tin vào bản lĩnh của mình. 


ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng?

Trả lời:  Điểm đặc biệt trong vườn táo: một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, có con rồng tên La-đông canh giữ - một con rồng có tới một trăm cái đầu và không lúc nào ngủ, giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi.


Câu 2: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?

Trả lời: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả vô cùng quyết liệt, đầy hấp dẫn, cuộc giao đấu tưởng chừng như sẽ phân được thắng bại ngay từ đầu nhưng lại có những điều không lường trước xảy ra. Ăng-tê có bùa hộ mệnh nên mặc dù bị Hê-ra-clét quật ngã đến ba lần, nhưng vẫn còn sống. Hê-ra-clét đã nhanh trí tìm ra sơ hở rồi nhấc bổng Ăng-tê lên cho lìa khỏi mặt đất rồi chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Kết quả lần này thì Ăng-tê chết thật, "chết không cách gì cứu vãn được"


Câu 3: Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì?

Trả lời: Hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa về một sức mạnh, sự hiên ngang với niềm tin mãnh liệt, chiến đấu quyết không đầu hàng của người anh hùng Prô-mê-tê.


Câu 4: Chú ý chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát.

Trả lời: Chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát: Hê-ra-clét đã cảm nhận được sức nặng đè lên mình. (gân cốt căng ra, loạng choạng, mồ hôi đổ ta như tắm). Nhưng nhờ có sức mạnh tình yêu của A-tê-na tiếp cho chàng, vì vậy mà chàng chống chọi lại được.


Câu 5: Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?

Trả lời: Ý nghĩa: làm nổi bật sự thông minh, nhanh nhẹn trong tư duy của Hê-ra-clét trong cuộc đấu trí với thần Át-lát.


Câu 6: Tại sao trong môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là Át-lát?

Trả lời: Trong môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là Át-lát vì Át-lát là con của dòng dõi Ti-tang, một dòng dõi Ti-tang con của U-ra-cốt và người mẹ Gai-a người mẹ đất và bố bầu trời. Thời cổ đại người ta tạc tượng vị thần này là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầu đè nặng trên vai. Vì lẽ đó cho nên sau này nhiều nước trên thế giới đã đặt tên cho những cuốn sách in sách bản đồ, địa lý nước này nước khác, từ đó mở rộng ra cả những cuốn sách khoa học địa lý 


B. Bài tập và hướng dẫn giải

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gồm bốn phần, mỗi phần kể về sự kiện gì? Các đoạn trích tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách nào nữa?

=> Xem hướng dẫn giải

  • Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.
  • Phần 2: Cuộc chiến đấu giữa Hê-ra-clét và Ăng-tê.
  • Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.
  • Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo, và cuộc đấu trí với thần để dành được táo.
  • Các đoạn trích tóm tắt nội dung lược trích cho biết Hê-ra-clét đã phải trải qua những cuộc thử thách: giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiến tế.

Câu 2: Chỉ ra những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích. EM hiểu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy như thế nào?

Trả lời: Những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích:

  • Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất không chết mà được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh.
  • Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được.
  • Thần Át-lát, Hê-ra-clét đỡ được cả bầu trời.

Những chi tiết ấy có ý nghĩa làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn người đọc. Đồng thời cũng tô đậm rõ nét sức mạnh của nhân vật anh hùng Hê-ra-clét.


Câu 3: Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể.

=> Xem hướng dẫn giải

- Nhân vật Hê-ra-clét trong đoạn trích là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, là người có ý chí, nghị lực.

- Đặc điểm của nhân vật này qua một số biểu hiện cụ thể:

  • Năng lực phi thường: hành trình của Hê-ra-clét đi táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và chàng đều giành được chiến thắng.
  • Trí tuệ thông minh: khi giao đấu với thần Ăng-tê và cuộc đấu trí với thần Át-lát, chàng đã nhận ra những âm mưu và nhanh trí đối phó để dành chiến thắng cho mình.
  • Ý chí nghị lực: hành trình mà chàng trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề nản chí, chùn bước và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

Câu 4: Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

=> Xem hướng dẫn giải

  •  Chiến công của anh hùng Đăm Săn là niềm tự hào, thể hiện lí tưởng, khát vọng của toàn thể cộng đồng. Đồng thời thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh mang tầm vóc sử thi hoành tráng của hình tượng nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong chiến công lẫy lừng. Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Đăm Săn là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng người Ê-đê xa xưa.
  • Những ý nghĩa mà sử thi Đăm Săn mang lại cho đến tận ngày hôm nay vẫn mang những giá trị to lớn về cả mặt tinh thần và gái trị đạo đức, thể hiện hi vọng về cuộc sống của cả một cộng đồng dân tộc, đồng thời tôn vinh chuẩn mực về nhân phẩm của người Ê-đê.

Câu 5: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.

=> Xem hướng dẫn giải

- Chi tiết Hê-ra-clét đấu trí với thần Át-lát khiển em vô cùng ấn tượng. Sự nhanh trí của Hê-ra-clét đã tạo ra một bước ngoặt trong diễn biến, khiến người đọc ai cũng phải bất ngờ. Một anh hùng có trái tim nhân hậu nhưng vô cùng thông minh và thẳng thắn.

- Vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó (hs tự thực hiện)


Câu 6: Có một số câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp về sau trở thành điển tích văn học hoặc biểu tưởng văn hóa. Trong đoạn trích này có câu chuyện nào như vậy?

=> Xem hướng dẫn giải

Thần Prô-mê-tê cũng là một biểu tượng văn hóa, đại diện cho bình minh của nền văn minh loài người: Đã tạo ra loài người đầu tiên bằng đất sét và giúp loài người rất nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) - mẫu 6

1. Thần thoại
Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa.. phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.

2. Thần thoại Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp là di sản văn hóa của người Hy Lạp cổ đại. Thần thoại Hy Lạp là tập hợp của những huyền thoại, truyền thuyết lưu hành trong dân gian, được truyền khẩu qua nhiều thế hệ và được ghi chép lại khi có chữ viết.
Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo..
Đọc thần thoại Hy Lạp, người đọc sẽ được giải đáp các thắc mắc về thế giới theo chiều hướng siêu thực: Ai là người sáng lập nên thế giới? Ai là người xuất hiện đầu tiên? Sau khi rời khỏi trần gian các linh hồn sẽ đi về đâu? Những tập quán, lễ nghi truyền thống của người Hi Lạp được hình thành như thế nào..
Thần thoại Hy Lạp cho chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ, trí tưởng tượng phong phú của người Hy Lạp thời cổ đại. Sức hấp dẫn đặc biệt của thần thoại Hy Lạp đã làm nên sự trường tồn của di sản văn hóa này cho đến tận ngày nay.

3. Tóm tắt văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
Văn bản kể lại hành trình đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét theo lệnh của nhà vua Ơ-ri-xtê. Cây táo vàng vốn của nữ thần đất Gai-a vĩ đại, được canh giữ bởi con rồng trăm đầu La-đông và ba chị em tiên nữ Nanh-phơ. Trên đường đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách như phải giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Khi đặt chân đến Ai Cập, Hê-ra-clét còn suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiến tế, chàng tiếp tục chiến đấu để lên đường. Cuối cùng, chàng cũng tới được vùng núi Cô-ca-dơ. Tại đây, chàng đã cứu được thần Prô-mê-tê đang bị thần Dớt trừng phạt. Để trả ơn Hê-ra-clét, thần Prô-mê-tê đã nói cho Hê-ra-clét biết, muốn lấy được táo vàng, phải nhờ thần At-lát. Vậy là Hê-ra-clét đi tìm thần Át-lát. Thần Át-lát lúc này đang phải khom lưng đỡ bầu trời. Theo lời đề nghị của thần Át-lát, Hê-ra-clét ghé vai gánh giúp bầu trời cho thần Át-lát để thần đi lấy giúp táo vàng. Lấy được táo vàng về, thần Át-lát toan lừa Hê-ra-clét gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clét nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, mang táo vàng trở về.

Trả lời câu hỏi trang 18 – Ngữ văn 10
Trả lời Câu 1 – trang 18 văn 10
- Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có 4 phần, mỗi phần kể lại các sự việc:
Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.
Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.
Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.
Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo.
- Các đoạn tóm lược còn cho biết Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách: Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiến tế.

Trả lời Câu 2 – trang 18 văn 10
- Những chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích:
+ Những nhân vật hoang đường: Thần đất, rồng trăm đầu, thần chiến tranh, thần biển, gã khổng lồ Ăng-tê, thần Prô-mê-tê, thần Át-lát..
+ Những chi tiết hoang đường: Gã khổng lồ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh, lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được, thần Át-lát có thể đỡ cả bầu trời, Hê-ra-clét cũng có thể đỡ được bầu trời như thần Át-lát..
- Ý nghĩa của các chi tiết hoang đường, tưởng tượng: Làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn; tăng thêm thử thách cho người anh hùng, từ đó góp phần tô đậm thêm chiến công vẻ vang của người anh hùng Hê-ra-clét.

Trả lời Câu 3 – trang 18 văn 10
Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.
- Năng lực phi thường thể hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách, chiến đấu với nhiều đối thủ có sức khỏe, năng lực cũng phi thường nhưng chàng đều giành chiến thắng.
- Trí tuệ của Hê-ra-clét thể hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê, nhiều lần không thể hạ gục được Ăng-tê, Hê-ra-clét đã nhanh trí nhận ra điểm mạnh của Ăng-tê là được thần Đất tiếp sức, chàng thay đổi cách đánh và chiến thắng. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, mang táo vàng trở về.
- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét là ý ý của con người dù phải trải qua hành trình đằng đẵng (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.
- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu. Chứng kiến cực hình tàn nhẫn mà thần Dớt trừng phạt thần Prô-mê-tê, Hê-ra-clét động lòng thương xót, chàng đã chiến đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.

Trả lời Câu 4 – trang 18 văn 10
- Thông qua nhân vật Prô-mê-tê, đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa (loài người là do thần Prô-mê-tê tạo ra, lửa cũng là do thần Prô-mê-tê lấy cắp của thần Dớt mang đến cho loài người).
- Ngày nay, câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự li kì trong từng thử thách dành cho nhân vật, bởi những yếu tố kì ảo đậm nét, bởi sự khắc họa hình ảnh nhân vật người anh hùng với sự hội tụ của nhiều vẻ đẹp..

Trả lời Câu 5 – trang 18 văn 10
Chi tiết Hê-ra-clét đấu trí với thần Át – lát khiến em thích thú. Sau nhiều thử thách buộc Hê-ra-clét phải bộc lộ sức khỏe, năng lực và phẩm chất ý chí phi thường, thì thử thách cuối cùng, tuy không đến từ những đối thủ luôn muốn tiêu diệt chàng, nhưng nếu Hê-ra-clét không nhanh trí vượt qua thì suốt đời chàng phải gánh bầu trời cho thần Át-lát. Hê-ra-clét không những nhận ra ý đồ của thần, mà còn nhanh trí tương kế tựu kế "lừa" ngược lại để thần phải chịu thua.

Trả lời Câu 6 – trang 18 văn 10
- Câu chuyện thần Át-lát đỡ bầu trời đã thành biểu tượng văn hóa của loài người. Bức tượng người đàn ông lực lưỡng một chân quỳ xuống đất, hai tay đỡ bầu trời trên vai được tạo tạc và xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
- Thần Prô-mê-tê cũng là một biểu tượng văn hóa, đại diện cho bình minh của nền văn minh loài người: Đã tạo ra loài người đầu tiên bằng đất sét và giúp loài người rất nhiều. Thành tựu lớn nhất của Prô-mê-tê là lấy trộm lửa của thần Dớt đưa cho loài người, từ đó loài người mới có lửa để nấu nướng, sinh hoạt, phát triển nền văn minh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .