Top 6 Bài soạn: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6182

Văn bản" Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” của tác giả Hoàng Tiến Tựu được in trong Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996. Tác phẩm...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” - mẫu 1

Chuẩn bị đọc 1

Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.

Phương pháp giải:

Em có thể tham khảo sách báo, internet hoặc dựa vào hiểu biết của em

Lời giải chi tiết:

- Bài ca dao 1:

Hoa sen nở đẹp trong đầm

Mùi hương tinh khiết âm thầm tỏa bay

Yêu thương vun bón tháng ngày

Nay hoa hé nhụy lòng đầy nao nao


- Bài ca dao 2:

Xin cho sen sắc ngọt ngào

Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi

Tiếng cười luôn thắm trên môi

Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương


- Bài ca dao 3:

Sen ơi giữ lấy tram đường

Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn

Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun

Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh


Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,...) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Phương pháp giải:

Em có thể vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn

Lời giải chi tiết:

- Bức tranh:

- Viết đoạn văn:

     Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng chói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Câu thứ hai…vừa mới nở

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến: “miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất”

- Lí lẽ: “quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí”

+ Bằng chứng: “Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”

- Lí lẽ: “nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen”

+ Bằng chứng: “Từ “lại” được dùng rất đắt”

- Lí lẽ: “một bông hoa sen vừa mới nở”

+ Bằng chứng: “Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị”


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Nhân dân lao động…từ ngàn đời nay

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh hoa sen trong nhiều bài ca dao khác nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam từ ngàn đời nay


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, vẻ đẹp…hôi tanh mùi bùn

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề bàn luận: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao

- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

+ Ý kiến nhỏ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

+ Ý kiến nhỏ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

+ Ý kiến nhỏ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết.

- Ý kiến lớn 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, vẻ đẹp của sen…hôi tanh mùi bùn

Lời giải chi tiết:


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để nắm được mục đích và nội dung chính của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Văn bản được viết ra nhằm mục đích nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

- Nội dung chính của văn bản: Nhấn mạnh, khẳng định tầng nghĩa trực tiếp (miêu tả vẻ đẹp hoa sen) và tầng nghĩa biểu tượng (cách sống thanh cao, giữ vững phẩm giá) của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Theo em, không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được vì sẽ làm xáo trộn mạch lập luận của văn bản, gây khó tiếp nhận cho người đọc. Các ý kiến lớn được sắp xếp theo hai tầng nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao, ý kiến lớn 1 nói về nghĩa tả thực; ý kiến lớn 2 nói về nghĩa tượng trưng cách sắp xếp đi từ tả thực đến tượng trưng là phù hợp với quá trình đọc, giải nghĩa hình ảnh. Các ý kiến nhỏ được sắp xếp theo trình tự bố cục bài ca dao, đi theo mạch triển khai ý của tác giả dân gian.

- Cách sắp xếp trật tự bố cục ý kiến như vậy giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận, nắm bắt lập luận của văn bản, từ đó làm tăng sức thuyết phục của văn bản về hai ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý từ ngữ

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Tác giả nêu nhận xét, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của sen trong bài ca dao

- Sử dụng câu văn khẳng định

- Nêu lên các ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài ca dao và văn bản trên, hãy nêu cảm nhận của em

Lời giải chi tiết:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Từ bao đời nay, nét trong sáng cao đẹp, phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam luôn được ca ngợi. Qua tục ngữ, ca dao ta thấy hiện lên từng nét đẹp của tâm hồn giúp ta hiểu được chân giá trị của con người. Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy nước đọng. Bông sen đơn sơ chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã lúp nào cũng ngan ngát. Hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở trong đầm. Đầm lầy càng u tối, hôi hám thì bông sen càng đẹp đẽ sáng tươi. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của con người Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lí đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” - mẫu 2

Chuẩn bị đọc bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen 

Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.

Lời giải 

Bài 1:

Thân chị như cánh hoa sen,

Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.

Lạy trời cho cả mưa rào,

Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn,

Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!


Bài 2:

Sen ơi giữ lấy tram đường

Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn

Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun

Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh


Bài 3:

Xin cho sen sắc ngọt ngào

Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi

Tiếng cười luôn thắm trên môi

Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương


Bài 4:

Dù cho tình lắm đắng cay
Yêu không oán hận tình vầy tim đau
Thủy chung giữ vẹn sắc màu
Đẹp tươi sen nở, ngẩn đầu ngạo nhân


Bài 5:

Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen
Thài lài mọc cạnh bờ sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài


Câu 2 (trang 59, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,...) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Lời giải 

- Viết đoạn văn:

   Cây sen hiện lên trong bài ca dao một cách chân thực, cụ thể, mang ý nghĩa khái quát. Tác giả giới thiệu sen lộng lẫy, tỏa sáng bằng pháp so sánh “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Để lí giải vì sao sen lại đẹp nhất, người viết miêu tả cụ thể màu sắc, đường nét của sen với những nét đặc trưng. Bông sen của thiên nhiên, tỏa hương vào ngày hè. Đồng thời, qua hình ảnh sen, tác giả muốn hướng tới con người. Qua phép ẩn dụ, sen hóa thành người, bùn sen được hiểu là những phức tạp trong cuộc sống đời thực. Dù gần bùn hôi tanh nhưng sắc hoa vẫn trắng, sắc nhị vẫn vàng, hương thơm ngát, không mờ nhạt. Sánh chiếu với con người, dù khổ cực, nghèo khổ đến đâu, chúng ta vẫn luôn gìn giữ những phẩm chất, đức tính tốt đẹp.


Trải nghiệm cùng bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen 

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Lời giải 

- Ý kiến: miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

- Lí lẽ: quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí.

+ Bằng chứng: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”.

- Lí lẽ: sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen

+ Bằng chứng: Từ “lại” được dùng rất đắt.

- Lí lẽ: một bông hoa sen vừa mới nở

+ Bằng chứng: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị.


Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?

Lời giải 

Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác cũng đều tôn vinh vẻ đẹp của nó, đồng thời, phản ánh những truyền thống tốt đẹp người dân Việt Nam.


Suy ngẫm và phản hồi bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen 

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Lời giải 

- Vấn đề bàn luận: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao

- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

+ Ý kiến nhỏ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

+ Ý kiến nhỏ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

+ Ý kiến nhỏ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

- Ý kiến lớn 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

+ Ý kiến nhỏ 2.1: hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.

+ Ý kiến nhỏ 2.2: phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.


Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

Lời giải

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

  Bằng chứng 1.3: câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc.

+ Lí lẽ 2.1: hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.

+Bằng chứng 2.1: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng

+ Lí lẽ 2.2: phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.

+ Bằng chứng 2.2: đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp.


Câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Lời giải 

- Văn bản được viết ra nhằm mục đích tôn vinh vẻ đẹp của sen – quốc hoa của Việt Nam.

- Nội dung chính của văn bản: được tác giả đưa vào ngay từ lời mở đầu - độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.


Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Lời giải 

- Theo em, không thể thay đổi trật tự ý kiến lớn, ý kiến nhỏ vì đây được sắp xếp theo kết cấu của bài ca dao. Nếu thay đổi, sẽ mất đi ý nghĩa, mất mạch cảm nhận logic.

- Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng giúp người đọc hiểu được nghĩa, trình tự của các thơ một cách tự nhiên, hợp lí.


Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Lời giải 

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

- Người viết sử dụng các ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm của mình ở đầu bài viết.

- Câu văn chủ yếu là câu khẳng định.

- Có đánh giá của bản thân, cảm nghĩ của mình về bài thơ.


Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Lời giải

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh 

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Thông qua bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, em hiểu được những phẩm chất đáng quý của dân tộc mình. Sen trong bài là hình ảnh ẩn dụ cho người dân Việt Nam. Vốn xuất thân từ làng quê lam lũ, cực nhọc; cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng người dân luôn sống theo phương châm “không hổ thẹn với lòng mình”. Đầm càng bẩn, u ám thì sen càng tỏa sáng. Cũng như chúng ta, trong môi trường xã hội rất phức tạp, nếu giữ được những đức tính cao đẹp thì luôn được tỏa sáng. Câu từ nhẹ nhàng, dễ hiểu nhưng thâm thúy. Đó là thông điệp gửi gắm cho tất cả chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải giữ được sự thanh khiết vốn có của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 3
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” - mẫu 3

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Bài ca dao 1:

Xin cho sen sắc ngọt ngào

Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi

Tiếng cười luôn thắm trên môi

Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương

- Bài ca dao 2:

Sen ơi giữ lấy tram đường

Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn

Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun

Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh

- Bài ca dao 3:

Hoa sen nở đẹp trong đầm

Mùi hương tinh khiết âm thầm tỏa bay

Yêu thương vun bón tháng ngày

Nay hoa hé nhụy lòng đầy nao nao


Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Tranh vẽ:

Đoạn văn:

Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.


* Trải nghiệm cùng văn bản

  • Theo dõi: 

Ý kiến: “Tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất”.

Lí lẽ

Bằng chứng

Quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí.

“Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”.

“Nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen”.

“Từ “lại” được dùng rất đắt”, nhấn mạnh sự đa dạng thành phần và màu sắc của sen.

“Một bông hoa sen vừa mới nở”.

“Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị”.

  • Liên hệ: 

Hình ảnh hoa sen trong nhiều bài ca dao khác nhằm phản ánh lẽ sống cao đẹp, lương thiện, trung thực, nhân nghĩa của người Việt Nam từ ngàn đời nay.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào.


Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Vấn đề bàn luận: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.

- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.

+ Ý kiến nhỏ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

+ Ý kiến nhỏ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho vẻ đẹp hoàn hảo của cây sen ở câu thứ nhất.

+ Ý kiến nhỏ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, nhấn mạnh lại vẻ đẹp của hoa sen và chuyển ý để chuẩn bị mở ra câu kết.

- Ý kiến lớn 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian muốn gửi gắm những triết lí sống sâu sắc: Hoa sen đại diện cho con người Việt Nam, đặc biệt là những người lao động tuy sống khổ cực, vất vả nhưng vẫn giữ được cốt cách, tâm hồn lương thiện, cao đẹp.


Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

Ý kiến 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian muốn gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Lí lẽ

Bằng chứng

Lí lẽ

Bằng chứng

Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục.

Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

- Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó.

- “Sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng.

- Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng.

Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

- Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí.

- Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen.

- Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở.

Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài.

Câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết.


Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Văn bản được viết ra nhằm mục đích bình luận về vẻ đẹp của hoa sen.

- Nội dung chính của văn bản: Khẳng định độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí sống sâu xa.


Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Không thể thay đổi trật tự ý kiến lớn, ý kiến nhỏ vì các ý kiến đều dựa trên trật tự của văn bản, nếu thay đổi sẽ khiến nội dung lủng củng và mất đi tính chặt chẽ, logic.

- Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng dẫn dắt người đọc theo dõi các luận điểm một cách hợp lí, mạch lạc, nội dung sẽ dễ hiểu, trau chuốt hơn.


Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Tác giả nêu nhận xét, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc.

- Sử dụng câu văn khẳng định.

- Nêu lên các ý kiến, lí lẽ và đưa ra dẫn chứng để chứng minh.


Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

- Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)

- Quê quán: Thanh Hóa

- Phong cách nghệ thuật: Hồn nhiên, tinh tế, dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Hoàng Tiến Tựu là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian.

- Tác phẩm chính: Văn học học dân gian Việt Nam; Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian; Bình giảng truyện dân gian; Bình giảng ca dao... 


II. Tìm hiểu tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

  • Thể loại: 

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” thuộc thể loại nghị luận văn học

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” được in trong Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996

  • Phương thức biểu đạt:

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” có phương thức biểu đạt là nghị luận

  • Tóm tắt văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” . Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông. Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

  • Bố cục bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”có bố cục gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “nhân dân Việt Nam”: Mở bài giới thiệu bài ca dao

- Phần 2: Tiếp đến “thanh cao, trong sạch”: Phân tích bài ca dao

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả bài viết: Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.

  • Giá trị nội dung: 

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay qua hình ảnh hoa sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, chặt chẽ, sắc bén

- Cách triển khai, phân tích các luận điểm rất khoa học, hợp lí


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

  • Hình ảnh cây sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.

- Đầu tiên, tác giả khẳng định vẻ đẹp tuyệt đối, không gì sánh được của sen: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

-  Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” nhằm nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của sen

- Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”

- Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

  • Hình ảnh cây sen là ẩn dụ cho lẽ sống của người Việt Nam:

- Qua hình ảnh cây sen, bài ca dao nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

- Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen  trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. 

- Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. 

→ Đó chính là cách sống đẹp, cao thượng, dẫu ở trong hoàn cảnh xấu xa, dơ bẩn vẫn giữ vững nhân cách thanh cao. Sống trong sạch là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Chuẩn bị đọc

Câu 1. Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao về hình ảnh hoa sen.

Một số bài ca dao về hình ảnh hoa sen:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái nón đội đầu như thể hoa sen.

*

Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!


Câu 2. Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn..) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao trên đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận. Trước hết, bài ca dao mang ý nghĩa tả thực vẻ đẹp của hoa sen. Mở đầu là câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen” như một lời khẳng định rằng dù có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Tiếp theo, vẻ đẹp của hoa sen được khắc họa qua “lá xanh, bông trắng, nhị vàng”. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” gợi ra hình ảnh những cánh hoa sen xếp thành từng tầng từng lớp. Môi trường sống của hoa sen là ở đầm lầy, có nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Nhưng dù vậy, hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Từ hình ảnh hoa sen để đề cao phẩm chất tốt đẹp của những con người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh.


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

- Ý kiến: Tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen.

- Lí lẽ: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

- Dẫn chứng:

  • Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng” tức là quan sát từ ngoài vào trong rất tự nhiên, hợp lí.
  • Từ “lại” được dùng rất đắt…
  • Từ “chen” nói lên sự…

Câu 2. Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?

Hình ảnh hoa sen thường nói về vẻ đẹp của con người Việt Nam.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.

  • Ý kiến nhỏ 1: Khẳng định vẻ đẹp của hoa sen
  • Ý kiến nhỏ 2: Miêu tả vẻ đẹp cụ thể từng bộ phận
  • Ý kiến nhỏ 3: Nhấn mạnh lại vẻ đẹp của từng bộ phận, chuyển ý

- Ý kiến lớn 2: Bài học về ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách con người.


Câu 2. Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

- Lí lẽ 1: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”; Bằng chứng: “Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định… trở thành tương đối và có tính thuyết phục”

- Lí lẽ 2: “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng”; Bằng chứng: “Từ “lá xanh”… bông hoa sen mới nở”.

- Lí lẽ 3: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”. Bằng chứng: “Bài ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự… vẫn chảy thông, chạy mạnh”

- Lí lẽ 4: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”; Bằng chứng: “Và thế là “sen” hóa thành người… giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch”


Câu 3. Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

  • Mục đích: Bàn luận vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm…”
  • Nội dung chính: Khẳng định giá trị của bài ca dao với ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Câu 4. Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

  • Ý kiến: Không thay đổi.
  • Cách sắp xếp trật tự ý kiến đã hợp lí, làm rõ vấn đề cần bàn luận.

Câu 5. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

  • Văn bản có luận điểm chính, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
  • Các từ ngữ như: Trước hết, Bên cạnh đó…

Câu 6. Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” - mẫu 5

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Trả lời:

- Ý kiến: miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen.

- Lí lẽ: "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"

- Bằng chứng: Từ "lá xanh" qua "bông trắng" đến "nhị vàng"...bông hoa sen mới nở.


Câu hỏi 2: Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?

Trả lời:

Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao có đặc điểm chung là đều phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.


Suy ngẫm phản hồi

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Trả lời:


Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ các ý kiến.

Trả lời:

Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

Ý kiến 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian muốn gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Lí lẽ

Bằng chứng

Lí lẽ

Bằng chứng

Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục.

Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

- Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó.

- “Sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng.

- Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng.

Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

- Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí.

- Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen.

- Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở.

Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài.

Câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết.


Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Trả lời:

- Văn bản được viết ra nhằm mục đích bình luận về vẻ đẹp của hoa sen.

- Nội dung chính của văn bản: Khẳng định độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí sống sâu xa.


Câu 4 (trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Trả lời:

- Không thể thay đổi trật tự ý kiến lớn, ý kiến nhỏ vì các ý kiến đều dựa trên trật tự của văn bản, nếu thay đổi sẽ khiến nội dung lủng củng và mất đi tính chặt chẽ, logic.

- Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng dẫn dắt người đọc theo dõi các luận điểm một cách hợp lí, mạch lạc, nội dung sẽ dễ hiểu, trau chuốt hơn.


Câu 5 (trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Tác giả nêu nhận xét, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc.

- Sử dụng câu văn khẳng định.

- Nêu lên các ý kiến, lí lẽ và đưa ra dẫn chứng để chứng minh.


Câu 6 (trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Trả lời:

Không biết ca dao xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo đã nên giá trị muôn đời. Hình ảnh hoa sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn. Người dân lao động thì lại giống như những bông sen thanh khiết kia, luôn giữ được tâm hồn cao đẹp, lương thiện dù cho cuộc sống có khổ cực, khó khăn đến mức độ nào. Với bức tranh tuyệt mỹ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” - mẫu 6

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen. 

Trả lời: 

- Bài ca dao 1:

Dù cho tình lắm đắng cay

Yêu không oán hận tình vầy tim đau

Thủy chung giữ vẹn sắc màu

Đẹp tươi sen nở, ngẩn đầu ngạo nhân.

- Bài ca dao 2:

Hoa sen mọc bãi cát lầm

Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen

Thài lài mọc cạnh bờ sông

Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài.


Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn, ... ) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao: 

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 

Trả lời: 

- Bức tranh tham khảo:

- Đoạn văn tham khảo

Bài ca dao cho ta thấy vẻ đẹp cao quý của bông hoa sen. Dù sống gần bùn tanh và bẩn nhưng đóa hoa sen vẫn luôn ngát hương, vẫn đẹp yêu kiều, quý phái. Ẩn sâu trong hình ảnh hoa sen ấy, tác giả dân gian như muốn truyền tải thông điệp: con người cũng vậy, hãy sống như một đóa hoa sen, dù có tiếp xúc với cái xấu, cái ác vẫn luôn giữ bản chất lương thiện, vốn có của mình.


* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Theo dõi: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai. 

Trả lời: 

Ý kiến: “miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất”

- Lí lẽ: “quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí”

+ Bằng chứng: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí.

- Lí lẽ: “nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng của cây sen”

+ Bằng chứng: Từ “lại” được dùng rất đắt”

- Lí lẽ: “một bông hoa sen vừa mới nở”

+ Bằng chứng: “Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhi, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.

  • Liên hệ: Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?

Trả lời: 

Hình ảnh hoa sen trong nhiều bài ca dao khác nhằm phản ánh lẽ sống cao đẹp, phẩm chất quý giá của con người Việt Nam.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen: Văn bản đã phân tích thành công vẻ đẹp của bông hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, từ đó đưa ra bài học triết lí sâu sắc về vẻ đẹp của con người.


Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Trả lời: 


Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến. 

Trả lời: 

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

+ Lí lẽ 1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

Bằng chứng: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

Bằng chứng 1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí.

Bằng chứng 2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc của cây sen.

Bằng chứng 3: Từ “chen” thể hiện sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tor đây là bông hoa sen vừa mới nở.

- Ý kiến 2: Bên cạnh đó, qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

+ Lí lẽ: Câu thứ tư: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

+ Bằng chứng 1: phần nhiều đều chuyển sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó.

+ Bằng chứng 2: Và thế là “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” …hiểu theo nghĩa bóng.


Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản. 

Trả lời: 

- Văn bản được viết ra nhằm mục đích phân tích vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.

- Nội dung chính của văn bản: hình ảnh bông hoa sen hiện lên với một vẻ đẹp của sự hoàn mĩ, qua đó tác giả muốn nói đến triết lí sống cao đẹp ẩn chứa sau hình ảnh hoa sen đó.


Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện các mục đích của văn bản?

Trả lời: 

- Theo em, không thể thay đổi trật tự ý kiến lớn, ý kiến nhỏ vì các ý kiến đều đã được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí, phù hợp với nội dung văn bản.

- Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy giúp người đọc dễ dàng hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.


Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Trả lời: 

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

- Sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận

- Lập luận rõ ràng gồm ý lớn, ý nhỏ, lí lẽ, dẫn chứng

- Đưa ra sự nhận xét của tác giả


Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Như chúng ta đã biết, ca dao không chỉ là món ăn tinh thần của nhân dân Việt Nam mà nó còn là những bài học triết lý sống sâu sắc mà ông cha ta để lại. Trong đầm gì đẹp bằng sen chính là một bài ca dao như thế. Nó không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của bông hoa sen mà ẩn sâu trong đó cha ông ta muốn nhắc nhở chúng ta về một triết lí sống cao đẹp. Như bông hoa sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn, con người cũng phải giữ cho mình luôn trong sạch dù trong hoàn cảnh xấu. Đó là một bài học đắt giá về đạo lý làm người, một nét đẹp của con người Việt Nam vừa đẹp, vừa thanh cao cũng công chính, liêm minh. Vì vậy, chúng ta cũng phải lưu giữ, phát huy những truyền thống đạo lý tốt đẹp đó bằng việc lưu giữ các bài ca dao mà ông cha ta để lại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .