Top 6 Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...
Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
Trả lời:
Những chiến công của vua Quang Trung là:
- Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
- Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế, quốc phòng ngoại giao.
* Trải nghiệm cùng văn bản
Liên hệ: Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết hoặc hình dung?
- Khác nhau là: cảnh rước kiệu được dân chúng dâng lên rất cao để những người ở xa có thể nhìn xuống và không có liệu mà dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế và đặt thế tử lên ngồi và 8 người kề vai vào khiêng.
Suy luận: Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?
- Hành động kiệu binh là sai khi đã ra oai với dân thường điều đó là điều cấm kị, dân cần được bảo vệ giúp đỡ thay vì bị bắt nạt dương oai với họ.
Theo dõi: Chú ý diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện, tuyến sự kiện qua các đoạn lược dẫn cả ở Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn.
- Kiêu binh lược hồi thứ 2 bỏ rơi Trịnh Tông và lúc bấy giờ phò tá con của Trịnh Tông và Quân Huệ giành được chiến thắng nhưng tới hồi thứ mười bốn kiêu binh ỷ vào công phò lập của Trịnh Tông càng ngày lộng hành và đến khi Nguyễn Huệ dẹp loạn và giành chiến thắng.
- Đều thấy sự xuất hiện của sự quấy rối nổi loạn và những anh hùng đứng lên dẹp loạn mang chiến thắng về cho nhân dân.
Suy luận: Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?
- Thể hiện ý chí quyết tâm trả thù và mưu lược của Quang Trung quyết tâm giành lại chiến thắng ăn mừng toàn dân toàn quân, thể hiện ý chí của sự quân tử xung trận không một chút sợ hãi, lo lắng.
Theo dõi: Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?
- Tuyến truyện thay đổi khi được sự lo lắng, hoang mang cũng không màng bất tắc vẫn tiếp tục cho cuộc vui không biết tới quân ta chuẩn bị đổ bộ tới.
Suy luận: Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?
- Phần kể về Vua Lê Chiêu ống có phải là một tuyến truyện khác vì đây là câu chuyện kể về Vua Lê Chiêu Thống không liên quan trực tiếp câu chuyện hiện tại của nhân vật.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” thể hiện cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân.
Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.
Trả lời:
Hoàng Lê Nhất thống chí
Khái quát
Nhân vật Nguyễn Huệ
Sự thất bại của nhà Thanh
Sự thảm hại của vua Lê Chiêu Thống
Tác giả:
Ngô Gia văn phái, thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) và Ngô Thì Du (1772 - 1840). Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Họ sống và làm quan dưới triều Nguyễn
- Nguyễn Huệ là con người: hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quản quyết.
+ Chỉ trong vòng 1 tháng từ khi quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt để tiến quân ra Bắc.
+ Tế cáo lên ngôi Hoàng đế.
+ Xuất binh ra Bắc.
+ Tuyển mộ quân lính.
+ Mở cuộc tập duyệt binh ở Nghệ An.
+ Kêu gọi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
- Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
+ Biết lắng nghe những lời khuyên bảo của tướng sĩ
+ Nhận định tình hình và đưa ra quyết định quan trọng đúng lúc.
+ Sáng suốt, nhạy bén, biết dùng người tài
- Ý chí quyết thắng và tài dụng binh như thần:
+ Trước khi xuất binh đã tính kĩ mọi chiến lược và tin chắc vào thắng lợi chỉ trong vòng 10 ngày xuất binh.
+ Là người có tài lãnh đạo tài tình, lẫm liệt, có nhiều chiến lược và mưu kế trong trận đánh.
+ Nhận định tình hình của quân giặc, của quân mình một cách tỉ mỉ và chi tiết.
+ Khích lệ tinh thần của chiến sĩ.
+ Khơi dậy lòng căm thù giặc.
+ Kính trọng những người lính mong muốn được chiến đấu cho Tổ quốc.
- Là người có tầm nhìn xa, trông rộng.
⇒ Quang Trung là người anh hùng quả cảm, trí tuệ, sáng suốt, có tài dụng binh và mưu lược.
- Tôn Sĩ Nghị bất tài, hèn nhát nhưng lại kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của minh chuồn trước qua cầu phao, rồi nhăm hướng bắc mà chạy”.
- Sầm Nghi Đống thì thắt cổ chết.
- Binh sĩ: đánh trận đã tan tác, hỗn loạn, nhục nhã trở về nước.
- Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;
- Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;
- Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…
Tác phẩm:
Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán. Là cuốn tiểu thuyết viết theo lối chương hồi.
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.
Trả lời:
- Là vị tướng quyết đoán, mạnh mẽ, hành động dứt khoát, không chút do dự:
+ Nghe tin giặc đến chiếm Thăng Lỏng, không tỏ ra sợ hãi, nao núng ý chí mà câm quân ra trận
+ Lên ngôi vua để trấn an lòng dân, chiêu mộ binh sĩ
+ Tế cáo trời đất, gặp gỡ cống sĩ
+Tiến hành duyệt binh tại Nghệ An, ra phủ dụ, kiên quyết thực hiện hoạch
định
- Là vị tướng có trí tuệ anh minh, nhạy bén, sáng suốt:
+ Có khả năng phân tích rõ ưu thế của ta và đich, biết nhìn nhận tình hình, nắm chắc thời cuộc
+ Lời phủ dụ có lý, có tình, cảm kích quân dân
+ Biết cách dùng người, chọn người
- Biết nhìn xa trông rộng:
+ Lập các kế hoạch tiến đánh để thực hiện
- Vị tướng lẫm liệt, dũng cảm:
+ Xông pha chiến trận không sợ hãi
+ Tinh thần, khí thế và sức mạnh của nghĩa quân khiến giặc lung lay
+ Giành chiến thắng thần tốc
=> Là linh hồn của cuộc chiến
=> Nguồn cảm hứng từ việc tôn trọng sự thật lịch sử và lòng tự hào về người hùng dân tộc.
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật...).
Trả lời:
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả sinh động, cụ thể, chân thực, ngôn ngữ chọn lọc
+ Hình ảnh đặc sắc, chị tiết tinh tế, gợi cảm
+ Kết hợp tự sự, miêu tả
+ Giọng điệu linh hoạt
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh là:
+ Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tưởng thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghi lễ đăng quang của hoàng đế...
+ Với vua tôi Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh thái độ phê phán, chế giễu thể hiện qua cách tưởng thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh chạy trốn nhục nhã của chúng.
+ Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,
- Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. Thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Ngô Gia văn phái tuy có tư tưởng phò Lê nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận khẳng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.
Trả lời:
– Về Vua Quang Trung: nhà vua hiện lên trong VB truyện là người anh hùng dân tộc đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có: với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước...
- Về cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: Cho dù vua tôi Lê Chiêu Thống hẻn hạ, “ôm chân” nhà Thanh xâm lược, quân dân ta thời ấy vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chỉ độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung.
Câu 6 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.
Trả lời:
- So sánh với cốt truyện: Xe đêm
=> Cốt truyện trong văn bản trên với cốt truyện Xe đêm:
+ Đều có cốt truyện đa tuyến.
+ Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.
Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
Chuẩn bị đọc
(trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.
Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh–Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm
Vua Quang Trung là vị vua anh dũng, Chỉ trong thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết, hoặc hình dung?
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết của bản thân
Lời giải chi tiết:
Theo như em biết các vị vua lên ngôi theo kiểu cha truyền con nối, được sự chấp thuận, ủng hộ tuy nhiên Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Hành động của đám kiêu binh là hành động thể hiện sự kiêu căng coi trời bằng vung, không quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân
Trải nghiệm cùng VB 3
Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung?
Phương pháp giải:
Vận dụng ki năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung: quyết đoán, dám nghĩ dám làm và đặc biệt tính toán như thần
Trải nghiệm cùng VB 4
Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Từ đây, tuyến truyện có sự thay đổi từ mô tả, phản ánh hướng đi của ta sáng mô tả tình hình của giặc.
Trải nghiệm cùng VB 5
Câu 5 (trang 76, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác bởi nội dung và đối tượng mô tả ở phần này khác so với các phần còn lại, phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: quyết đoán, mưu tính như thần, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, tài giỏi, văn võ song toàn.
Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy:
+ Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc.
+ Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người.
+ Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Ngôi kể thứ ba được tác giả sử dụng kết hợp cùng lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được câu chuyện được bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật ta hiểu thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ nhiều hơn.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được rõ ràng thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử và quân giặc. Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử. Đối với giặc là căm phẫn còn với anh hùng là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:
- Có thể rút ra rằng Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba và là một vị vua anh dũng đích thân đánh trận. Đồng thời đây là minh chứng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều thắng lợi là vì do có người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của quân và dân ta.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Một văn bản mà em đã đọc cốt truyện giống với cốt truyện trong văn bản trên là văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” với cốt truyện đa tuyến. Nó đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói hay kể chuyện.
Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
CHUẨN BỊ ĐỌC
Em biết gì về thời Vua Lê - Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
Trả lời:
Trịnh - Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.
Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là hai vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như hai nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh - Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm.
Những chiến công của vị vua anh dũng Quang Trung:
- Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
- Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế, quốc phòng ngoại giao.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Liên hệ: Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết hoặc hình dung?
Trả lời:
So với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết hoặc hình dung, cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có sự khác biệt ở chỗ:
- Các vị vua lên ngôi theo kiểu cha truyền con nối, được sự chấp thuận, ủng hộ tuy nhiên Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi.
- Cảnh rước kiệu được dân chúng dâng lên rất cao để những người ở xa có thể nhìn xuống và không có kiệu mà dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế và đặt thế tử lên ngồi và 8 người kề vai vào khiêng.
Suy luận: Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?
Trả lời:
Hành động của đám kiêu binh là hành động sai trái, thể hiện sự kiêu căng coi trời bằng vung, không quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân, thay vì bảo vệ giúp đỡ dân thì lại bắt nạt dương oai.
Theo dõi: Chú ý diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện, tuyến sự kiện qua các đoạn lược dẫn cả ở Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn.
Trả lời:
- Kiêu binh lược hồi thứ 2 bỏ rơi Trịnh Tông và lúc bấy giờ phò tá con của Trịnh Tông và Quân Huệ giành được chiến thắng nhưng tới hồi thứ mười bốn kiêu binh ỷ vào công phò lập của Trịnh Tông càng ngày lộng hành và đến khi Nguyễn Huệ dẹp loạn và giành chiến thắng.
- Đều thấy sự xuất hiện của sự quấy rối nổi loạn và những anh hùng đứng lên dẹp loạn mang chiến thắng về cho nhân dân.
Suy luận: Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?
- “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!”
Trả lời:
Câu nói trên thể hiện ý chí quyết tâm, dám nghĩ dám làm, quyết đoán và mưu lược của Quang Trung trong việc quyết tâm trả thù, giành lại chiến thắng ăn mừng toàn dân toàn quân với ý chí của quân tử xung trận không một chút sợ hãi, lo lắng.
Theo dõi: Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?
Trả lời:
Tuyến truyện thay đổi từ mô tả, phản ánh hướng đi của ta sang mô tả tình hình của giặc.
Suy luận: Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?
Trả lời:
Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác vì đây là câu chuyện kể về Vua Lê Chiêu Thống không liên quan trực tiếp câu chuyện hiện tại của nhân vật.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Trả lời các câu hỏi trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.
Trả lời:
Câu 2: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.
Trả lời:
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: quyết đoán, mưu tính như thần, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, tài giỏi, văn võ song toàn, hành động dứt khoát, không chút do dự.
Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy:
+ Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc.
+ Có khả năng phân tích rõ ưu thế của ta và địch, biết nhìn nhận tình hình, nắm chắc thời cuộc từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
+ Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người.
+ Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác
+ Nghe tin giặc đến chiếm Thăng Long, không tỏ ra sợ hãi, nao núng ý chí mà cầm quân ra trận.
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật...).
Trả lời:
Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ ba kết hợp cùng lời kể của các nhân vật khác cho chúng ta thấy được câu chuyện một cách bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật ta hiểu thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ nhiều hơn.
Câu 4: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung - nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông - đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Trả lời:
Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung - nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông - đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh là:
- Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghi lễ đăng quang của hoàng đế...
- Với vua tôi Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh thái độ phê phán, chế giễu thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh chạy trốn nhục nhã của chúng.
- Với Vua Quang Trung - nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng.
=> Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính là cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử. Đối với giặc là căm phẫn còn với anh hùng là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng.
Câu 5: Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.
Trả lời:
Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:
- Về Vua Quang Trung: là một tổng chỉ huy tài ba và là một vị vua anh dũng, đích thân đi đánh trận lập nên kì tích xưa nay chưa từng có cùng với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước...
- Về cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: Cho dù vua tôi Lê Chiêu Thống hèn hạ, “ôm chân” nhà Thanh xâm lược, quân dân ta thời ấy vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung. Đây chính là minh chứng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
Câu 6: Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?
Trả lời:
Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều thắng lợi là do có người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của quân và dân ta.
Câu 7: So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.
Trả lời:
- So sánh Cốt truyện trong văn bản trên với cốt truyện Xe đêm:
+ Đều có cốt truyện đa tuyến.
+ Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.
Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
I. Tác giả
- Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 - 1840) làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
II. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
- Không chỉ dừng lại ở sự thống nhất vương triều nhà Lê mà còn biết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XX.
Thể loại
- Chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc.
- Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
- Cuốn tiểu thuyết này có tất cả 17 hồi, đoạn trích trong SGK là trích ở hồi thứ 14, viết về sự kiện Quang Trung đại phá Quân Thanh.
Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”: quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đem quân đi đánh quân Thanh.
- Phần 2. Tiếp theo đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Lăng, rồi kéo vào thành”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vang dội của Quang Trung.
- Phần 3. Còn lại: sự đại bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê. Chiêu Thống.
Tóm tắt
Lo sợ quân Tây Sơn kéo quân ra Bắc để bắt Vũ Văn Nhậm, vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Triều đình nhà Thanh nhân cơ hội đó kéo quân sang với mong muốn thôn tính nước ta. Được tin, Quang Trung bàn bạc với tướng sĩ, chuẩn bị kế sách tiến đánh quân Thanh.
Quang Trung mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận, tối 30 tết lên đường, hẹn ngày mồng 7 tết sẽ mở tiệc ăn mừng thắng lợi ở kinh thành Thăng Long. Quân Tây Sơn ra đến sông Gián, quân giặc trấn thủ ở đó tan vỡ, toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm mùng 3 tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung tới Hà Hồi, Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín thành. Quân giặc bấy giờ mới biết, rụng rời sợ hãi xin hàng.
Tờ mờ sáng mùng 5 Tết, nghĩa quân tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh không chống cự nổi, bỏ chạy toán loạn. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn. Giữa trưa hôm ấy, nghĩa quân đã tiến đánh thành Thăng Long. Tổng đốc của giặc là Tôn Sĩ Nghị nghe tin cấp báo liền tìm cách trốn về nước. Vua Lê đang ở trong điện, nghe tin vội vã cùng tùy tùng đưa Thái Hậu ra ngoài thì gặp Tôn Sĩ Nghị cũng đang chạy trốn trong tình cảnh thê thảm. Nghĩa quân Tây Sơn đại thắng trước quân Thanh.
III. Đọc - hiểu văn bản
Hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết liệt:
- Chỉ trong vòng một tháng khi quân Thanh chiếm kinh thành Thăng Long đã cho chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến quân ra Bắc.
- Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu là Quang Trung.
- Sau khi lên ngôi hoàng đế, ngay lập tức tự mình đốc suất đại bình, cả thủy lẫn bộ cùng tiến quân ra Bắc.
- Cho tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn và tổ chức lại hàng ngũ đội quân.
- Đích thân cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính…
- Là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng:
- Nhận định được tình hình của ta và địch, đưa ra những quyết định quan trọng.
- Sáng suốt và nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. Ông biết khen chê đúng người đúng việc.
- Bĩnh tĩnh, quyết đoán: “Khi nghe tin quân Thanh đã vào Thăng Long, ông không hề lo lắng”. “Ở Tam Điệp, Quang Trung phỏng đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng chính sách của Ngô Thì Nhậm”
- Có ý chí kiên cường, biết trọng nhân tài và tài dùng binh như thần:
- Trước khi xuất quân, tính toán mọi sách lược và tin chắc vào thắng lợi chỉ trong vòng mười ngày, hẹn với quân sĩ ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mời tiệc ăn mừng.
- “Ở Tam Điệp, Quang Trung phỏng đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng sách lược của Ngô Thì Nhậm”.
- Trong trận chiến: Quang Trung liên tiếp điều binh, khiển tướng và sử dụng những sách lược đã chuẩn bị trước để đánh bại quân Thanh.
=> Như vậy, hình ảnh Quang Trung hiện lên trong Hoàng Lê nhất thống chí là một vị anh hùng dũng cảm, mưu lược cũng như biết thu phục lòng người và trở thành linh hồn của trận chiến.
Hình ảnh của bọn cướp nước, bán nước
- Hình ảnh của Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh:
- Một tên tướng giặc kiêu căng, tự mãn và khinh địch.
- Bất tài, vô dụng và không có mưu lược, tầm nhìn.
- Khi biết tin quân Tây Sơn sắp tiến đến: “ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước…”
- Quân Thanh: đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu bắc sông, xô đẩy nhau đến nỗi rơi xuống sông mà chết.
=> Tình cảnh thất bại đến thảm hại của kẻ thù xâm lược.
- Hình ảnh vua Lê Chiêu Thống và bầy tôi:
- Chịu chung số phận với bọn cướp nước, thậm chí còn ê chề nhục nhã hơn.
- “Vua Lê ở trong điện nghe tin có biến vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài…”
- Đặc biệt là cuộc gặp gỡ của vua Lê và chủ tướng quân Thanh - Tôn Sĩ Nghị: “cùng nhìn nhau than thờ, oán giận chảy nước mắt’.
=> Tình cảnh khốn cùng của kẻ bán nước.
Tổng kết:
- Nội dung: Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung qua chiến công đại phá quân Thanh cũng như sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Nghệ thuật: lối kể chuyện xen với miêu tả, những đoạn đối thoại… giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, sống động.
Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.
Trả lời:
Ảnh minh hoạ
Câu 2. Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.
Trả lời:
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: quyết đoán, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, tài giỏi không chỉ học thức mà còn cả tài đánh giặc.
Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy:
+ Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc.
+ Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người.
+ Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác
Câu 3. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chủ ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,... ).
Trả lời:
Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba cùng lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được câu chuyện được bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật ta hiểu thêm được tính cách và con người của họ nhiều hơn.
Câu 4. So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Trả lời:
Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được rõ ràng thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử và quân giặc. Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử.
Câu 5. Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta
Trả lời:
Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:
- Có thể rút ra rằng Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba và là một vị vua anh dũng đích thân đánh trận.
- Trong lịch sử Việt Nam, vị vua vừa lập chiến lược, vừa trực tiếp chiến đâu thì chỉ có duy nhất Quang Trung.
Câu 6. Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?
Trả lời:
Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đêu thắng lợi là vì do có người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của quân và dân ta.
Câu 7. So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.
Trả lời:
Một văn bản mà em đã đọc cốt truyện giống với cốt truyện trong văn bản trên là truyện Xe đêm với cốt truyện đa tuyến. Nó đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói hay kể chuyện.
Bài soạn "Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Chiến tranh đã khép lại nhưng trong sử sách nước nhà vẫn còn tô đậm dấu ấn của trận Ngọc Hồi - Đống Đa với chiến thắng thần tốc, vang dội đất trời đã khiến chúng ta nhớ đến một vị vua tài ba, anh dũng đó chính là vua Quang Trung. Tuy tương quan lực lượng chênh lệch nhưng nhờ có những vị tướng giỏi với tài điều binh khiển tướng đã giúp cho quân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy, nhóm tác giả Ngô gia văn phái trong "Hoàng Lê nhất thống chí" đã tái hiện lại hoàn cảnh nước ta khoảng 30 năm cuối thế kỉ 18, đặc biệt là qua đoạn trích hồi thứ 14 ta đã thấy được hình tượng vua Quang Trung và sự thất bại của quân bán nước và cướp nước.
Nhóm tác giả Ngô gia văn phái bao gồm hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột của Ngô Thì Nhậm, ông từng làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống và tuyệt đối trung thành với nhà Lê. Có nhiều nguồn tài liệu cho rằng ông là tác giả của 7 hồi đầu của "Hoàng Lê nhất thống chí". Ngô Thì Du (1772 - 1840) là anh em chú bác ruột của Ngô Thì Chí tuy học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Ông làm quan dưới thời nhà Nguyễn đến năm 1827 thì về nghỉ và là tác giả của 7 hồi tiếp theo của "Hoàng Lê nhất thống chí". Đoạn trích được học là hồi thứ 14 của "Hoàng Lê nhất thống chí" đã tái hiện lại chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, đồng thời cho thấy sự thảm bại của tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Trong tác phẩm, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ được miêu tả sắc nét với tài cầm quân "bách chiến bách thắng", có tính quyết đoán và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Ông sẵn sàng lắng nghe ý kiến của thuộc hạ để hiểu lòng dân, lên ngôi vua giữ lòng người rồi mới xuất quân ra Bắc chiến đấu. Khi đến Nghệ An ông lại cho với người cống sĩ vào để hỏi rằng chuyến đi này của ông liệu thắng hay bại cho thấy rằng ông làm mọi việc là vì dân cho nên việc nhỏ nhất cũng phải theo ý kiến của dân. Khi nghe vị cống sĩ trả lời "Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan" thì vua Quang Trung "mừng lắm" vì sự quyết tâm này của ông đã được nhân dân ủng hộ. Ông lập tức cho người kén lính và chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhà vua đã có "hơn một vạn quân tinh nhuệ" trong tay.
Nhờ có trí tuệ nhanh nhạy, sáng suốt hơn người, nhạy bén trước thời cuộc và vô cùng khéo léo nên ông đã thuyết phục được các binh sĩ "không dám hai lòng". Khi nói với các binh sĩ, ông đã cho họ ngồi cho thấy rằng ở đây không hề có sự phân biệt giữa vua và lính. Sau khi lấy lịch sử từ các triều đại trước ra để cho binh sĩ thấy nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị ngoại bang, ông không quên nhất định sẽ phải trừng phạt kẻ phản bội khiến cho các binh sĩ càng thêm đồng lòng, quyết tâm chống giặc hơn. Nhờ vào ý chí quyết chiến quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng, khao khát hòa bình nên quân Lam Sơn đã giành chiến thắng "thần tốc" ở trận Ngọc Hồi.
Lời hứa hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng của ông được chứng minh bằng tài điều binh khiển tướng như thần. Ông đảm bảo bí mật hành quân, nghi binh tấn công làng Hà Hồi, dùng ván phủ rơm ướt để tấn công làng Ngọc Hồi đã khiến cho quân Thanh hoàn toàn bất ngờ, khi chúng biết được tin tức thì đã không thể chống cự được nữa, chỉ biết giẫm đạp lên nhau mà chạy. Dựa vào những chi tiết trên, chúng ta có thể thấy rằng vua Quang Trung là một vị anh hùng dân tộc quả cảm, tài trí, giàu lòng nhân ái, bậc thiên tài quân sự và cũng chính là linh hồn của nghĩa quân Tây Sơn , của chiến thắng vĩ đại.
Khi nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng thì cũng là lúc quân tướng nhà Thanh thất bại thảm hại và bè lũ bán nước hại dân Lê Chiêu Thống phải gánh chịu số phận bi đát. Quân Thanh thì có tướng bất tài Tôn Sĩ Nghị luôn kiêu căng, tự mãn chủ quan kéo quân vào xâm chiếm thành Thăng Long chỉ chăm chú việc yến tiệc vui mừng mà không đề phòng bất trắc, "sợ mất mật", "ngựa không kịp đóng yên", "người không kịp mặc áo giáp" mà vội vàng chuồn trước. Quân sĩ thì vô dụng cho nên khi quân Tây Sơn đánh vào thì bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, chúng tham sống sợ chết đến mức tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống nước chết nhiều đến nỗi nước sông Nhị Hà cũng bị tắc không thể chảy được. Vua tôi Lê Chiêu Thống thì chỉ biết chầu chực, cầu cạnh, luồn cúi dựa vào thế lực quân Thanh, chạy bán sống bán chết khi nghe tin quân Tây Sơn đuổi kịp và phải trốn sang Tàu. Đó cũng chính là số phận nhục nhã, hèn hạ của vua tôi Lê Chiêu Thống nói riêng và của toàn bộ lũ bán nước và cướp nước nói chung.
Tác giả đã lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử, ngôn ngữ kể, tả chân thực, gây ấn tượng mạnh đã thể hiện thái độ của mình với từng đối tượng khác nhau như vua Quang Trung, quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống. Nhịp điệu nhanh, hối hả ẩn chứa sự hả hê, sung sướng trước chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của kẻ thù. Nhịp điệu có phần chậm hơn, không giấu giếm được sự ngậm ngùi, xót thương khi miêu tả tỉ mỉ cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống vì họ vốn là những cựu thần của nhà Lê. Đoạn trích đã thể hiện quan điểm lịch sử đúng đắn, tinh thần yêu nước thương dân của nhóm tác giả và từ đó lên án lũ bán nước, cướp nước.
Qua đoạn trích trên, nhóm tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh "toàn bích" về vị anh hùng oai phong, lẫm liệt và tài giỏi Quang Trung. Đó cũng chính là tấm gương sáng để chúng ta cần học hỏi và noi theo về tinh thần quả cảm, yêu nước. Lòng yêu nước chính là sức mạnh vĩ đại giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .