Top 6 Bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

698

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…).

Trả lời:

- Truyện thơ: Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

- Nội dung của tập thơ kể về cuộc đời đầy bất hạnh của Lục Vân Tiên và câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga. Truyện mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc về người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo.


Câu hỏi 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo em, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?

Trả lời:

- Câu chuyện tình yêu gây ấn tượng với em là mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong truyện Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga yêu Lục Vân Tiên nhưng phải chịu nỗi đau ly biệt, nhưng không vì thế mà nàng từ bỏ, từ đầu đến cuối nàng vẫn luôn một lòng, một dạ, chung thủy đối với Lục Vân Tiên, thậm chí nàng còn tìm đến cái chết nhưng được cứu sống. Và tấm lòng son sắt thủy chung của nàng đã được báo đáp bằng kết thúc viên mãn của nàng và Lục Vân Tiên.

- Theo em điều kiện để tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học là: tình yêu đó phải là một tình yêu đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… Và sau thứ tình cảm đó phải là vẻ đẹp của đức tính, phẩm chất.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

  • Hình dung về bối cảnh câu chuyện

- Bối cảnh: Cô gái và chàng trai yêu nhau, nhưng không đến được với nhau; cô gái phải đi lấy người khác.

  • Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái

- Hình ảnh Lá ớt, lá cà, lá ngón - những loại lá độc, diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã của cô gái trên đường về nhà chồng nhưng vẫn ngoảnh lại nhìn người yêu mình.

  • Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lí của chàng trai

- Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

+ Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

+ Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình

  • Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng.

- Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy

- Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”

→ Thể hiện sự cảm thông, thương cho số phận của chàng trai, một tình yêu trong sáng, mãnh liệt nhưng không được đáp lại.

  • Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như thế nào?

- Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”

“Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”

→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chứa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản thể hiện sự đau đớn, xót xa của chàng trai trên đường tiễn người mình yêu về nhà chồng và chứng kiến cảnh người mình yêu bị người chồng đánh đập. Đoạn trích chính là niềm khát khao hạnh phúc, khát khao có được tình yêu của chàng trai với cô gái.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Trả lời:

- Bối cảnh của câu chuyện: chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng vì bố mẹ cô gái không đồng ý mà cô gái phải đi lấy người khác. Thời hạn ở rể đã hết, cô gái phải theo chồng về nhà, và chàng trai (người yêu của cô) đến tiễn cô về nhà chồng.


Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

- Lời kể trong đoạn trích là của người con trai.

- So với các tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ nó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Lời kể của nhân vật là lăng kính chủ quan thể hiện cảm xúc của chàng trai một cách chân thực, rõ nét nhất.


Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.

Trả lời:

- Trước khi về nhà chồng: trước những lời tiễn dặn của chàng trai khiến cô gái không khỏi đau đớn, bứt rứt trong lòng bởi tình cảm sâu đậm, thắm thiết cùng tấm lòng thủy chung của chàng trai. Đau đớn vì không thể đáp lại thứ tình cảm đó và chỉ có thể chôn dấu trong lòng.

- Khi về đến nhà chồng: cô gái quay trở lại trạng thái bình thường, làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người con dâu và dường như dần vơi đi tình cảm với người yêu của mình.

→ Đó chỉ là những sự suy đoán của chàng trai, anh mong mình có thể vào vai người chồng hiện tại của cô gái, được bày tỏ tình yêu, hạnh phúc của mình với cô, cùng xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Qua tâm trạng đó, ta thấy được sự thủy chung, tình yêu mãnh liệt, bất diệt của chàng trai đối với cô gái.


Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?

Trả lời:

- Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên là một người thủy chung, son sắt luôn một lòng một dạ với người con gái mình yêu.

- Những biểu hiện khiến em xúc động nhất khi đọc bài thơ này là: khi chàng trai nói mình muốn được bồng bế những đứa con của cô gái. Vì quá yêu cô gái, chàng trai sẵn sàng chấp nhận cả những đứa con không phải của mình, bởi chỉ cần mang theo một hơi thở của cô gái, đối với chàng đều đáng trân trọng và đáng quý. Tình yêu đó đã vượt xa những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc trong xã hội nhưng đặt trong hoàn cảnh này hoàn toàn có thể hiểu được bởi chàng trai đã quá yêu cô gái, tình yêu đó mãnh liệt, cháy bỏng đã phá tan những rào cản của xã hội.


Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): So sánh nội dung lời thề nguyền thủy chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.

Trả lời:

* Giống nhau: đều thể hiện tình cảm, lòng thủy chung son sắt của chàng trai đối với cô gái.

* Khác nhau:

- Lời thề nguyền thứ nhất “Chết ba năm hình còn treo đó… chung một mái, song song.”: Đây là lời thề nguyền đỉnh điểm lấy xuất phát từ cái chết. Chàng trai khẳng định dù trong bất cứ hình dạng, thân phận hay sự vật nào, hai người vẫn sẽ mãi ở bên nhau. Cái chết dường như không còn đáng sợ bởi có sự chung đôi, cùng nhau sánh vai với cô gái, chàng trai đều cảm thấy hạnh phúc và xứng đáng.

- Lời thề thứ hai “Lòng ta thương nhau… không ngoảnh, không nghe.”: Lời thề thủy chung đến đây trở lại bình thường. Không còn là sự chết chóc mà thay vào đó là những lời hy vọng, những niềm mong ước thiết thực hơn “trọn kiếp đến già”, “bền chắc như vàng, như đá”, “trăm lớp nghìn trùng”… Từ đó làm nổi bật lên một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng, đó là khi chàng trai và cô gái được ở bên nhau.


Câu 6 (trang 107 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.


Câu 7 (trang 107 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Trả lời:

- Đoạn trích cho thấy được khát khao về khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.


* Kết nối đọc viết

Bài tập (trang 107 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thực sự sâu sắc.


Đoạn văn tham khảo

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

    “Chết ba năm hình còn treo đó;

    Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

    Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

    Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

    Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

    Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.


Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn

Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn - Mẫu 1

Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu đầy quyến luyến, tha thiết. Nổi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Nỗi đau khổ của của đôi bạn tình và tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Tâm trạng, cử chỉ của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái là  sự quan tâm, chăm sóc ân cần của chàng trai.


Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn - Mẫu 2

Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu đầy quyến luyến, tha thiết của một tình yêu sâu sắc. Nổi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Mỗi bước đi của cô gái là nỗi đau, nổi nhớ Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn chờ đợi nhau. Nỗi đau khổ của của đôi bạn tình và tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Đồng thời đó cũng là sự chờ đợi, bám víu trong vô vọng, trạng thái bồn chồn, dùng dằng, tủi hổ của cô gái khi bị ép duyên. Tâm trạng, cử chỉ của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái: An ủi, vỗ về khi cô gái bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi, làm thuốc cho cô gái uống; giúp cô làm việc. Sự quan tâm, chăm sóc ân cần của chàng trai đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cô gái.


Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn - Mẫu 3

Cải trang thành người khách đưa cô dâu về nhà chồng, chàng trai đã tranh thủ tâm tình, than vãn với người yêu. Cả hai cùng hẹn thề sẽ tìm mọi các để được ở bên nhau. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nhà chồng bán cô gái vào cửa quan, rồi bị mang ra chợ bán như một món hàng, cuộc đời của cô nổi trôi, lận đận không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô bị người chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy mọt nắm lá dong gói bánh. Thật hạnh phúc khi người đổi lấy được cô chính là chàng trai năm xưa. Họ cùng nhau hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho tới già.


Bố cục tác phẩm Lời tiễn dặn

- Phần 1 (Từ đầu đến …góa bụa về già): Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

- Phần 2 (Còn lại): Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.


Nội dung chính tác phẩm Lời tiễn dặn

Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1 trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…).

Trả lời:

Truyện thơ: Bích Câu kì ngộ của nhiều tác giả.

Bích Câu kì ngộ là câu chuyện tình mang màu sắc hoang đường. Nhưng phía sau câu chuyện tình là một vấn đề xã hội. Tác phẩm bộc lộ một quan niệm nhân sinh muốn thoát ly thế giới thực tại. Tư tưởng yếm thế này ít nhiều cũng đã thể hiện cái nhìn phê phán xã hội của tác giả trong hoàn cảnh một đất nước loạn lạc, chiến tranh, đầy dẫy bất trắc.

Hoặc

Truyện thơ mà em biết là truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Nội dung của tập thơ kể về cuộc đời đầy bất hạnh của Lục Vân Tiên và câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga. Truyện mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc về người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo.


Câu hỏi 2 trang 102 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?

Trả lời:

- Câu chuyện tình yêu gây ấn tượng với em là mối tình Kim – Kiều trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

- Tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học do văn học thể hiện những tư tưởng, tình cảm của người viết qua cách sử dụng nghệ thuật biểu đạt. Còn tình thương là những tình cảm, cảm xúc nảy sinh từ những rung cảm trong cuộc sống. Đó là rung động trước cái đẹp của cuộc sống, trước sự việc, hiện tượng diễn ra xung quanh mình.


* ĐỌC VĂN BẢN

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc trang 102-106 SGK giúp các em chuẩn bị phần soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 KNTT chi tiết nhất.

  • Hình dung về bối cảnh câu chuyện

Bối cảnh: Người yêu của chàng trai đi lấy chồng.

  • Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái

Lá ớt, lá cà, lá ngón là những lá độc, đem lại điều không may mắn. Ba dòng thơ diễn tả cảm xúc đau đớn của cô gái trên đường về nhà chồng, mong ngóng mãi mà chưa thấy người yêu.

  • Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lí của chàng trai

Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

+ Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

+ Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình

  • Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng.

- Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy

- Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”

→ Anh thể hiện sự xót xa, thương cảm đối với nỗi đau của người yêu. Từ đó, trỗi dậy ý chí đưa người yêu về đoàn tụ với mình

  1. Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như thế nào?

Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”

“Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”

→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chứa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau


* SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 106-107 SGK giúp các em chuẩn bị phần soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 KNTT chi tiết nhất.

Câu 1 trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Trả lời

Bối cảnh của câu chuyện: Là lời tiễn biệt của chàng trai với người con gái mình yêu đi lấy chồng. Tâm trạng buồn không nỡ rời xa, lưu luyến không muốn rời của người con trai. Bối cảnh của câu chuyện thật éo le, khi hai người yêu nhau mà không đến được với nhau. Chàng trai tuyệt vọng, khi phải rời xa người mình yêu. Và càng éo le hơn khi chàng trai chứng kiến người con gái bị chồng đánh đập, câu chuyện thật bi thương, khi đẩy cả hai nhân vật vào hoàn cảnh như vậy.


Câu 2 trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

- Đoạn trích là lời kể của chàng trai (người yêu của cô gái)

- So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ nó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Ví dụ trong Vợ nhặt hay Chí Phèo, người kể ở đây đóng vai trò là người dẫn truyện, người ở ngoài quan sát toàn bộ câu chuyện và kể lại dưới lăng kính khách quan của mình. Còn trong bài thơ này, lời kể là của nhân vật vì vậy nó thiên về lăng kính chủ quan của nhân vật trong truyện hơn, bởi vậy bài thơ thể hiện cảm xúc chính là của chàng trai.


Câu 3 trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.

Trả lời:

- Trước khi về nhà chồng, trước những lời tiễn dặn của chàng trai khiến cô gái không khỏi đau đớn, bứt rứt trong lòng bởi tình cảm sâu đậm, thắm thiết cùng tấm lòng thủy chung của chàng trai. Đau đớn vì không thể đáp lại thứ tình cảm đó và chỉ có thể chôn dấu trong lòng.

- Khi về đến nhà chồng, cô gái quay trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục làm vợ hiền dâu đảm và chỉ có thể chôn dấu thứ tình cảm sâu đậm đó. Cô làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người con dâu và dường như dần vơi đi tình cảm với người yêu của mình.

→ Đó chỉ là những sự suy đoán của chàng trai, anh mong mình có thể vào vai người chồng hiện tại của cô gái, được bày tỏ tình yêu, hạnh phúc của mình với cô, cùng xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Qua tâm trạng đó, ta thấy được sự thủy chung, tình yêu mãnh liệt, bất diệt của chàng trai đối với cô gái.


Câu 4 trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?

Trả lời:

Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với đặc điểm:

- Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng:

+ Mặc dù cô gái đã có chồng nhưng chàng trai vẫn gọi cô gái là “Người đẹp anh yêu” thể hiện tình cảm thủy chung, son sắt, mâu thuẫn với hiện thực khách quan là cô gái đã lấy chồng.

+ Tiễn người yêu mà chàng trai vẫn không nỡ chia lìa.

+ Chàng trai muốn níu kéo cô gái, thậm chí còn nựng con của cô gái và gọi là “con rồng, con phượng” để rồi vỡ òa trong cảm xúc, ước nguyện của mình.

- Thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô:

+ Chàng trai chứng kiến cảnh cô gái bị chồng đánh. Anh tiến đến đỡ chị dậy, phủi áo, chải tóc, búi tóc.

+ Sau đó chàng trai đi chặt tre làm thuốc cho cô gái uống khỏi đau. Lúc này anh như chỗ dựa tinh thần của chị, đây là điều mà chị cần nhất vào lúc này. Chàng trai thấy xót xa cho cô gái và quyết tâm sẽ đón cô gái về đoàn tụ với mình.

Xúc động nhất là khi chàng trai quyết tâm đưa cô gái trở về đoàn tụ với mình. Bởi lẽ, đó là khi chàng trai thể hiện tình yêu thương vô bờ của mình dành cho cô gái, không còn chấp nhận số phận là cô gái đi lấy chồng nữa mà quyết tâm đưa cô về khi cô bị chồng đánh đập. Đỉnh cao của tình yêu dành cho cô gái, bởi khi đó cô gái vô cùng khổ cực nên quyết định của chàng trai quả là một quyết định đúng đắn và cũng làm cho cô gái cảm nhận rõ hơn về tình cảm chàng trai dành cho mình.


Câu 5 trang 106 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

So sánh nội dung lời thề nguyền thủy chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.

Trả lời:

- Về nội dung lời thề nguyền:

Trong lời thề nguyền thuỷ chung, người ta thề sẽ trung thành, tận tâm với người mình yêu và sẽ giữ trọn tình yêu suốt cuộc đời. Còn trong lời tiễn dặn “Người con gái trên đường về”, lời thề nguyền được thể hiện thông qua lời tiễn dặn của người đàn ông với người phụ nữ yêu của mình. Anh ta mong muốn người phụ nữ sẽ luôn giữ trọn tình yêu với anh ta, không quay trở về với người khác.

- Về cách thể hiện lời thề nguyền:

+ Lời thề nguyền thuỷ chung được thể hiện thông qua nghi thức, hình ảnh như uống rượu trao nhẫn, nắm tay nhau thề nguyền, vật trao duyên...

+ Trong lời tiễn dặn “Người con gái trên đường về”, lời thề nguyền được thể hiện thông qua câu chữ. Anh cầu nguyện cho người phụ nữ sẽ giữ trọn tình yêu và sẽ chịu đựng mọi khó khăn, thử thách mà vẫn trung thành với mình.


Câu 6 trang 107 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.


Câu 7 trang 107 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Trả lời:

Đoạn trích cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm đa sầu đa cảm, giàu tình yêu và những phẩm chất tốt đẹp trong tình yêu của người dân tộc Thái. Họ luôn khao khát hạnh phúc lứa đôi, thủy chung và một lòng một dạ với người mình yêu, luôn mong muốn cho tình yêu của mình được đơm hoa, kết trái, được mặn nồng, thắm thiết được thể hiện rõ qua ước muốn tột cùng của nhân vật chàng trai.


* KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thực sự sâu sắc.


Đoạn văn tham khảo

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

“ Chết ba năm hình còn treo đó;

Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.


KIẾN THỨC VĂN BẢN

Tiễn dặn người yêu là truyện thơ thuộc loại nổi tiếng và phổ biến nhất của dân tộc Thái sống ở vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Tiễn dặn người yêu kể về chuyện tình éo le, đẫm nước mắt của đôi nam nữ dân tộc Thái – hai nhân vật chính của tác phẩm. Ngay từ thời thơ ấu, họ đã gắn bó với nhau. Đến tuổi trưởng thành, tình cảm giữa hai người càng mặn nồng và họ mong ước được kết đôi chồng vợ. Nhưng khi chàng trai đến xin ở rể, cha mẹ cô gái không chấp thuận vì chê anh nghèo và quyết định chọn một chàng rể khác con nhà giàu có. Chàng trai đau khổ quyết đi xa để làm giàu với hi vọng sẽ về giành lại người yêu. Nhưng ngày anh trở lại bản làng quê hương với nhiều tiền bạc cũng là ngày cô gái phải về nhà chồng, vì thời hạn ở rể của người được cha mẹ cô chọn đã kết thúc. Không thể làm gì khác, chàng trai chỉ còn biết làm người đưa chân để nói những lời tiễn dặn tha thiết. Cô gái ở nhà chồng ít lâu thì bị đuổi về, sau khi phải chịu cảnh bị đối xử tàn tệ. Lần này, cô gái bị cha mẹ bán vào nhà quan. Quá tuyệt vọng và đau khổ, cô trở nên ương ngạnh, khiến nhà quan đem cô ra chợ bán. Người đẹp ngày xưa giờ đây "nghìn lần không đất", cuối cùng bị đánh đổi ngang giá với một cuộn lá dong. Không ngờ người đổi được cô lại là chàng người yêu năm nào, nhưng lúc này anh đã lập gia đình riêng, có nhà cao cửa rộng. Đặc biệt, chàng trai không còn nhận ra cô trong dáng hình tiều tuỵ của một kẻ tôi đòi. Một ngày, đang lúc tủi phận, cô đem đàn môi – kỉ vật tình yêu năm xưa – ra thổi. Nghe tiếng đàn ấy, chàng trai bàng hoàng nhận ra người yêu cũ. Anh quyết định chia tay với người vợ hiện tại và cưới người yêu năm xưa để hai người được chung sống hạnh phúc.

Trong tổng số 1 846 câu của Tiễn dặn người yêu có khoảng gần 400 câu là lời chàng trai tiễn dặn có gái. Do tính đặc sắc, tiêu biểu của những câu này mà truyện thơ được đặt tên như vậy. Đoạn trích ở trên được ghép thành từ hai lời tiễn dặn trong tác phẩm: lời 1 thể hiện tâm sự của chàng trai khi tiến cô gái về nhà chồng; lời 2 bộc lộ niềm thương xót của anh khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng đánh đập, hành hạ. Cả hai lời đều tha thiết, cảm động, cho thấy tình yêu sắt son, bền chặt, mãi không nhạt phai của đội nam nữ


Giá trị nội dung

  • Niềm xót thương của chàng trai và nỗi tuyệt vọng đau khổ của cô gái. Khát vọng hạnh phúc và tình yêu chung thủy, khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu
  • Đồng thời tố cáo tập tục hôn nhân xưa, tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu thương hạnh phúc cho con người.

Giá trị nghệ thuật

  • Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh đặc trưng, gần gũi với đồng bào người Thái.
  • Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói, qua hành động săn sóc ân cần, qua cả suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Truyện thơ mà em biết là truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Nội dung của tập thơ kể về cuộc đời đầy bất hạnh của Lục Vân Tiên và câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga. Truyện mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc về người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo. 


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kỳ thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu gây ấn tượng cho em là truyện thơ Lục Vân Tiên viết về mối tình của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.

- Theo em, điều khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học không chỉ ở chỗ nó là một cảm xúc đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… mà nó còn đẹp ở những đức tính, phẩm chất ẩn chứa sau những thứ tình cảm ấy. 


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hình dung về bối cảnh câu chuyện.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn một của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh của câu chuyện là cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Cô gái phải đi lấy người khác và chàng trai muốn đến đưa tiễn cô để nói lời từ biệt cùng tấm lòng son sắt. Họ ngồi lại cánh đồng nói chuyện và ai cũng mang theo tâm trạng không nỡ rời đi. 


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn một của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Ở khổ đầu, tác giả sử dụng những hình ảnh lá ớt, lá cà, lá ngón – đó đều là những loại lá độc để diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã của cô gái trên đường về nhà chồng nhưng vẫn ngoảnh lại nhìn người yêu của mình.

Hình ảnh vừa đi vừa ngoảnh lại, ngoái trông đã lột tả cảm xúc ngổn ngang, đau đớn và mong ngóng của cô gái khi phải đi lấy chồng trong sự ép buộc bởi trách nhiệm và bị chia cắt với người yêu của mình.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lý của chàng trai.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn tiếp từ “Xin hãy cho anh kề … khi góa bụa về già.”

Lời giải chi tiết:

Không có được cô gái, chàng thậm chí còn nghĩ đến cái chết đầy đau đớn nhưng vẫn không quên người yêu của mình (lửa xác đượm hơi). Rồi suy nghĩ sẽ được bồng bế con của nàng bởi đối với chàng trai bất kể trai gái được sinh ra bởi người yêu của mình thì đều đẹp đẽ và đáng trân trọng dù nó đi ngược lại với quy luật về đạo đức. Thậm chí, chàng trai còn mong ước một ngày sẽ lấy được người mình yêu dù cho phải đợi rất lâu, kể cả khi về già


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn hai của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Chàng trai đau đớn khi nghĩ về cô gái ở nhà chồng.

Chàng giờ đây chỉ có thể tưởng tượng, cô gái đã về nhà trai, trở thành vợ hiền, dâu thảo của người khác, còn chàng chỉ có thể ngồi đây, tưởng tượng ra cuộc sống của cô gái tại nhà chồng. 


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn hai của tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Lời thề nguyền thủy chung được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc: Chết…

→ Chàng trai luôn mong ước được ở bên cô gái dù bất cứ khi nào, ở đâu, nơi nào và dưới bất kỳ thân phận nào, chàng trai đều muốn ở bên cô gái được thể hiện qua đoạn điệp khúc Chết ba năm… Chết thành sông… Chết thành đất… 


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua hai Lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài truyện thơ để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Đó là chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng vì bố mẹ cô gái không đồng ý mà cô gái phải đi lấy người khác. Thời hạn ở rể đã hết, cô gái phải theo chồng về nhà, và chàng trai (người yêu của cô) đến tiễn cô về nhà chồng. 


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ, chú ý vào cách xưng hô của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích là lời kể của chàng trai (người yêu của cô gái)

- So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ nó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Trong bài thơ này, lời kể là của nhân vật vì vậy nó thiên về lăng kính chủ quan của nhân vật trong truyện hơn, bởi vậy bài thơ thể hiện cảm xúc chính là của chàng trai. 


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn.

Phương pháp giải:

Chú ý vào hành động của cô gái trước và sau khi về nhà chồng.

Lời giải chi tiết:

- Trước khi về nhà chồng, trước những lời tiễn dặn của chàng trai khiến cô gái không khỏi đau đớn, bứt rứt trong lòng bởi tình cảm sâu đậm, thắm thiết cùng tấm lòng thủy chung của chàng trai. Đau đớn vì không thể đáp lại thứ tình cảm đó và chỉ có thể chôn dấu trong lòng. 

- Khi về đến nhà chồng, cô gái quay trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục làm vợ hiền dâu đảm và chỉ có thể chôn dấu thứ tình cảm sâu đậm đó. Cô làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người con dâu và dường như dần vơi đi tình cảm với người yêu của mình. 


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những câu thơ thể hiện tâm trạng của chàng trai.

Lời giải chi tiết:

- Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên là một người thủy chung, son sắt luôn một lòng một dạ với người con gái mình yêu cho dù không thể lấy được cô. 

- Hình ảnh khiến em xúc động nhất khi đọc bài thơ này là khi chàng trai nói mình muốn được bồng bế những đứa con của cô gái. Vì quá yêu cô gái, chàng trai sẵn sàng chấp nhận cả những đứa con không phải của mình, bởi chỉ cần mang theo một hơi thở của cô gái, đối với chàng đều đáng trân trọng và đáng quý.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh nội dung lời thề nguyền thuỷ chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.

Phương pháp giải:

Chú ý vào hai lời thề nguyền trong đoạn 2.

Lời giải chi tiết:

* Giống nhau: đều thể hiện tình cảm, lòng thủy chung son sắt của chàng trai đối với cô gái

* Khác nhau:

- Lời thề nguyền thứ nhất “Chết ba năm hình còn treo đó… chung một mái, song song.”: Đây là lời thề nguyền đỉnh điểm lấy xuất phát từ cái chết. Chàng trai khẳng định dù trong bất cứ hình dạng, thân phận hay sự vật nào, hai người vẫn sẽ mãi ở bên nhau. Cái chết dường như không còn đáng sợ bởi có sự chung đôi, cùng nhau sánh vai với cô gái, chàng trai đều cảm thấy hạnh phúc và xứng đáng. 

- Lời thề thứ hai “Lòng ta thương nhau… không ngoảnh, không nghe.”: Lời thề thủy chung đến đây trở lại bình thường. Không còn là sự chết chóc mà thay vào đó là những lời hy vọng, những niềm mong ước thiết thực hơn “trọn kiếp đến già”, “bền chắc như vàng, như đá”, “trăm lớp nghìn trùng”… Từ đó làm nổi bật lên một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng, đó là khi chàng trai và cô gái được ở bên nhau. 


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm

Chú ý vào cách thể hiện tình cảm trong mỗi thể loại.

Lời giải chi tiết:

*Điểm giống: Thơ trữ tình và truyện thơ đều chung một hình thức theo khổ thơ, câu thơ dù ngắn hay dài đều tùy thuộc vào ngữ cảnh và nó đều nhằm đưa ra những thông điệp, tình cảm mà tác giả muốn truyền tải. 

*Điểm khác: 

- Truyện thơ: cốt truyện, cảm xúc, tâm lý của nhân vật đều được hiện thực hóa bởi nhân vật sẽ là người kể chuyện, nhờ vậy mà cảm xúc trong truyện thơ thường sẽ chân thật hơn.

- Thơ: không chỉ câu từ được trau chuốt mà đến những hình ảnh được sử dụng, thường thì nó đều được cách điệu hoặc ẩn dụ hóa một cách hoa mỹ, cầu kỳ và lời thơ sẽ đậm tính nhạc hơn. 


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Phương pháp giải:

Chú ý vào thông điệp mà bài thơ truyền tải. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm đa sầu đa cảm, giàu tình yêu và những phẩm chất tốt đẹp trong tình yêu của người dân tộc Thái. Họ luôn khao khát hạnh phúc lứa đôi, thủy chung và một lòng một dạ với người mình yêu, luôn mong muốn cho tình yêu của mình được đơm hoa, kết trái, được mặn nồng, thắm thiết được thể hiện rõ qua ước muốn tột cùng của nhân vật chàng trai. 


Viết

Câu hỏi (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn thơ và chú ý vào đoạn phân tích.

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

“ Chết ba năm hình còn treo đó;

Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Câu 1. Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Trả lời: 

Bối cảnh của câu chuyện là lời tiễn biệt của chàng trai với người con gái mình yêu đi lấy chồng. Tâm trạng buồn không nỡ rời xa, lưu luyến không muốn rời của người con trai. Bối cảnh của câu chuyện thật éo le, khi hai người yêu nhau mà không đến được với nhau. Chàng trai tuyệt vọng, khi phải rời xa người mình yêu. Và càng éo le hơn khi chàng trai chứng kiến người con gái bị chồng đánh đập, câu chuyện thật bi thương, khi đẩy cả hai nhân vật vào hoàn cảnh như vậy. 


Câu 2. Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

Lời kể trong đoạn trích là lời của: người con trai.

So với các tác phẩm viết bằng văn xuôi thì lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Thơ nhưng lại đan xen câu truyện, đây là một điểm đặc biệt và nổi trội khi tác giả đã viết tác phẩm theo phong cách truyện thơ, thơ mà lại có cả câu truyện đan xen ở trong đó. Lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ sự kết hợp của thơ và truyện, câu chuyện trở nên sinh động và cuốn hút trước những tình tiết diễn biến của câu chuyện. Đây là đặc điểm nổi bật của truyện thơ, khi thành công kết hợp được cả hai yếu tố trong cùng một tác phẩm. 


Câu 3. Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.

Trả lời:

Nhận xét số 1:

Qua đoạn thơ 1 của đoạn văn lời tiễn dặn 1, ta có thể nhận thấy tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng là đau lòng, hoài niệm và lo lắng. Cô gái không chỉ đau lòng vì sự chia ly với người yêu mà còn lo lắng về cuộc sống mới, đồng thời cô gái cũng nhớ về những kỷ niệm buồn và vui cùng người yêu đã trải qua. Điều này được thể hiện qua câu thơ như:

Vừa đi vừa ngoảnh lại, 

Vừa đi vừa ngoái trông, 

Chân bước xa lòng càng đau nhớ.

Trong lời tiễn dặn, cô gái thể hiện tâm trạng của mình bằng cách nhắc nhở người yêu về những điều cần phải làm khi ở nơi xa, cùng lời chúc người yêu luôn vui vẻ, may mắn và bình an. Điều này cho thấy cô gái vẫn muốn yêu thương và quan tâm đến người yêu của mình mặc dù đã phải chia xa.

Nhận xét số 2:

Tâm trạng của cô gái trong trong lời tiễn dặn 1 là tâm trạng buồn bã, đau đớn và cô đơn. Cô gái đã phải rời xa gia đình và người mình yêu để theo chồng - người mà mình không có tình cảm. Sự lưu luyến và nhớ nhung của cô gái với quê hương, người yêu càng khiến cô đau lòng hơn khi phải đi xa. Cô gái đã cố gắng ngoảnh lại, nhìn lại những gì đã qua, nhìn lại những người thân yêu đã phải rời xa để đi theo chồng. Nhưng chân bước xa lòng càng đau nhớ, cô gái cảm thấy cô đơn và vô cùng nhớ những kỷ niệm đã qua.


Câu 4. Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?

Trả lời:

Hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm:

+ Xót xa khi tiễn biệt người yêu đi lấy chồng,

+ Lưu luyến không nỡ rời xa người yêu.

+ Tuyệt vọng khi không còn người yêu

==> Thể hiện tình yêu và sự chung thủy của chàng trai đối với cô gái. 

+ Khi chứng kiến người mình yêu bị đánh đập, chàng trai xót thương cô gái.

+ Điểm sáng của tác phẩm là khi chàng trai thể hiện ý chí quyết tâm đưa cô gái trở về bên cạnh mình. 

=> Chàng trai hiện lên với những đặc điểm là một người con trai tốt, yêu thương hết lòng và xót xa, thương cảm trước tình cảnh của cô gái. 

Xúc động nhất là khi chàng trai quyết tâm đưa cô gái trở về đoàn tụ với mình. Bởi lẽ, đó là khi chàng trai thể hiện tình yêu thương vô bờ của mình dành cho cô gái, không còn chấp nhận số phận là cô gái đi lấy chồng nữa mà quyết tâm đưa cô về khi cô bị chồng đánh đập. Đỉnh cao của tình yêu dành cho cô gái, bởi khi đó cô gái vô cùng khổ cực nên quyết định của chàng trai quả là một quyết định đúng đắn và cũng làm cho cô gái cảm nhận rõ hơn về tình cảm chàng trai dành cho mình. 


Câu 5. So sánh nội dung lời thề nguyên thuỷ chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.

Trả lời:

Câu trả lời số 1:

"Lời thề nguyền" trong bài lời tiễn dặn là một cam kết, một hứa hẹn và đồng thời cũng là một lời hứa nhằm đảm bảo rằng người được tiễn dặn sẽ giữ lời và tránh xa những điều không tốt. Trong bài thơ, "lời thề nguyền" được sử dụng để thể hiện tình cảm đau đớn của người gửi gắm cho người nhận và đồng thời cũng là một cách để giữ gìn mối quan hệ.

Trong đoạn thơ, câu "Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại, được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi" là lời thề nguyền. Bằng cách này, người gửi đang cố gắng thuyết phục người nhận thực hiện điều họ đã hứa. Tuy nhiên, nó cũng là một lời cảnh báo, thể hiện rằng nếu người nhận không giữ lời, họ sẽ gây tổn thương và mất đi sự tín nhiệm của người gửi.

Vì vậy, lời thề nguyền trong bài Lời tiễn dặn không chỉ là một cam kết mà còn là một cách để thể hiện tình cảm và giữ gìn mối quan hệ, đồng thời cũng là một cảnh báo để đảm bảo sự tin tưởng và tôn trọng giữa hai bên.

Câu trả lời số 2:

- Về nội dung lời thề nguyền:

Trong lời thề nguyền thuỷ chung, người ta thề sẽ trung thành, tận tâm với người mình yêu và sẽ giữ trọn tình yêu suốt cuộc đời. Còn trong lời tiễn dặn "Người con gái trên đường về", lời thề nguyền được thể hiện thông qua lời tiễn dặn của người đàn ông với người phụ nữ yêu của mình. Anh ta mong muốn người phụ nữ sẽ luôn giữ trọn tình yêu với anh ta, không quay trở về với người khác.

- Về cách thể hiện lời thề nguyền:

+ Lời thề nguyền thuỷ chung được thể hiện thông qua nghi thức, hình ảnh như uống rượu trao nhẫn, nắm tay nhau thề nguyền, vật trao duyên...

+ Trong lời tiễn dặn "Người con gái trên đường về", lời thề nguyền được thể hiện thông qua câu chữ. Anh cầu nguyện cho người phụ nữ sẽ giữ trọn tình yêu và sẽ chịu đựng mọi khó khăn, thử thách mà vẫn trung thành với mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Lời tiễn dặn
(trích Tiễn dặn người yêu – Truyện thơ dân tộc Thái)

* Nội dung chính: Văn bản thể hiện sự đau đớn, xót xa của chàng trai trên đường tiễn người mình yêu về nhà chồng và chứng kiến cảnh người mình yêu bị người chồng đánh đập. Đoạn trích chính là niềm khát khao hạnh phúc, khát khao có được tình yêu của chàng trai với cô gái.


I. Trước khi đọc.

Câu hỏi 1. Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…).

Trả lời:

– Truyện thơ: Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

– Nội dung của tập thơ kể về cuộc đời đầy bất hạnh của Lục Vân Tiên và câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga. Truyện mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc về người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo.


Câu hỏi 2. Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo em, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?

Trả lời:

– Câu chuyện tình yêu gây ấn tượng với em là mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong truyện Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga yêu Lục Vân Tiên nhưng phải chịu nỗi đau ly biệt, nhưng không vì thế mà nàng từ bỏ, từ đầu đến cuối nàng vẫn luôn một lòng, một dạ, chung thủy đối với Lục Vân Tiên, thậm chí nàng còn tìm đến cái chết nhưng được cứu sống. Và tấm lòng son sắt thủy chung của nàng đã được báo đáp bằng kết thúc viên mãn của nàng và Lục Vân Tiên.

– Theo em điều kiện để tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học là: tình yêu đó phải là một tình yêu đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… Và sau thứ tình cảm đó phải là vẻ đẹp của đức tính, phẩm chất.


II. Đọc văn bản.

Câu 1. Hình dung về bối cảnh câu chuyện.

Trả lời:

– Bối cảnh: Cô gái và chàng trai yêu nhau, nhưng không đến được với nhau; cô gái phải đi lấy người khác.


Câu 2. Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái.

Trả lời:

– Hình ảnh Lá ớt, lá cà, lá ngón – những loại lá độc, diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã của cô gái trên đường về nhà chồng nhưng vẫn ngoảnh lại nhìn người yêu mình.


Câu 3. Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lí của chàng trai.

Trả lời:

– Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

+ Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

+ Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình


Câu 4. Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng.

Trả lời:

– Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy

– Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”

→ Thể hiện sự cảm thông, thương cho số phận của chàng trai, một tình yêu trong sáng, mãnh liệt nhưng không được đáp lại.


Câu 5. Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như thế nào?

Trả lời:

– Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”

“Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”

→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chứa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau


III. Sau khi đọc.

Câu 1. Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Trả lời:

– Bối cảnh của câu chuyện: chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng vì bố mẹ cô gái không đồng ý mà cô gái phải đi lấy người khác. Thời hạn ở rể đã hết, cô gái phải theo chồng về nhà, và chàng trai (người yêu của cô) đến tiễn cô về nhà chồng.


Câu 2. Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

– Lời kể trong đoạn trích là của người con trai.

– So với các tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ nó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Lời kể của nhân vật là lăng kính chủ quan thể hiện cảm xúc của chàng trai một cách chân thực, rõ nét nhất.


Câu 3. Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.

Trả lời:

– Trước khi về nhà chồng: trước những lời tiễn dặn của chàng trai khiến cô gái không khỏi đau đớn, bứt rứt trong lòng bởi tình cảm sâu đậm, thắm thiết cùng tấm lòng thủy chung của chàng trai. Đau đớn vì không thể đáp lại thứ tình cảm đó và chỉ có thể chôn dấu trong lòng.

– Khi về đến nhà chồng: cô gái quay trở lại trạng thái bình thường, làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người con dâu và dường như dần vơi đi tình cảm với người yêu của mình.

→ Đó chỉ là những sự suy đoán của chàng trai, anh mong mình có thể vào vai người chồng hiện tại của cô gái, được bày tỏ tình yêu, hạnh phúc của mình với cô, cùng xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Qua tâm trạng đó, ta thấy được sự thủy chung, tình yêu mãnh liệt, bất diệt của chàng trai đối với cô gái.


Câu 4. Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?

Trả lời:

– Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên là một người thủy chung, son sắt luôn một lòng một dạ với người con gái mình yêu.

– Những biểu hiện khiến em xúc động nhất khi đọc bài thơ này là: khi chàng trai nói mình muốn được bồng bế những đứa con của cô gái. Vì quá yêu cô gái, chàng trai sẵn sàng chấp nhận cả những đứa con không phải của mình, bởi chỉ cần mang theo một hơi thở của cô gái, đối với chàng đều đáng trân trọng và đáng quý. Tình yêu đó đã vượt xa những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc trong xã hội nhưng đặt trong hoàn cảnh này hoàn toàn có thể hiểu được bởi chàng trai đã quá yêu cô gái, tình yêu đó mãnh liệt, cháy bỏng đã phá tan những rào cản của xã hội.


Câu 5. So sánh nội dung lời thề nguyền thủy chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.

Trả lời:

* Giống nhau: đều thể hiện tình cảm, lòng thủy chung son sắt của chàng trai đối với cô gái.

* Khác nhau:

– Lời thề nguyền thứ nhất “Chết ba năm hình còn treo đó… chung một mái, song song.”: Đây là lời thề nguyền đỉnh điểm lấy xuất phát từ cái chết. Chàng trai khẳng định dù trong bất cứ hình dạng, thân phận hay sự vật nào, hai người vẫn sẽ mãi ở bên nhau. Cái chết dường như không còn đáng sợ bởi có sự chung đôi, cùng nhau sánh vai với cô gái, chàng trai đều cảm thấy hạnh phúc và xứng đáng.

– Lời thề thứ hai “Lòng ta thương nhau… không ngoảnh, không nghe.”: Lời thề thủy chung đến đây trở lại bình thường. Không còn là sự chết chóc mà thay vào đó là những lời hy vọng, những niềm mong ước thiết thực hơn “trọn kiếp đến già”, “bền chắc như vàng, như đá”, “trăm lớp nghìn trùng”… Từ đó làm nổi bật lên một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng, đó là khi chàng trai và cô gái được ở bên nhau.


Câu 6. Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

– Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

– Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.


Câu 7. Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Trả lời:

– Đoạn trích cho thấy được khát khao về khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.


IV. Kết nối đọc viết.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thực sự sâu sắc.

Đoạn văn tham khảo 1:

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vực nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song”.

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.


Đoạn văn tham khảo 2:

Tiễn dặn người yêu là một trong những truyện thơ tiêu biểu và đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số, được bổ sung qua nhiều thế hệ người Thái. Người Thái coi đây là cuốn sách quý nhất trong mọi cuốn sách quý vì nó thể hiện rõ nét cuộc sống và tâm hồn Thái. Mở đầu đoạn trích, chàng trai đã âu yếm gọi cô gái là “người đẹp anh yêu”, “anh yêu em”. Cách xưng hô, cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc. Vẻ đẹp của người con gái Thái được miêu tả bàng một nét phác hoạ chính xác hết sức tài tình : “Xin hãy cho anh kề vóc mảnh” bởi ai đã từng tiếp xúc với người phụ nữ Thái hẳn sẽ ấn tượng với dáng vóc mảnh mai có phần kiêu sa của họ. Truyện thơ khác với các thể loại tự sự văn xuôi ở ưu thế tả người, tả cảnh, tả tình, ơ phần khác của truyện thơ này có một số dòng miêu tả vẻ đẹp của người con gái : “Ngón tay thon lá hành – Đuôi mắt dài như mắt lá trầu xanh”.Chính đoạn thơ này đã trở thành điểm nhấn và là cảm hứng tạo nên đầu đề của truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Vì chỉ ở thời điểm này, tình yêu mới bộc lộ được hết sắc độ của nó, với yêu thương, đớn đau, tuyệt vọng và quyết tâm không gì lay chuyển.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời tiễn dặn" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

“Lời tiễn dặn người yêu”
(Trích “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái)

Thể loại: Thuộc thể loại truyện thơ (là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp yếu tô” tự sự và trữ tình).

Tóm tắt: Đoạn trích miêu tả tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô người yêu về nhà chồng và thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai với cô gắn trong những ngày còn lưu lại nhà chồng cô

Chủ đề: Đoạn trích thể hiện khát vọng tự do yêu đương và tình yêu thủy chung gắn bó của các chàng trai, cô gái Thái.

Nội dung:

Tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn người yêu về nhà chồng:

+ Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai.

+ Tâm trạng đầy mâu thuẫn của chàng trai trước hoàn cảnh thực tại.

=> Biểu lộ tâm trạng của một người có tình yêu tha thiết, thủy chung và tâm hồn trong sáng lành mạnh.

Nỗi đau khổ của cô gái khi về nhà chồng:

+ Về nhà chồng trong tâm trạng bồn chồn, đau khổ, không yêu vì chưa gặp được người yêu để giã biệt. Nỗi đau khổ bắt nguồn từ cuộc hôn nhân không tự nguyện, không tình yêu của của cô.

Lời dặn dò của chàng trai với cô gái:

Chàng trai dặn cô gái đợi mình. Đó chính là lời ước hẹn chờ đợi cô gái của chàng trai. Lời dặn dò thể hiện tình yêu chung thủy, sâu sắc nhưng đành bất lực (phải chấp nhận cuộc hôn nhân do cha mẹ định đoạt)

Chứng kiến cảnh cô bị hành hạ, anh cảm thông và chăm sóc cô bằng lời lẽ và hành động chia sẻ yêu thương cùng với mong muôn thoát khỏi tập tục để hai người được đoàn tụ.

—> Lời tiễn dặn ở đoạn cuối khẳng định tình cảm thủy chung, gắn bó và khao khát hạnh phúc của chàng trai.

Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sông đồng bào dân tộc thiểu sô”.

+ Miêu tả tâm trạng nhân vật sinh động.

Ý nghĩa:

Đoạn trích phơi bày và tố cáo tập tục hôn nhân bất công, vô lí đã đè nén, áp bức những chàng trai, cô gái Thái, đồng thời bày tỏ khát vọng sông tự do yêu thương, hạnh phúc cho con người.

Từ lâu đề tài về tình yêu đôi lứa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả sáng tác được nên nhiều tác phẩm hay. Tiễn Dặn người yêu cũng là một trong số đó, tác phẩm nổi bật về phong cách sáng tác truyện thơ kết hợp rất nổi tiếng của dân tộc Thái. Những trắc trở trong tình yêu, trong hôn nhân đôi khi như thử thách nằm trên con đường dài dẫn đến hạnh phúc, mà chính những con người trong cuộc mới cảm nhận hết, đặc biệt tâm trạng từ phía người con trai- vế chủ động trong một cuộc tình mang đầy sâu sắc, da diết, được miêu tả rõ qua đoạn trích lời tiễn dặn.


Phân tích tác phẩm

Truyện thơ của các dân tộc chính là một câu chuyện dài kể qua lời thơ, phản ánh cho ta hiểu được nhiều phong tục tập quán, cũng như lối suy nghĩ, tình cảm của người đồng bào thiểu số. Tiễn dặn người yêu,được dịch cụ thể thành 1846 câu thơ,rất nổi tiếng,kể lại câu chuyện tinh yêu- hôn nhân qua lời của 2 nhân vật chính, trong câu chuyện có nhiều diễn biến tương ứng như mỗi quãng đường thăng trầm trong tình yêu của họ bao gồm cả những khát vọng hạnh phúc, nỗi đớn đau khi tình yêu bị chia lìa và cuộc đấu tranh kiên trì, quyết liệt của hai người để bảo vệ tình yêu,ta phải đặt mình vào trong tác phẩm một cách chân thành mới mong hiểu được biết cảm thông được với những biểu hiện mong ngóng người yêu ,cử chỉ ân cần, âu yếm và lời thề nguyền son sắt giữ trọn tình yêu của chàng trai , nó nằm tng đoạn trích Lời tiễn dặn, được lược bớt, gói gọn, tiêu biểu cho nội dung trên ở phần đọc thêm, sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1. Đoạn trích này đặc biệt hoàn toàn là lời của chàng trai, cùng tâm trạng đau đớn trên đường tiễn cô gái về nhà chồng, phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập, hình ảnh cô gái hiện lên gián tiếp trong lời nói chân thành của anh.


Khi đọc ngay từ đầu hình ảnh quay chậm miêu tả hị qua lời anh rõ nét, luôn trong trạng thái níu kéo cho thời gian dài ra, cố trì hoãn những bước đi về nhà người chồng mà chị không hề muốn sống chung, mỗi chữ, chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn, mỗi cảnh rừng nàng qua đều biểu hiện sự tha thiết nhớ người yêu cũ, muốn gặp.


Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.


Các từ ngữ được dùng với độ dày đặc, lặp đi lặp lại như biểu hiện tính đau khổ, nỗi lòng nhớ thương của cô gái, mãi mong người yêu nhưng chẳng thấy anh. Rồi anh cũng tới, sau bao nỗ lực của cô gái, vì họ hiểu nhau, vì họ như hẹn ước với nhau:


Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.


Lúc tiễn đưa này, anh – người đàn ông dân tộc Thái ấy, cử chỉ thân mật, tình cảm tuyệt vời, trước người con gái mình yêu, hoàn cảnh éo le hiện tại, anh cũng như chị, cũng muốn níu kéo thời gian giây phút ngắn ngủi được ở bên chị, Anh đòi hỏi với mong muốn tha thiết phải được dặn chị đôi lời mới chịu quay gót, phải dặn dù chẳng được nói chuyện nhiều như lúc xưa kia nhưng vì anh luôn cảm thấy chi hiểu mình, tin tưởng nhau tuyệt đối như ngày nào nên dù có dặn đôi câu cũng đã yên lòng quay gót đi.


Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái và trong tiễn dặn người yêu sao mà ngọt ngào, mở đầu đoạn trích Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, đến lúc gặp được chị là một câu tự xưng “anh yêu của em” khẳng định tình yêu trong Anh vẫn nồng nàn, thắm thiết.


Phong tục của người Thái cũng lại vang lên đầy tính tình cảm, được nhắc đến trong hoàn cảnh này như sự suy nghĩ sâu xa cho tương lai hai đứa, đến một ngày mà viễn cảnh ấy u ám - là cái ngày một trong hai người chết đi:


Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,

Quấn quanh vai ủ lấy hương người,

Cho mai sau lửa xác đượm hơi,

Một lát bên em thay lời tiễn dặn !


Dù nhận thức hoàn cảnh hiện tại không hề chấp nhận, cho phép được hành động thân mật táo bạo của anh với chị, nhưng anh vẫn bất chấp, nhất mực, luôn muốn “kề vóc mảnh” gợi ra được sự mảnh mai, nhưng đầy kiêu sa, đẹp tuyệt của người con gái Thái muốn tìm về cái sự thủy chung đâu có gì là sai, anh suy nghĩ không lấy được nhau, có nghĩa không có ai thân yêu suốt cả cuộc đời nhưng vì có hơi hương da thịt người yêu ngay lúc này, mà khi chết xác sẽ cháy đượm, vong hồn được siêu thoát, không còn là kẻ cô đơn.


Tình cảm của người con trai ấy thật cao cả, đáng quý, không những chỉ yêu mình chị, còn dành cả tình yêu luôn cả đứa con riêng của cô gái. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải chấp nhận tình cảm, cũng như đứa con mà tạo thành bởi một cuộc tình không có cảm xúc, lạnh nhạt với người chồng hiện tại. Anh vẫn bao dung, trân trọng cô, anh nựng đứa con của người yêu như chính đưa con ruột của mình.


Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,

Bé xinh hãy đưa anh bồng,

Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,

Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.


Tiếng nựng kia dù chân thành nhưng làm sao có thể tránh sự đau lòng, ai oán, khi tình yêu đến mà không được cùng nhau đi đến cuối cuộc đời,không được cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, những đàn con thơ. Vậy nên chàng dã thốt ra lời thề nguyện chan chứa tình cảm, , đầy sự quyết tâm về tình yêu sự sắt đá của cả hai người:


“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,

Đợi mùa nước đỏ cá về, Đợi mùa chim tăng ló gọi hè.

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già’’.


Đây cũng như là ý chính chủ đạo bao bọc của bài thơ, ý thơ hay dào cảm xúc. Có Thời gian cụ thể, bằng cả sự chân thành, tứ thơ bay bổng, lay động mà chân thật, gắn với hai mùa đầu và cuối trong một năm cũng tương tự như là đời người, dù không thể trọn vẹn tình yêu nơi tuổi thanh xuân trẻ trung, nồng nhiệt kia, nhưng tình yêu thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để tiếp nối lại, để tạo nên gia đình hạnh phúc của hai người, dù có khi đến tàn phai theo năm tháng họ đều đã về già nhưng sự chờ đợi nhau dù bao nhiêu lâu” tháng năm lau nở”, “nước đỏ cá về”, “chim tăng ló gọi hè”, tình yêu trong sáng ấy không bao giờ bị dập tắt như chính lời thề nguyền ngày nào.


Sự thủy chung son sắt trong tình yêu còn được thể hiện qua đoạn hai những ngày mà chàng trai còn lưu lại ở nhà chồng cô. Là người chứng kiến cảnh người chồng mới đánh đập, hành hạ cô ngã lăn quay bên cối gạo, khi cô trở thành một người khác luôn vì muốn sống trọn với lời thề nguyền cùng chàng, cô đã hóa mình thành một con người sống phản kháng không cam lòng với sự sắp đặt, giả bộ làm những việc để nhà chồng chán ngấy, ghét kinh mình, rồi cô cũng phải lâm vào cái tình cảnh quen thuộc bị đối xử thậm tệ không khác gì người ở cho nhà chồng, chàng trai ấy hiểu hết, đồng cảm, an ủi, chăm sóc cô trong giây phút cô tuyệt vọng nhất.


“Dậy đi em, dậy đi em ơi!

Dậy rũ áo kẻo bọ,

Dậy phủi áo kẻo lấm!

Đầu bù anh chải cho,

Tóc rối đưa anh búi hộ!

Anh chặt tre về đốt gióng đầu,

Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,

Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.


Anh vực cô dậy không chỉ về thể xác, còn về cả tinh thần, giúp cô có ý chỉ, nghị lực để sống tiếp quãng đường khó khăn này, còn cho nàng hiểu và nhớ rằng dù có chuyện gì xảy ra chàng vẫn luôn bên cạnh ủng hộ, cùng nàng vượt qua mọi chuyện.


“Tơ rối đôi ta cùng gỡ

Tơ vò ta vuốt lại quay guồng”

Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,

Về với người ta thương thuở cũ."


Đoạn thơ này kế tiếp bằng những hình ảnh bi thương- cái chết nhưng một lần nữa khẳng định lại cái quyết tâm kia, lòng dạ, ý chí của anh và cô đầy sự đồng lòng, sự sống mạnh mẽ vực lại tình yêu, không chấp nhận thực tại:


“Chết ba năm hình còn treo đó;

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song."


Cái sự trân trọng tình yêu chính là cái kết đẹp nhất cho bức tranh này, bằng sự sử dụng phương pháp so sánh dù đơn giản nhưng có sự chọn lọc kĩ càng, biểu hiện đa dạng, nói lên được biết bao nhiêu phong tục, bản sắc văn hóa, thiên nhiên hữu tình của người Thái


Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng,

Lời đã trao thương không lạc mất;

Như bán trâu ngoài chợ,

Như thu lúa muôn bông.

Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,

Bền chắc như vàng, như đá.


Toàn bộ đoạn trích có sự sử dụng thành thạo nhiều yếu tố nghệ thuật hấp dẫn, phương pháp diễn tả trùng điệp, lỗi kể chuyện xen lẫn tả thơ cuốn hút. Tạo nên sư cân đối nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu bộc lộ được sự ân cần, tận tình của người con trai dành cho người yêu xứng đáng, trọn vẹn, hành động xót xa, ân cần, đầy thương cảm, vang mãi trong ta lời thề nguyện tình yêu.


Quả đúng vậy, kết thức câu chuyện chính là một cái kết rất dân gian, rất có hậu, họ cùng nhau vượt qua số phận khắc nghiệt, đoàn tụ lại, làm lại cuộc đời mới có nhau dù khi cả hai đã không còn trẻ trung, chàng trai đã giữ đúng lời hứa với cô gái ngày nào, bằng chính lòng chân thành, lòng chung thủy, sự cao thượng. Sự trong sáng, chân chính của họ đã làm cho chúng ta một lần nữa tin rằng luôn có sự kì diệu trong cuộc sống này.


Tâm hồn, tập tục hôn nhân của người Thái xưa có thể nói được phản ánh phần nào qua những câu tiễn dặn, cũng vì lí do hoàn cảnh khó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bao nhiêu sự chia ly, bi đát, đau thương của vô vàn các cuộc tình đẹp như thơ. Lời tiễn dặn cũng mang ý nghĩa sâu xa là sự tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng. Vậy nên mỗi chàng trai, cô gái có được những cái khát vọng mạnh mẽ giải phóng trong tình yêu, bất chấp ngăn cản như hai nhân vật chính trong Tiễn Dặn Người Yêu thật là đáng để chúng ta phải học tập, ngưỡng mộ, đồng cảm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .