Top 6 Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

649

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1. (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn. 


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc

1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả.


2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.

Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 - 2005), con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công. 

Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo. Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM. 

PauseUnmuteLoaded: 8.53%

Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền. 

Bà Khiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết. 


3. Chú ý các trích dẫn trực tiếp

- “Vì có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn là thơ nên chúng tôi hoãn lại việc đăng lên báo ... và phê bình luôn có thể.”

- “Từ hai tháng trước, hôm 26 Juillet 1993, ...một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế. “

- “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị đẹt mất ... lối thơ xưa nên gọi là Thơ mới.”

...

4.Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?

Buổi diễn thuyết thu hút đươc đông đảo người tham gia.


5. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng. 


6.Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?

Ngoại hình nhân vật được khắc họa là người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mot chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Nhằm mục đích khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà. 


7. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên. 


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên” (Trần Nhật Vy) viết về nữ sĩ Manh Manh. Bmootj trong những người con yêu nước, mang tư tưởng lớn. Đối với văn học Việt Nam bà cũng có những đóng góp đáng kể. Qua văn bản, chúng ta có những cái nhìn chân thật nhất, rõ nét nhất, hiểu hơn về những đóng góp của bà đối với xã hội, với đất nước. Từ đó, chúng ta biết ơn về những gì bà đã làm.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1. (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

Trả lời:

Văn bản được triển khai theo trình tự tời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất. 


Câu 2. (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

Phong trào xã hội đã được nói đến trong văn bản là chủ nghĩa phụ nữ. Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy rất tôn trọng.


Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.


Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản? 

Trả lời:

Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện trăm hoa đua nở của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.


Câu 5. (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Trả lời:

Qua văn bản, em biết thêm về phong trào Thơ mới là:

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.


Câu 6. (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Trả lời:

Từ bài viết, ta có thể thấy vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, quán xuyến mọi công việc nhà cửa, bếp núc. Không phủ định sự quan trọng của đàn ông trong gia đình nhưng thiếu phụ nữ sẽ rất là khó khăn. Không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng nắm nhiều vai trò quan trọng.


* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Dựa vào kiến thức thực tế và những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày hiểu biết của bạn về vấn đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng đó. Trước hết, người phụ nữ cần có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bản thân mình. Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm của mình ở gia đình còn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hóa, có tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn để phục vụ công tác. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Tuy những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ, giảm bớt sức lao động của họ trong công việc nội trợ nhưng  phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như: công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ  rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội; Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Cuộc sống phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và trong những năm đầu thế kỉ XX gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Ví dụ như trong thời phong kiến, phụ nữ không được phép đi học, ra ngoài chơi mà luôn phải ở nhà chăm con, làm công việc nhà. Khi đến đầu thế kỉ XX, phụ nữ vẫn bị chèn ép đủ đường bởi chính sách nô dịch hà khắc của phong kiến. 


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn mở đầu. 

Lời giải chi tiết:

Cách mở đầu văn bản rất sáng tạo khi đặt ra câu hỏi tu từ, gợi sự tò mò của người đọc, đồng thời nó cũng hé mở ra phần nội dung của tác phẩm ở phía sau. 


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn văn giới thiệu về bà. 

Lời giải chi tiết:

- Bà tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh 1914, mất 2005

- Bà học Trường Trung học nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.

- Bà làm phóng viên thường với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.

- Bài thơ Tình già của bà được đăng báo và bà trở lên nổi tiếng

- Bà ủng hộ phong trào Thơ mới, tham gia diễn thuyết và dần trở lên nổi tiếng. 


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý các trích dẫn trực tiếp.  

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn tiếp theo. 

Lời giải chi tiết:

 - Trong số báo 228 ra ngày 14/12/1933… đăng lên báo

 - Các cuộc diễn thuyết của bà ở Hội Khuyến học Sài Gòn… 


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào hình ảnh được sử dụng. 

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh đó thể hiện buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới trẻ, trí thức tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú. 


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng gì đến xã hội. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào những phát ngôn và hành động của bà. 

Lời giải chi tiết:

 Lời nói, hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ với những quan điểm mới về bình đẳng giới.

 Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi chơi, tự do như đàn ông từ đó khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội. 


Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn miêu tả ngoại hình của nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Ngoại hình nhân vật được khắc học là một người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim, đôi mắt sáng ngời, thông minh…

→ Tác giả nhằm khẳng định, phụ nữ cũng có thể có tướng lãnh đạo, tài giỏi như đàn ông dù cho ngoại hình của họ không được đẹp nhưng tài năng của họ là không thể phủ nhận. 


Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì. 

Phương pháp giải:

   Chú ý vào đoạn cuối. 

Lời giải chi tiết:

 Những thông tin này gợi cho ta suy nghĩ về những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên, mai một, người đời đang dần quên đi nó. 


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó. 

Phương pháp giải:

 Chú ý vào những chi tiết thể hiện trình tự của văn bản. 

Lời giải chi tiết:

 Văn bản được trình bày theo trình tự thời gian, tác giả trình bày theo chuỗi từ thời niên thiếu cho đến những năm tháng cuối đời của nhân vật.

→ Việc triển khai văn bản theo trình tự đó là phù hợp với nội dung của bài viết, hơn nữa nó không chỉ khái quát đầy đủ về cuộc đời của bà mà còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin trong quá trình tìm hiểu văn bản.

 

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Chú ý vào tư tưởng của nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.

 Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy là kể ra những đóng góp, cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên, trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ. 


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn miêu tả chân dung nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản rất chân thực, không chỉ qua dáng vẻ mà còn cả về nét mặt.

→ Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có. 


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những yếu tố thể hiện hoàn cảnh của thời đại. 

Lời giải chi tiết:

Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản đó là lúc làn sóng đấu tranh, biểu tình diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở miền Nam nhằm đòi quyền lợi cho phụ nữ. 


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm và rút ra kết luận. 

Lời giải chi tiết:

 Qua văn bản, ta có thể biết được rằng phong trào Thơ mới đã từng diễn ra rất mạnh mẽ và nhận được sự săn đón nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Nội dung của Thơ mới khá đa dạng, nó không chỉ xoay quanh những câu chuyện về nỗi xa quê, xa nhà, tình yêu quê hương, đất nước mà nó còn mang nội dung về bình đẳng giới, về nữ quyền mà những người phụ nữ muốn gửi gắm. Sự lan tỏa của phong trào chính là lúc phụ nữ nói lên tiếng nói của mình. 


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Phương pháp giải:

Chú ý vào thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. 

Lời giải chi tiết:

 Bài viết gợi cho em suy nghĩ rằng vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội chưa bao giờ là ít hay yếu kém hơn đàn ông. Sự đóng góp của họ trong các phong trào luôn là to lớn và nó cũng góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của hệ tư tưởng của phong kiến, sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc vận động vẫn luôn hạn chế, dù vậy họ vẫn không hề bỏ cuộc, vẫn luôn tiến lên phía trước, đấu tranh vì mục tiêu chung của dân tộc và của chính họ. 


Kết nối đọc - viết

Câu hỏi (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ những thông tin tìm hiểu được trước và sau khi đọc văn bản, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân và văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

 Từ đầu thế kỉ XX, sự du nhập của hệ tư tưởng phương Tây ngày càng mạnh mẽ, trong đó là tư tưởng về nữ quyền. Bởi vậy, sự trỗi dậy của phụ nữ tiến bộ thời kì này là rất lớn. Khi họ nhận ra bản thân mình có thể làm được nhiều điều to lớn như đàn ông, mọi người xung quanh, họ đã tập trung để đòi quyền lợi cho mình. Đó là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của phụ nữ mà bấy lâu nay vẫn bị bỏ qua. Họ khao khát được đi làm, được tự do cống hiến cho xã hội, sống đúng với bản chất và quyền lợi của mình, được hưởng đãi ngộ và những chính sách cần thiết. Để làm được điều đó, họ viết báo, làm thơ, biểu tình… để đòi quyền lợi cho chính mình. Trong đó phải kể đến là Manh Manh thi sĩ, người luôn đi đầu và có đóng góp to lớn cho phong trào nữ quyền này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Trước khi đọc

Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.

Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến chịu nhiều và những năm đầu thế kỉ XX: chịu lễ giáo phong kiến, tuân theo tam cương ngũ thường, không được làm chủ số phận, cuộc đời bất hạnh,...


Đọc văn bản

Câu 1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Cách mở đầu nêu ra một câu hỏi, nhằm khơi gợi trí tò mò của người đọc.


Câu 2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.

- Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 - 2005), con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công.

- Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo. Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.

- Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền.

- Bà Khiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết.


Câu 3. Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?

Buổi diễn thuyết của Manh Manh nữ sĩ được nhiều người đến tham dự.


Câu 4. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

  • Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng tiến bộ về phụ nữ.
  • Những tư tưởng đó góp phần thay đổi những định kiến về phụ nữ trong xã hội.

Câu 5. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?

- Ngoại hình nhân vật được khắc họa: người thấp lùn, bộ tướng núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng.

- Mục đích: khẳng định dù không xinh đẹp nhưng nhân vật có phong thái hơn người.


Câu 6. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Những cống hiến của Manh Manh nữ sĩ dần bị lãng quên.


Sau khi đọc

Câu 1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian. Cách triển khai này góp phần làm nổi bật diễn biến cuộc đời nhân vật, song song với những chuyển biến mạnh mẽ của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.


Câu 2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

- Phong trào xã hội: chủ nghĩa phụ nữ (nữ quyền)

- Tác giả đã kể ra những đóng góp, cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên, trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.


Câu 3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

- Nhân vật được tái hiện qua nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, hoạt động xã hội, đời sống cá nhân) với nhiều tư cách khác nhau (một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội)

- Chân dung được tái hiện một cách khách quan, không áp đặt những chuẩn mực của xã hội phong kiến.


Câu 4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

Văn bản tái hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam buổi giao thời, trong đó có sự xung đột giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa định kiến về phụ nữ với những nỗ lực cá nhân và tổ chức để khẳng định quyền tự do, bình đẳng của người phụ nữ.


Câu 5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Văn bản cho biết thêm về quá trình hình thành phong trào Thơ mới, một nữ sĩ không được nhắc nhiều trong phong trào Thơ mới, đóng góp của một nữ nhà báo với phong trào


Câu 6. Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Phụ nữ có vị thế lưỡng nan, một mặt nỗ lực khẳng định cá tính, sự tự do và quyền bình đẳng; mặt khác vẫn bị cô lập, bị coi là dị biệt và thiểu số.


Kết nối đọc - viết

Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Bằng những kiến thức thực tế cũng như những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Trước khi đọc

Câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.

Bài làm

Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn. Cuộc sống phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và trong những năm đầu thế kỉ XX gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Ví dụ như trong thời phong kiến, phụ nữ không được phép đi học, ra ngoài chơi mà luôn phải ở nhà chăm con, làm công việc nhà. Khi đến đầu thế kỉ XX, phụ nữ vẫn bị chèn ép đủ đường bởi chính sách nô dịch hà khắc của phong kiến.


Đọc văn bản

Câu hỏi 1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Bài làm

Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả. Cách mở đầu văn bản rất sáng tạo khi đặt ra câu hỏi tu từ, gợi sự tò mò của người đọc, đồng thời nó cũng hé mở ra phần nội dung của tác phẩm ở phía sau.


Câu hỏi 2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.

Bài làm

Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 - 2005), con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công.

Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo. Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.

Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền.

Bà Khiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết.


Câu hỏi 3. Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?

Bài làm

Hình ảnh đó thể hiện buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới trẻ, trí thức tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú. Buổi diễn thuyết thu hút đươc đông đảo người tham gia.


Câu hỏi 4. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

Bài làm

Lời nói, hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ với những quan điểm mới về bình đẳng giới.

Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi chơi, tự do như đàn ông từ đó khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội.


Câu hỏi 5. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?

Bài làm

Ngoại hình nhân vật được khắc họa là người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mot chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Nhằm mục đích khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà.

→ Tác giả nhằm khẳng định, phụ nữ cũng có thể có tướng lãnh đạo, tài giỏi như đàn ông dù cho ngoại hình của họ không được đẹp nhưng tài năng của họ là không thể phủ nhận.


Câu hỏi 6. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Bài làm

Những thông tin này gợi cho ta suy nghĩ về những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên, mai một, người đời đang dần quên đi nó.


Sau khi đọc

Câu hỏi 1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

Bài làm

Văn bản được triển khai theo trình tự từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật được nói tới.

→ Việc triển khai văn bản theo trình tự đó là phù hợp với nội dung của bài viết, hơn nữa nó không chỉ khái quát đầy đủ về cuộc đời của bà mà còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin trong quá trình tìm hiểu văn bản.


Câu hỏi 2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Bài làm

Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.

Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy là kể ra những đóng góp, cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên, trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.


Câu hỏi 3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Bài làm

Cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản rất chân thực, không chỉ qua dáng vẻ mà còn cả về nét mặt.

→ Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Bởi qua đó, ta nhận thấy bà là một người phụ nữ không xinh đẹp, dáng dấp cũng không tính là cao ráo mà như nhà báo Ngọa Long nhận xét bà là “phụ nữ trời bắt xấu”. Vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có.


Câu hỏi 4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

Bài làm

Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình mạnh mẽ đặc biệt ở miền Nam nhằm đòi quyền lợi cho người phụ nữ.


Câu hỏi 5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Bài làm

  • Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc

- Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra ngoài khuôn khổ của thơ ca Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới được thể hiện trên cả hai bình diện : nội dung và hình thức.

- Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ xuất sắc hay những hiện tượng thơ ca khác thườngbắt đầu xuất hiện những khuynh hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo : biểu đạt những tình cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”), những nỗi đau và những khát vọng chân chính của con người (đặc biệt là khát vọng hưởng lạc, tận hưởng cuộc sống trần thế - điều đậm đặc trong văn chương về nội dung nhân đạo chủ nghĩa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)

- Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức thơ cũng đã có những vận động tương ứng : thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trải, sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), những lối nói ẩn dụ, tượng trưng, đa nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương .... và đặc biệt là sự ra đời của các thể thơ thuần túy dân tộc.

- Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan lại bằng thi cử và đặc biệt, do sự bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống trị dai dẳng của Nho giáo và mỹ học Nho giáo nên một cuộc cách mạng trong thi ca chưa thực sự diễn ra.

  • Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX

- ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã bắt đầu có những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc.

- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine)

- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì quá nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.

  • Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ :

- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận .

- Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của thanh niên trí thức đương thời : 1. Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình già còn đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo. 2. ở ngoài Bắc, báo Phong hóa mới được lập cũng hưởng ứng Thơ mới bằng cách công kích các đại diện của Thơ cũ mà điển hình là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa đăng một loạt sáng tác của các cây bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông).3. Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất bản khắp trong Nam ngoài Bắc đều đua nhau đăng thơ mới. 4. Cùng với hoạt động sáng tác và xuất bản là các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên, Trương Tửu). Đáng lưu ý là hai bức thư gửi lên Khê Thượng của LTL. 5. Đến năm 1936, có thể nói thơ mới toàn thắng.

- Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái PHỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản Đà) tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ mới kịp xuất hiện một thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp) thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi vào khủng hoảng sáng tạo.

  • Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới

- Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn 1930 – 1935 và 1936 – 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới đi vào những tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện những bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca), nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài.

- Một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả thuộc phong trào Thơ mới là tính không thuần nhất. Mỗi tác giả Thơ mới thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau và thường có sự thay đổi trong phương pháp sáng tác. Xuân Diệu giai đoạn đầu tiên là một tác giả mang màu sắc lãng mạn chủ nghĩa khá rõ nét nhưng trong nhiều tác phẩm xuất sắc (điển hình là Nguyệt cầm) bắt đầu biểu hiện những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng. Một trường hợp khác, Hàn Mặc Tử, với những tập thơ đầu tiên Gái quê (1936) mang một vẻ đẹp mộc mạc, bình dân, gần gũi với thơ ca dân gian nhưng đến những tập thơ như Đau thương, Thơ điên lại mang màu sắc siêu thực (ám ảnh, mê sảng, những hình ảnh tượng trưng, kinh dị) hoặc chịu ảnh hưởng tôn giáo (Xuân như ý). Chính vì những lý do trên nên việc phân chia các khuynh hướng thơ ca trong phong trào Thơ mới là hết sức khó khăn. Có tác giả (Hoài Thanh) phân chia theo nguồn ảnh hưởng : dòng chịu ảnh hưởng Pháp


Kết nối Đọc - Viết

Đề bài: Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Bằng những kiến thức thực tế cũng như những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn.

Bài làm

Người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng đó. Trước hết, người phụ nữ cần có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bản thân mình. Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm của mình ở gia đình còn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hóa, có tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn để phục vụ công tác. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Tuy những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ, giảm bớt sức lao động của họ trong công việc nội trợ nhưng phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như: công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội; Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.


Phần tham khảo mở rộng

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy).

Bài làm

  • Giá trị nội dung

Văn bản Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy) viết về nữ sĩ Manh Manh. Bmootj trong những người con yêu nước, mang tư tưởng lớn. Đối với văn học Việt Nam bà cũng có những đóng góp đáng kể. Qua văn bản, chúng ta có những cái nhìn chân thật nhất, rõ nét nhất, hiểu hơn về những đóng góp của bà đối với xã hội, với đất nước. Từ đó, chúng ta biết ơn về những gì bà đã làm.

  • Giá trị nghệ thuật

- Thông tin được trình bày rất rõ ràng, cụ thể.

- Ngôn từ mạch lạc, phổ thông dễ hiểu

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Nữ phóng viên đầu tiên

- Trần Nhật Vy tên thật Nguyễn Hữu Vang, sinh năm 1956 tại Đồng Tháp.

- Ông là nhà báo, tác giả của nhiều tác phẩm biên khảo về lịch sử báo chí và văn hóa Sài Gòn.

- Các tác phẩm chính: Báo quốc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỉ 19 – Lịch sử 150 năm báo chí quốc ngữ 1856 – 2015, Sài Gòn chốn chốn rong chơi, Văn chương Sài Gòn 1881 – 1924,…


II. Tìm hiểu tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên

  • Thể loại

Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Video Player is loading.PauseUnmuteLoaded: 5.48%

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên là một bài báo được viết dưới dạng ký sự. Tác phẩm được đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/06/2015 bởi nhà báo Trần Nhật Vy.

  • Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh

  • Tóm tắt

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên kể về một người phụ nữ mới, một người phụ nữ mở đầu cho phong trào nữ quyền. Bà chính là Manh Manh nữ sĩ, một nhà báo nữ chân chính và ủng hộ nữ quyền.

Trong hội Tao Đàn, bà là người mạnh mẽ ủng hộ cho nữ quyền và thơ mới, là người đại diện cho hết thảy những người phụ nữ trong xã hội mới. Những lời nói và ý kiến của bà được cả báo chí và người đọc đón nhận. Bà chính là người có đóng góp to lớn cho phong trào thơ mới.

  • Bố cục

- Đoạn 1: Từ đầu đến cổ vũ cho nữ quyền. Giới thiệu tiểu sử của Nữ phóng viên đầu tiên - Manh Manh nữ sĩ.

- Đoạn 2: Tiếp đến thúc đẩy các bà tham gia nhiều hoạt động xã hội ở Hà Nội, Sài Gòn. Những thành công và đóng góp của Manh Manh nữ sĩ cho nữ quyền và nền thơ mới tại Việt Nam lúc bấy giờ.

- Đoạn 3: Còn lại. Sự tiếc nuối của tác giả khi tên của bà hoàn toàn không được nhắc tới trong phong trào thơ mới 1930 - 1945 và bị lãng quên bởi lịch sử.

  • Giá trị nội dung

Tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên khắc họa chân dung người nữ phóng viên, một nhà báo tài giỏi và có tầm ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ. Bà là người mở đường cho nữ quyền và thơ mới, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

  • Giá trị nghệ thuật

- Các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, mốc thời gian...được dử dụng hiệu quả giúp cho thông tin được trình bày một cách sinh động, hấp dẫn, chân thực.

- Yếu tố miêu tả, tự sự được vận dụng khéo léo tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn tự nhiên

- Các câu hỏi, câu in đậm gây ấn tượng và tạo hứng thú với người đọc.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên

Những thông tin cơ bản của văn bản

Phong trào xã hội được nhắc tới trong văn bản

- Phong trào xã hội: phong trào nữ quyền.

- Cách tác giả viết về phong trào ấy: Những bài viết về phong trào xã hội thường ghi chép các mốc thời gian, tường thuật các sự kiện chính, mô tả bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, kết quả và ý nghĩa của phong trào… Trong bài viết, tác giả viết về phong trào nữ quyền qua chân dung của một cá nhân, cụ thể là chân dung một người phụ nữ. Bởi vậy, lịch sử thời hiện đại hiện lên một cách rất sống động, giàu cảm xúc. Qua cách tiếp cận đó, tác giả cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và lịch sử. Cá nhân làm nên lịch sử, mặt khác, chân dung và số phận của mỗi cá nhân lại cho thấy hơi thở, bầu không khí của thời đại.


Chân dung nhân vật trong văn bản

- Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện ( tiểu sử, dung mạo, các hoạt động xã hội, đời sống cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội.

- Thông qua những chi tiết được cung cấp trong văn bản, tác giả tái hiện sống động chân dung của nữ sĩ đi ngược lại tất cả những chuẩn mực và định kiến của xã hội: người phụ nữ có ngoại hình nam tính, trời bắt xấu, dám bước ra khỏi chốn phòng the, diễn thuyết ở khắp mọi miền đất nước, dám lên tiếng ủng hộ cái mới, dám khẳng định cá tính và quan điểm riêng, dám làm một công việc thời bấy giờ được coi là công việc của đàn ông và có một đời sống riêng tư khác thường.

→ Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện và hoạt động của nhân vật, mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp giúp làm nổi bật quan điểm và đặc biệt là cá tính của nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.

- Chân dung nhân vật đã được tái hiện một cách khách quan với những thông tin cụ thể, rõ ràng và kèm theo lời nhận xét đánh giá của người đương thời, gần như không đan xen nhận xét, đánh giá chủ quan quá nhiều của người viết.


Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản

Một số chi tiết miêu tả bối cảnh thời đại

- Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng là lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông đảo người nghe như thế.

- … cuộc tranh luận dài trên báo chí cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

- … khi ấy vẫn còn quan niệm:… đến chỗ đông mà tranh cãi.

- … công chúng đã ồ ạt kéo đến hội quán phố Hàng Trống như nước chảy, lũ lượt bọn năm bọn ba.

- Trên gác, dưới nhà không một chỗ hở.


Hình dung về không khí thời đại trong văn bản

- Văn bản tái hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam buổi giao thời, trong đó có sự xung đột và giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá nhân và tổ chức để đấu tranh khẳng định sự tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện trăm hoa đua nở của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận, diễn thuyết rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, ở các không gian công cộng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.


Câu 1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

Trả lời:

Văn bản được triển khai theo trình tự tời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất. 


Câu 2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

Phong trào xã hội đã được nói đến trong văn bản là chủ nghĩa phụ nữ. Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy rất tôn trọng.


Câu 3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Lời nói, hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ với những quan điểm mới về bình đẳng giới.

Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi chơi, tự do như đàn ông từ đó khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội.


Câu 4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản? 

Trả lời:

Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ.

 

Câu 5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Trả lời:

Qua văn bản, em biết thêm về phong trào Thơ mới là:

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.


Câu 6. Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Trả lời:

Từ bài viết, ta có thể thấy vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, quán xuyến mọi công việc nhà cửa, bếp núc. Không phủ định sự quan trọng của đàn ông trong gia đình nhưng thiếu phụ nữ sẽ rất là khó khăn. Không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng nắm nhiều vai trò quan trọng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

1.1. Trước khi đọc: 

Câu hỏi 1. Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Cuộc sống của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến và trong những năm đầu của thế kỷ XX đầy khó khăn và đau đớn. Trong giai đoạn này, phụ nữ phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản. Ví dụ, vào thời kỳ phong kiến, phụ nữ thường không được phép tiếp cận giáo dục và họ bị giam giữ trong nhà để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc con cái và làm việc nhà. Khi bước vào thế kỷ XX, phụ nữ vẫn bị áp đặt nhiều hạn chế bởi chính sách nô dịch và sự kiểm soát nghiêm ngặt của chế độ phong kiến.


1.2. Đọc văn bản: 

– Câu hỏi 1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Trả lời:

Bắt đầu văn bản bằng một câu hỏi có thể tạo sự tò mò và quan tâm từ phía người đọc. Điều này làm cho độc giả cảm thấy thú vị và khám phá sâu hơn nội dung của tác phẩm. Cách mở đầu này thể hiện tính sáng tạo và tạo ra sự liên kết hấp dẫn giữa câu hỏi ban đầu và nội dung chính của văn bản.


– Câu hỏi 2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.

Trả lời:

Manh Manh, tên thật Nguyễn Thị Kiêm (1914 – 2005), sinh ra trong gia đình ông Nguyễn Đình Trị, là một cư dân của huyện Gò Công.

Bà hoàn thành chương trình học tại Trường Trung học Nữ sinh địa phương và sau đó phát triển sự nghiệp báo chí. Ban đầu, bà chỉ là một phóng viên thường xuyên, viết các bài viết nhỏ với bút danh là YM và sau đó là Nguyễn Văn MYM.

Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ “Tình già” (trong tạp chí Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932), tên tuổi của bà bắt đầu trở nên nổi tiếng dưới bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi bà ủng hộ Thơ mới và khuyến khích quyền bình đẳng cho phụ nữ.

Bà Kiêm gia nhập thế giới báo chí khi mới chỉ mười bảy tuổi và ban đầu chỉ hoạt động như một phóng viên thông thường, đôi khi viết về vấn đề quyền phụ nữ. Tuy nhiên, sau khi thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho phong trào Thơ mới, bà trở thành một người nổi tiếng thông qua các cuộc diễn thuyết và bài viết của mình.


– Câu hỏi 3. Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?

Trả lời:

Hình ảnh này cho thấy buổi diễn thuyết của bà đã thu hút sự quan tâm đông đảo từ giới trẻ và những người trí thức tham dự. Mọi người đều tỏ ra rất tập trung và chăm chú khi lắng nghe. Buổi diễn thuyết đã tạo ra sự hấp dẫn và thu hút đối với đám đông tham gia.


– Câu hỏi 4. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

Trả lời:

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ và những quan điểm mới về bình đẳng giới. Những tư tưởng này dần được hiểu rõ hơn và nhiều phụ nữ ở An Nam đã bắt đầu thay đổi thái độ, chống lại các quy tắc truyền thống trong xã hội. Họ đã bắt đầu tham gia vào việc học tập, làm việc, và tham gia các hoạt động giải trí một cách tự do, tương tự như nam giới. Từ đó, họ đã thể hiện và khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ so với nam giới trong xã hội.


– Câu hỏi 5. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Ngoại hình của nhân vật được mô tả là người có chiều cao thấp, dáng vẻ nhỏ nhắn và tướng mạo không thuộc loại ưa nhìn, với khuôn mặt có đặc điểm như má hơi bầu và đôi môi nhọn giống như một con chim. Tuy nhiên, đôi mắt của nhân vật tỏ ra sáng sủa và thông minh, cô ấy giao tiếp nhanh nhạy, sắp xếp gọn gàng và có sự duyên dáng riêng.

Tác giả thông qua mô tả ngoại hình này có mục đích làm nổi bật sự đa dạng và phong cách riêng biệt của nhân vật. Bằng cách này, tác giả muốn khẳng định rằng phụ nữ có thể thể hiện sự tài năng và khả năng lãnh đạo giống như nam giới, mặc dù ngoại hình của họ không thuộc loại đẹp mắt. Điều quan trọng là sự tài năng và năng lực của họ không thể bị giới hạn hay bị bỏ qua.


– Câu hỏi 6. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Trả lời:

Những thông tin này thúc đẩy chúng ta suy tư về những đóng góp lớn lao của bà, những đóng góp này đang dần bị lãng quên, trôi vào quên lãng. Thế giới đang dần quên đi những thành tựu của bà, và chúng ta cần nhớ đến chúng để tôn vinh công lao của bà.


1.3. Sau khi đọc:

– Câu hỏi 1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

Trả lời:

Văn bản được sắp xếp theo thứ tự, bắt đầu từ thời niên thiếu của nhân vật và tiếp tục theo cuộc đời của họ đến cuối đời. Cách triển khai này giúp chúng ta tổng hợp được toàn bộ cuộc đời của nhân vật một cách toàn diện. Điều quan trọng là cách bố trí nội dung này phù hợp với bài viết, mang lại khả năng tóm tắt đầy đủ về cuộc sống của nhân vật và giúp độc giả dễ dàng tiếp cận thông tin trong văn bản.


– Câu hỏi 2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

Trong văn bản này, nó đề cập đến một phong trào xã hội quan trọng, đó là phong trào dân chủ và cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.

Theo tôi, cách tác giả tiếp cận về phong trào này là bằng cách thể hiện những đóng góp và sự cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với cuộc đấu tranh cho nữ quyền thông qua việc viết các tác phẩm và bài báo về quyền phụ nữ. Bằng cách này, bà đã tạo ra những tác phẩm thúc đẩy nhận thức về quyền phụ nữ và thông qua các bài diễn thuyết, bà đã truyền đạt cảm hứng cho thế hệ sinh viên và trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.


– Câu hỏi 3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Trả lời:

Cách mô tả nhân vật trong văn bản rất trung thực và bao gồm cả chi tiết về nét mặt của họ.

Chân dung của nhân vật được tái hiện một cách khách quan và toàn diện. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng nhân vật không có ngoại hình đẹp, dáng vẻ không cao ráo, đúng như lời nhận xét của nhà báo Ngọa Long rằng bà là “phụ nữ trời bắt xấu”. Sự hấp dẫn của nhân vật không phải xuất phát từ ngoại hình mà thay vào đó đến từ tính cách, nhận thức và tư tưởng tiến bộ của bà về quyền phụ nữ và bình đẳng, điều mà phụ nữ nên được trang bị.


– Câu hỏi 4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

Trả lời:

Không khí thời đại được phản ánh thông qua sự xuất hiện của các phong trào và các cuộc biểu tình mạnh mẽ, đặc biệt là ở miền Nam, nhằm đòi quyền lợi cho phụ nữ. Các sự kiện này không chỉ thể hiện sự thay đổi và phát triển của xã hội, mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết và quyết tâm của những người phụ nữ trong việc đấu tranh cho quyền tự do và bình đẳng trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động.


– Câu hỏi 5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Trả lời:

Thơ mới đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc.

+ Trước đây, thể loại thơ ca dựa trên văn bản chữ Hán đã chiếm ưu thế trong văn học. Những đổi mới xảy ra cả về nội dung và hình thức thơ.

+ Về nội dung, những nhà thơ xuất sắc đã bắt đầu thể hiện những tình cảm, tâm sự chân thật của con người, thay vì tuân theo văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo. Họ thể hiện nỗi đau và khao khát chân chính của con người, đặc biệt là mong muốn tận hưởng cuộc sống thường nhật.

+ Hình thức thơ cũng đã thay đổi phù hợp với nội dung tâm trạng. Sự đa dạng trong thể loại thơ, việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), và việc sáng tạo các hình thức thơ thuần túy dân tộc là những ví dụ điển hình.

+ Tuy nhiên, do hệ thống thi cử và bảo thủ của xã hội, văn hóa, và sự thống trị của Nho giáo, cuộc cách mạng trong thi ca vẫn chưa thực sự diễn ra.

Những tín hiệu tiên báo cho sự xuất hiện của Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX

+ Các đại diện nổi bật của Thơ cũ (như Tản Đà) đã thể hiện sự đổi mới trong thể loại thơ, ngôn ngữ và nội dung cảm xúc khi sáng tác thơ ca.

+ Một số dịch giả đã bắt đầu sử dụng thể thơ tự do để dịch thơ phương Tây (ví dụ như Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn của La Fontaine).

+ Có một số trí thức (như Phạm Quỳnh và Phan Khôi) đã lên án thể loại thơ truyền thống vì nó quá chặt chẽ về niêm luật và làm mất đi tính tự nhiên của cảm xúc.

Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ :

+ Vào ngày 10/3/1932, Phan Khôi đã đăng bài thơ “Tình già” trên tạp chí “Phụ nữ tân văn”. Đây là bài thơ đầu tiên của thời kỳ Thơ mới và đã gây ra một làn sóng lớn trong dư luận.

+ Tiếng nói của Phan Khôi về sự đổi mới đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ thanh niên trí thức của thời đại. Ở phía Nam, các tạp chí và nhà xuất bản đã đăng các tác phẩm thơ mới của các tác giả như Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo. Ở phía Bắc, báo “Phong hóa mới” đã được thành lập và lên án các đại diện của Thơ cũ, đặc biệt là Tản Đà. Năm 1933, trong dịp Tết, “Phong hóa” đã đăng loạt tác phẩm của các tác giả trẻ như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ và Huy Thông. Nhiều báo và nhà xuất bản khác ở cả Nam và Bắc cũng đã đăng tác phẩm thơ mới. Các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới, như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm (tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên, Trương Tửu), đã diễn ra đồng thời. Đáng chú ý là hai bức thư gửi lên Khê Thượng của Lưu Trọng Lư. Cho đến năm 1936, thơ mới đã chiếm ưu thế.

+ Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ cũ, chẳng hạn như của Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Huỳnh Thúc Kháng, và đặc biệt là Tản Đà. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ mới đã có một thế hệ tác giả tài năng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông và Nguyễn Nhược Pháp, thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của Thơ cũ như Tản Đà cũng đã gặp khó khăn trong sáng tạo thơ.


2. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm: 

2.1. Tác giả:

Trần Nhật Vy, một nhà báo đầy tài năng, thật sự đằng sau bút danh này là Nguyễn Hữu Vang, người sinh năm 1956 tại Đồng Tháp. Tài năng của ông nổi bật qua việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu rộng về văn hóa và lịch sử của Sài Gòn trong thời kỳ cũ.


2.2. Sự nghiệp văn học:

Trần Nhật Vy, tác giả của nhiều bài báo và ký sự nổi tiếng, đã sáng tác nhiều tác phẩm đáng chú ý về văn hóa Sài Gòn, như “Từ Bến Nghé Tới Sài Gòn,” “Sài Gòn Chốn Chốn Rong Chơi,” và “Văn Chương Sài Gòn 1881-1924,” để lại những đóng góp quý báu cho việc hiểu về thành phố này.


3. Tìm hiểu chung về tác phẩm Nữ phóng viên đầu tiên Ngữ văn 11 Kết nối tri thức:

3.1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Nữ phóng viên đầu tiên, một tác phẩm viết dưới dạng ký sự, ra đời thông qua bàn tay của nhà báo Trần Nhật Vy và đã được xuất bản trên trang của Báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/06/2015.


3.2. Tóm tắt tác phẩm:

Tác phẩm “Nữ phóng viên đầu tiên” kể về Manh Manh nữ sĩ, người tiên phong cho nữ quyền và thơ mới trong hội Tao Đàn. Bà đã đóng góp quan trọng cho phong trào này và được đánh giá cao trong cộng đồng và báo chí.


3.3. Bố cục:

– Đoạn 1: Từ đầu đến cổ vũ cho nữ quyền. Giới thiệu tiểu sử của Nữ phóng viên đầu tiên – Manh Manh nữ sĩ.

– Đoạn 2: Tiếp đến thúc đẩy các bà tham gia nhiều hoạt động xã hội ở Hà Nội, Sài Gòn. Những thành công và đóng góp của Manh Manh nữ sĩ cho nữ quyền và nền thơ mới tại Việt Nam lúc bấy giờ.

– Đoạn 3: Còn lại. Sự tiếc nuối của tác giả khi tên của bà hoàn toàn không được nhắc tới trong phong trào thơ mới 1930 – 1945 và bị lãng quên bởi lịch sử.


3.4. Ý nghĩa:

Tác phẩm “Nữ phóng viên đầu tiên” không chỉ là một kí sự về một người phụ nữ hiện đại và tài năng, mà còn là một tài liệu quý báo về những đóng góp của bà cho tư tưởng và văn học Việt Nam. Tuy nhiên, những công lao của bà đã bị lãng quên trong lịch sử. Tác phẩm này thể hiện vẻ đẹp của sự tài hoa của một người con gái hiện đại và đồng thời thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về một người phụ nữ xuất sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn “Nữ phóng viên đầu tiên” (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6