Top 6 Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất

660

Bài thơ "Mẹ" của tác giả Đỗ Trung Lai được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003. Với việc sử dụng thể thơ 4 chữ hàm...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 1

I. Tác giả văn bản Mẹ

- Đỗ Trung Lai sinh ngày 7/4/1950. Quê quán: Thôn Hạ, Phùng Xá (làng Bùng), Mỹ Đức, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội).

- Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khóa 1968-1972. Nhập ngũ: 5/1972. Nguyên trưởng phòng Quân đội nhân dân cuối tuần, báo Quân đội nhân dân. Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Phó tổng biên tập thường trực báo Tiếng nói Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Đêm sông Cầu - Thơ- NXB Quân đội Nhân dân, 1990

+ Anh, em và những người khác- Thơ- NXB Văn học, 1990.

+ Đỗ Trung Lai, Thơ và tranh - NXB Quân đội Nhân dân, 1998.

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu - Truyện ngắn và ký- NXB Quân đội Nhân dân, 2000.


II. Tìm hiểu tác phẩm Mẹ

  • Thể loại: Thể thơ 4 chữ
  • Xuất xứ:

Bài thơ Mẹ được trích từ tập thơ Đêm sông Cầu (NXB Quân đội nhân dân, 2003), đoạt Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994).

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm
  • Nội dung chính: Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.
  • Bố cục:

Chia bài thơ 2 đoạn:

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

- Đoạn 2: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

  • Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Giọng điệu thơ tâm tình, sâu sắc, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ

- Thể thơ 4 chữ kết hợp với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.

- Biện pháp tu từ so sánh “cau” và “mẹ” xuyên suốt bài thơ.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ

  • Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

- Các cặp từ trái nghĩa, đối lập: còng -thẳng, xanh rờn -bạc trắng, cao – thấp, giời – đất

→ Thực tế khắc nghiệt của thời gian mẹ thì ngày một già nua, yếu đuối, còn tre thì ngày càng cao lớn, vững chãi.

- “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và: “Cau - Ngọn xanh rờn, Mẹ - Đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh lập tứ cho tiếng thơ tiếng lòng quạn bao nỗi thắt khi: “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”.

- “Ngày con còn bé…Mẹ còn ngại to” à Miếng cau bổ ra ngày càng nhỏ cũng đủ gợi cho ta tuổi già món mém của mẹ. Cau bổ tư rồi cau bổ tám như những chia sẻ, san sẻ hút dần sức lực của mẹ.

- Nhịp thơ bốn chữ cứ có cảm giác cứ như lập cập, thổn thức, gieo gieo từng giọt nước mắt lặn vào trong buốt nhói với bao chiêm nghiệm.

  • Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

- Hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông khi: “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay, tiếc xót.

- Câu hỏi tu từ “Ngẩng trời hỏi vậy - sao mẹ ta già” à Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp - Mây bay về xa”.


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ chia làm 5 khổ

- Gieo vần chân: thắng - trắng, thấp - đất…

- Ngắt nhịp: 2/2 hoặc 1/3.


Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, xác định nhân vật trữ tình và tình cảm được thể hiện trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ viết về mẹ và sự già đi của người mẹ theo năm tháng.

- Người bày tỏ cảm xúc: người con


Chuẩn bị 3

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, xác định các biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng nghệ thuật của chúng

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng.

- Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: gợi ra sự liên tưởng về tuổi già

- Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng

- Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.


Chuẩn bị 4

Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Sưu tầm một số bài thơ bốn chữ. Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai

Lời giải chi tiết:

* Một số bài thơ bốn chữ: Mùa thu của em (Quang Huy), Hai chị em (Lưu Trọng Lư).

* Tác giả Đỗ Trung Lai:

- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây

- Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998), Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)


Chuẩn bị 5

Câu 5 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Chia sẻ cảm nghĩ của em về người mẹ kính yêu.

Lời giải chi tiết:

Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc biết ơn và tự hào. Với em, mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất


Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai khổ thơ đầu, chú ý các từ ngữ miêu tả mối quan hệ của “mẹ” và “cau”

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa


Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thơ để xác định

Lời giải chi tiết:

Dùng để bộc lộ cảm xúc


CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, Xem lại đặc điểm của thể thơ bốn chữ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng: 4

- Ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

- Gieo vần chân: thắng - trắng, thấp - đất…


CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc trong bài

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi

- Cảm nhận: xót xa thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ theo năm tháng.


CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ”: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lậpcòng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánhMột miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”=> thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng

+ Câu hỏi tu từSao mẹ ta già?” => thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần


CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1) 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các câu thơ bộc lộ cảm xúc của người con

Lời giải chi tiết:

 - Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ:

   “Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

 Con nâng trên tay

      Không cầm được lệ”.

- Hai dòng cuối bài thơ, câu hỏi vọng vào hư không và không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn trống vắng.


CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, em hãy chọn hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh người mẹ hao gầy được ví như miếng cau khô cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người


CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế gia đình em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Theo năm tháng, những người thân trong gia đình em đã có nhiều thay đổi. Trên khuôn mặt của bố mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, chị gái em đã thành một thiếu nữ. Trước sự thay đổi ấy, em thấy càng yêu thương và trân quý gia đình hơn.

Bài tham khảo 2:

Qua năm tháng, em thấy tóc mẹ lại có thêm nhiều sợi bạc, ở khóe mắt bắt đầu xuất hiện những vết chân chim. Mắt mẹ cũng không còn tinh nhạy như hồi em còn bé, giờ mẹ phải nhờ em xâu chỉ. Nhận ra tuổi tác của mẹ ngày một lớn lên theo năm tháng, em thấy thương mẹ vì đã luôn vất vả tảo tần chăm lo vun vén cho em, cho cả gia đình. Biết ơn mẹ, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thành tài, sau này trở thành công dân có ích, chăm sóc cho mẹ và khiến mẹ tự hào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 2

Tác phẩm

  • Tìm hiểu chung
    1. Xuất xứ: trích tập thơ Đêm sông Cầu
    2. Thể loại: thơ bốn chữ
    3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
  • Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.


Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ bốn chữ.

- Lời thơ giản dị, tự nhiên.

- Hình ảnh thơ gần gũi.


Chuẩn bị

Hiển thị nội dung

Yêu cầu (trang 44 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc bài thơ bốn chữ (hoặc năm chữ), các em cần chú ý:

+ Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

+ Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?

+ Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

- Kể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc.

- Đọc trước bài thơ mẹ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Đỗ Trung Lai.

- Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.

Trả lời: 

- Khi đọc bài thơ: 

+ Bài thơ được chia là 5 khổ, vần trong bài thơ là vần hỗn hợp. Các dòng thơ được ngắt nhịp 1/3 và 2/2.

+ Bài thơ viết về người mẹ, viết về sự trôi đi của thời gian, mẹ ngày càng già đi. Người con là người bày tỏ tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

+ Bài thơ sử dụng biện pháp đối lập để thấy được sự xanh tươi của cây cối đối lập với sự tàn phai của mẹ và câu hỏi tu từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trân trọng mẹ của người con.

- Bài thơ bốn chữ mà em biết là Mẹ yêu, Mẹ em, Quê tôi, Cây bàng ngày xuân…


- Tác giả Đỗ Trung Lai

Đỗ Trung Lai (7/4/1950-) tại Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.

Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.

Tác phẩm đã xuất bản: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990),Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998),Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

- Cảm nghĩ: Mỗi khi nghĩ về mẹ em cảm thấy an toàn và ấm áp, mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Khi vui cũng như buồn em đều chia sẻ cùng mẹ và mẹ luôn cho em những lời tham gia hữu ích.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.


* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý vần và nhịp của bài thơ.

Trả lời:

- Vần của bài thơ là vần hỗn hợp.

- Nhịp của bài thơ là nhịp 1/3 và 2/2.


Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Trả lời:

- Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ ý nghĩa đối lập nhau: cau thẳng >< mẹ còng, cau xanh >< đầu mẹ bạc, cau cao >< mẹ thấp, cau gần trời >< mẹ gần đất


Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).

Trả lời:

- Từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16) biểu thị tình cảm của người con thương mẹ, nâng niu trân trọng mẹ, và tình cảm đó dâng trào xúc động khiến người con không ngăn được giọt nước mắt.


Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?

Trả lời:

- Dòng 18: “Sao mẹ ta già?” là một câu hỏi để hỏi ông giời nhưng qua đó dùng bộc lộ cảm xúc, nỗi lòng của người con.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.

Trả lời:

- Qua bài thơ Mẹ, đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: 

+ Số tiếng: mỗi dòng thơ có 4 tiếng

+ Nhịp ở các dòng thơ: nhịp 1/3 và 2/2

+ Vần của bài thơ: vần hỗn hợp.


Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ Mẹ là lời của người con (tác giả) khi nhìn thấy sự già đi của mẹ, qua đó thể hiện sự xót xa, thương và trân trọng mẹ.

- Cảm nhận chung của em: sau khi đọc bài thơ Mẹ trong lòng em có sự đan xen nhiều cảm xúc, vừa xót xa khi nghĩ về tuổi tác sức khỏe của mẹ ngày một phai dần, vừa thương mẹ, vừa trân trọng những hành động, tình cảm của người mẹ giành cho con.  


Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: cau thẳng - mẹ còng, cau xanh - đầu mẹ bạc, cau cao - mẹ thấp, cau gần trời - mẹ gần đất, cau khô- khô gầy như mẹ.

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ đối lập, so sánh và câu hỏi tu từ.

- Tác dụng của các biện pháp tu từ là hình tượng “mẹ” hiện lên cụ thể sinh động và rõ ràng hơn, người đọc dễ dàng nhận thấy được tình cảm, nỗi lòng của người con và các biện pháp tu từ tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm, lời thơ trau chuốt mượt mà hơn.


Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.

Trả lời:

- Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: “Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ/ Sao mẹ ta già”.

- Nội dung hai câu thơ cuối: “Không một lời đáp/ Mây bay về xa”. Thương mẹ, yêu mẹ mà hỏi trời xanh “sao mẹ ta già” nhưng lại không có lời đáp mà nhận lại được là sự hững hờ của tự nhiên “mây bay về xa”. Khi trời có gió thì mây trôi đi là lẽ tất yếu, cũng giống như mẹ già đi là lẽ thường tình, con người thì phải trải qua các giai đoạn sinh- lão- bệnh- tử.


Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ hình tượng người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?

Trả lời:

- Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh “cau khô/ khô gầy như mẹ” bởi vì với hình ảnh so sánh cau khô giống mẹ gầy gợi lại rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ trong em. Hình ảnh người mẹ già có tuổi gầy guộc, nhăn nheo cùng với miếng cau khô nhẹ nhàng mà sao chua xót, đau đớn đến thế. Hình ảnh đó cũng thôi thúc em yêu thương, trân trọng mẹ hơn.


Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?

Trả lời:

Gia đình em có bà nội và bố mẹ em, bà nội tuổi đã cao, làn da bà nhăn nheo, đôi mắt ánh đục đã không còn rõ nữa. Lưng bà còng và chân tay không còn được nhanh nhẹn mà run run. Bố em phải làm công việc đồng áng vất vả mà làn da đã ngả mà nâu sậm, đôi bàn tay chai sạn gân guốc đầy những vết thẹo dài. Còn mẹ em làm công ty, làn da tươi tắn hồng hào ngày nào nay đã điểm những vết tàn nhang, khóe mắt bắt đầu xuất hiện nếp nhăn. 

Khi nhìn và nhận thấy sự thay đổi của những người thân yêu của mình em nhận thấy sự hi sinh thầm lặng của mọi người để mưu sinh, lo toan cho cuộc sống, qua đó em thấy thương bà, thương bố mẹ nhiều hơn. Và em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập tốt để bà và bố mẹ không phải phiền lòng vì em.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 3

Kiến thức Ngữ văn

1. Thơ bốn chữ, năm chữ

- Thơ bốn chữ: Thể thơ theo đó, mỗi dòng có bốn chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

- Thơ năm chữ: Thể thơ theo đó, mỗi dòng có năm chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2.

- Các dòng thơ trong một khổ thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau.

- Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp.


2. Trải nghiệm trong cuộc sống và việc đọc hiểu thơ

Cùng đọc một bài thơ nhưng mỗi người có một cảm nhận và trải nghiệm khác nhau. Việc hiểu văn bản phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh và đặc biệt là những gì người đọc đã chứng kiến và trải qua.


Soạn bài Mẹ

1. Chuẩn bị

- Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

Gợi ý:

  • Bài thơ được chia làm năm khổ.
  • Vần được gieo: vần chân (thẳng - trắng, già - xa)
  • Nhịp thơ: 2/2 hoặc 1/3

- Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?

Gợi ý: Bài thơ viết về người mẹ và viết về sự già đi của mẹ theo thời gian. Người con đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ.

- Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

Gợi ý:

  • Hình ảnh “cau” và “mẹ”: Với hình ảnh cây cau vốn gần gũi, nhà thơ bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi.
  • Hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: Gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ.
  • Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: Hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên sự già nua héo hắt của người mẹ.
  • Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Hỏi đấy mà như muốn bộc lộ nỗi xót xa, đau lòng trước thực tại.

- Kể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc: Con chim chiền chiện (Huy Cận), Lượm (Tố Hữu), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)...

- Đỗ Trung Lai sinh năm 1950, quê ở Hà Nội.

- Mỗi khi nghĩ về mẹ, chúng ta thường cảm thấy yêu mến, kính trọng và biết ơn.


2. Đọc hiểu

Câu 1. Chú ý vần và nhịp của bài thơ.

  • Vần thơ: vần chân (thẳng - trắng, già - xa)
  • Nhịp thơ được sử dụng linh hoạt: 2/2 hoặc 1/3

Câu 2. Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập nhau về nghĩa:

Gợi ý:

Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa.

  • lưng mẹ “còng” - cau “thẳng”
  • cau “ngọn xanh rờn” - mẹ “đầu bạc trắng”
  • cau “ngày càng cao” - mẹ “ngày một thấp”
  • cau “gần giời” - mẹ “gần đất”

Câu 3. Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” và từ “cầm”.

Hành động “nâng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng với mẹ, “cầm” là hành động dồn nén cảm xúc xót xa cay đắng của người con.


Câu 4. Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?

Dòng 18 để bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.

  • Số tiếng: 4
  • Nhịp: 2/2 hoặc 1/3
  • Vần: vần chân

Câu 2. Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.

- Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa, thương cảm khi mẹ ngày càng có tuổi.

- Cảm nhận sau khi đọc bài thơ: Xúc động trước tình cảm của người con, thấu hiểu và yêu thương mẹ nhiều hơn.


Câu 3. Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

- Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

  • lưng mẹ “còng” - cau “thẳng”
  • cau “ngọn xanh rờn” - mẹ “đầu bạc trắng”
  • cau “ngày càng cao” - mẹ “ngày một thấp”
  • cau “gần giời” - mẹ “gần đất”
  • một miếng cau khô/khô gầy như mẹ

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ và tác dụng:

  • Tương phản đối lập: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: Gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ.
  • So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: Hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên sự già nua héo hắt của người mẹ.
  • Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”: Hỏi đấy mà như muốn bộc lộ nỗi xót xa, đau lòng trước thực tại.

Câu 4. Chỉ và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.

“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”

Khổ thơ thể hiện sự trân trọng, yêu mến dành cho người mẹ. Nhưng cũng là nỗi xót xa không thể kìm nén được khi mẹ ngày càng già đi.

Ngẩng đầu hỏi giời
Sao mẹ già ta?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.

Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.


Câu 5. Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?

  • Hình ảnh: Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ.
  • Nguyên nhân: Hình ảnh so sánh đã diễn tả được sự héo hắt, già nua của mẹ trước thời gian tàn nhẫn.

Câu 6. Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?

- Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi: ngày càng lớn tuổi hơn, sức khỏe không còn như trước.

- Cảm xúc: xót xa, nhưng cũng thêm yêu quý, trân trọng những người thân trong gia đình nhiều hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 4

Trước khi đọc bài Mẹ

Câu 1 (Trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

Lời giải 

- Bài thơ được chia làm 5 khổ.

- Vần trong bài thơ được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ, tạo mối liên kết giữa các dòng. Cách gieo này được gọi là gieo vần chân.

- Các dòng thơ được ngắt nhịp 02.02 hoặc 01/03 tùy dòng thơ.


Câu 2 (Trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?

Lời giải

- Bài thơ viết về mẹ và viết về sự thay đổi theo thời gian của mẹ.

- Con là người bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ.


Câu 3 (Trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

Lời giải 

- Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: Cau là loài cây đã quá gần gũi với người dân Việt Nam. Lấy hình ảnh cau để sánh đôi với hình ảnh mẹ - một tượng đài vĩ đại nhưng tất thân thuộc, nhà thơ đưa người đọc đi các cung bậc cảm xúc.

- Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất” gợi nỗi xót xa khi chứng kiến sự thật nghiệt ngã. Tuổi già của mẹ khiến người con biểu lộ sự buồn rầu đến xót thương.

- Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô gợi lên hình ảnh già nua của người mẹ. Nhà thơ bộc lộ nỗi xót xa, cay đắng, khi chứng kiến tuổi già của mẹ đang đến gần, đang tồn tại, khiến “con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

- Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.


Câu 4 (Trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Đỗ Trung Lai

Lời giải 

* Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu, em còn biết thêm bài thơ bốn chữ khác như: Mùa thu của em (Quang Huy), Hai chị em (Lưu Trọng Lư), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)…

* Tác giả Đỗ Trung Lai:

- Đỗ Trung Lai (1950), quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây (cũ).

- Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.

- Phong cách sáng tác: trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Ngoài làm thơ, ông còn đảm nhiệm dưới vai trò là nhà báo, họa sĩ.

- Các tác phẩm tiêu biểu của Đỗ Trung Lai có thể kể đến: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998), Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và kí, 2000)…

- Giải thưởng: đạt giải thưởng văn học Bộ quốc phòng năm 1994.


Câu 5 (Trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn

Lời giải 

Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc yêu thương, biết ơn. Bởi vì, mẹ là người đưa em đến với thế giới rộng lớn này. Mẹ lo lắng, quan tâm, chăm sóc và yêu em – một tình yêu vô bờ bến, không từ nào có thể diễn tả được. Những ngày em vui hay hôm em ốm, mẹ đều có mặt. Mẹ hi sinh rất nhiều để mang đến cho em một cuộc sống tốt nhất về vật chất và tình cảm. Mẹ là người vĩ đại nhất trong cuộc đời em. Em yêu mẹ rất nhiều.


Đọc hiểu bài Mẹ

Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (Trang 45, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Lời giải

Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa.

- lưng mẹ “còng” >< cau “thẳng”

- cau “ngọn xanh rờn” >< mẹ “đầu bạc trắng”

- cau “ngày càng cao” >< mẹ “ngày một thấp”

- cau “gần giời” >< mẹ “gần đất”

Có thể thấy, việc lựa chọn những từ ngữ tương phản đã giúp tác giả thành công trong việc xây dựng hình ảnh người mẹ đang ngày một già. Thời gian không bỏ sót một ai cả. Mẹ cũng thế. Cau ngày một cao lớn, dài thẳng tắp; còn mẹ, lưng ngày một còng xuống.


Câu 2 (Trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?

Lời giải 

Dòng 18 dùng để bộc lộ cảm xúc.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (Trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ

Lời giải 

Đặc điểm của thể thơ bốn chữ qua bài thơ Mẹ được thể hiện qua các yếu tố:

- Số tiếng ở các dòng thơ: 4

- Các dòng thơ ngắt nhịp: 2/2 hoặc 1/3.

- Gieo vần: vần chân, có nghĩa là chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong một khổ.


Câu 2 (Trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ

Lời giải 

- Bài thơ “Mẹ” là lời của người con.

- Người con bộc lộ sự xót xa, buồn bã khi theo thời gian, mẹ ngày càng già đi.

- Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ: cũng như người con trong bài thơ, em cảm nhận được sự thay đổi theo năm tháng của mẹ và cảm thấy thương xót.


Câu 3 (Trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó

Lời giải 

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất.

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời.

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất”, có tác dụng tạo ra hình ảnh trái ngược nhau qua đó làm nổi bật được tư tưởng của tác giả. Cụ thể ở đây, nhìn nhận vào hiện thực, mẹ đang già đi theo năm tháng.

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”, có tác dụng gợi hình, gợi lên cho người đọc hình ảnh già nua của mẹ. Cũng từ đây, biện pháp so sánh thể hiện được tình cảm xót xa của người con, thương cho tuổi già của mẹ.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?”, có tác dụng nhấn mạnh ý của nhà thơ muốn truyền đạt. “Sao mẹ ta già?”, tác giả đã thấy được hiện thực đáng buồn khi mẹ ngày một già đi. Nhà thơ bộc lộ nỗi buồn man mác, nỗi xót xa trước hình ảnh này. 


Câu 4 (Trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

Lời giải 

- Câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: 

“Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay 

Không cầm được lệ”. 

Hai chữ “nâng” và “cầm” ám chỉ động thái của tình cảm, thể hiện sự nâng niu, trân trọng và xót thương, không thể kìm lòng trước sự thay đổi ngày một già đi của mẹ.

- Hai dòng thơ cuối của bài là đáp án cho câu hỏi của dòng thơ thứ hai ở khổ cuối. Không một lời đáp. Có lẽ rằng, đấy chính là quy luật của thời gian. Tất cả đều sẽ già đi. Thơi gian ngày một thu hẹp. Khi thấy được sự già nua nhanh chóng ấy, nên chăng, người con cần phải trân trọng từng khoảnh khắc bên mẹ, yêu thương mẹ nhiều hơn. “Mây bay về xa”, như một lời ẩn dụ, rằng, sẽ đến một lúc nào đó, như những đám mây kia, người mẹ đầu trắng bạc phơ sẽ đến một nơi thật xa…


Câu 5 (Trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?

Lời giải 

Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Bởi lẽ, miếng cau khô là hình ảnh cho sự gầy guộc. So sánh miếng cau khô với người mẹ để thấy được sự vất vả, hi sinh của mẹ. Trước khi trở thành miếng cau khô thì miếng cau đó đã xanh mơn mởn, ngọt ngào đến bao nhiêu. Mẹ cũng vậy. Mẹ đánh đổi tuổi xuân, thời gian để nuôi dưỡng người con. Bao giờ cũng thế, mẹ là người vĩ đại, cao cả nhất, là tấm gương để không chỉ người con trong bài mà tất cả người con trên thế giới này, phải đồng cảm, thương yêu và trân trọng mẹ.


Câu 6 (Trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?

Lời giải 

Quan sát người thân trong gia đình của mình theo năm tháng, em thấy họ ngày càng già đi. Mái tóc bố dần dần chuyển bạc, gương mặt mẹ dần xuất hiện những nếp nhăn. Và theo thời gian, bố mẹ mỗi năm thêm một tuổi, em cũng vậy. Tuy nhiên, khi nhìn lại, em càng lớn bao nhiêu, bố mẹ sẽ ngày một già đi bấy nhiêu. Phải chăng, đó là sự đánh đổi hay là quy luật nghiệt ngã của tạo hóa? Em cảm thấy rất buồn, vì biết rằng, thời gian ở bên bố mẹ, sẽ ngày ít đi. Bố mẹ đã hi sinh cho con cái rất nhiều. Họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, để cho con một cuộc sống tốt nhất. Điều đó khiến em ngày càng yêu thương, trận trọng, biết ơn và tự nhủ phải có lòng hiếu thảo đối với bậc sinh thành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 5

1. CHUẨN BỊ

Câu 1. Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

Trả lời:

 Bài thơ được chia làm 5 khổ.

 Vần trong bài thơ được gieo theo vần chân cách.

 Các dòng thơ được ngắt nhịp: 2/2, 1/3, 1/2/1.


Câu 2.  Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?

Trả lời:

 Bài thơ viết về người mẹ và về điều mẹ đã già khiến người con cảm thấy buồn thương.

 Người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ là chủ thể trữ tình - tác giả.


Câu 3. Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?

Trả lời:

Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...

Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.

Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.


Câu 4. Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Đỗ Trung Lai.

Trả lời:

Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu, em còn biết các bài thơ bốn chữ khác như: Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm

Đôi nét về nhà thơ Đỗ Trung Lai: Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.

Ông Tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh. Ông được nhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994) với tập thơ "Đêm sông Cầu".


Câu 5. Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.

Trả lời:

Mẹ là người yêu em nhất trên cuộc đời này. Từ bé tới giờ, mẹ luôn là người quan tâm, lo lắng cho em. Đặc biệt, mẹ luôn yêu thương em một cách vô điều kiện. Vì tình yêu mẹ dành cho em nên em cảm thấy rất hạnh phúc và luôn biết ơn cũng như yêu quý, tự hào về mẹ.


2. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Trả lời: Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có sự đối lập nhau về nghĩa. Ví dụ như lưng mẹ thì còng - cau thì vẫn thẳng, cau xanh rờn - mẹ đầu bạc trắng hay cau gần với giời - mẹ thì gần đất... Việc sử dụng các từ ngữ đối lập làm cho tác giả nói về việc mẹ đã già yếu nhẹ nhàng hơn.


Câu 2. Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?

Trả lời: Dòng 18 dùng trong bài thơ là một câu hỏi tu từ. Do đó,nó dùng để bộc lộ cảm xúc chứ không phải để hỏi. Sao mẹ ta già? Vốn dĩ, tác giả biết việc "già" là quy luật tự nhiên, không mọt ai sống trên đời mà không già đi. Nhưng vì thương mẹ ngày càng già yếu nên nhà thơ đã dùng một câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc của mình.


3. CÂU HỎI

Câu 1. Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.

Trả lời: Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ là: Mỗi bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ. Cách ngắt nhịp tự do, có thể là nhịp 2/2, 1/3 hoặc 3/1. Cách gieo vần cũng tự do.


Câu 2. Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

  •  Bài thơ Mẹ là lời của tác giả. Bài thơ bộc lộ những tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình. Đặc biệt, bài thơ thể hiện được tình yêu thương và sự xót xa của tác giả khi mẹ ngày càng già đi.
  • Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ: Bài thơ đã cho ta thấy thời gian tác động đến con người nhiều như thế nào. Con người với quy luật ngày càng lớn lên, càng già đi và sẽ có một ngày đi về với đất mẹ, để lại trên cuộc đời những người thân yêu, ruột thịt. Do đó, khi chúng ta vẫn còn sống, còn nhìn thấy nhau thì hãy yêu thương và trân quý nhau nhiều hơn.

Câu 3. Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Trả lời: Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: so sánh và đối lập. Nó có tác dụng làm nổi bật sự già yếu của mẹ, tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ.


Câu 4. Chỉ ra và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

Trả lời: 

  • Những câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ:
    • Một miếng cau khô
    • Khô gầy như mẹ
    • Con nâng trên tay
    • Không cầm được lệ

Phân tích: 2 câu thơ đầu trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh miếng cau khô thiếu sức sống để so sánh với người mẹ đã già yếu theo thời gian. Từ đó, tác giả bộc lộ cảm xúc thương xót mẹ trong các câu thơ tiếp theo. 

 Ngẩng hỏi trời vậy

  Sao mẹ ta già?

 Phân tích: Từ tình thương yêu tác giả dành cho mẹ, người con không đành lòng và không thể chấp nhận được sự thật là mẹ đã già vậy lên muốn gào thét lên, muốn phản kháng lại quy luật của tự nhiên.

  •  Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài: 

Không một lời đáp
Mây bay về xa

 Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên không thể thay đổi. Hình ảnh Mây bay về xa cũng giống như một ngày nào đó người mẹ sẽ rời xa người con để đi về một phương xa khác. Điều này làm câu thơ và cả bài thơ đượm một nỗi buồn man mác.


Câu 5. Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?

Trả lời: Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh "Mẹ - đầu bạc trắng". Tại vì nó gợi cho em nhớ đến hình ảnh những bà tiên hiền lành trong các câu chuyện cổ tích luôn luôn giúp đỡ những người yếu thế. Mẹ - cũng chính là bà tiên luôn dang tay bao dung đón nhận những đứa con của mình.


Câu 6. Quan sát người thân trong gia đình qua năm tháng, em nhận thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?

Trả lời: Quan sát ông bà của mình qua năm tháng, em thấy ông bà ngày càng già đi, tóc ngày càng thêm bạc, sức khỏe ngày càng yếu hơn, trí nhớ cũng ngày càng kém, tai ngày càng nặng, khó nghe...Em nhận ra một nỗi buồn man mác rằng thời gian ở bên ông bà ngày càng ngắn lại. Em chỉ mong ông bà luôn luôn mạnh khỏe, không bệnh tật đau ốm để sống vui vẻ cùng con cháu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 6

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 44 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Bài thơ bốn chữ mà em biết là bài Lượm của Tố Hữu và bài Chị em của Lưu Trọng Lư.

- Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.

- Mỗi khi nghĩ về mẹ, em sẽ cảm thấy biết ơn, yêu thương và trân trọng. Bởi đó là người đã sinh ra em, đưa em đến với thế giới này. Nuôi nấng em và chăm lo cho em về mọi mặt. Em cảm thấy rất biết ơn về những việc mẹ đã làm cho em. Vì vậy em sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo với mẹ, chăm chỉ học tập để sau này có thể báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ là cảm xúc của người con trước sự ngày càng già đi của mẹ mình qua việc đối chiếu hình ảnh mẹ với cây cau.


* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô)

- Nhịp thơ: 2/2, 1/3


Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Các từ “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và khổ 2 có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh mẹ song hành với hình ảnh cau nhằm chỉ ra sự bất tương đồng giữa mẹ và cau. Từ đó làm nổi bật lên hình ảnh mẹ ngày càng già.


Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

“nâng” và “cầm” thể hiện một sự nâng niu, trân trọng của người con trước sự già đi của mẹ.


Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Dòng 18 dùng để bộc lộ cảm xúc thay vì hỏi. Như một sự bất lực đến tột cùng, người con thốt ra những lời tuyệt vọng như không thể chấp nhận sự thật. Bởi ai rồi cũng già đi ta và mẹ ta cũng vậy.


* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Số tiếng: 4 chữ trên một dòng, bốn câu trong một khổ

- Nhịp: 2/2, 1/3

- Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô).


Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Bài thơ mẹ là lời của người con bộc lộ sự tiếc nuối, bất lực, xót xa trước sự già đi của người mẹ. 

Từng lời thơ của tác giả đều thể hiện rõ sự yêu thương, trân trọng của người con dành cho mẹ của mình. Ai cũng vậy, rồi cũng sẽ già đi và chết, cả chúng ta và mẹ của chúng ta cũng vậy. Nhìn ta ngày một lớn lên, dõi theo cuộc đời ta còn bản thân thì ngày một già yếu đi. Đến đây không khỏi khiến chúng ta – những người con không khỏi nhói lòng. Ai cũng mong muốn mẹ của mình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng mong muốn đó không thể đánh bại được sự tạo hóa. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể trân trọng mẹ, yêu thương và chăm sóc mẹ nhiều hơn.


Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: “còng”, “thẳng”, “xanh rờn”, “bạc trắng”, “cao-thấp”, “gần giời”, “gần đất”, “bổ”, “khô”…

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ tương phản (người mẹ ngày càng già đi – cau ngày càng lớn lên)

→ Tác dụng: làm nổi bật sự ngày càng già yếu của người mẹ qua việc đối chiếu sự tương phản giữa mẹ và cây cau.


Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài: “Khô gầy như mẹ/ Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ”, “Ngẩng hỏi giời vậy/ - Sao mẹ ta già?”.

- Những hình ảnh trên thể hiện sự yêu mến, xót xa và trân trọng người mẹ của mình. Mẹ đã ngày càng già yếu, thói quen cũng dần thay đổi. Chứng kiến sự già yếu đó, người con không khỏi xót xa, bất lực và ngày càng thương mẹ. Người đã chịu biết bao đắng cay, ngọt bùi để con có được ngày hôm nay, điều đó khiến tác giả không tự khỏi trách cứ bản thân không làm gì được cho mẹ.


Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong những hình ảnh tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh cây cau. Sự đối lập của nó với người mẹ đã làm nổi bật nên hình ảnh một người mẹ đang ngày càng già yếu theo dòng chảy của thời gian. Cau thì vẫn vậy, ngày càng lớn lên, cao thêm, nhưng còn mẹ, ngày càng yếu đi, già đi. Đó là một hình ảnh gần gũi, giản dị và thân thương.


Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Quan sát người thân trong gia đình em qua năm tháng, sự thay đổi của họ tạo cho em cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì em trai của em ngày càng lớn lên, biết nghĩ và biết giúp đỡ bố mẹ. Buồn vì bố mẹ ngày càng già đi, tóc ngày càng bạc trắng. Nó khiến em có cảm giác xót xa, tiếc nuối bởi bản thân chưa làm được gì nhiều cho bố mẹ, vậy mà bố mẹ đã già đi, yếu đi. Đồng thời, nó khiến em càng biết trân trọng những khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu hơn. Em tự nhủ bản thân phải yêu thương bố mẹ nhiều hơn, nghe lời nhiều hơn và luôn khiến bố mẹ vui lòng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .