Top 6 Bài soạn "Một số câu tục ngữ Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

681

"Một số câu tục ngữ Việt Nam" đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số câu tục ngữ Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.


Trước khi đọc 1

Câu 1(trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại việc bản thân đã dùng tục ngữ trong giao tiếp hay chưa và giải thích ý nghĩa của việc dùng tục ngữ trong trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc sống, trong giao tiếp em đã sử dụng rất nhiều tục ngữ. Việc em dùng tục ngữ để lời nói của bản thân trở nên bóng bẩy, trau chuốt hơn. Hơn nữa, việc em dùng tục ngữ còn để khuyên nhủ, chỉ cho những người xung quanh về việc nên làm

Ví dụ như đang khuyên bạn mình về cách mời người khác tham gia một bữa tiệc sinh nhật của bạn. Lúc đó em sẽ dùng tục ngữ” Lời chào cao hơn mâm cỗ” để chỉ cho bạn cách đúng nhất để có lời mời hấp dẫn.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Theo em, người ta thường dùng tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày với những mục đích:

- Làm cho lời nói của bản thân trau chuốt và hấp dẫn hơn.

- Để khuyên nhủ cũng như chỉ cho những người xunh quanh những bài học hay, những kinh nghiệm quý báu.


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo dõi những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.

Phương pháp giải:

Em đọc các câu tục ngữ, nhận biết nội dung, bài học của từng câu, suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ:

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất

- Tục ngữ về con người, xã hội.


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Suy luận nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ

Phương pháp giải:

Em đọc các câu tục ngữ và nhận xét về hình thức của các câu

Lời giải chi tiết:

Nét chung về hình thức của các câu tục ngữ:

- Các câu đều ngắn gọn, xúc tích

- Được gieo vần liền hoặc vần cách


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Phương pháp giải:

Các em đọc lại các câu tục ngữ, nhận xét số tiếng của từng câu để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Số tiếng trong một câu tục ngữ rất ít, nhìn chung các câu tục ngữ đều là những câu văn ngắn

Ví dụ:

-        Câu có tiếng ít nhất: “Người sống hơn đống vàng”: 5 tiếng

-        Câu có tiếng nhiều nhất: “Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút”: 16 tiếng.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vật có tác dung gì?

Phương pháp giải:

Các em vận dụng cách gieo vần của tuc ngữ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những câu tục ngữ có gieo vần:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão (gieo vần cách)

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

- Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

- Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Muốn hành nghề chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

-> Việc gieo vần như vậy có tác dụng như là một chất keo gắn chặt các thành phần trong câu thành một khối vững chắc, tạo nên tính ổn định về hình thức phù hợp với tính ổn định về nội dung của tục ngữ, lại vừa kết tỉnh được một số đặc điểm tiêu biểu trong tiếng Việt, trong lối nói của nhân dân ta, dân tộc ta.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu tục ngữ nào tỏng bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong bài ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ có hình thức giống thể thơ lục bát:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

-        Bầu ơi thương lấy bí cùng

       Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

-        Lời nói chẳng mất tiền mua,

     Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ trên đều tuân thủ cấu trúc cân đối của ngôn ngữ, các vế trong một câu tục ngữ đều phối hợp với nhau để làm rõ và bổ sung cho một nội dung. Các câu đều cân xứng với nhau trên ba mặt diện: ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Ví dụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có cấu trúc đối xứng, số lượng âm tiết 3/3, hài hòa về từ ngữ.

-> Tác dụng của vận dụng cấu trúc cân đối: Làm cho các câu tục ngữ hàm súc, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào hai chủ đề:

* Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Ví dụ:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

   Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

- Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

* Tục ngữ về con người và xã hội

Ví dụ:

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Muốn hành nghề chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể thiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

* Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa trực tiếp:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

- Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

* Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa ẩn dụ:

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

-> Qua hai câu tục ngữ này em nhận thấy bản thân mỗi người cần có sự học hỏi để ngày càng phát triển. Tuy nhiên chúng ta không nên bó hẹp sự học hỏi của bản thân mình vào ai đó mà hãy học tập tất cả mọi người xung quanh những điều tốt đẹp nhất.


Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Phương pháp giải:

Các em vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ vẫn còn giá trị đến ngày nay là bởi vì đó là  kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá. Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

Viết kết nối với đọc


(trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5-7 câu), trong đó, một gnuowif có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Lời giải chi tiết:

Cuộc đối thoại giả định:

A: B ơi, tớ đang muốn đầu tư vào bất động sản để kiếm thêm thu nhập

B: Tớ thấy cũng rất ổn cậu, có tinh thần cầu tiến thế là tốt rồi

A: Nhưng mà tớ đang sợ quá cậu, tớ chưa làm công việc này bao giờ nên thấy hơi ngại.

B: Ở đời có ai thành công mà dễ dàng đâu A, muốn lành nghề không nề học hỏi, chúc A thành công nha

A: Cảm ơn cậu nhiều!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số câu tục ngữ Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ. Ví dụ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”. 

- Sử dụng thành ngữ trên khi quan sát trên bầu trời: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão: Đây là kinh nghiệm dự báo bão. Cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu…


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Người ta thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời số`ng đã được đúc kết, mang tính chính xác. 

- Tục ngữ ngắn gọn, có kết cấu ổn định, dễ thuộc, dễ nhớ. 


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.  

- thiên nhiên (câu 1-5) 

- lao động sản xuất (câu 6-8) 

- con người và xã hội (câu 9-15) 

  • Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.  

- Ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ. 


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Các câu tục ngữ, ngắn nhất là 5 tiếng (câu 9: Người sống hơn đống vàng), dài nhất là 16 tiếng (câu 3: Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như chút) 

→ Độ dài của câu tục ngữ: ngắn gọn. 


Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trong 15 câu tục ngữ chỉ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là không có tiếng hiệp vần, những câu còn lại đều gieo vần. 

- Vị trí các tiếng hiệp vần khá đa dạng

- Tác dụng: Vần làm cho câu tục ngữ có kết cấu chặt chẽ, có tính nghệ thuật, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc. 


Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Câu tục ngữ trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt là:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

=> Sử dụng thể thơ lục bát.

- Ví dụ: 

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.


Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Tính cân đối có khi giữa hai hoặc hơn hai vế trong một dòng, có khi giữa hai dòng của một câu tục ngữ. 

- Tính cấn đối thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng - trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,... Ví dụ:

* Sự cân đối giữa hai vế trong một dòng: 

+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. 

+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. 

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. 

* Sự cân đối giữa bốn về trong một dòng: Nhất nước, nhà phân, tam cẩn, tứ giống. * Sự cân đối giữa hai dòng của một câu tục ngữ: 

+ Đêm tháng Năm chưa nắm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. 

+ Kiến cánh vỡ tổ bay ra 

Bão táp mưa sa gần tới.

→ Nhờ tính cân đối, tục ngữ có âm hưởng chắc nịch. Do đó, những bài học, những kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc.


Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

+ Câu 1 – 5 : chủ đề kinh nghiệm về thời tiết

+ Câu 6 – 8: chủ đề kinh nghệm về lao động sản xuất

+ Câu 9 -15: chủ đề kinh nghiệm về đời sống xã hội. 


Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Câu 4, 9, 10, 14, 15 là những câu dùng hình ảnh có tính chất ẩn dụ. 

- Những câu còn lại thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp. 


Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Câu 11 và 12 trong bài đặt cạnh nhau cũng là một cặp có vẻ mâu thuẫn, loại trừ nhau: Nếu câu này đúng thì cấu kia sai, và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế, hai câu này vẫn được dân gian sử dụng và chúng vẫn song song tồn tại. Sở dĩ như vậy là vì các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh sống khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 

+ Một câu khẳng định: Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan trọng. Thầy giỏi, có phương pháp dạy học tốt thì trò sẽ mau tiến bộ. Thực tế giáo dục đã chứng minh điều này. 

+ Câu còn lại nêu quan niệm: Học thầy không bằng học bạn. Nếu quan niệm học không chỉ là tiếp thu tri thức lí thuyết, mà còn phải thực hành trong đời sống, thì câu này cũng có lí. Quả thật, khi giải quyết những vấn đề thực tế, học cách làm của bạn là rất cần thiết. Nhiều người thành đạt nhờ học được kinh nghiệm từ những người bạn giỏi. 

- Vậy phải hiểu: Học thầy chẳng tày học bạn có nghĩa: Học thầy là rất quan trọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa. Hiểu như vậy, hai câu tục ngữ trên không hề loại trừ nhau.


Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Theo thời gian, cuộc sống xã hội của con người luôn thay đổi, nhưng cũng có những yếu tố hết sức bền vững. Sở dĩ, con người thời hiện đại với thiết chế xã hội, tâm lí, kinh tế, điều kiện sống hoàn toàn khác ngày xưa, nhưng vẫn dùng tục ngữ về đời sống xã hội phù hợp trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp là nhờ những yếu tố bền vững đó. Ví dụ, thời nào thì con người vẫn quý hơn mọi thứ trên đời, cho nên cầu: Người sống hơn đống vàng chưa bao giờ sai; hoặc tinh thần đoàn kết vẫn là chuyện cần thiết muôn thuở của con người, vậy câu: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao vẫn còn nguyên giá trị.


* Viết kết nối với đọc 

Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Gợi ý:

Ví dụ một cuộc trò chuyện giữa bà mẹ và cậu con trai. 

- Nhân vật trò chuyện với nhau: mẹ và con. 

- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: trong gia đình. 

- Nội dung trò chuyện con nói với mẹ về chuyện học nghề sửa chữa điện tử.

- Câu tục ngữ “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi” xuất hiện trong một lời khuyên của mẹ đối với con.


Đoạn văn tham khảo:

Trong bữa cơm chiều, anh Nam nói với mẹ: 

- Mẹ ơi, con muốn học nghề sửa chữa điện tử. Nhưng nghề đó học khó và phải học lâu mẹ ạ!

Mẹ đáp: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Con cứ thử học xem sao. Chỉ cần con cố gắng, cần cù, chăm chỉ, kiên trì thì mẹ tin là con sẽ làm được. 

- Dạ vâng mẹ, con sẽ cố gắng ạ!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số câu tục ngữ Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Khi trò chuyện với người khác, đã có lúc em dùng tục ngữ. Trong lúc đi chơi với bố mẹ em cảm thấy rất thích thú và học được nhiều điều. Em đã nói với bố mẹ rằng đúng là con được “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Vì tục ngữ là những điều đã được đúc kết, sử dụng tục ngữ sẽ làm cho câu nói súc tích, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

  • Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.   

- Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là về thiên nhiên, kinh nghiệm lao động và cuộc sống xã hội, cách ứng xử giữa người với người.

  • Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.   

- Những câu tục ngữ đều có nét chung là ngắn gọn, cô đọng, dễ nhớ dễ thuộc.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản đúc kết những kinh nghiệm về cuộc sống và con người.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Độ dài của tục ngữ: thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.


Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trong 15 câu tục ngữ ở trên, trừ câu (14), các câu còn lại đều có gieo vần.

- Việc gieo vần như vậy có tác dụng giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.


Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai

Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng

(2) Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon


Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.


Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề:

+ Kinh nghiệm tự nhiên.

+ Cách ứng xử.


Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15).


Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 khôngloại trừ nhau.

- Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.


Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Vì đó là những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu.


* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. 


Đoạn văn tham khảo:

A và B đang chia sẻ với nhau về những định hướng nghề nghiệp. A hỏi:

- B, sau này cậu định làm nghề gì?

- Mẹ tớ bảo tớ học tốt tiếng Anh. Sau này tớ có thể làm cô giáo hoặc phiên dịch viên. Nhưng tớ vẫn đang lo.

- Cậu lo điều gì?

- Tớ lo là tớ không thể dạy cho người khác hiểu hoặc tớ không phiên dịch nhanh được.

- Đừng lo! Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi mà!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số câu tục ngữ Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam

- Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng. 

- Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người , hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc. 

- Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài. 

- Tác giả: Tục ngữ là sáng tác của nhân dân, hay còn gọi là tác giả dân gian. 


II. Tìm hiểu tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam

  • Thể loại: 

Văn bản thuộc thể loại tục ngữ  

  • Bố cục bài Một số câu tục ngữ Việt Nam: 

Một số câu tục ngữ Việt Nam có bố cục gồm 2 phần: 

+ Phần 1: 8 câu tục ngữ đầu : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

+ Phần 2: Còn lại: Tục ngữ về con người và xã hội

  • Giá trị nội dung: 

Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa

- Nội dung hàm súc, cô đọng


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam

  • Câu 1

- Nghệ thuật:

+ Hai vế câu đối nhau

+ Kết cấu: nhân – quả

- Bài học kinh nghiệm: 

+ Miền Bắc nước ta có bão vào khoảng thời gian có gió heo may (gió se se lạnh), thường từ tháng 6 đến tháng 8, và bão mạnh dần lên, tháng bảy ta (tháng 7 âm lịch) trùng với tháng 8 (hay trong khoảng thời gian này) tháng 7 (âm lịch). 

+ Hiện tượng này nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian chắc tới 90% là có bão.

  • Câu 2

- Nghệ thuật:

+ Hai vế câu đối nhau

- Bài học kinh nghiệm: Kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta, nếu thấy từng đàn kiến cánh rời tổ bay ra, rất có thể những cơn mưa, bão lớn sắp tới.

  • Câu 3

- Nghệ thuật:

+ Hai vế câu đối nhau

+ Điệp ngữ: “Mây kéo”

+ Kết cấu: nhân – quả

- Bài học kinh nghiệm: 

+ Vào mùa Đông có gió đồng bằng khi gió này thổi vào Bắc Trung Bộ hay đồng bằng sông Hồng, từ  biển vào đồng bằng sông Hồng hay vào Bắc Trung Bộ thì mang theo nhiều hơi nước hình thành những đám mây lớn cho mưa (mây kéo lên ngàn - tức là lên núi - vì BTB liền với Trường Sơn).

+ Còn vào mùa hè, gió TN khi từ Lào xuống sẽ  ra biển Đông và mang theo không khí khô (đã trút hết mưa bên Tây Trường Sơn) vì thế thấy mây kéo từ núi xuống ra bể (biển) thì sẽ nắng khô. 

  • Câu 4

- Nghệ thuật: cách nói thậm xưng, sử dụng phép đối

⇒ Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài

- Bài học kinh nghiệm: Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, vì vậy, phải chủ động sắp xếp công việc cho hợp lí

  • Câu 5

- Nghệ thuật: Phép đối, vần lưng

- Bài học kinh nghiệm: Ngày nắng thì cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng bức, ngột ngạt. Ngày mưa trời âm u nên tối sớm. Đây là cách dùng câu nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

  • Câu 6

- Nghệ thuật:

+ Gieo vần lưng

+ Liệt kê

- Nội dung:

+ Trong sản xuất nông nghiệp, bốn yếu tố nước, phân, sự chăm chỉ, chịu khó và giống đều rất quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó là phân, sự chăm chỉ và cuối cùng là giống

+ Khuyên con người ta trong lao động sản xuất cần đảm bảo bốn yếu tố nếu trên để mùa màng bội thu

  • Câu 7

- Nghệ thuật: Phép đối 

- Bài học kinh nghiệm: Kinh nghiệm lao động và sản xuất: Kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến cây trồng đặc thù. Khi thời tiết nắng nóng thì sẽ thích hợp để trồng dưa, còn khi thời tiết mưa nhiều đất ẩm thì sẽ thích hợp để trồng lúa nước.

  • Câu 8

- Nghệ thuật: Phép đối 

- Bài học kinh nghiệm: Kinh nghiệm lao động và sản xuất: Chăn tằm thu hoạch có lời hơn làm ruộng rất nhiều.

  • Câu 9

- Nghệ thuật: Phép đối, gieo vần lưng

- Nội dung: 

+ Coi trọng mạng sống con người, còn con người là còn tất cả (mạng sống con người quý báu như đống vàng). 

+ Con người chính là tài sản lớn nhất mà không có bất cứ của cải, tiền bạc nào có thể đổi được. Có con người thì vật chất, hay hiện tượng thiên nhiên mới thật sự có giá trị.

  • Câu 10

- Nghệ thuật: tiểu đối ngắn gọn, ẩn dụ

+ Đói, rách: sự khó khăn, vất vả thiếu thốn trong cuộc sống

+ Sạch, thơm: những điều con người cần phải đạt được, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn

- Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình.

⇒ Giáo dục con người có lòng tự trọng

  • Câu 11

- Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với mỗi người: không được sự dạy dỗ của thầy thì không thể thành công trong bất cứ việc gì, trong sự học của mỗi người không thể thiếu sự quan tâm, chỉ abro của thầy

- Khuyên nhủ mỗi người cần phải biết kính trọng, biết ơn thầy và tìm đến thầy để học hỏi thêm nhiều điều hay, lẽ phải

  • Câu 12

- Nghệ thuật: so sánh. Câu tục ngữ với hai vế câu so sánh. Hai vế câu bổ sung ý nghĩa cho nhau – vừa nhấn mạnh việc học thầy, vừa nhấn mạnh việc học bạn

- Nội dung: Câu tục ngữ đề cao việc học hỏi bạn bè của mỗi người

  • Câu 13

- Đây là câu tục ngữ có ý nhắc nhở và khuyên nhủ của người xưa về cách sống và làm việc ở đời. 

+ “Lành nghề” là từ ngữ ý chỉ sự thành thạo, giỏi giang đối với một công việc, một ngành nghề hay rộng hơn là một lĩnh vực nào đó. 

+ “Nề” là không né tránh, không ngại, cố gắng và chịu khó. 

+ “Học hỏi” là việc tiếp thu, học tập và rèn luyện để trau dồi vốn tri thức, nâng cao năng lực của bản thân.

  • Câu 14

- Nghệ thuật: ẩn dụ

- Nội dung: Câu tục ngữ khuyên con người khi được hưởng thành quả thì cần phải biết ơn, nhớ tới công lao của người đã giúp đỡ mình

  • Câu 15

- Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ

+ Một cây: sự đơn độc, một mình

+ Ba cây: chỉ sự đoàn kết, liên kết với nhau

- Câu tục ngữu khuyên con người cần phải sống đoàn kết với nhau bởi lẽ đoàn kết thì sẽ thành công còn nếu chia rẽ, sống đơn lử thì sẽ khó có thể làm nên việc gì


Trước khi đọc

Câu 1. Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Hãy giải thích việc em dùng tục ngữ trong trường hợp đó.

Việc sử dụng tục ngữ với mục đích đưa ra một bài học đúc kết được. Ví dụ như sau một trò chơi tập thể, chúng ta rút ra bài học: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.


Câu 2. Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Việc dùng tục ngữ giúp đúc kết những kinh nghiệm, bài học một cách ngắn gọn, hàm súc.


Đọc văn bản

Câu 1. Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.

Chủ đề gồm: thiên nhiên, lao động và con người


Câu 2. Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.

Ngắn gọn, cân đối, có vần điệu.


Sau khi đọc

Câu 1. Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

  • Số tiếng: Từ 5 đến 10 tiếng.
  • Nhận xét: Tục ngữ rất ngắn gọn

Câu 2. Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

  • Các câu có gieo vần: 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10, 13.
  • Tác dụng: Giúp cho câu tục ngữ có nhịp điệu, dễ thuộc dễ nhớ.

Câu 3. Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

- Câu tục ngữ có hình thức của thể thơ lục bát:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Câu tục ngữ tương tự:

Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

*

Ao sâu ruộng đất bề bề
Không bằng tinh xảo một nghề trong tay


Câu 4. Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

- Tính chất cân đối:

  • Hai vế câu cân đối về số tiếng (Nắng chóng trưa, mưa chóng tối)
  • Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới)

- Tác dụng: Tạo sự đăng đối, nhịp nhàng và giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ đọc dễ nhớ.


Câu 5. Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

  • Thiên nhiên: 1, 2, 3, 4 và 5
  • Lao động sản xuất: 6, 7 và 8
  • Con người: 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15

Câu 6. Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

  • Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp:1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13
  • Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: 4, 9, 10, 14, 15

Câu 7. Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

  • Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.
  • Chúng ta phải học tập những điều tốt đẹp ở cả thầy cô, lẫn bạn bè để hoàn thiện bản thân.

Câu 8. Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Những câu tục ngữ đúc rút những bài học kinh nghiệm trong thực tế, rất cần thiết với con người dù trong bất cứ thời đại nào.


Viết kết nối với đọc

Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 - 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số câu tục ngữ Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương - Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ

Thể loại: tục ngữ

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

Giá trị nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa

- Nội dung hàm súc, cô đọng


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Trả lời:

- Khi trò chuyện với người khác, đã rất nhiều lần em sử dụng tục ngữ trong giao tiếp.

- Ví dụ: Ngoài học thầy cô trên lớp, về nhà có bài nào em chưa hiểu hay chưa giải được em đều nhờ Hoa chỉ giúp. Nhờ có Hoa mà em đã tiến bộ rất nhiều trong học tập. Đúng là học thầy không tày học bạn.

=> Việc dùng tục ngữ “học thầy không tày học bạn” để thấy được tầm quan trọng của việc học hỏi bạn bè.


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Theo em vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Trả lời:

Người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày khiến cho cuộc giao tiếp trở nên phong phú hơn, tránh nhàm chán. Đồng thời, việc sử dụng tục ngữ trong giao tiếp sẽ giúp cho câu nói được gây ấn tượng.


* Đọc văn bản

Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.

Trả lời:

Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là:

- Phản ánh những kinh nghiệm được đúc kết về moi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội).

- Là lời khuyên răn, kinh nghiệm sống mà đời trước muốn truyền lại đến đời sau…

- Thể hiện triết lí dân gian của dân tộc.


Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.

Trả lời:

Đều có sự xuất hiện của những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày nhờ đó mà tục ngữ dễ đi vào kí ức của người đọc, người nghe.


* Sau khi đọc

Nội dung chính Một số câu tục ngữ Việt Nam: 

Văn bản đã phản ánh những kinh nghiệm được đúc kết từ mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), những kinh nghiệm sống mà trời trước muốn truyền lại cho người sau.


Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Trả lời:

- Các câu tục ngữ trên thường có 6,7 hoặc 8 tiếng.

→ Các câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích.


Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong 15 câu tục ngữ trên, những câu gieo vần là:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới

- Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Muốn làm nghề, chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

→ Tác dụng của việc gieo vần khiến cho câu tục ngữ trở nên sinh động, dễ đọc dễ nhớ, dễ truyền đạt, đúc kết tri thức, kinh nghiệm ssống thực tiễn của nhân dân.


Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Trả lời:

- Câu tục ngữ trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được

dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt là:

Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự là:

Ăn quả nhớ trẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ đem dây mà trồng


Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong các câu tục ngữ trên, cấu trúc ngôn từ có sự cân đối

Ví dụ: vế trước 4 chữ, vế sau cũng 4 chữ

Vế trước có 3 chữ, vế sau cũng có 3 chữ…

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu tríc của một câu tục ngữ khiến cho câu tục ngữ có nhịp điệu, dễ thuộc, dễ nhớ và dễ truyền tải thông điệp.


Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Trả lời:

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên thepo những chủ đề:

+ Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống về tự nhiên

+ Tục ngữ phản ánh về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

+ Tục ngữ thể hiện triết lí dân gian của dân tộc.


Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Trả lời:

Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa trực tiếp:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

- Kiến bay vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới.

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang,

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

- Muốn làm nghề, chớ nề học hỏi.


Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ:

- Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.


Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Trả lời:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ 11 và 12 không loại trừ nhau:

+ Câu tục ngữ 11: phải biết ơn người thầy đã có công dạy dỗ mình, không có thầy sẽ không có chúng ta ngày hôm nay.

+ Câu tục ngữ 12: Học thầy thôi chưa đủ, học bạn bè cũng giúp chúng ta tiến bộ hơn rất nhiều.

→ Cần biết ơn tới những người dã có công dạy dỗ chúng ta nên người, bên cạnh học thầy thì cũng nên học hỏi bạn bè, chỉ có vậy mới khiến chúng ta học hỏi và tiến bộ không ngừng.


Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Trả lời:

Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì nó đúng và có thể vận dụng vao thực tiễn cuộc sống.


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người, trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (Mẫu 1)

A. Xin chào, dạo này em làm ở đâu rồi?

B. Dạ dạo này em đi học làm tóc ở quán nổi tiếng nhất huyện mình đó anh.

A. Em học nghề lâu chưa? Có gặp khó khăn gì không?

B. Em học được vài tháng nay rồi ạ. Chủ quán cắt tóc em giỏi và nổi tiếng lắm ạ nên nhiều khi có một số vấn đề em không dám hỏi và trao đổi.

A. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi em ạ, mình không biết thì phải hỏi để tích lũy kinh nghiệm, rồi mới thành thợ chính được. Em cố gắng nhé!

B. Dạ, em cám ơn anh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một số câu tục ngữ Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả 

Tục ngữ là sáng tác của nhân dân, hay còn gọi là tác giả dân gian. 


II. Khái quát tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương - Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ

2. Thể loại

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.

3. Bố cục

Một số câu tục ngữ Việt Nam có bố cục gồm 2 phần: 

+ Phần 1: 8 câu tục ngữ đầu: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

+ Phần 2: Còn lại: Tục ngữ về con người và xã hội

4. Giá trị nội dung

Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

5. Đặc sắc nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp.

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ.

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.


III. Sưu tầm Một số câu tục ngữ Việt Nam

  1. Bỏ thương, vương tội: Bứt rời ra thì không nỡ, mang theo thì khó khăn.
  2. Ai ăn mặn, nấy khát nước: Ai làm quấy, làm ác thì sẽ chịu hậu quả.
  3. Ai chê đám cưới, ai cười đám ma: Nhà có việc thì tùy sức mà làm, sợ gì thiên hạ dòm ngó cười chê.
  4. Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy: Ai làm quấy thì thiên hạ cười chê họ, mình không hơi sức đâu mà lo bao đồng.
  5. Ai giầu ba họ, ai khó ba đời: Giàu nghèo đều có lúc, giầu không nên ỷ của, nghèo không nên thối chí.
  6. Ăn bánh vẽ: Bị gạt bằng những lời hứa suông.
  7. Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng: Ăn ít, phải làm nhiều, không đáng công.
  8. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt: Điều xấu sẽ thành thói quen xấu
  9. Ăn cây nào, rào cây nấy: chịu ơn ai, phải giữ gìn, bênh vực người ấy.
  10. Ăn có chỗ, đỗ có nơi: Phải có thứ tự, ngăn nắp, đừng bừa bãi, cẩu thả.
  11. Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra
  12. Biết đâu ma ăn cỗ
  13. Bụt chùa nhà không thiêng
  14. Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra
  15. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
  16. Chín người mười ý
  17. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
  18. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn
  19. Có thực mới vực được đạo

20. Dạy khỉ trèo cây

21. Đi đêm lắm có ngày gặp ma

22. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ

23. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

24. Đói trẻ chớ vội lo, nghèo trẻ chớ vội mừng

25. Cao không tới, thấp không thông: Kén chọn khó khăn, không vừa, không xứng

26. Có công mài sắt có ngày nên kim: Cố gắng thì việc khó thế nào cũng phải xong

27. Có cứng mới đứng đầu gió: Phải tài giỏi mới gánh nổi việc khó

28. Có chí làm quan, có gan làm giầu: Có quyết tâm gan dạ, gặp nguy hiểm khó khăn không chùn, sẽ làm nên sự nghiệp

29. Có đi có lại mới toại lòng nhau: Hưởng của người cần đền đáp cho cân

30. Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn: Làm điều sai quấy phải chịu hậu quả, không nên trốn tránh

31. Có hoa hường nào không có gai: Gái đẹp nào cũng có mầm mống tai hại cho đàn ông

32. Có ít xít ra nhiều: Việc xảy ra giản dị tầm thường, nhưng kẻ nói lại thêu dệt cho ra to lớn, có thể sinh hậu quả không hay.

33. Có khó mới có khôn: Làm xong việc khó, người ta có thêm kinh nghiệm

34. Có khó mới có mà ăn, ngồi không ai dễ đem phần tới cho:  gặp khó khăn vẫn cố gắng chịu đựng, lướt qua, mới thành sự để hưởng

35. Đục nước béo cò: Tình thế lộn xộn là dịp tốt cho kẻ trục lợi

36. Đứng mũi chịu sào: Giữ vai quan trọng, chịu trách nhiệm cho tất cả

37. Đứng núi này trông núi nọ: Không an phận, lúc nào cũng phân bì

38. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm: Được việc rồi, quên ơn, bỏ người đã giúp mình nên việc

39. Được đàng chân, lân đàng đầu: Tham lam

40. Đứt dây động rừng: Nói một người, người khác nghĩ ngợi

41. Được làm vua, thua làm giặc: Trong cuộc tranh chấp, kẻ thắng được hơn, người thua chịu kém

42. Được lòng ta, xót xa lòng người: Phần mình sướng, tội nghiệp phần người

43. Được tiếng khen ho hen chẳng còn: Được khen, nhưng mình mất quá nhiều công sức

44. Được voi đòi tiên: Quá tham lam

45. Quân tử nhất ngôn.

46 . Chữ tín còn quý hơn vàng.

47. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.

48. Nói chín thì phải làm mười.

49. Hay gì lừa đảo kiếm lời

Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.

50. Lời nói như đinh đóng cột

Đã nói ra thì chắc chắn phải thực hiện.

51. Rao ngọc, bán đá.

52. Treo đầu dê, bán thịt chó.

53. Hứa hươu, hứa vượn.

54. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

55. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết/ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao: trước việc khó, chung nhau giải quyết sẽ thành công

56. Đói ăn rau, đau uống thuốc: Đói thì rau gì ăn được cũng ăn, cần no bụng. Bệnh thì thuốc gì uống đuợc cũng uống, cần khỏi bệnh.

57. Đói ăn vụng, túng làm liều: Khi thiếu thốn khiến người ta làm việc phi pháp bất lương.

58. Đói cho sạch, rách cho thơm: Khuyên dù nghèo đói cũng phải giữ danh dự mình

59. Đói đầu gối phải bò: Nghèo túng bắt buộc phải xoay xở

60. Đổi trắng thay đen: Người ngược ngạo

61. Đồng bạc đâm toạc tờ giấy: Tiền bạc có thể thay đổi luật pháp

62. Đồng tiền liền khúc ruột: Tiền bạc quý như thân thể, nên người ta bo bo giữ gìn

63. Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào: Cờ đến tay ai người ấy phất. Ai có nhiệm vụ, họ cũng có sáng kiến giải quyết sự việc.

64. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước: Cha làm ác, con chịu hậu quả


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Trả lời:

- Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ.

- Em thường dùng tục ngữ khi ở nhà, nói chuyện với những thành viên trong gia đình. Ví dụ: Xem bói ra ma, quét nhà ra rác; cái khó bó cái khôn, có công mài sắt có ngày nên kim, …


Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Trả lời:

Người ta dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày vì tục ngữ là những câu ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, thể hiện một phép ứng xử, đạo đức nào đó gần gũi với cuộc sống con người.


* Đọc văn bản

  • Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.

- Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là: thiên nhiên, cuộc sống con người.

  • Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.

- Nét chung nhất về hình thức các câu tục ngữ là đều ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu hài hoà.


* Sau khi đọc

Nội dung chính “Một số câu tục ngữ Việt Nam”: Một số câu tục ngữ Việt Nam nói về chủ đề thiên nhiên và cuộc sống con người.


Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Trả lời:

- Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục tục ngữ:

+ Câu 1: 8 tiếng

+ Câu 2: 12 tiếng

+ Câu 3: 16 tiếng

+ Câu 4: 14 tiếng

+ Câu 5: 6 tiếng

+ Câu 6: 8 tiếng

+ Câu 7: 6 tiếng

+ Câu 8: 10 tiếng

+ Câu 9: 5 tiếng

+ Câu 10: 6 tiếng

+ Câu 11: 6 tiếng

+ Câu 12: 6 tiếng

+ Câu 13: 7 tiếng

+ Câu 14: 6 tiếng

+ Câu 15: 14 tiếng

- Nhận xét chung về độ dài của tục ngữ: đa số là ngắn gọn.


Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong 15 câu tục ngữ ở trên, câu có gieo vần là: trừ câu 14, các câu còn lại đều có gieo vần.

- Việc gieo vần như vậy khiến cho câu tục ngữ có nhịp điệu, khiến cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.


Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Trả lời:

- Câu tục ngữ có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

- Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

+ “ Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.”

+ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”


Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trên:

+ Số tiếng bằng nhau

+ Từ loại tương ứng qua từng vế

+ Thanh điệu đối nhau

+ Có hình ảnh tương đồng

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng khiến cho câu tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc hơn do có vần có nhịp điệu.


Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Trả lời:

- Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào các chủ đề: Câu 1 đến câu 5 là về bài học kinh nghiệm thời tiết; Câu 6 đến câu 8 là chủ đề lao động; Câu 9 đến câu 15 là chủ đề đời sống xã hội.


Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Trả lời:

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: 1,2,3,5,6,7,8,11,12,13.

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chấn ẩn dụ: 4,9,10,14,15


Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Trả lời:

- Ý nghĩa của hai câu tục ngữ này không loại trừ nhau.

- Bài học từ hai câu tục ngữ trên là: Học thầy là rất quan trọng nhưng cũng phải biết học hỏi từ cả bạn bè nữa.


Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Trả lời:

- Bởi vì những câu tục ngữ về đời sống xã hội nói lên những đạo lí sống rất bền vững: tinh thần đoàn kết, con người được đặt lên hàng đầu, …


* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Đoạn văn tham khảo:

Anh A: Dạo này làm ăn thế nào?

Anh B: Ôi! Chán lắm anh ạ! Chả có ma nào vào mua.

Anh A: Anh đã kiểm tra khâu sản phẩm chưa?

Anh B: Hàng hoá thì tôi nhập hết ấy mà, có tự làm cái nào đâu. Nhập cho nhanh anh ạ!

Anh B: Ối! Anh nên tìm tòi mà học hỏi họ cách làm đi chứ, muốn lành nghề chớ nề học hỏi mà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .