Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu văn và dựa vào hiểu biết của em về từ ngữ địa phương và từ toàn dân để xác định từ ngữ địa phương
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ được xem là từ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o. Vì đây là những từ ngữ đặc trưng vùng miền mà chỉ ở một số địa phương như Huế mới sử dụng.
Câu 2 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Chuyện cơm hến và xác định từ ngữ địa phương
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ địa phương trong Chuyện cơm hến
Từ ngữ toàn dân/địa phương nơi khác
lạt Nhạt
Duống Đưa xuống
Né Tránh
Phỏng Bỏng
Túi mắt túi mũi Tối mắt tối mũi
tui Tôi
xắt Thái
Nhiêu khê Lôi thôi, phức tạp
mè Vừng
heo Lợn
Vị tinh Bột ngọt
thẫu thẩu
vịm liễn
trẹc Mẹt
o Cô
tô Bát
chi Gì
môn bạc hà cây dọc mùng
trụng nhúng
Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đặc điểm của từ ngữ địa phương
Lời giải chi tiết:
Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của người Huế. Tính chất địa phương của bài tản văn góp phần tạo ấn tượng sâu đậm về Huế và văn hóa Huế. Nói về không gian văn hóa Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được sắc màu của Huế.
Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế và dựa vào hiểu biết của em
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ địa phương
Từ toàn dân
Má, u, bầm, mạ Mẹ
Thầy, tía, cha, ba Bố
Chén Cốc
Bòng Bưởi
Mận Roi
O Cô Bá Bác
Mô Đâu
Vô Vào
Chén, tô Bát
Heo Lợn
Chủi Chổi
Tru Trâu
Mô Đâu
Bắp Ngô
Mần Làm
Hột gà, hột vịt Trứng gà, trứng vịt
Xà bông Xà phòng
Tắc Quất
Xỉn Say
Mập Béo
Thơm, khóm Dứa
Bổ Ngã
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Câu 1. Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
Gợi ý:
- Những từ ngữ địa phương: thẫu, vịm, trẹc, o
- Nguyên nhân: Các từ này chủ yếu được sử dụng ở một vùng miền nhất định (Huế)
Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Một số từ gồm: lạt (nhạt), duống (đưa xuống), xắt (thái), trụng (nhúng), đậu phụng (lạc), mè (vừng), vị tinh (bột ngọt).
Câu 3. Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Việc dùng từ ngữ địa phương giúp cho ngôn ngữ của văn bản mang đậm màu sắc xứ Huế.
Câu 4. Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
mùng màn
heo lợn
trái quả
mô đâu
giời trời
nón mũ
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
Câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít…
Trả lời:
Những từ ngữ được xem là từ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc, o. Vì đây là những từ ngữ đặc trưng vùng miền mà chỉ ở một số địa phương như Huế mới sử dụng.
Câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Trả lời:
Từ ngữ địa phương trong Chuyện cơm hến
Từ ngữ toàn dân/địa phương nơi khác
lạt Nhạt
Duống Đưa xuống
Né Tránh
Phỏng Bỏng
Túi mắt túi mũi Tối mắt tối mũi
tui Tôi
xắt Thái
Nhiêu khê Lôi thôi, phức tạp
mè Vừng
heo Lợn
Vị tinh Bột ngọt
thẫu thẩu
vịm liễn
trẹc Mẹt
O Cô
tô Bát
chi Gì
môn bạc hà cây dọc mùng
trụng nhúng
Câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Trả lời:
Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đạc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế
Câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng
Trả lời:
Từ ngữ địa phương
Từ toàn dân
Má, u, bầm, mạ Mẹ
Thầy, tía, cha, ba Bố
Chén Cốc
Bòng Bưởi
Mận Roi
O Cô Bá Bác
Mô Đâu
Vô Vào
Chén, tô Bát
Heo Lợn
Chủi Chổi
Tru Trâu
Mô Đâu
Bắp Ngô
Mần Làm
Hột gà, hột vịt Trứng gà, trứng vịt
Xà bông Xà phòng
Tắc Quất
Xỉn Say
Mập Béo
Thơm, khóm Dứa
Bổ Ngã
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
- Trong câu văn sau, những từ ngữ có thể xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...
Trả lời:
Trong câu văn, từ có thể xem là từ ngữ địa phương là: "thẫu", "vịm", "trẹc", "o" vì đây là những từ ngữ đặc trưng của nhiều tỉnh miền Trung trong đó có xứ Huế.
- "thẫu": (thẩu, do cách phát âm mà thành thẫu) dụng cụ chứa đồ ăn có miệng to gần bằng hoặc bằng thân, làm bằng nhựa, sành sứ, thủy tinh.
- "vịm": (thường gọi là liễn) đồ bằng sành sứ có nắp đậy, dùng để đựng thức ăn.
- "trẹc": (trẹt) cái mẹt, đồ đan kín bằng tre nứa, lòng nông, hình dáng và kích thước hơi giống cái mâm.
- "o": cô
- Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong "Chuyện cơm hến". Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân.
Trả lời: (Ảnh minh họa)
- Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương trong "Chuyện cơm hến".
Trả lời:
Trong "Chuyện cơm hến", tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ địa phương nhằm: Tạo ấn tượng cho người đọc về không gian văn hóa Huế (không khí, sắc thái, lối nói riêng). Nói về không gian văn hóa Huế dùng từ ngữ địa phương khiến đặc trưng của nơi đây được nổi bật.
- Nêu một số từ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Trả lời: (Ảnh minh họa)
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
* Từ ngữ địa phương
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Từ ngữ địa phương: thẫu, vịm, trẹc, o
- Vì những từ ngữ này chỉ được dùng ở vùng, miền nhất định: Miền Trung
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
- Bún tàu - Miến
- Nhiêu khê - Phức tạp
- Trẹc - Cái mẹt, mâm
- Mè - Vừng
Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến:
+ Giúp cho văn bản trở nên gần gũi, mộc mạc mang đậm tính bản sắc dân tộc khi nói về món ăn bình dân: cơm hến
Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
- Tía - Cha
- Mô - Đâu
- Trái thơm - Quả dứa
- Cái chi - Cái gì
- U - Mẹ
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 116" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Câu hỏi 1: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...
Trả lời:
- Những từ ngữ được xem là từ ngữ địa phương trong câu văn gồm: thẫu, vịm, trẹc, o.
- Nó được coi là từ ngữ địa phương vì nó khác với từ ngữ toàn dân, chỉ được dùng ở một số vùng miền nhất định.
Câu hỏi 2: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?
Trả lời:
Những từ ngữ địa phương trong văn bản Chuyện cơm hến có nghĩa tương đương với những từ ngữ toàn dân như sau:
lạt - nhạt; duống - xuống; xắt - thái; trụng - nhúng; thẫu - thẩu; vịn - liễn; trẹc - mẹt; o - cô.
Câu hỏi 3: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.
Trả lời:
Tác dụng: giúp cho tản văn có màu sắc của xứ Huế nhiều hơn.
Câu hỏi 4: Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật,...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Trả lời:
Địa phương
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân tương ứng
Miền Bắc
- u/bu - mẹ
- thầy - mẹ
Miền Trung
- mô - đâu
- o - cô
- răng - sao
- rứa - thế/ vậy
Miền Nam
- tía - bố
- má - mẹ
- cái chén - cái bát
- trái mận - quả roi
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .