Top 6 Bài soạn "Mùa hoa mận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất
Bài thơ "Mùa hoa mận" của tác giả Chu Thùy Liên sáng tác năm 2006, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2009. Với thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng,...xem thêm ...
Bài soạn "Mùa hoa mận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
Nội dung chính
Bài thơ là bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả.
Chuẩn bị
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào tác phẩm -> nhà thơ Chu Thùy Liên
Lời giải chi tiết:
- Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ (21/07/1966), dân tộc Hà Nhì. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thùy, Nang Bua Khưa
- Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Tốt nghiệp đại học Sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên
- Ủy viên BCH Hội văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam khóa III, IV
- Chi Hội trưởng chi Hội Văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tỉnh Điện Biên
- Chi Hội trưởng chi Hội Hội dân gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc
Phương pháp giải:
- Đọc các tài liệu
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào bài -> cảnh sắc thiên nhiên, mùa xuân của miền Tây Bắc.
Lời giải chi tiết:
Mùa xuân ở Tây Bắc cuốn hút với khói mờ sương tỏa, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ... Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm cam đến lạ. Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ. Tết của mỗi dân tộc mang những đặc trưng khác nhau nhưng tự chung lại tết là dịp gia đình sum vầy bên nhau, cùng cầu mong một năm mới mua thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu mong một năm mới hạnh phúc, một tươi sáng. Tết vùng cao thêm vui tươi, rộn rã với những điệu múa, lời ca như há ví, mo, múa Lạp Lì Lò Sất Sảy, múa khèn, ...và những trò chơi dân gian đặc sắc như chơi cù, ném pao, bắn nỏ,...
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý thể thơ, những hình ảnh thiên nhiên, con người, các từ láy, biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, phép điệp,... được sử dụng trong văn bản
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Ôn lại kiến thức cũ
- Vận dụng vào bài thơ => các biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
- Thể thơ: tự do
- Hình ảnh thiên nhiên: Cành mận bung cánh muốt
- Hình ảnh con người: con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xang lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già làm đu.
- Các từ láy: rộn ràng, háo hức, xôn xang
- Điệp từ: Cành mận bung cánh muốt; giục, lũ con, bếp
- Nhân hóa: Cành mận bung cánh trắng muốt/ Giục mẹ xôn xang lá, gạo/ Giục cha vui lòng căng cánh nỏ/ Giục người già bán hối hả làm đu/ Bóng bay nâng ước mơ con
- Ẩn dụ: Nhà trình tường ủ hương bếp, Cành mận bung cánh muốt.
Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Ôn lại kiến thức cũ
- Vận dụng vào bài thơ => Đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh người đi xa,
- Cảm xúc: nỗi nhớ quê hương cửa người xa sứ luôn hướng về nơi mà mình sinh ra với những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu
- Áp dụng vào bài thơ => Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.
Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài thơ => tác dụng của các biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày
- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe
- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.
Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ => từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng, cảm xúc của con người
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương
- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.
Câu 4 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu
- Áp dụng vào bài thơ => bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận”
Lời giải chi tiết:
Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mội dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa sứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.
Câu 5 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản mùa hoa mận? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ => Hình ảnh, câu thơ
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Vì hoa mận là dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Không những thế nó còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình, công việc của họ diễn ra hối hả, rộn ràng, xôn xang. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.
Câu 6 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc tình cảm nào đang diễn ra trong tầm hồn người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy?
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ => cảm xúc, tình cảm
Lời giải chi tiết:
Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Bài soạn "Mùa hoa mận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 2
I. Tác giả
- Họ và tên khai sinh: Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên.
- Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa
- Tốt nghiệp đại học sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên.
- Tác phẩm đã xuất bản:
+ Thơ: Lửa Sàn Hoa, Tập thơ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009, giải nhì năm 2010 Hội VHNT các dân tộc Thiểu số Việt Nam
+ Các tác phẩm khác: Xa Nhà ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm sưu tầm biên dịch chung với tác giả Lê Đình Lai. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Truyện cổ Hà Nhì (bảy truyện), NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002.
II. Tác phẩm Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)
- Thể loại: Thể thơ tự do
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào Tháng Chạp -2006, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2009)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự +Miêu tả
- Nội dung chính tác phẩm Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Khung cảnh vui tươi khi mùa xuân sắp về đến bản làng, già, trẻ, trai, gái ai đấy đều nô nức chuẩn bị Tết đến xuân về
- Bố cục tác phẩm Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Chia bài thơ làm 2 đoạn
- Khổ 1+2: Khung cảnh tưng bừng, rộn ràng khi mùa xuân sắp về
- Khổ 3: Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương
- Giá trị nội dung tác phẩm Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc
- Sự hân hoan, vui vẻ, trẻ trung, sôi động của con người mỗi dịp Tết đến
- Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)
- Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí sôi nổi
- Giọng thơ hào hứng, say mê
- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)
- Khung cảnh tưng bừng, rộn ràng khi mùa xuân sắp về
- Lũ con trai chơi cù
- Con gái khăn áo
- Mẹ xôn xao lá, gạo
- Cha căng cánh nỏ
- Người già bản làm đu
=> Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.
* Nghệ thuật:
- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày
- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe
- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.
- Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương
- Người đi xa nhớ lối trở về à tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương
- Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen.
- Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa.
- Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Chuẩn bị
Hiển thị nội dung
Yêu cầu (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên.
- Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc.
Trả lời:
- Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Xuân Tây Bắc đẹp như một tứ thơ. Thiên nhiên như mơ, rực rỡ. Tình người sắt son, nồng ấm nghĩa tình. Lời thơ của những nhà thơ bản xứ đã dẫn độ ta đến một thế giới đầy tình yêu. Ở đó có mọi cung bậc cảm xúc: yêu mến ngỡ ngàng, mãnh liệt cháy bỏng, đến trầm tư sâu lắng… Tất cả đó là thế thái nhân tình ở cõi trời Tây Bắc độc đáo và đậm đà bản sắc. Thật không quá khi nói mùa xuân ở Tây Bắc đẹp như một miền cổ tích. Ta nhớ mênh mang lời ca “Rừng xanh cây lá muôn đóa hoa mai chào đón xuân về” trong khúc “Tình ca Tây Bắc”. Mùa xuân Tây Bắc như thiên đường hoa trên mặt đất. Những rừng mận trắng tinh khôi trải dài khắp các sườn đồi, rừng đào phai như trên tiên cảnh. Mùa xuân theo hoa đào trên núi – Hát gọi – Tình ơi (Những cánh đồng – Đỗ Thị Tấc). Góp cùng muôn đóa hoa xuân ấy, có cả sắc trắng mà ít người biết tới. Không phải hoa lê trên cao nguyên núi đá, mà là hoa táo mèo bé nhỏ nở cùng tiếng khèn mùa xuân.
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản “Mùa hoa mận” nói về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
- Những hình ảnh thiên nhiên, con người: cành mận, con trai, con gái, lá, gạo, lửa hồng…
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?
Trả lời:
- Dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu chấm lửng, thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. “Lối trở về” ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Trả lời:
- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về mùa xuân ở miền Tây Bắc, nơi có mùa hoa mận báo hiệu xuân về
- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
Trả lời:
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Trả lời:
- Qua việc liên tục nhắc đến những hình ảnh quen thuộc báo hiệu mùa xuân ở Tây Bắc, khi mùa hoa mận nở, cũng là lúc mọi người như đang được thúc giục, báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần. Lúc này, tâm trạng, cảm xúc của con người là sự bồi hồi, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung và miêu tả bằng lời hoặc bằng bức tranh vẽ về thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào mùa “hoa mận” được thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Hoa mận trắng tinh khiết, ngậm sương mai trong nắng sớm đẹp mê ly. Tưởng chừng bất kì ai khi đến Tây Bắc vào mùa xuân cũng phải dừng chân ngắm hoa, chụp ảnh lưu niệm với những bông hoa mận trắng li ti ấy. Những ngày này, tiết xuân đang nở rộ, con người đang tất bật đón một năm mới, quần áo, rộn ràng từ già tới trẻ khiến ta càng thêm say đắm lòng người bởi màu sắc của những bộ quần áo đẹp thoắt ẩn thoắt hiện trong những vườn mận bạt ngàn. Những cánh hoa mận trắng thêm lung linh, bà con nơi đây nói đây chính là lộc trời mang đến cho vùng đất, một mùa hoa mận bung nở như chưa bao giờ được nở như vậy.
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản Mùa hoa mận? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất câu thơ cuối trong văn bản, bởi dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu chấm lửng, thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. “Lối trở về” ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.
Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tưởng tượng một “người đi xa" trong bài thơ đã “nhớ lối trở về" quê hương vào “mùa hoa mận". Những cảm xúc, tình cảm nào đang diễn ra trong tâm hồn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tâm trạng ấy.
Trả lời:
Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…
Bài soạn "Mùa hoa mận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
I. Giới thiệu tác giả Chu Thùy Liên
- Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ (21/07/1966), dân tộc Hà Nhì. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thùy, Nang Bua Khưa
- Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- Tốt nghiệp đại học Sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên
- Ủy viên BCH Hội văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam khóa III, IV
- Chi Hội trưởng chi Hội Văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tỉnh Điện Biên
- Chi Hội trưởng chi Hội Hội dân gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
II. Khái quát tác phẩm Mùa hoa mận
1. Xuất xứ
Mùa hoa mận được viết vào tháng chạp năm 2006, trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009.
2. Bố cục
Văn bản Mùa hoa mận được chia thành 3 phần:
Khổ 1: Mùa hoa mận với những niềm vui của người trẻ.
Khổ 2: Mùa hoa mận như những tín hiệu nhắc nhở người già, cha mẹ với công việc của mình..
Khổ 3: Mùa hoa mận với những cảm xúc của người đi xa quê.
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương của những người con đi xa quê khi nhìn thấy hoa mận nở rộ, cho thấy một tình yêu tha thiết, khắc khoải với quê hương.
- Khắc hòa thành công bức tranh mùa xuân mang vẻ đẹp bình yên ở bản làng Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hòa cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn, làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
- Gửi gắm tình yêu thương và trân trọng của tác giả với con người, cảnh vật và thiên nhiên nơi đây.
4. Giá trị nghệ thuật
- Hình ảnh giản dị, gần gũi, thân thuộc.
- Ngòi bút miêu tả tinh tế, tài hoa.
- Bài thơ mang âm hưởng vừa yêu đời, vừa nhẹ nhàng lại vừa trầm lắng, tha thiết.
Chuẩn bị Soạn bài Mùa hoa mận
Câu 1
Đề bài: Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên
Lời giải
- Nhà thơ Chu Thùy Liên, tên khai sinh Chu Tá Nộ, sinh ngày 21/07/1966, dân tộc Hà Nhì.
- Bút danh: Ha Ni, Thanh Thùy, Nang Bua Khưa.
- Quê quán: tỉnh Điện Biên.
- Năm 1989, tốt nghiệp ngành ngữ văn, trường Đại học Sư Phạm.
- Năm 2013, trở thành thạc sĩ văn hóa học.
- Hiện nay, đang làm Phó trưởng ban Dân tộc học tỉnh Điện Biên.
- Ủy viên BCH Hội văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam khóa III, IV
- Chi Hội trưởng chi Hội Văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tỉnh Điện Biên
- Chi Hội trưởng chi Hội Hội dân gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Tác phẩm tiêu biểu: Lửa Sàn Hoa, Thuyền đuôi én, Xa Nhà ca, Văn hóa Dân gian Hà Nhì Việt Nam…
Câu 2
Đề bài: Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc
Lời giải
Mùa xuân của miền Tây Bắc theo tìm hiểu của em hiện lên với sự mờ ảo của sương. Những hoa mai, hoa mơ, hoa ban, hoa mận màu trắng tinh khôi nở rộ. Trẻ em vùng cao với những bộ quần áo, váy vóc rực rỡ. Các cô gái tuổi mới lớn với vẻ đẹp ngất ngây, xinh xắn, đáng yêu. Những ngôi nhà gỗ đơn sơ, nhưng đầy yên bình. Họ ngồi quây quần bên nhau bên bếp củi sưởi ấm. Cứ đến Tết xuân về, hội làng, ngày lễ của từng vùng dân tộc khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
Đọc hiểu bài Mùa hoa mận
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1
Đề bài: Chú ý thể thơ, những hình ảnh thiên nhiên, con người, các từ láy, biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, phép điệp,... được sử dụng trong văn bản
Lời giải
- Thể thơ: tự do.
- Thiên nhiên: cành mận bung cánh.
- Con người: con trai chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo, mẹ xôn xang lá, gạo, cha căng cánh nỏ, người già bản làm đu.
- Từ láy: háo hức, rộn ràng, xôn xang.
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa “cành mận bung trắng muốt”, “bóng bay nâng ước mơ con trẻ”.
+ Ẩn dụ “cành mận bung trắng muốt” , “nhà trình tường ủ hương bếp”.
+ Điệp từ: cành mận bung trắng muốt”, lũ, giục.
Câu 2
Đề bài: Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?
Lời giải
Dòng thơ cuối có sự đặc biệt: hình ảnh người đi xa. Người con xa quê hương sục sôi nỗi nhớ quê da diết, dù ở đâu vẫn luôn nhớ về những hình ảnh quen thuộc, những kí ức mình từng gắn bó, sinh sống.
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1
Đề bài: Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Lời giải
Tâm trạng: nhớ quê hương của nhân vật trữ tình.
Dòng thơ: cành mận bung cánh muốt được lặp lại ở dòng đầu mỗi khổ thơ.
Câu 2
Đề bài: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ
Lời giải
Biện pháp tu từ nhân hóa làm cho người và cảnh vật thiên nhiên như hòa vào làm một, gần gũi với nhau hơn. Thiên nhiên qua ý thơ trở nên có hồn như con người.
Biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ quê của nhân vật trữ tình, khiến câu thơ trở nên có hồn, giàu hình ảnh, dễ chạm đến trái tim bạn đọc.
Biện pháp tu từ điệp ngữ làm tăng thêm nỗi nhớ quê của nhân vật. Câu thơ được lặp lại vào dòng đầu của mỗi khổ khiến cho độc giả hình dung được mùa xuân của miền Tây Bắc bắt đầu với cành mận bung cánh muốt. Đó là dấu ấn không thể quên trong nhân vật trữ tình.
Câu 3
Đề bài: Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Lời giải
Tâm trạng: nhân vật trữ tình hoài niệm về quê hương, vào những ngày mình còn ở vào mùa xuân miền Tây Bắc. Nhân vật nhớ về cành mận bung cành, con trai chơi cù, đám con gái háo hức khăn áo du xuân, mẹ đang xôn xang lá, gạo còn cha thì bận căng cánh nỏ… Bức tranh xuân rộn rã, vui tươi. Những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, hằn sâu vào kí ức của người xa quê khiến mỗi dịp xuân về, nhân vật trữ tình thổn thức. Đó là nỗi nhớ quê hương khắc khoải, da diết.
Câu 4
Đề bài: Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ
Lời giải
Mùa hoa mận ở miền Tây Bắc hiện lên với ngọn lửa hồng ấp áp, sưởi ấm sự lạnh lẽo của thời tiết. Bức tranh thiên nhiên mở ra với những cành mận bung cánh màu trắng tinh khôi. Thế là mùa xuân đã tới! Gam màu trắng của hoa mận trở thành tâm điểm của sự chú ý nơi cảnh sắt đất trời này. Cạnh bức tranh thiên nhiên thơ mộng ấy là bức tranh sinh hoạt nơi thôn quê yêu thương. Con trai chơi cù, đám con gái háo hức khăn áo du xuân, mẹ đang xôn xang lá, gạo còn cha thì bận căng cánh nỏ, người già đang gấp gáp làm đu… Khung cảnh diễn ra thật nhộn nhịp, rộn ràng. Ai cũng có những công việc của riêng mình. Tất cả tạo nên sự khỏe khoắn, vui tươi ở miền Tây Bắc. Đó là những kí ức đỗi quen thuộc, không thể nào quên của nhân vật trữ tình – một người con xa quê.
Câu 5
Đề bài: Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản mùa hoa mận? Vì sao?
Lời giải
Em thích nhất là câu thơ “Giục ngọn lửa hồng nở hoa trong bếp/Cho người đi xa nhớ lối về”. Ngọn lửa hồng hiện lên với sự ấm áp, gợi sự quây quần đoàn tụ. Ở miền quê lạnh lẽo, điều kiện còn thiếu thốn, đơn sơ, ngồi quanh bếp lửa sưởi ấm trong những ngày này là hình ảnh quen thuộc. Những thành viên ngồi thành hình tròn, tụ lại với nhau, cùng nhau trò chuyện, nô đùa. Quả là một hình ảnh đẹp! Và giờ đây, khi người con xa quê, song, mỗi mùa xuân về, nhân vật trữ tình đều nhớ tới khung cảnh bình yên đến lạ thường đấy. Đó là không khí gia đình mãi không thể nào quên.
Câu 6
Đề bài: Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc tình cảm nào đang diễn ra trong tầm hồn người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy?
Lời giải
Người đi xa trong bài thơ nhớ lối trở về với những hình ảnh quen thuộc. Người ta vẫn thường nói đùa với nhau rằng, những gì quen thuộc thì sẽ trở thành thói quen, khi đã trở thành thói quen thì khó lòng mà bỏ. Người đi xa cũng vậy. Gắn bó với quê hương từ thuở còn non, dưới sự thay đổi chóng vánh của thời gian, nhưng vẫn có những tập quán không thể nào bỏ. Thiên nhiên, dù có thế nào, thì năm nào nó cũng thế. Chỉ khác rằng, từ khi người đi xa xa quê, thì mùa xuân chỉ còn trong kí ức. Khung cảnh sinh hoạt cũng thế. Người đi xa mang tâm trạng buồn, đau đáu nhớ về quê hương. Nhớ cảnh và người khiến nỗi nhớ ấy dường như tăng thêm gấp bội.
Bài soạn "Mùa hoa mận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 4
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên.
- Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc.
Trả lời:
- Về tác giả Chu Thùy Liên:
+ Nhà thơ Chu Thùy Liên sinh năm 1966, người dân tộc Hà Nhì. Quê ở Điện Biên.
+ Thơ Chu Thùy Liên lấy cảm hứng từ cuộc sống dân tộc và miền núi với những hình ảnh, chất liệu đậm vẻ đẹp văn hóa của người vùng cao được thể hiện tinh tế, ấn tượng.
+ Các tập thơ đã xuất bản: Lửa sàn hoa (2003), Thuyền đuôi én (2009), …
- Xuân Tây Bắc đẹp như một tứ thơ. Thiên nhiên như mơ, rực rỡ. Tình người sắt son, nồng ấm nghĩa tình. Lời thơ của những nhà thơ bản xứ đã dẫn độ ta đến một thế giới đầy tình yêu. Ở đó có mọi cung bậc cảm xúc: yêu mến ngỡ ngàng, mãnh liệt cháy bỏng, đến trầm tư sâu lắng… Tất cả đó là thế thái nhân tình ở cõi trời Tây Bắc độc đáo và đậm đà bản sắc. Thật không quá khi nói mùa xuân ở Tây Bắc đẹp như một miền cổ tích. Ta nhớ mênh mang lời ca “Rừng xanh cây lá muôn đóa hoa mai chào đón xuân về” trong khúc “Tình ca Tây Bắc”. Mùa xuân Tây Bắc như thiên đường hoa trên mặt đất. Những rừng mận trắng tinh khôi trải dài khắp các sườn đồi, rừng đào phai như trên tiên cảnh. Mùa xuân theo hoa đào trên núi – Hát gọi – Tình ơi (Những cánh đồng – Đỗ Thị Tấc). Góp cùng muôn đóa hoa xuân ấy, có cả sắc trắng mà ít người biết tới. Không phải hoa lê trên cao nguyên núi đá, mà là hoa táo mèo bé nhỏ nở cùng tiếng khèn mùa xuân.
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản “Mùa hoa mận” thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân về.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
- Thể thơ: Thơ tự do
- Những hình ảnh thiên nhiên, con người: cành mận, con trai, con gái, lá, gạo, lửa hồng…
- Từ láy: háo hức, xôn xang, hối hả
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?
Trả lời:
- Dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu chấm lửng, thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. “Lối trở về” ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Trả lời:
- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân về.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt (3 lần), mở đầu 3 khổ thơ trong bài.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
Trả lời:
- Phép điệp cú pháp: dòng thơ “Cành mận bung cánh muốt”, “Lũ con trai … khăn áo”, điệp động từ “giục”, …
+ Phép điệp nhấn mạnh tín hiệu của mùa xuân về và sự thôi thúc, giục giã, sự náo nức, chờ đón, xốn xang của lòng người khi mùa xuân đến.
+ Những dòng thơ mở đầu điệp lại đã mở ra không gian đặc trưng của miền núi Tây Bắc trong mùa xuân: bạt ngàn những cành mận bung toả, nở rộ, trắng muốt, cảnh mỏng manh, sắc tinh khôi - một “lễ hội của hoa mận”, của mùa xuân. Hình ảnh này cũng gợi ra sức sống kì diệu của thiên nhiên. Vượt qua sương giá của mùa đông, trên những thân cành xù xì, đầy rêu mốc, sắc trắng tinh khôi của hoa mận vẫn bừng nở gọi mùa xuân đến với đất trời và lòng người,... Tất cả mọi người: con trai, con gái, người mẹ, người cha, người già bản,... đều náo nức, rộn rã trong niềm vui của mùa xuân,...
- Biện pháp nhân hóa: “Cành mận bung trắng muốt” đã “Giục mẹ …”, “Giục cha…”, “Giục người già …”, “Giục lửa hồng…”. Tín hiệu “cánh muốt” của hoa mận đã sức tác động kì diệu với con người, đem hơi thở của mùa xuân, sức xuân rộn ràng tươi mới đến với lòng người.
- Biện pháp ẩn dụ: “lòng căng cánh nỏ”, “lửa hồng nở hoa trong bếp”, “Nhà trình tường ủ hương nếp”. Khi mùa xuân đến mang theo niềm vui, niềm hi vọng mới, tươi vui, ấm áp, rộn ràng.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Trả lời:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng vui tươi, náo nức, rộn ràng của con người khi mùa xuân về:
+ “Háo hức”, “rộn ràng” là niềm vui của con trẻ, hiện ra trong sự phấn khởi, hoà mình vào các trò chơi, xúng xính trong khăn áo mới rực rỡ sắc màu.
+ “Xôn xang” vừa có cái xốn xang của những xúc động rạo rực, vừa có cái xôn xao dậy lên của những âm thanh cảm xúc tự bên trong lòng người, vừa thể hiện hình ảnh người mẹ đang bày ra nào lá, nào gạo,... để chuẩn bị cho những món ăn đón Tết.
+ “Hối hả” thể hiện sự vội vã chuẩn bị những trò chơi cho trẻ con, trai gái,... trong bản bởi mùa xuân đã giục giã, hối thúc, đã đến thật rồi.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung và miêu tả lại bằng lời hoặc bằng bức tranh tự vẽ về thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Hình ảnh thiên nhiên “Cành mận bung cánh muốt” điệp lại ba lần trong bài thơ gợi tưởng tượng và bối cảnh một thung lũng bạt ngàn sắc trắng của hoa mận, hoa mận bên đường, trong vườn, vươn tán vào những ngôi nhà trình tường quen thuộc, …
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản Mùa hoa mận? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất câu thơ “Nhà trình tường ủ hương nếp”: Trong những ngôi nhà trình tường quen thuộc, đặc trưng của người vùng cao, mùi hương của lúa nếp nồng nàn như bọc kín cả không gian trong hương thơm ngọt ngào. Hương nếp như được “ủ” trong những ngôi nhà trình tường ấm áp và như được lên men nồng nàn trong cảm xúc ngây ngất của mùa xuân. Lòng người cũng ngây ngất, rạo rực trong chất men say của “Nhà trình ủ hương nếp” ấy.
Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc, tình cảm nào đang diễn ra trong tâm hồn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy.
Trả lời:
Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, giản dị nhưng vẫn rất đỗi gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận, nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng. Chính điều này đã giục giã bước chân, thôi thúc tấm lòng của những người con đi xa “nhớ lối trở về” để được sống trong bầu không khí sum vậy, hạnh phúc đó.
Bài soạn "Mùa hoa mận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Xứ sở Tây Bắc được mệnh danh là vùng đất đẹp và đượm tình nhất Việt Nam với phong cảnh núi non trùng trùng, điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc màu, khung cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Lên Tây Bắc mùa nào cũng đẹp, thời tiết bốn mùa mát mẻ, trong lành với đầy hoa thơm, trái ngọt. Đặc biệt khi mùa xuân đến đem theo sức sống khắp muôn nơi, cả vùng Tây Bắc như một tấm khăn thổ cẩm rực rỡ sắc màu, bừng sáng lên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hiểm trở cùng những cánh đồng hoa bạt ngàn trải dài dưới các thung lũng, triền núi, triền đồi. Đến với các cung đường nơi miền Tây Bắc, ta như lạc giữa tiên cảnh đẹp mê hoặc lòng người.
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên đã vẽ lên cảnh sắc Tây Bắc mỗi dịp đầu xuân cùng những nét văn hoá độc đáo của đồng bào nơi đây, qua đó, nhà thơ bày tỏ nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người con đi xa.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Thể thơ: tự do
- Hình ảnh thiên nhiên, con người: cành mận, con trai, con gái, mẹ, cha, người già,...
- Từ láy: xôn xang, hối hả, rộn ràng, háo hức
- Ẩn dụ: “cành mận bung cánh muốt” chỉ mùa xuân đến
- Nhân hoá: bóng bay nâng ước mơ con trẻ, nhà trình trường ủ hương nếp. cành mận giục....
- Phép điệp: “cành mận bung cánh muốt”
Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Dòng thơ cuối “Cho người đi xa nhớ lối trở về”gợi ra hình ảnh con đường trở về quê hương được dẫn lối bởi hoa mận trắng xoá, người trở về mang theo tình yêu và nỗi nhớ thương da diết.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Bài thơ thể hiện tình cảm trân trọng và nhớ thương của nhân vật trữ tình đối với quê hương Tây Bắc
- Dòng thơ “Cành mận bung cánh muốt” được điệp lại trong bài.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Điệp cấu trúc “Cành mận bung cánh muốt” => nhấn mạnh ấn tượng của nhân vật trữ tình khi nhớ về quê hương là hình ảnh hoa mận bung nở trắng xoá, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và tình yêu quê hương của tác giả.
- Nhân hoá “bóng bay nâng ước mơ con trẻ”, “nhà trình trường ủ hương nếp”, “cành mận giục....” => sự vật trở nên sinh động, gợi nhắc về vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc
- Ẩn dụ: “cành mận bung cánh muốt” chỉ mùa xuân đến
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Tâm trạng nhớ quê hương được thể hiện qua những hình ảnh tái hiện khung cảnh Tây Bắc: con trai háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo, cành mận bung cánh muốt, mẹ xôn xang lá, gạo, cha vui lòng căng cánh nỏ, người già bản hối hả làm đu,....
=> Hình ảnh quê hương luôn tồn tại, để lại dấu ấm sâu đậm trong tâm trí nhân vật trữ tình
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Xứ sở Tây Bắc được mệnh danh là vùng đất đẹp và đượm tình nhất Việt Nam với phong cảnh núi non trùng trùng, điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc màu, khung cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh những bông hoa mận bung nở trắng xoá mỗi dịp Tết đến xuân về. Không chỉ thiên nhiên nở hoa mà lòng người cũng trở nên tưng bừng với những bộ trang phục nhiều màu sắc, con trai háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo. Tất cả tạo nên một không khí mùa xuân tươi vui, náo nhiệt, căng tràn sức sống.
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Em thích nhất hình ảnh “cành mận bung cánh muốt”. Vì câu thơ đã làm nổi bật đặc trưng thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân. Với từ “bung” và từ “muốt”, ta không chỉ cảm nhận được sắc trắng của bông hoa mà còn thấy được cả sức sống căng tràn trong đó. Đây được coi là hình ảnh, điểm nhấn cho bài thơ.
Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Ai cũng có quê hương để trở về. Và mỗi khi đi xa, được trở về nơi mình sinh ra và gắn bó, chúng ta lại mang trong mình cảm giác hồi hộp, bâng khuâng, xao xuyến, nhớ nhung. Sẽ có bao điều thắc mắc: không biết quê hương mình có gì thay đổi? Liệu mọi người có nhận ra mình? Cuộc sống ở nơi ấy bây giờ ra sao?.... Mỗi người khi nhớ về quê hương sẽ hiện ra trong kí ức mình một hình ảnh tiêu biểu. Và với “người đi xa” trong “mùa hoa mận”, hình ảnh người ấy nhớ về chính là những cành mận bung cánh muốt, những đứa trẻ, mẹ cha, người già. Đó chính là thiên nhiên, là tuổi thơ của người ấy đã gắn liền với quê hương. Hoa mận chính là con đường dẫn lối người đi xa để nhận ra rằng: quê hương luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.
Bài soạn "Mùa hoa mận" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
I. Tác giả văn bản Mùa hoa mận
- Chu Thùy Liên (1966)
- Quê quán: Điện Biên
- Phong cách nghệ thuật: Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha
- Tác phẩm chính: Thuyền đuôi én, Mùa hoa mận,...
II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa hoa mận
- Thể loại: Thơ tự do
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
- Khổ 1: Trẻ con trong mùa hoa mận nở
- Khổ 2: Người lớn trong mùa hoa mận nở
- Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở
- Tóm tắt:
Văn bản là bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng, như một bức tranh với gam màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi làm xao xuyến kẻ đến người đi. Và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của những người con quê hương.
- Giá trị nội dung:
- Bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy sắc hương
- Khung cảnh sinh hoạt nơi núi rừng
- Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà
- Giá trị nghệ thuật:
- Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ đượ
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa hoa mận
- Trẻ con trong mùa hoa mận nở
- Khung cảnh đùa vui, náo nức
+ Con trai háo hức chơi cù
+ Con gái rộn ràng khăn áo
=> Trẻ con vui đùa với những niềm vui thơ ngây dưới cành hoa mận
- Ước mơ của con trẻ
- Nhân hóa “bóng bay nâng ước mơ”
=> Những quả bóng bay bình thường chất chứa bao khát vọng của những đứa trẻ Tây Bắc
- Người lớn trong mùa hoa mận nở
- Không gian gia đình ấm áp
+ Mẹ chuẩn bị lá gạo
+ Cha căng nỏ
- Người già làm đu
=> Gia đình đầy đủ mẹ cha và người già, mỗi người một công việc, hối hả bộn bề lo cho tổ ấm của mình.
- Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa mận nở
- Không gian gần gũi, ấm áp, mang đậm hương vị Tây Bắc
+ Nhà ủ nếp hương
+ Lửa hồng trong bếp
=> Biện pháp nhân hóa nhà “ủ” và lửa hồng “nở hoa” gợi tả không gian núi rừng gần gũi, ấm áp
- Nỗi nhớ của người đi xa
+ Người đi xa luôn nhớ da diết về quê hương
+ Hoa mận như dẫn lối họ trở về với quê hương
=> Điệp ngữ “Cành mận bung trắng muốt” xuyên suốt cả bài thơ gợi một không gian trữ tình đậm hương vị Tây Bắc. Có lẽ bởi vì hoa mận là loài hoa đặc trưng của Tây Bắc, đặc biệt mỗi dịp xuân về. Chính vì vậy, không gian con người Tây Bắc sinh hoạt dưới màu hoa mận là nỗi nhớ khôn nguôi cho những người con đi xa.
Chuẩn bị
- Tác giả Chu Thùy Liên sinh năm 1966, quê ở Điện Biên.
- Ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc: Thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Mùa xuân ở Tây Bắc mang một nét đẹp riêng, với nhiều lễ hội được tổ chức mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sống ở đây.
Đọc hiểu
Câu 1. Hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
- Hình ảnh:
- Hình ảnh thiên nhiên: Cành mận bung cánh muốt.
- Hình ảnh con người: con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xang lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già làm đu.
- Biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con,
- Nhân hóa: Cành mận bung cánh trắng muốt/Giục mẹ xôn xang lá, gạo/Giục cha vui lòng căng cánh nỏ/Giục người già bán hối hả làm đu/ Bóng bay nâng ước mơ con
- Ẩn dụ: Nhà trình tường ủ hương bếp, Cành mận bung cánh muốt.
Câu 2. Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?
Hình ảnh: Người đi xa; Cảm xúc: Nỗi nhớ về quê hương.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về vẻ đẹp của quê hương khi mùa hoa mận đến.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài: “Cành mận bung cánh muốt”.
Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Điệp ngữ “Cành mận bung cánh muốt”, “lũ con”, “giục”: Nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của con người.
- Nhân hóa “Cành mận bung cánh trắng muốt/ Giục mẹ xôn xang lá, gạo/ Giục cha vui lòng căng cánh nỏ/ Giục người già bán hối hả làm đu/ Bóng bay nâng ước mơ con”: Giúp sự vật trở nên sinh động, gần gũi hơn.
- Ẩn dụ “Nhà trình tường ủ hương bếp, Cành mận bung cánh muốt”: Báo hiệu mùa xuân về, Tết đến.
=> Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 3. Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Tâm trạng, cảm xúc của con người: Nỗi nhớ về quê hương với những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên, con người.
Câu 4. Hình dung và miêu tả lại bằng lời hoặc bằng bức tranh tự vẽ về thiên nhiên, con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ.
Hoa mận trắng tinh khiết, bung cánh nở đón xuân về trên núi rừng Tây Bắc. Mỗi người một công việc, bận rộn chuẩn bị đón năm mới. Lũ con trai chơi cù, lũ con gái rộn ràng khăn áo. Người phụ nữ lo việc bếp lúc. Người đàn ông lo chuẩn bị lễ hội. Nhà trình tường ủ hương nếp trong bếp. Ánh lửa hồng nở hoa trong các gian bếp.
Câu 5. Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản mùa hoa mận? Vì sao?
Gợi ý:
- Câu thơ, hình ảnh: Cành mận bung cánh muốt.
- Nguyên nhân: Hình ảnh hoa mận bung nở gợi sức sống căng tràn, đây là hình ảnh trung tâm của bài thơ, là nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, báo hiệu mùa xuân về.
Câu 6. Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc tình cảm nào đang diễn ra trong tầm hồn người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy?
Gợi ý:
Mùa xuân trên vùng núi cao Tây Bắc thật đẹp. Hoa mận trắng muốt bung nở khắp nơi. Con người háo hức chuẩn bị sắm sửa đón năm mới. Từ các bản làng, tiếng cười nói vang lên rộn ràng. Người lo việc bếp núc, người chuẩn bị lễ hội. Trẻ em rộn ràng trong bộ quần áo mới. Hương nếp thơm mới được ủ. Gian bếp nào cũng bập bùng ánh lửa. Tất cả gợi cho người đi xa một nỗi niềm nhớ nhung da diết, cùng khao khát được trở về quê hương để được hòa mình vào không khí đó. Dường như, hoa mận đã trở thành con đường dẫn lối về với quê hương.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .