Top 6 Bài soạn "Mùa phơi sân trước" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6299

"Bài soạn sân phơi" thuộc thể loại tản văn nằm ở phần 06 trong truyện ngắn "Bánh trái mùa xưa" của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mùa phơi sân trước" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Tác giả

  • Tiểu sử

- Nguyễn Ngọc Tư (1976)

- Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội Nhà văn Việt Nam

  • Sự nghiệp

- Học hết trung học cơ sở, cô xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí ở tỉnh Cà Mau, truyện ngắn đầu tiên “Đổi thay” của cô cũng được in tại đây.

- Cái tên Nguyễn Ngọc Tư trở thành tâm điểm của hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại, là một trong mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2000

- Đề tài sáng tác: các tác phẩm chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị, quê mùa nhưng lôi cuốn bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu

- Phong cách: ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, không hề cao sang chau chuốt mà bình dị gần gũi với cuộc sống đời thường.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, 2000), Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2001), Giao thừa (2003), Cánh đồng bất tận (2005),…


Tác phẩm

  • Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Nằm ở phần 06 trongtruyện ngắn Bánh trái mùa xưa

- Vài nét về tác phẩm Bánh trái mùa xưa: Nguyễn Ngọc Tư trải lòng trong cái góc nhỏ miền Tây đã nuôi dưỡng tâm hồn chị. Góc nhỏ ấy có tấm lưng ông ngoại, có căn nhà chất đầy những món đồ hoài cổ, có mái hiên của bà cụ hiền như bà nội, có những chiếc bánh thảo thơm đồng bãi,… Cứ thế miền Tây hiện ra gần gũi tưởng như có thể chạm tới để cảm nhận cách sống, con người phóng khoáng nơi sông nước chứa chan tình cảm. Bánh Trái Mùa Xưa rất buồn. Buồn vì những gì đã mất đi không bao giờ còn có thể lấy lại. Buồn vì cuộc sống hiện đại chà mòn những vẻ đẹp đơn sơ thấm đẫm tình người. Buồn vì giá trị vật chất đang lấy đi những hoài niệm.


Thể loại: tản văn


Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

  • Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.


Giá trị nghệ thuật

- Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường

- Cái tôi tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu thương, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình


Câu 1. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả:

  • Càng về gần cuối năm giàn phơi càng bận rộn.
  • Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại.
  • Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ.
  • Cũng may qua mỗi tháng Chạp… mình bỗng bâng quơ nhớ.
  • Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người.
  • Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông.

- Tình cảm, cảm xúc: Bồi hồi, xao xuyến khi nhớ về kỉ niệm “mùa phơi sân trước”.


Câu 2. Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên.

  • Văn bản được kể lại bằng lời của nhân vật “tôi” với những dòng cảm xúc, tâm trạng khác nhau.
  • Hình ảnh thiên nhiên với những cảnh vật gợi nhớ về kỉ niệm, với dòng cảm xúc chân thành.
  • Ngôn từ giàu cảm xúc, giọng điệu như tâm tình, chia sẻ.

Câu 3. Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản?

Cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản: Tinh tế, nhạy cảm và giàu cảm xúc.


Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.

  • Chủ đề: Những kỉ niệm tuổi thơ về “mùa phơi sân trước”.
  • Dựa vào: nhan đề, nội dung của văn bản, từ ngữ và hình ảnh trong văn bản.

Câu 5. Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên.

- Chất trữ tình thể hiện qua:

  • Văn bản được kể lại bằng lời của nhân vật “tôi” với những dòng cảm xúc, tâm trạng khác nhau.
  • Hình ảnh thiên nhiên với những cảnh vật gợi nhớ về kỉ niệm, với dòng cảm xúc chân thành.

- Cái tôi vô cùng tinh tế, nhạy cảm.

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc, giọng điệu tâm tình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mùa phơi sân trước" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Hướng dẫn đọc: 

Nội dung chính Mùa phơi sân trước: Đoạn trích là những dòng hồi tưởng về những ngày tháng Chạp với thói quen “phơi sân” của người dân nơi quê ngoại tác giả.


Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

Trả lời: 

- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước” là:

+ mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me… đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

+ Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. Tâm hồn mệt ngoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ.

+ Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, rời chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi.

+ Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.

+ Cũng may qua mỗi Chạp mỗi mùa phơi mình mỗi lớn, bài học của người của ta má không nhắc nữa, mình bỗng bâng quơ nhớ.

→ Đó là những tình cảm, cảm xúc thể hiện sự yếu mến của tác giả với những kỉ niệm về gia đình, về quê hương.


Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên. 

Trả lời: 

Qua lời kể đầy chi tiết, giản dị của tác giả về sự vật, cảnh vật quê hương, chúng ta cảm nhận được tình yêu mến, gắn bó của tác giả với quê hương, một thứ tình cảm giản dị, chân thành theo dòng hồi ức, đồng thời thể hiện mong muốn quay về khoảng thời gian tươi đẹp ấy của tác giả.


Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản?

Trả lời: 

Cái “tôi” của tác giả trong văn bản là một cái tôi đầy tinh tế, giàu tình cảm, trân trọng những kỉ niệm bình dị đã qua.


Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy. 

Trả lời: 

- Chủ đề văn bản: Những dòng hồi tưởng về mùa phơi sân trước của tác giả.

- Em xác định dựa vào:

+ Tiêu đề văn bản

+ Hình ảnh được nhắc đến trong bài

+ Tình cảm của tác giả thể hiện qua lời văn


Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên. 

Trả lời: 

- Tác phẩm là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, cảm xúc lưu luyến những kỉ niệm đã qua.

- Ngôn ngữ sử dụng giản dị, mộc mạc và đậm tính địa phương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mùa phơi sân trước" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu hỏi 1: Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về "mùa phơi sân trước". Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

Trả lời:

- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về "mùa phơi sân trước":

+ Hồi con nít thích đi xe đạp về nhà ngoại...

+ Cũng may qua mỗi Chạp,...mình bỗng bâng quơ nhớ.

+ Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người.

+ Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông.

- Những cảm xúc của tác giả khi nhớ về "mùa phơi sân trước" đó là nhớ bâng khuâng về những hình ảnh, câu chuyện thân thuộc gắn bó với mình suốt quãng thời gian tuổi thơ.


Câu hỏi 2: Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên.

Trả lời:

Về chất trữ tình trong văn bản, tác giả thể hiện nỗi nhớ của mình về "mùa phơi sân trước" cùng với việc sử dụng các từ ngữ miêu tả đã khiến cho quang cảnh thiên nhiên, các sự vật, sự việc trở nên gần gũi và thân thuộc hơn.


Câu hỏi 3: Em cảm nhận được điều gì về cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản?

Trả lời:

Cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản đó là về cái tôi có góc nhìn bao quát về những điều xảy ra trong thời tuổi thơ của mình. Tác giả đã bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình qua các cách xây dựng, cách miêu tả thiên nhiên đầy trữ tình, lắng đọng.


Câu hỏi 4: Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: những kỉ niệm tuổi thơ ùa về về "mùa phơi sân trước".

- Dựa vào nội dung trong văn bản miêu tả những hình ảnh, sự việc quen thuộc đối với tác giả, đồng thời cũng thể hiện cảm xúc, tình cảm của ông trước những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ nên em xác định được.


Câu hỏi 5: Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên.

Trả lời:

Những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản:

- Trong bài sử dụng miêu tả những hình ảnh, sự việc quen thuộc đối với tác giả, đồng thời cũng thể hiện cảm xúc, tình cảm của ông trước những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ.

- Tác giả đã thể hiện cái tôi.

- Ngôn từ trong bài mang hơi thở đời sống và đầy chất chữ tình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mùa phơi sân trước" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

* Nội dung chính: Ghi lại cảm xúc về một kỉ niệm gắn liền với tuổi thơ tác giả.


* Hướng dẫn đọc:

Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

Trả lời:

“Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi.

Hụt hơi, chới với.

…. mình bỗng bâng quơ nhớ. ”

Mình bỗng nhẹ ngõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên sông. ”

Đó là cảm xúc hoài niệm nhớ nhung về tuổi thơ, tình cảm yêu quê hương tha thiết.


Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên.

Trả lời:

- Chất trữ tình nhẹ nhàng

- Chất trữ tình góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả, tạo cho bài văn mạch chất trữ tình nên thơ.


Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản?

Trả lời:

- Đó là một cái “tôi” nhẹ nhàng sâu lắng, đầy hoài niệm qua những câu chữ nhẹ nhàng, những kỉ niệm tuổi thơ gắn với sân phơi kí ức.


Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy.

Trả lời:

Chủ đề của văn bản là về kỉ niệm quê hương, về thiên nhiên cảnh vật dựa vào nội dung văn bản em xác định như vậy. Những chi tiết: “con đường đất, tháng Chạp, đường Tết, những giàn phơi, những ngày nắng”…. gắn trong kí ức tác giả.


Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên.

Trả lời:

- Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật.

- Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mùa phơi sân trước" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả và gọi tên tình cảm, cảm xúc ấy

Lời giải chi tiết:

- Một số từ ngữ, hình ảnh là:

+ Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,...đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

+ Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại.

+ Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ.

+ Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.

+ Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường.

+ Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống.

- Đó là tình cảm, cảm xúc: yêu mến, nhớ nhung, bồi hồi, xao xuyến,... với những món ăn mang hương vị quê nhà, đồng thời là niềm thương đối với những mảnh đời nghèo khó


Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên

Phương pháp giải:

Nêu lên suy nghĩ của bản thân về chất trữ tình trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Chất trữ tình trong văn bản trên là: 

- Toàn bộ tác phẩm được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng khác nhau.

- Khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong kỷ niệm về mùa phơi sân trước: 

+ Mở đầu văn bản là là khung cảnh thiên nhiên quanh con đường quê. 

+ Khung cảnh thiên nhiên của Mùa Chạp.

+ Khung cảnh giàn phơi, ép chuối,....

+ Khung cảnh nhớ lại những món ăn ngon.

- Con người được đặt trong mối quan hệ bình dị, thân thương, đẹp đẽ. 

- Ngôn từ giàu cảm xúc, giàu tính tạo hình kết hợp cùng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ

=> Chất trữ tình được thể hiện rõ qua những cảm xúc, suy nghĩ nhân văn của tác giả kết hợp với những hình ảnh miêu tả chân thực, mộc mạc song vẫn đầy chất thơ đối với quê hương


Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trọng văn bản?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần tri thức Ngữ văn và suy nghĩ của bản thân em, cảm nhận về cái “tôi” của tác giả

Lời giải chi tiết:

Cái tôi của tác giả trong văn bản được thể hiện qua:

- Cách tác giả xưng "mình", gợi "người ta", một cách xưng hô thân tình, giúp thể hiện được sự thương mến, đồng cảm, chẳng hạn như: "Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo", "Mình dại hơn cả tuổi mười ba, không hiểu câu đó mấy, nên vẫn muốn má bày thật nhiều thứ trên giàn phơi nhà mình, chớ không phải còm nhom chút dưa kiệu, dưa hành, chút chuối khô... Nên Chạp sau mình vẫn nhắc, má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có"...

- Thể hiện cảm xúc thấm đẫm trong từng sự việc mà tác giả quan sát (như quết bánh phồng tôm, làm kiệu, phơi chuối,...) và thể hiện trong nỗi xót xa cho những phận nghèo

- Cái "tôi" của tác giả rất chân thực, nhẹ nhàng mà sâu lắng


Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề văn bản: Tác phẩm Mùa phơi sân trước đã đưa đến hình ảnh giàn phơi đặc biệt phong phú vào tháng Chạp của một miền quê nghèo ở Nam Bộ, qua đó tác giả thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với cảnh vật quê hương và thân phận con người

- Em xác định dựa vào:

+ Nhan đề văn bản

+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.

+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản


Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản và phần tri thức Ngữ văn, nêu đặc điểm của tản văn có trong văn bản

Lời giải chi tiết:

- Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây. 

- Chất trữ tình: được tạo nên từ chính hình ảnh thiên nhiên cùng những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc của tác giả. Qua đó tạo nên rung động, hình dung cho bạn đọc về mọi vật nơi đây. 

- Cái tôi nhà văn thì vô cùng tinh tế, nhạy cảm.

- Ngôn ngữ trong văn bản vô cùng giản dị, quen thuộc, sinh động và mang hơi hướng trữ tình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Mùa phơi sân trước" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả văn bản Mùa phơi sân trước

- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976

- Quê quán: Cà Mau

- Phong cách nghệ thuật:  Được độc giả yêu mến và gọi bằng cái tên đầy thân thương là cô Tư, Nguyễn Ngọc Tư ghi dấu ấn với văn phong đầy dung dị, mộc mạc và chân thành

- Tác phẩm chính: Đổi thay, Ngọn đèn không tắt, Ông ngoại, Biển người mênh mông, Giao thừa, Nước chảy mây trôi, Cái nhìn khắc khoải, …


II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa phơi sân trước

  • Thể loại:

Mùa phơi sân trước thuộc thể loại tản văn

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản “Mùa phơi sân trước” được in trong “Bánh trái mùa xưa”, NXB Hội nhà văn, 2015

  • Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Mùa phơi sân trước có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, miêu tả

  • Người kể chuyện:

Văn bản Mùa phơi sân trước được kể theo ngôi thứ nhất

  • Tóm tắt văn bản Mùa phơi sân trước: 

  Hồi còn nhỏ, quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một cái giàn trước nhà. Họ phơi trên giàn khi thì củi, gối, chiếu hay cám mốc, mớ bột gạo, mớ cơm nguội thừa, … Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên giàn phơi: bánh gừng, củ kiệu, mứt gừng. Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

  • Bố cục bài Mùa phơi sân trước: 

Mùa phơi sân trước có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến: “người ta có”: Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”

- Phần 2: Còn lại: Tình cảm của tác giả thể hiện qua tản văn này

  • Giá trị nội dung: 

Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân.

  • Giá trị nghệ thuật: 

Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về khi nhớ về “mùa phơi sân trước” quê mình

- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa phơi sân trước

  • Tác giả nhớ về kỉ niệm: “mùa phơi sân trước”

- Hồi còn nhỏ, đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập:

+ Tác giả thấy dọc đường Tết lấp ló khắp nơi “trên sân nhà”, trên “những giàn phơi”.

+ Quê tác giả toàn người nghèo, nhà nào cũng dựng một “cái giàn” trước nhà:

+ Họ phơi trên giàn khi thì “củi”, “gối”, “chiếu” hay “cám mốc”, “mớ bột gạo, mớ “cơm nguội thừa”, … 

+ Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên: “bánh gừng”, “củ kiệu”, mứt “gừng”. 

- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm thể hiện sự độc đáo, đa dạng và trí nhớ, tình cảm của tác giả khi nhớ về kỉ niệm ở quê mình.

- Trên đường đi về nhà bà, tác giả thấy thì “ứa nước miếng” ra, tác giả về kêu má làm những món đó.

  • Tình cảm của tác giả thể hiện qua tản văn: “Mùa phơi sân trước”

- Tác giả về kêu má làm những món mà mình thấy và “ứa nước miếng” trên đường đi nhưng má chỉ cười và bảo rằng người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.

- Lúc đầu, tác giả không hiểu nên cứ hỏi lại má, má vẫn trả lời như trước

- Sau này, tác giả cũng hiểu vì sao nhà mình cứ còm nhom “dưa kiệu”, “dưa hành”, “chuối khô”, …

→ Không phải má không muốn phơi những thứ mà tác giả thấy trên đường nhưng sự thực là nhà tác giả nghèo nên mà đành cười và nói như vậy.

- Cảm giác của tác giả khi nhớ về kỉ niệm: “nhẹ nhõm”

→ Qua những từ ngữ liệt kê, hình ảnh sống động, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng cho ta thấy: tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ như in những kỉ niệm ở quê mình hồi tác giả còn nhỏ.


Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

Trả lời:

- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước” là: 

+ Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,...đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

+ Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. 

+ Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ. 

+ Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.

+ Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường.

+ Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống.

- Đó là tình cảm, cảm xúc: yêu mến, nhớ nhung, bồi hồi, xao xuyến,...khi nhớ về những kỉ niệm đã qua


Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên.

- Văn bản được kể lại bằng lời của nhân vật “tôi” với những dòng cảm xúc, tâm trạng khác nhau.

- Hình ảnh thiên nhiên với những cảnh vật gợi nhớ về kỉ niệm, với dòng cảm xúc chân thành.

- Ngôn từ giàu cảm xúc, giọng điệu như tâm tình, chia sẻ.


Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em cảm nhận được điều gì về cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản?

Trả lời

Cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản là cái tôi có góc nhìn bao quát về những điều xảy ra trong thời tuổi thơ của mình. Tác giả đã bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình qua các cách xây dựng, cách miêu tả thiên nhiên đầy trữ tình, lắng đọng.


Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy

Trả lời:

- Chủ đề văn bản: Kỉ niệm về mùa phơi sân trước của tác giả.

- Em xác định dựa vào:

+ Nhan đề văn bản

+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.

+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản


Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên.

Trả lời

- Văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Thông qua đó bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, nỗi vấn vương về những kỉ niệm nơi đây. 

- Hình ảnh thiên nhiên cùng những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả đã tạo nên chất trữ tình cho nội dung văn bản. 

- Một cái tôi đầy cảm xúc, tinh tế, nhạy cảm, giàu tình cảm, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình.

- Ngôn ngữ trong văn bản vô cùng giản dị, gần gũi, mang hơi hướng trữ tình nhân văn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .