Top 6 Bài soạn "Những cái nhìn hạn hẹp" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

685

"Những cái nhìn hạn hẹp" in trong Tổng hợp văn học dân gian người Việt, tập 10, Truyện ngụ ngôn, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. Văn bản...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cái nhìn hạn hẹp" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Tìm hiểu chung

  • Xuất xứ

- In trong Tổng hợp văn học dân gian người Việt, tập 10, Truyện ngụ ngôn, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003

  • Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “con trâu đi qua dẫm bẹp”): Truyện Ếch ngồi đáy giếng

- Phần 2 (còn lại): Truyện Thầy bói xem voi

  • Tóm tắt

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng: Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp

- Truyện Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quản tượng để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

  • Thể loại: truyện ngụ ngôn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
  • Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của ếch, chỉ vì huênh hoang, kiêu ngạo nên phải chịu kết cục bi thảm

- Truyện Thầy bói xem voi: Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện

  • Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thú vị


Chuẩn bị đọc 1

Câu 1 (trang 33, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế em từng chứng kiến

Lời giải chi tiết:

Bầu trời khi nhìn từ vị trí khác nhau sẽ có những vẻ đẹp, những điều khác biệt:

+ Khi em nhìn bầu trời ở dưới thấp: bầu trời cao, rộng bao la, những đám mây trôi lững lờ, bàn tay em khó có thể chạm tới.

+ Khi em nhìn bầu trời ở trên cao: bầu trời trở nên gần hơn,cảm giác như mình chạm đến được mây xanh


Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bộ phim, truyện tranh, sách báo có xuất hiện hình ảnh các ông thầy bói

Lời giải chi tiết:

Theo hình dung của em thì các ông thầy bói ngày xưa thường là những người đã đứng tuổi, luôn đeo một cặp kính màu đen, mặc những trang phục xưa như áo dài the đen, trên tay có thể là: quyển sách, mấy đồng xu hay mai rùa. Bên cạnh họ còn có nghiên mực và bút dùng để viết và giải quẻ xăm. Họ thường ngồi trên một tấm chiếu và hành nghề ở đền, chùa, miếu,...


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 34, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Lời giải chi tiết:

Chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể” vì chú sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ, hễ nó cất kiếng kêu ồm ộp là những con vật kia hoảng sợ.


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

“Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Thầy bói xem voi

Lời giải chi tiết:

“Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không rõ ràng và thiếu đi sự chính xác, mỗi người sẽ có một nhận định khác nhau


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt nội dung và xác định đề tài của hai văn bản trên

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản, tìm ra những chi tiết chính và tóm tắt lại, dựa vào kiến thức em đã biết và phần tri thức Ngữ văn để xác định đề tài

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt:

Ếch ngồi đáy giếng: Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tể thế giới. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quản tượng để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

- Đề tài: 

+ Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì. Bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết

+ Thầy bói xem voi: Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất; không nên đánh mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn (SGK trang 32) và tóm tắt câu chuyện để tìm chi tiết thể hiện hành động sai lầm từ đó suy luận ra tình huống truyện

Lời giải chi tiết:

Tình huống trong văn bản:

- Ếch ngồi đáy giếng: bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng náo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết

- Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù rủ nhau xem thử con voi có hình thù như thế nào. Mỗi người sờ một bộ phận khác nhau, mỗi người một ý không ai nhường ai đánh nhau toác đầu chảy máu.


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Phương pháp giải:

Đọc lại những chi tiết miêu tả từng nhân vật, nêu ấn tượng của bản thân về những nhân vật đó. Từ đó rút ra những đặc điểm chung của nhân vật trong truyện ngụ ngôn

Lời giải chi tiết:

- Ếch ngồi đáy giếng: là một con vật nhỏ bé, có thói kiêu căng, ngạo mạn, nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết, suy nghĩ nông nổi.

- Thầy bói xem voi: Là những người bị mù, rảnh rỗi, không có việc gì làm, thiếu sự hiểu biết, bảo thủ, cho mình là đúng, không tôn trọng ý kiến người khác, không biết lắng nghe.

- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn là: 

+ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người.

+ Các nhân vật thường không có tên riêng mà sẽ được gọi bằng các danh từ như: con ếch, cua, ốc, thầy bói,…

+ Các nhân vật không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.

+ Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai văn bản để rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

*Bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Sự quan trọng của hoàn cảnh sống sẽ tác động đến suy nghĩ, lối sống của mỗi người.

- Phê phán những người có thái độ cao ngạo, coi thường người khác, chủ quan, suy nghĩ thiếu hiểu biết, nông cạn,…

- Mỗi người cần biết khiêm tốn, không được chủ quan, huênh hoang, coi mình là nhất. 

- Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần có sự thích nghi, luôn luôn tìm tòi, học hỏi và mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.

*Bài học từ truyện Thầy bói xem voi:

- Cách nhìn nhận, đánh giá sự việc trong cuộc sống.

- Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất; không nên đánh mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều.

- Phải có sự thấu hiểu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hoặc những gì đã học về truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn, đưa ra sự khác nhau về cách đọc hiểu hai thể loại truyện.

Lời giải chi tiết:


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chọn một trong hai bài tập sau:

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết bản thân, hoặc tìm trên internet để tìm ra những văn bản truyện ngụ ngôn, tranh ảnh, phim có liên quan

Lời giải chi tiết:

-  Sưu tầm: 

Trong tất cả các truyện ngụ ngôn mà em đã đọc qua, có lẽ câu chuyện khiến em ấn tượng nhất là câu chuyện “Rùa và thỏ”. Câu chuyện kể về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ trong một khu rừng nọ. Chỉ vì sự kiêu ngạo của bản thân mà thỏ đã thua trước rùa trước sự chứng kiến của tất cả các loài vật trong khu rừng. Từ đó, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa cho bản thân mình là không nên kiêu ngạo, coi thường người khác. Đồng thời ca ngợi những người như rùa, luôn có sự kiên trì, cần cù, chịu khó,…vượt qua những thử thách để đem về chiến thắng, quả ngọt cho bản thân mình

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cái nhìn hạn hẹp" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau. 

Trả lời: 

Mỗi khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau em sẽ thấy bầu trời có những vẻ đẹp riêng với các sự vật: Mây, gió, mặt trời…


Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Trả lời: 

Em hình dung về các thầy bói: Thường mặc dài dài đen, tay cầm gậy. 

* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Suy luận: Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”?

Trả lời: 

Do nó sống lâu ngày trong một cái giếng và bầu trời của nó chỉ qua mặt giếng bé bằng cái vung. 

  • Dự đoán: “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?

Trả lời: 

Kết quả: Chưa có cái nhìn toàn diện về con voi. 


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Đưa ra các bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống khi đánh giá sự việc. 

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên. 

Trả lời: 

Nội dung câu chuyện: 

- Ếch ngồi đáy giếng: Thể hiện tầm nhìn hạn hẹp của kẻ oai sĩ coi trời bằng vung. 

- Thầy bói xem voi: Cái nhìn phiến diện về một sự vật khiến đánh giá sai về tổng thể sự vật. 

Đề tài: Thể hiện cách ứng xử hạn hẹp trong cuộc sống. 


Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Trả lời: 

Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng: Trời mưa con ếch phải ra ngoài khỏi cái giếng vốn quen thuộc từ trước đến nay, Thầy bói xem voi là: các thầy bói mù rủ nhau đi xem voi. 


Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) , năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) . Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Trả lời: 

Ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) : Nhân vật huênh hoang, tự cao với cái nhìn cao ngạo coi thường dẫn đến bị trâu nhẫm bẹp. 

Năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) : Thiếu hiểu biết với sự vật xung quanh. 

Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn: Nhân vật có tính xấu để đưa ra những bài học từ tình huống trong cuộc sống. 


Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi ?

Trả lời: 

Từ câu chuyện em rút ra bài học là không được nhìn mọi chuyện từ một phía và huênh hoang coi thường mọi thứ xung quanh. 


Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau ?

Trả lời: 

Đọc truyện ngụ ngôn cần có cái nhìn hài hước và thầy những bài học đằng sau các tình huống bất thường mà truyện xây dựng. 


Câu 6 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy: 

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có) 

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa, ...

Trả lời: 

Truyện ngụ ngôn: Con lừa đẩy cối xay

Có một họa sĩ rất bảo thủ, không muốn thay đổi thủ pháp vẽ tranh, vậy nên những tác phẩm của anh ta hoàn toàn không có gì mới mẻ. Có một ngày, anh cầm tác phẩm tâm đắc nhất của mình đi hỏi thầy giáo. Thầy giáo nói: “Em hãy xem con lừa đẩy cối xay đi được bao xa?”. Họa sĩ nói: “Con lừa chỉ chạy vòng quanh chiếc cối xay, có thể nói rằng chỉ dậm chân tại chỗ”. Thầy giáo nói: “Nếu em cứ cố chấp không chịu tìm kiếm những điều mới, thì có khác gì con lừa kia chỉ mãi đạp lên dấu chân của chính mình”. 

Cảm nhận: Những thứ tốt ngay lúc ban đầu đều sẽ trở thành chướng ngại cho việc đề cao, chỉ có không ngừng thay đổi thì mới mong tiến bộ. 


Truyện ngụ ngôn: Ông lão và con rùa

Có một ông lão đã sống tới 90 tuổi nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ liền đi tới miếu sơn thần cầu nguyện. Sơn thần hỏi: “Ông chỉ muốn cầu trường thọ thôi đúng không? ”Ông lão nói: “Đúng vậy”. Sơn thần nói: “Vậy thì ông an tâm trở về đi”. Khi ông lão đang trở về thì đột nhiên thân thể thu nhỏ lại, biến thành một con rùa đen. Con rùa chầm chậm bò tới một khe đá thì gặp một con rùa khác. Con rùa kia nói: “Tôi trước đây cũng khẩn cầu sơn thần được trường thọ và Ngài ấy đã biến tôi trở thành một con rùa đen. Trả qua cuộc sống buồn chán 300 năm, ngoại trừ thể xác cứng ngắc và hơi thở yếu ớt này, một chút vui vẻ cũng không có, muốn chết cũng không xong. Đúng là thà được làm người chịu khổ 3 ngày còn hơn phải sống 300 năm làm rùa vô vị”. 

Cảm nghĩ: Không muốn phụng sự thiên hạ mà chỉ mong tồn tại, thì dù sống được ngàn năm vẫn sẽ vô vị như rùa kia vậy. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cái nhìn hạn hẹp" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Chuẩn bị đọc bài Những cái nhìn hạn hẹp

Câu 1 (trang 33, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau

Lời giải 

Điều em quan sát được khi nhìn bầu trời ở nhiều góc độ khác nhau:

- Từ dưới nhìn lên, em thấy bầu trời to lớn, rộng, không thể đưa tay chạm tới những đám mây.

- Khi ở trên bầu trời, em thấy bầu trời gần với mình hơn bao giờ hết, những đám mây, em được nhìn gần nhất có thể, chỉ cách một tấm kính.


Câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Lời giải 

Qua phim ảnh, sách vở, các ông thầy bói ngày xưa hiện lên trong áo dài đen, đi chân guốc, tay chống gậy, mang cặp kính đen, một vài người còn để râu một bên mép miệng. Các ông thầy bói thường xuất hiện ở gần miếu chùa, ngồi trên manh chiếu, bên cạnh có tấm thẻ.


Trải nghiệm cùng bài Những cái nhìn hạn hẹp

Câu 1 (trang 34, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”?

Lời giải 

Chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể” vì chú ếch này đã sống trong một cái giếng một thời gian dài, và trong giếng đấy, xung quanh là những con vật nhỏ bé như cua, ốc, nhái…. Mỗi lần ếch cất tiếng kêu, những con vật này đều hoảng sợ. Điều này khiến ếch tưởng bở rằng, chú là chúa tể.


Câu 2 (trang 34, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

“Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?

Lời giải

“Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả không chính xác. Dùng tay “sờ” chỉ biết được một góc độ nhất định, không có cái nhìn bao quát như việc chúng tá dùng mắt.


Suy ngẫm và phản hồi Những cái nhìn hạn hẹp

Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên

Lời giải

- Ếch ngồi đánh giếng: 

Tóm tắt: Có một con ếch sống ở dưới đáy giếng đã lâu. Nhìn trời qua miệng giếng khiến ếch nghĩ rằng, bầu trời chỉ bằng cái vung. Xung quanh giếng là những con vật nhỏ bé đều sợ ếch. Điều này càng khiến ếch thêm tự mãn, rằng mình là lớn nhất. Tuy nhiên, sau cơn mưa to, ếch ra khỏi giếng và bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Đề tài: phê phán lối sống cao ngạo, tự đắc bản thân, coi trời bằng vung. Câu chuyện là bài học về lối sống khiêm tốn, phải biết mở rộng tầm mắt.

- Thầy bói xem voi:

Tóm tắt: Năm ông thầy mù góp tiền biếu người quản tượng để sờ xem hình dáng con voi. Mỗi ông sờ một bộ phận, ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông sờ tai, ông sờ chân, ông sờ đuôi. Mỗi ông một ý, nảy sinh mâu thuẫn rồi đánh nhau.

Đề tài: bài học về cái nhìn tổng quát, khách quan, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không đánh giá sự việc một chiều. 


Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Lời giải 

Tình huống trong văn bản:

- Ếch ngồi đáy giếng: Một con ếch trong giếng có tính nghênh ngang, coi trời bằng vung. Vào một ngày, ếch ra khỏi giếng thì vô tình bi con trâu đi ngang qua dẫm bẹp.

- Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền cho người quản tượng để xem thử con voi có hình thù như thế nào. Mỗi người sờ một bộ phận khác nhau, mỗi người một ý không ai nhường ai đánh nhau toác đầu chảy máu


Câu 3 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Lời giải 

- Ếch ngồi đáy giếng: con ếch là loài to nhất trong đáy giếng nhưng vươn ra thế giới rộng lớn, nó chỉ là vật bé nhỏ. Vậy mà, chú ếch này có bản tính cao ngạo, tự đắc, tầm nhìn hạn hẹp.

- Thầy bói xem voi: năm ông thầy bói là những người bị mù, không biết lắng nghe ý kiến của người khác, bảo thủ, luôn cho mình đúng.

- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn:

+ Nhân vật thường là loài vật hoặc con người.

+ Các nhân vật thường không có tên riêng.

+ Các nhân vật không được miêu tả chi tiết về ngoại hình, tập trung miêu tả hành động, lời nói, tính cách nhân vật.

+ Thông qua nhân vật để phê phán tính cách và bài học về cách ứng xử, đạo đức cho con người.


Câu 4 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

Lời giải 

*Bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Khiêm tốn, không ngạo mạn.

- Không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức.

- Không vì thấy những người xung quanh nhỏ bé mà nghĩ rằng mình là nhất.

- Trong bất kì hoàn cảnh nào, cũng không được coi thường người khác, huênh hoang.

*Bài học từ truyện Thầy bói xem voi:

- Đánh giá sự vật, hiện tượng khách quan, nhiều chiều.

- Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.


Câu 5 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Lời giải 

Khác nhau:


Câu 6 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy:

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

Lời giải 

Rùa và thỏ

Khỉ và cá sấu

Con cáo và chùm nho

Cái bình nứt

Lừa và ngựa

Một trong những tuyện ngụ ngôn khiến em tâm đắc chính là câu chuyện Rùa và thỏ. Hẳn là câu chuyện không quá xa lạ với tất cả mọi người. Như nhan đề tác phẩm, truyện kể về hai nhân vật chính là rùa và thỏ. Trong một cuộc thi chạy, nghĩ rằng, rùa chậm chạm, còn mình nhanh nhẹn nên chú thỏ đã nhởn nhơ, thậm chí dè bĩu chú rùa. Nhưng kết quả thật bất ngờ khi chú rùa là người về đích trước. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng, không nên kiêu căng tự phụ, phải luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh, nhất là không chủ quan, nếu không hậu quả sẽ giống chú thỏ trong câu chuyện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cái nhìn hạn hẹp" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Tri thức Ngữ văn

Truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

- Đề tài trong truyện ngụ ngôn: Thường là những vấn đề đạo đức hay cách ứng xử trong cuộc sống.

- Nhân vật: loài vật, đồ vật, cỏ cây hoặc con người.

- Sự kiện là yếu tố quan trọng để làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính.

- Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi, ứng xử, quan niệm, nhận thức phiến diện…) nhằm đưa ra một bài học nào đó.

- Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện.

- Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.


Tóm tắt văn bản và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản

Văn bản có thể được tóm tắt bằng lời hoặc một sơ đồ, bằng đoạn văn hoàn chỉnh hay một dàn ý. Nhưng theo cách nào thì văn bản cũng phải ngắn gọn, cô đúc.


Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm (...) còn gọi là dấu ba chấm, có công dụng:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp

Chuẩn bị đọc

Câu 1. Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.

Gợi ý:

  • Khi nhìn bầu trời từ dưới mặt đất: Bầu trời cao và rộng lớn vô cùng và quan sát được toàn cảnh.
  • Khi nhìn bầu trời trên cao: Bầu trời thu hẹp lại, tưởng như chạm được vào những đám mây, quát sát được một phần.

Câu 2. Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Gợi ý:

- Thầy bói ngày xưa thường là những người có tuổi tác cao, mặc trang phục truyền thống là áo the khăn xếp, đeo một cặp kính màu đen.


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”?

Xung quanh ếch chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.


Câu 2. “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?

“Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không chính xác, chỉ cảm nhận được bộ phận mà mình sờ, không có cái nhìn toàn diện về hình dáng của con voi.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên.

- Tóm tắt:

  • Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết.
  • Thầy bói xem voi: Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.

- Đề tài:

  • Ếch ngồi đáy giếng: Thói huênh hoang, kiêu ngạo
  • Thầy bói xem voi: Cách nhìn cuộc sống

Câu 2. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

- Ếch ngồi đáy giếng: Con ếch vốn coi trời bằng vung. Khi ra ngoài giếng, ếch vẫn quen thói cũ nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ộp ộp.

- Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói biếu tiền người quản voi để xem voi. Mỗi người sờ một bộ phận nên mỗi người một ý kiến, tranh luận nhau đến toác đầu chảy máu.


Câu 3. Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

- Ấn tượng về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói:

  • Con ếch: Một con vật nhỏ bé, nhưng lại kiêu ngạo, nông cạn.
  • Năm ông thầy bói: Bảo thủ, tự cho mình là đúng và không tôn trọng người khác.

- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn:

  • Thường là con vật hoặc con người
  • Không có tên riêng, chỉ được gọi chung là ếch, thầy.
  • Không nói về ngoại hình.

Câu 4. Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

Bài học qua các truyện:

  • Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo.
  • Thầy bói xem voi: Phê phán những người có cái nhìn phiến diện, khuyên nhủ con người rằng nếu muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Câu 5. Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

- Truyện ngụ ngôn: Tìm hiểu đề tài của truyện, nhân vật sẽ đại diện cho một kiểu người trong xã hội..

- Truyện cổ tích: Tìm hiểu các yếu tố kì ảo, nhân vật được xây dựng ngoại hình và hành động…


Câu 6. Chọn một trong hai bài tập sau:

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

Gợi ý:

Một số truyện ngụ ngôn như: Đeo nhạc cho mèo, Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cái nhìn hạn hẹp" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi 1: Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.

Trả lời:

Từ các vị trí khác nhau, em thấy đám mây chuyển động và hình dạng của chúng cũng khác nhau.

Câu hỏi 2: Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Trả lời: 

Qua phim ảnh, sách vở, em thấy những ông thầy bói ngày xưa mù, hay đeo cặp kính tròn, mặc bộ áo dài màu đen kèm chiếc gậy.


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Do đâu mà chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể"?

Trả lời:

Chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể" là bởi vì khi sống dưới giếng, ếch thấy trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể vì cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ.

Câu hỏi 2: "Xem voi" mà chỉ dùng tay "sờ" thì kết quả sẽ như thế nào?

Trả lời: 

- "Xem voi" mà chỉ dùng tay "sờ":

+ Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa.

+ Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn.

+ Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc.

+ Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình.

+ Thầy sờ đuôi: tùn tũn như cái chổi sể cùn.

=> Kết quả: không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng nên đã xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

- Tóm tắt nội dung câu chuyện:

+ Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

+ Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan voi để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

- Đề tài của hai văn bản:

+ Ếch ngồi đáy giếng: tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân.

+ Thầy bói xem voi: Để biết rõ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện.


Câu hỏi 2: Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

- Tình huống trong Ếch ngồi đáy giếng: Ếch coi trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể. Cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ.

- Tình huống trong Thầy bói xem voi: Cả năm ông thầy bói đều không biết hình thù của một con voi như thế nào và khi sờ voi, mỗi ông lại sờ một bộ phận khác nhau của con voi.


Câu hỏi 3: Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

=> Xem hướng dẫn giải

- Nhân vật con ếch: tự cao, tự đại, ngạo nghễ và không biết giá trị của bản thân mình.

- Nhân vật năm ông thầy bói: chủ quan, bảo thủ, phiến diện, không lắng nghe ý kiến của người khác và luôn cho mình là đúng.


Câu hỏi 4: Em rút ra bài

học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

=> Xem hướng dẫn giải

- Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong đó. 

- Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.


Câu hỏi 5: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

=> Xem hướng dẫn giải

- Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong đó. 

- Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.


Câu hỏi 6: Chọn một trong hai bài tập sau:

 - Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

=> Xem hướng dẫn giải

Một số văn bản truyện ngụ ngôn:

  • Suy bụng ta ra bụng người: 

Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:

– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!

Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:

– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!

Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.

  • Trùn và cá:

Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn muốn cắn, nó lên tiếng bảo:

– Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được?

Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi.

Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn.

Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những cái nhìn hạn hẹp" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả

- Tác giả dân gian


II. Tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

  • Thể loại: Truyện ngụ ngôn
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt , tập 10, truyện ngụ ngôn

  • Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
  • Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Kể về con ếch sống trong cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ nghĩ bầu trời bằng cái vung, mà nó là chúa tể. Vì thế, khi ra ngoài bầu trời rộng lớn ếch bị con trâu giẫm bẹp

  • Bố cục tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Phần 1: Từ đầu….như một vị chúa tể : Ếch ra vẻ ta đây

- Phần 2: Còn lại: Cái kết của ếch

  • Giá trị nội dung tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Phê phán sự thiếu hiểu biết của ếch nhưng lại ra vẻ tự đắc, huênh hoang

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Cách lồng bài học, lời giáo huấn nhe nhàng mà sâu sắc

- Dùng lối nói phóng đại.

- Lặp lại các sự việc

- Lời nói ngắn gọn, giản dị, xúc tích

- Dùng bút pháp ẩn dụ, nhân hóa


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

  • Tình huống truyện

- Một con ếch sông lâu ngày trong giếng

+ Cái giếng nhỏ bé chật hẹp

+ Miệng giếng nhỏ bằng cái vung

+ Nên ếch nghĩ bầu trời nhỏ bé

+ Các con vật sống chung nhỏ bé ếch nhái,cua ốc bé nhỏ

+ Ếch cho mình là lớn nhất

- Ếch kêu ngạo, ra vẻ ta đây

- Khi được ra ngoài bầu trời rộng lớn

+ Ếch vẫn giữ thói huênh hoang, tự đắc

+ Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi

+ Nhâng mắt lên trời xanh

- Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp

→ Cái kết đáng cho kẻ có hiểu hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình là to lớn

  • Bài học cuộc sống

- Phê phán sự hiểu biết hạn hẹp của một bộ phận người

+Thế giới này kiến thức là vô tận, con người khó có thể khám phá hết

+ Con người luôn phải nâng cao, trau dồi hiểu biết của mình

+ Có thể bạn to lớn với môi trường mình đang sống, nhưng với môi trường khác thì không hẳn

-Không nên kêu ngạo, chủ quan, nếu không sẽ lãnh giá đắt.


Văn bản 2: Thầy bói xem voi

I. Tác giả

- Tác giả dân gian


II. Tác phẩm Thầy bói xem voi

  • Thể loại: Truyện ngụ ngôn
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học dân gian người Việt , tập 10, truyện ngụ ngôn

  • Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
  • Tóm tắt tác phẩm Thầy bói xem voi

- Kể về việc năm ông thầy bói mù rủ nhau đi xem con voi. Mỗi người sờ một bộ phận. Vì thế, mỗi người có một cách miêu tả về con voi khác nhau. Không ai chịu thua ai dẫn đến đánh nhau

  • Bố cục tác phẩm Thầy bói xem voi

- Phần 1: Từ đầu …. thầy thì sờ đuôi: giới thiệu việc năm ông thầy bói xem voi

- Phần 2: Tiếp theo…. như cái chổi sể cùn: Các thầy bói xem voi và phán về hình thù con voi

- Phần 3: còn lại: Kết quả việc xem voi.

  • Giá trị nội dung tác phẩm Thầy bói xem voi

- Chế giễu cách xem và phán về voi một cách phiến diện của năm ông thầy bói

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thầy bói xem voi

- Cách lồng bài học, lời giáo huấn nhẹ nhàng mà sâu sắc

- Dùng lối nói phóng đại.

- Lặp lại các sự việc

- Lời nói ngắn gọn, giản dị, xúc tích

- Dùng bút áp ẩn dụ, nhân hóa


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thầy bói xem voi

  • Tình huống truyện

- Năm ông thầy bói mù chưa biết con voi như thế nào

- Họ rủ nhau đi xem voi

+ Mỗi người được sờ một bộ phận khác nhau

+ Vòi, ngà, tai,chân, đuôi

- Vì chưa từng biết về voi trước đó

- Năm người có những phán xét về voi khác nhau

+ Người sờ vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà thì bác bỏ voi chần chẫn như đòn càn

+ Đối với thầy sờ tai thì cảm nhận voi bè bè như quạt thóc

+ Thầy sờ chân thì miêu tả giống như cái cột đình

+ Người cuối cùng sờ đuôi thì cho rằng nó như cái chổi sể cùn

- Mỗi người có ý kiến khác nhau, không ai chịu ai gây gỗ lẫn nhau

→ Đây là cái kết của việc chỉ xem xét sự việc một chiều, không xét trước sau

  • Bài học cuộc sống

- Đưa ra bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống

+ Khi đánh giá một sự vật, hiện tượng cần quan sát toàn diện, dựa trên tổng thể

+ Tránh đưa ý kiến chủ quan, hạn chế để đánh giá tổng thể
- Thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm

- Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tuyệt đối không kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan.
- Phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác để tiến bộ.


Chuẩn bị đọc

Câu 1. Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.

Câu 2. Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Trả lời

Câu 1. Từ các vị trí khác nhau, em thấy đám mây chuyển động và hình dạng của chúng cũng khác nhau.

Câu 2. Qua phim ảnh, sách vở, em thấy những ông thầy bói ngày xưa mù, hay đeo cặp kính tròn, mặc bộ áo dài màu đen kèm chiếc gậy.


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Do đâu mà chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể"?

Trả lời 

Khi sống dưới giếng, ếch thấy trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể vì cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản.

Câu 2. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Câu 3. Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Câu 4. Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

Câu 5. Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Câu 6. Chọn một trong hai bài tập sau:

  • Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).
  • Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

Trả lời

Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện:

  • Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp. 
  • Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan voi để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

Đề tài của hai văn bản: 

  • Ếch ngồi đáy giếng: Tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân.
  • Thầy bói xem voi: Để biết rõ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Câu 2. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong tác phẩm " Ếch ngồi đáy giếng" và " Thầy bói xem voi" là:

  • Tình huống trong "Ếch ngồi đáy giếng": Ếch coi trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể. Cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ.
  • Tình huống trong "Thầy bói xem voi": Cả năm ông thầy bói đều không biết hình thù của một con voi như thế nào và khi sờ voi, mỗi ông lại sờ một bộ phận khác nhau của con voi.

Câu 3. Ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) là:

  • Nhân vật con ếch: tự cao, tự đại, ngạo nghễ và không biết giá trị của bản thân mình.
  • Nhân vật năm ông thầy bói: chủ quan, bảo thủ, phiến diện, không lắng nghe ý kiến của người khác và luôn cho mình là đúng.

Câu 4. Em rút ra bài học qua hai tác phẩm là:

  • Ếch ngồi đáy giếng: câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết.
  • Thầy bói xem voi: nên nhận định sự việc, sự vật với cách nhìn tổng thể, không nên lấy bộ phận thay cho toàn thể. Mỗi người cần phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau nhằm đánh giá sự việc, sự vật một cách tổng thể, khách quan và chính xác nhất.

Câu 5. Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có điểm khác nhau là:

  • Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong đó. 
  • Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.

Câu 6. Văn bản truyện ngụ ngôn:

  • Suy bụng ta ra bụng người:

Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:

– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!

Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:

– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!

Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.

  • Trùn và cá:

Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn muốn cắn, nó lên tiếng bảo:

– Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được?

Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi.

Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn.

Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .