Top 6 Bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6235

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Văn...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Chuẩn bị đọc 1

Câu 1 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính gì?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của về đức tính của một người bạn tốt

Lời giải chi tiết:

Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính:

-  Trung thực

-  Lắng nghe và quan tâm bạn

-  Đồng hành với bạn ngay cả khi gặp khó khăn.

-  Trung thành

- Tôn trọng quyết định, bí mật... của nhau


Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?

Phương pháp giải:

Trước hết em cần hiểu được thế nào là “kẻ mạnh”, từ đó suy ra “kẻ mạnh” sẽ xuất hiện trong trường hợp nào

Lời giải chi tiết:

- “Kẻ mạnh” là người có sức mạnh hơn người, chiếm ưu thế so với người khác về tri thức, bản lĩnh, ý chí,…

- Theo em, “kẻ mạnh” có thể xuất hiện trong mọi trường hợp, trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đó có thể là người có sức khoẻ tốt nhất trong một lớp học, hay đó có thể là người có sức mạnh tri thức, là một người có thành tích nổi trội trong lớp,…Và “kẻ mạnh” là người luôn biết giúp đỡ, sẻ chia với người khá


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 37, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu và chọn ra sự kiện khiến em bất ngờ nhất

Lời giải chi tiết:

Mẫu 1: Sự kiện trong truyện làm cho em bất ngờ đó là khi gặp hoạn nạn thì người bạn đi trước đã bỏ mặc người bạn còn lại.

Mẫu 2: Sự kiện trong truyện làm em bất ngờ là sự kiện khi người trên cây hỏi Gấu nói gì với người bạn kia thì người bạn đó đã nói rằng: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.

Mẫu 3: Việc chú gấu hú lên một tiếng và lắc đầu bỏ đi sau khi ngửi người bạn nằm dưới đất


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời của chó sói

Lời giải chi tiết:

Lời lẽ của chó sói trong truyện không thuyết phục vì đó là những lời lẽ vô căn cứ, không có gì chứng minh điều đó là đúng và chính xác hết. Sói chỉ đang cố bắt nạt và hạch sách chiên con mà thôi.


Trải nghiệm cùng VB 3

Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn kết, chú ý hành động của sói

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích muốn buộc tội và ăn thịt chiên con.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó soi và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian được miêu tả trong hai văn bản.

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Chó sói và chiên con

Phương pháp giải:

Đọc hai văn bản và xác định

Lời giải chi tiết:

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Trong rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây.

đương, bấy giờ

Chó sói và chiên con

Dòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu.

Tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời

Không gian trong hai văn bản đều là không gian tiêu biểu của truyện ngụ ngôn: thiên nhiên rộng lớn với suối, rừng, cây cối,.. -> Không gian mở, tạo ra chiều kích không gian vô tận.


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định tình huống truyện trong hai văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu và Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Phương pháp giải:

Đọc phần Tri thức ngữ văn và văn bản, xác định tình huống của hai văn bản. Từ đó, nêu tác dụng của tình huống trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật

Lời giải chi tiết:

Tình huống truyện:

- Hai người bạn đồng hành và con gấu: Sự xuất hiện bất ngờ và sự bỏ đi cũng bất ngờ của con gấu trước sự kinh hãi, ngạc nhiên của hai người bạn đồng hành

- Chó sói và chiên con: Một con sói đang đói bụng, lại gặp chiên con ra suối uống nước, bèn bịa ra đủ các lí do để ăn thịt

* Tình huống ấy có tác dụng trong hiện thể hiện đặc điểm nhân vật như sau:

- Ở tình huống truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”:

+ Thể hiện bản chất vì mạng sống của mình mà bỏ mặc bạn bè của nhân vật

+ Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng rõ, thấm thía

- Ở tình huống truyện “Chó sói và chiên con” đã cho ta thấy được: 

+ Thể hiện bản chất tàn ác, hành xử bất công của nhân vật chó sói

+ Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng rõ, thấm thía


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

Phương pháp giải:

Đọc kĩ truyện, chọn ra sự việc chính để tóm tắt

Lời giải chi tiết:

Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp gấu. Người bạn đi trước tìm được một cành cây và ẩn nấp, bỏ mặc người bạn còn lại. Người kia đành nằm bẹp xuống đất giả chết. Gấu ngửi tai anh này mãi thì hú lên một tiếng rồi bỏ đi. Khi được hỏi gấu đã nói gì thì anh này trả lời: “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện nói chung, lời thoại của mỗi nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản, tóm tắt lại lời thoại giữa hai nhân vật. Từ đó, nêu tác dụng của lời thoại trong việc thể hiện đặc điểm từng nhân vật

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt lời thoại: Thấy chiên đang uống nước ở dòng suối, con sói liền tìm cách ăn thịt chiên con. Nó đổ tội cho chiền con dám “làm đục nguồn nước uống của mình”. Chiên con sửng sốt xin tha và giải thích chiên đang ở phía cuối dòng không thể làm đục nước phía đầu dòng. Nhưng con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng tìm lí do “do anh của chiên đã nói xấu”, nhưng chiên lại không hề có anh. Sói vẫn ngang ngược cho rằng có kẻ nào đó thuốc giống nhà chiên, giống chó, giống người,... đã nói xấu sói. Sau đó chiên con lập tức bị sói lôi vào rùng ăn thịt “chẳng cầu đôi co”.

- Tác dụng của lời thoại trong việc thể hiện đặc điểm từng nhân vật:

+ Nhân vật sói hiện thân cho “kẻ mạnh”, kẻ bạo tàn; để thỏa mãn nhu cầu (cơn đói) cuẩ mình sẵn sàng bịa đặt, vu khống, bắt nạt, giết hại kẻ yếu. 

+ Nhân vật chiên con hiện thân cho sự vô tội, sự thật, lẽ phải nhưng là kẻ yếu, bị kẻ mạnh ức hiếp, vùi dập, hãm hại.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi văn bản

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, xác định đề tài mỗi truyện. Qua quá trình đọc văn bản, nêu suy nghĩ của bản thân về những bài học mà em đã rút ra

Lời giải chi tiết:

- Hai người bạn đồng hành và con gấu:

+ Đề tài: tình bạn, tình người

+ Bài học: Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn

- Chó sói và chiên con:

+ Đề tài: Kẻ mạnh và chân lí

+ Bài học: Hãy coi chừng, “kẻ mạnh” thường chà đạp lên chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Phương pháp giải:

Dựa vào cảm nhận của bản thân, chọn văn bản em yêu thích và giải thích lý do sau đó viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nêu cảm nhận về văn bản em lựa chọn

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Trong hai văn bản, em thích văn bản “Chó sói và chiên con” hơn vì truyện được viết dưới dạng một bài thơ khiến em cảm thấy dễ cảm nhận hơn. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con bên một dòng suối. Qua đó ta thấy rõ tính cách từng nhân vật, sói hiện lên là một kẻ gian manh, độc ác, vô tích sự, thích bắt nạt kẻ yếu. Còn chiên con là một nhân vật vô cùng đáng thương nhưng lại có sự hồn nhiên, đáng yêu và những lí lẽ của riêng mình để đối đáp lại với sói. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.


Bài tham khảo 2:

Em thích văn bản Chó sói và chiên con hơn. Vì truyện được viết dưới dạng thơ, các câu ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mỗi người bạn tốt cần có những đức tính gì ?

Trả lời: 

Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính như biết giúp đỡ, chia sẻ và lắng nghe. 


Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh” ?

Trả lời: 

Đó là người có sức mạnh bảo vệ người khác. 

* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Theo dõi: Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ ?

Trả lời: 

Đó là sự kiện cách ứng xử của người bạn còn lại là “giả chết” lừa con gấu. 

  • Theo dõi: Chú ý phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. 

Trả lời: 

Em chú ý phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. 

  • Theo dõi: Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời: 

Lời lẽ của chó sói trong truyện đầy ngang ngược và thiếu thuyết phục. 

  • Suy luận: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì ?

Trả lời: 

Nhằm mục đích hại chiên con và đổ lỗi cho chiên con nên sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con. 


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Đưa ra các bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống khi đánh giá sự việc. 


Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con theo mẫu đơn dưới đây (làm vào vở) . Nhận xét về không gian trong hai văn bản. 

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Chó sói và chiên con

Trả lời: 

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Trong rừng, trên cây. 

Một lúc sau

Chó sói và chiên con

Rừng sâu

Năm ngoái


Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Trả lời: 

Tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu là hai người bạn cùng gặp nguy hiểm và mỗi người có một cách ứng xử khác nhau để thoát thân. 

Chó sói và chiên con: Lí lẽ buộc tội của Sói với Chiên con. 

Tình huống làm nổi bật tính cách của từng nhân vật như người bạn ích kỉ, sói già nguy hiểm. 


Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu. 

Trả lời: 

Câu chuyện kể về việc hai người đi trong rừng và gặp một con gấu. Một người bạn nhanh chân chạy trốn trên cây và bỏ mặc bạn đối mặt với nguy hiểm. Thật may mắn người bạn nhanh trí giả chết để thoát nạn. Câu chuyện thể hiện một bài học về người bạn tốt là người bạn không bỏ mặc mình trong lúc khó khăn. 


Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Trả lời: 

Cuộc đối thoại thể hiện Chiên con thật ngây thơ và chân thật trước Sói mưu mô và gian xảo. 


Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện. 

Trả lời: 

Câu chuyện cho chúng ta thấy cách ứng xử trước những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Luôn thận trọng trước thế giới xung quanh. 


Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó soi và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy. 

Trả lời: 

Em thích câu chuyện Chói sói và chiên con. Câu chuyện mang đến một bài học đắt giá trong cuộc sống trong các trường hợp đối diện với kẻ thù. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Tìm hiểu chung

  • Xuất xứ

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: In trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, Nguyên Tâm giới thiệu, Đinh Huỳnh vẽ tranh

- Truyện Chó sói và chiên con: In trong Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, truyện Chó soi và chiên con, Tú Mỡ dịch

  • Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “trong cơn hoạn nạn”): Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

- Phần 2 (còn lại): Truyện Chó sói và chiên con

  • Thể loại:

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: truyện ngụ ngôn

- Truyện Chó sói và chiên con: truyện thơ ngụ ngôn

  • Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
  • Giá trị nội dung, nghệ thuật
  • Giá trị nội dung

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạ bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người


- Truyện Chó sói và chiên con: Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội

  • Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi

- Lối kể chuyện hấp dẫn, thú vị…


Chuẩn bị đọc bài Những tình huống hiểm nghèo

Câu 1 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính gì?

Lời giải 

Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính: thật thà, ngay thẳng, giữ lời hứa, quan tâm và biết lắng nghe, không lợi dụng, giúp đỡ bạn…


Câu 2 (trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?

Lời giải

Một người được xem là “kẻ mạnh” trong trường hợp, về thể chất, đó là người có sức khỏe tốt, to lớn, không ai có thể đánh bại. Xét theo khía cạnh trí tuệ, “kẻ mạnh” là người có trí thức, học giỏi, thông minh, bản lĩnh, tình thần thép… Có thể nói, kẻ mạnh là người hội tụ đầy đủ các phẩm chất cần có mà không có ai vượt qua được.


Trải nghiệm cùng bài Những tình huống hiểm nghèo

Câu 1 (trang 37, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ?

Lời giải 

Sự kiện trong truyện làm cho em bất ngờ đó là khi gặp khó khăn, cụ thể là có chú gấu vồ ra, một người bạn nhanh nhảu trèo lên cây, bỏ mặc người bạn đi cùng với mình.


Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Lời giải 

Lời lẽ của chó sói trong truyện không thuyết phục vì đó là những lời lẽ vô căn cứ, không có hành động nào chứng minh rằng con chiên vục mõm làm đục ngầu nước ở dòng suối. Rõ ràng, đây là lời bịa đặt của chó sói.


Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

Lời giải 

Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích ăn thịt chiên con.


Suy ngẫm và phản hồi bài Những tình huống hiểm nghèo

* Hai người bạn đồng hành và con gấu

* Chú sói và chiên con


Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó soi và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian trong hai văn bản.

Lời giải 

Không gian trong hai văn bản đều là không gian rộng lớn.


Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Lời giải 

Tình huống truyện:

- Hai người bạn đồng hành và con gấu: một chú gấu vồ ra khi hai người bạn đang đi trong rừng. Một người đã bỏ mặc bạn của mình để chạy trốn.

- Chó sói và chiên con: trong cơn đói, chó soi vô tình thấy chiên con đang uống nước và bịa đủ lí do để buộc lỗi chiên con nhằm mục đích ăn thịt nó.

* Tình huống ấy có tác dụng trong hiện thể hiện đặc điểm nhân vật như sau:

- Ở tình huống truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, nhờ sự xuất hiện bất ngờ của gấu mà ta biết được: ai là bạn, ai là bè. Người bạn đi trước là người tham sống sợ chết, bỏ mặc bạn bè lúc hoạn nạn. Còn người bạn còn lại ứng xử nhanh nhẹn, thông minh, điềm tĩnh giải quyết khó khăn.

- Ở tình huống truyện “Chó sói và chiên con” đã cho ta thấy được: chó sói là con vật nói dối không chớp mắt, hung hăng còn chiên con là con vật đáng thương.


Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

Lời giải

Truyện kể về hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp gấu. Một người bạn tìm được cành cây và ẩn mình trong đám lá, bỏ mặc người bạn đồng hành với mình. Người bạn còn lại, không biết làm thế nào, chỉ đành nằm xuống đất và nín thở, giả chết. Khi gấu ngửi người bạn này, nghĩ rằng anh đã chết, gấu đành hú lên một tiếng rồi bỏ đi. Khi đã an toàn, người bạn núp trong đám lá ấy hỏi gấu nói gì, và nhận được câu trả lời thâm thúy rằng, “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.


Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Lời giải 

- Tóm tắt lời thoại: Trong lúc đang đói bụng, chó sói thấy chiên đang uống nước ở dòng suối, sói ra mặt giận dữ, quát hỏi “Tại sao dám cả gan vục mõm làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha”. Chiên con nhỏ bé khi thấy chó sói đáng sợ không ngừng xin được tha và giải thích. Nhưng chó sói xấu xa này không chấp nhận lời giải thích đó, rồi bịa chuyện năm ngoái nghe chiên con nói xấu nó. Chiên con một mực phủ nhận, song đáp lại, sói ta lảng sang “Không là mày thì anh mày”. Mục đích cuối cùng của sói là chỉ muốn ăn thịt chiên con nên đã bịa đủ thứ chuyện để ra hình phạt với chiên con đáng thương.

- Cuộc đối thoại đã thể hiện được đặc điểm của nhận vật:

Chó sói là kẻ nói dối không chớp mắt, hung ác, ỷ mạnh hiếp yếu.

Chiên non yếu đuối, sợ hãi.


Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện

Lời giải

- Hai người bạn đồng hành và con gấu:

+ Đề tài: tình bạn

+ Bài học: Khi gặp nạn, mới biết ai là bạn, ai là bè. Thực tế, có rất nhiều tình bạn tưởng chừng là tri kỉ, thân thiết, nhưng khi gặp khó khăn, sẵn sàng bỏ bạn bất cứ lúc nào. Những kẻ như vậy, không xứng đáng được gọi hai chữ bạn bè.

- Chó sói và chiên con:

+ Đề tài: Ỷ mạnh hiếp yếu

+ Bài học: Phê phán thói ỷ mạnh hiếp yếu. Dù là loài nào đi chăng nữa, to lớn hay nhỏ bé, giàu có hay nghèo hèn, cần học cách giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau, không phân biệt, dè bỉu.


Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Lời giải

Trong hai văn bản, Chó sói và chiên con; chó sói và cừu non, em ấn tượng với tác phẩm Chó sói và chiên con. Bởi đây là truyện ngụ ngôn viết dưới dạng thơ, khá bắt mắt, gây thú vị tới người đọc. Đọc văn bản, em thấy được tính cách xấu xa của chó sói khi lão ta cậy mình to lớn hơn chiên con mà bịa đặt lời buộc tội vô căn cứ, hạnh họe chiên con chỉ với mục đích phải phạt. Và hình phạt mà chó sói dành tới chiên con, chính là ăn thịt chiên con. Qua đây, bài học tác giả đặt ra cho chúng ta là không nên ỷ mạnh hiếp yếu. Cùng chung sống trong một khu rừng, lẽ ra nên bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải tìm cách để ăn thịt nhau. Câu chuyện về loài động vật cũng chính là bài học cho con người, khi xung quanh, không ít người học sinh bắt nạt các bạn học sinh khác trong trường, trong môi trường làm việc, chèn ép nhằm hạ thấp người khác. Đây là hành động đáng lên án.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

I. Khái quát tác phẩm Những tình huống hiểm nghèo

1. Hoàn cảnh sáng tác 

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: In trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, Nguyên Tâm giới thiệu, Đinh Huỳnh vẽ tranh

- Truyện Chó sói và chiên con: In trong Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, truyện Chó soi và chiên con, Tú Mỡ dịch


2 Thể loại 

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: truyện ngụ ngôn

- Truyện Chó sói và chiên con: truyện thơ ngụ ngôn


3. Bố cục

Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: được chia làm 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu… mặt vùi trong cát  : tình huống hai người bạn gặp gấu

+ Phần 2: Còn lại : kết quả và bài học rút ra


Truyện Chó sói và chiên con: Được chia làm 2 phần 

+ Phần 1: Từ đầu…cách xa nơi này: Tình huống 2 con vật gặp nhau

+ Phần 2: Còn lại: Lời lẽ sói thuyết phục Chiên con


4. Tóm tắt 

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

Hai người bạn cùng nhau đi vào rừng thì gặp thú dữ một người nhanh trí leo lên núp bỏ mặt người kia.Tuy nhiên anh chàng còn lại cũng nín thở giả vờ chết để thoát nạn.

- Truyện Chó sói và chiên con

Chó sói đói đang đi kiếm mồi bắt gặp Chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt Chiên con. Nó dùn những lời lẽ ranh ma để buộc tội chiên con,để chiên con khuất phục trước mình


5. Giá trị nội dung

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạ bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người

- Truyện Chó sói và chiên con: Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Tình huống truyện độc đáo

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn

- Sử dụng  ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức truyện Những tình huống hiểm nghèo

Câu hỏi 1: Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Lời giải:

Tình huống truyện:

- Hai người bạn đồng hành và con gấu:Hai người bạn đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Người bạn đi trước đã bỏ mặc người còn lại để chạy thoát thân.

- Chó sói và chiên con:Chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp một con sói đói đang lảng vảng gần đó. Con sói đã vặn vẹo, hạch sách chiên con để có cớ ăn thịt.

* Tình huống ấy có tác dụng trong hiện thể hiện đặc điểm nhân vật như sau:

- Ở tình huống truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, nhờ sự xuất hiện bất ngờ của gấu mà ta biết được:

+ Người bạn đi trước là một kẻ tham sống sợ chết, chỉ biết lo nghĩ cho bản thân mình, bỏ mặc bạn bè lúc hoạn nạn. 

+ Còn người bạn còn lại là một người thông minh, ứng biến linh hoạt trước những tình huống khó khăn, bất ngờ.

- Ở tình huống truyện “Chó sói và chiên con” đã cho ta thấy được: 

+ Chó sói là một con vật gian xảo, độc ác, hống hách, bịa đặt và vô lý.

+ Chiên con: hồn nhiên, ngây thơ, đáng thương


Câu hỏi 2: Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Lời giải:

Tóm tắt lời thoại: Thấy chiên đang uống nước ở dòng suối, con sói liền lại gần và thét lên “Sao mày dám cả gan vục mõm làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha!”. Chiên con sửng sốt xin tha và giải thích nơi mình uống nước cách xa suối nguồn phía trên của sói. Nhưng con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng lại tìm ra lí do vô lí khác “Không phải mày thì anh mày đó!” để buộc tội chiên con nhằm ăn thịt bằng được chú chiên nhỏ
Tác dụng: thể hiện thói hung hăng, độc ác ý mạnh hiếp yếu của chó sói và bản tính nhút nhát, yếu đuối và sự đáng thương của chiên con.


Câu hỏi 3: Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Lời giải:

Trong hai văn bản, em thích văn bản Chó sói và chiên non bởi khi dựa vào câu truyện bản gốc và được chuyển thể sang dạng một bài thơ, em cảm thấy câu chuyện đọc sẽ lôi cuốn hơn. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên, nhưng lại gợi cho em rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lí của tác phẩm. Nhờ vậy, em có thể đúc rút bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ xấu, mưu mô, thủ đoạn, ta nên biết cách sử dụng trí thông minh và tài trí của mình để đối phó lại. Với những kẻ không bao giờ chịu nghe lí lẽ, giải thích, chúng ta phải dùng những cách đặc biệt nếu không muốn gặp phải những nguy hiểm.


Chuẩn bị đọc

  1. Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính gì?
  2. Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?

Gợi ý:

  1. Một người bạn tốt cần có những đức tính: thấu hiểu, trung thực, biết chia sẻ, biết lắng nghe…
  2. Một người được xem là “kẻ mạnh” trong rất nhiều trường hợp: khỏe mạnh hơn, giàu có hơn hay có quyền lực…

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ?

Sự kiện nào trong truyện gây bất ngờ: Hai người bạn đang đi trong rừng thì một con gấu nhảy ra vồ.

Câu 2. Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Lời lẽ của chó sói trong truyện không thuyết phục. Vì chó sói chỉ đang tìm cờ để hạch sách chiên con.

Câu 3. Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích buộc tội để có cớ ăn thịt chiên con.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó soi và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian trong hai văn bản.

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Trong rừng

đương, bấy giờ

Chó sói và chiên con

Dòng suối

tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời

=> Không gian thiên nhiên rộng lớn.


Câu 2. Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

- Tình huống truyện:

  • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Hai người bạn đương đi trong rừng thì một con gấu nhảy ra. Người đi trước tìm được cảnh cây và ẩn mình trong đám lá, bỏ mặc bạn của mình.
  • Chó sói và chiên con: Chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp một con sói. Nó tìm cách hạch sách để có cơ ăn thịt chiên con.

- Tình huống ấy góp phần thể hiện được tính cách của nhân vật:

  • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Người đi trước là một kẻ tham sống sợ chết, chỉ biết lo cho bản thân.
  • Chó sói và chiên con: Chó sói gian xảo, độc ác.

Câu 3. Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu.

Gợi ý: Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp một con gấu. Người đi trước tìm được một cành cây, ẩn mình trong tán lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu liền nằm xuống. Con gấu đến gần gửi một lúc rồi bỏ đi. Khi bạn hỏi con gấu nói gì, anh ta trả lời rằng không nên tin những người bỏ bạn bè trong hoạn nạn.


Câu 4. Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Tóm tắt cuộc đối thoại:

- Sao mày dám cả gan vục mõm làm đục nước uống của ta?

- Xin bệ hạ nguôi cơn giận để xét cho tỏ tường, nơi tôi uống nước cách xa nơi này hai chục bước.

- Chính mày khuấy nước và còn nói xấu ta năm ngoái.

- Năm ngoái ư? Khi ấy tôi còn chửa ra đời.

- Không phải mày thì là anh mày đó.

- Tôi không có anh em.

- Thế thì một mống nhà chiên, nào chiên, chó người cùng nhau một thói. Họ mách ta phải báo thù.

=> Lời thoại góp phần bộc lộ sự hung hăng, độc ác và ngang ngược của chó sói, cũng như sự hiền lành, nhút nhát và yếu đuối của chiên con.


Câu 5. Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.

- Đề tài:

  • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Tình bạn
  • Chó sói và chiên con: Ỷ mạnh hiếp yếu.

- Bài học:

  • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Không nên tin tưởng vào những người bỏ mặc bạn bè trong khó khăn, hoạn nạn.
  • Chó sói và chiên con: Ỷ mạnh hiếp yếu là thói xấu, đáng lên án.

Câu 6. Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Em thích câu chuyện Chói sói và chiên con. Câu chuyện mang đến một bài học đắt giá trong cuộc sống trong các trường hợp đối diện với kẻ thù.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Tóm tắt

* Tóm tắt văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu

Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp gấu. Người bạn đi trước tìm được một cành cây và ẩn nấp, bỏ mặc người bạn còn lại. Người kia đành nằm bẹp xuống đất giả chết. Gấu ngửi tai anh này mãi thì hú lên một tiếng rồi bỏ đi. Khi được hỏi gấu đã nói gì thì anh này trả lời: “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.

* Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con

Cừu con đang uống nước ở suối thì bị Sói độc ác nhìn thấy và nảy sinh ý định xấu xa: ăn thịt cừu. Sói ra sức đưa ra những lí do buộc tội cừu con mặc dù cừu thật thà không hề phạm những lí do đó. Nhưng cuối cùng sói vẫn ăn thịt cừu chỉ vì nó muốn như vậy mà không quan tâm tới lí lẽ gì nữa.


Nội dung chính

* Hai người bạn đồng hành và con gấu

Văn bản "Hai người bạn đồng hành và con gấu" nói về đề tài tình bạn, tình người qua đó nêu ra bài học: "Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn".

* Chó sói và chiên con

Văn bản "Chó sói và chiên con" nói về đề tài kẻ mạnh và chân lí. Qua đó rút ra bài học hãy coi chừng "kẻ mạnh" thường chà đạp lên chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công.


Nghệ thuật

- Ngôi kể thứ ba khách quan

- Hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể - khái quát

- Tình huống truyện độc đáo


CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi 1: Theo em, một người bạn tốt có những đức tính gì?

Trả lời:

Theo em, đức tính của một người bạn tốt: đáng tin cậy, tôn trọng bạn, không phát xét, đố kị, chân thành và trung thực.


Câu hỏi 2: Trong trường hợp nào thì một người được xem là "kẻ mạnh"?

Trả lời: 

Một người được coi là "Kẻ mạnh" trong trường hợp họ cảm thấy tự tin, biết điểm mạnh của mình để phát huy.


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Sự kiện nào trong truyện làm em bất ngờ?

Trả lời:

Sự kiện làm em bất ngờ đó là câu trả lời của người bạn giả chết nói với người bạn trèo lên cây, bỏ mặc mình.


Câu hỏi 2: Lời lẽ của sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

Lời lẽ của chó sói đưa ra trong truyện không có tính thuyết phục bởi mỗi lần chó soi kể ra tội của chiên con, thì đều được chiên con đối đáp lại hợp lý.


Câu hỏi 3: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích: ăn được chiên con.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con  theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian được miêu tả trong hai văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Rừng

Tình cờ, bấy giờ

Chó sói và chiên con

Dòng suối, rừng sâu

Năm ngoài, hiện


Câu hỏi 2: Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

=> Xem hướng dẫn giải

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con sói: Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Qua tình huống này, ta thấy được tính cách của người bạn: hèn nhát, khi thấy hoạn nạn mà bỏ rơi bạn.

- Truyện Chó sói và chiên con: Khi chó sói gặp chiên con, lợi dụng hoàn cảnh tình thế có lợi, nó coi mình là kẻ mạnh và bắt đầu đã đưa ra những lí lẽ để đạt được mục đích là ăn chiên con. Quan tình huống này, ta thấy được tính cách của chó sói: máu lạnh, "mưu hèn kế bẩn".


Câu hỏi 3: Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu.

=> Xem hướng dẫn giải

Truyện kể về hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ  bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Khi nó đã bỏ đi thì người bạn trên cây trèo xuống đùa: " Nó đã nói gì với anh vậy ?" Thì người kia trả lời : Nó nói với tôi rằng "Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn."


Câu hỏi 4: Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào? 

=> Xem hướng dẫn giải

- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con:

+ Khi thấy chiên đang uống nước tại dòng suối, sói đã thét vang dữ dỗi rằng sao dám cả gan vục mõm vào nước uống của nó. Chiên thấy vậy, bèn xin sói nguôi giận và đáp rằng nước nó uống cách xa nơi đây hai chục bước.

+ Sói tiếp tục kiếm chuyện nói về năm ngoài chiên con nói xấu nó. Chiên liền đáp khi đó nó chưa ra đời.

+ Sói nghe được liền đổ lỗi tiếp cho anh em nhà chiên. Chiên lại đáp rằng nó không có anh em.

+ Sói bực tức nên lôi cả một mống nhà chiên ra để đáp và nói cần phải báo thù. Vừa dứt lời, sói đã nhai chọn con chiên nhỏ.

- Qua đó, ta thấy được đặc điểm tính cách của hai nhân vật:

+ Chó sói: mưu mô, xảo quyệt.

+ Chiên con: ngây thơ.


Câu hỏi 5: Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.

=> Xem hướng dẫn giải

- Đề tài:

+ Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Chỉ khi gặp hoạn nạn thì ta mới biết được người bạn đích thực sẽ là người ở lại giúp đỡ ta.

+ Truyện Chó sói và chiên con: người yếu và kẻ mạnh.

- Bài học:

+ Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn. Vì không có người bạn thật sự nào mà lại bỏ lại bạn bè của mình trước khó khăn, hoạn nạn.

+ Truyện Chó sói và chiên con: Hãy sử dụng trí thông minh, và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo, không nên lói lý lẽ với những kẻ ác. 


Câu hỏi 6: Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

=> Xem hướng dẫn giải

Trong hai văn bản, em thích văn bản Chó sói và chiên non bởi khi dựa vào câu truyện bản gốc và được chuyển thể sang dạng một bài thơ, em cảm thấy câu chuyện đọc sẽ lôi cuốn hơn. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên, nhưng lại gợi cho em rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lí của tác phẩm. Nhờ vậy, em có thể đúc rút bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ xấu, mưu mô, thủ đoạn, ta nên biết cách sử dụng trí thông minh và tài trí của mình để đối phó lại. Với những kẻ không bao giờ chịu nghe lí lẽ, giải thích, chúng ta phải dùng những cách đặc biệt nếu không muốn gặp phải những nguy hiểm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những tình huống hiểm nghèo" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Văn bản : Hai người bạn đồng hành và con gấu

I. Tác giả

- Ê-dốp (khoảng năm 620- 564 trước CN)

- Ông là người Hy Lạp

- Ông có một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị

- Phong cách sáng tác: tác phẩm của ông thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh


II. Tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu

  • Thể loại: Truyện ngụ ngôn
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm in trong tập Truyện ngụ ngôn ê dốp

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
  • Tóm tắt tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu

Hai người bạn cùng nhau đi vào rừng thì gặp thú dữ một người nhanh trí leo lên núp bỏ mặt người kia.Tuy nhiên anh chàng còn lại cũng nín thở giả vờ chết để thoát nạn.

  • Bố cục tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu

- Phần 1: Từ đầu… mặt vùi trong cát : tình huống hai người bạn gặp gấu

- Phần 2: Còn lại : kết quả và bài học rút ra

  • Giá trị nội dung tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu

- Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, bỏ rơi người khác lúc hoạn nạn

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu

- Tình huống truyện độc đáo

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn

- Sử dụng ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu

  • Tình huống truyện

- Hai người bạn cùng đi qua rừng

- Bất ngờ gặp được một con gấu lớn

- Một anh bỏ mặc bạn leo lên cây trốn

- Người còn lại phải đối mặt với con vật hung dữ

+ Anh còn lại rất thông minh, nhanh trí

+ Anh giả vờ chết để con vật bỏ đi

- Cả 2 anh đều thoát nạn

+ Từ tình huống này hiểu được tính cách của con người

- Ở cuối truyện câu đối đáp tài tình của người còn lại

- Không nên tin vào những kẻ bỏ mặ bạn bè trong cơn hoạn nạn

- Anh leo lên cây chỉ là kẻ hèn nhát, ích kỉ sẵn sàng bỏ mặc bạn mình trog cơn khó khăn hoạn nạn

  • Bài học rút ra

- Lúc khó khăn, thử thách mới biết lòng người

- Phê phán những kẻ ích kỉ, ham sống sợ chết, nhẫn tâm bỏ bạn trước lúc hoạn nạn

- Không tin vào lời của những người chỉ biết đến bản thân họ, không quan tâm đến người khác.


Văn bản: Chó sói và Chiên con

I. Tác giả

- La Phông-ten (1621- 1695)

- Là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp

- Tác phẩm chính: Con cáo và chùm nho, Thỏ và rùa …


II. Tác phẩm Chó sói và Chiên con

  • Thể loại: Truyện ngụ ngôn
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm in trong tập Truyện ngụ ngôn chọn lọc La Phông- Ten

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
  • Tóm tắt tác phẩm Chó sói và Chiên con

Chó sói đói đang đi kiếm mồi bắt gặp Chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt Chiên con. Nó dùn những lời lẽ ranh ma để buộc tội chiên con,để chiên con khuất phục trước mình

  • Bố cục tác phẩm Chó sói và Chiên con

- Phần 1: Từ đầu…cách xa nơi này: Tình huống 2 con vật gặp nhau

- Phần 2: Còn lại: Lời lẽ sói thuyết phục Chiên con

  • Giá trị nội dung tác phẩm Chó sói và Chiên con

- Lên án con chó sói gian manh, ỷ mạnh ăn hiếp, bắt nạt chiên con kẻ yếu thế hơn mình

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chó sói và Chiên con

- Tình huống truyện độc đáo

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn

- Sử dụng ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chó sói và Chiên con

  • Tình huống truyện

- Đầu truyện giới thiệu con chó soi hung hăng, nhiều lý lẽ

- Con sói đói bụng đang tìm thức ăn gặp chiên con

- Chiên con đang uống nước bên bờ suối

- Sói kiếm chuyện với chiên con

- Cho rằng dòng nước là của mình và chiên con đang làm vẩn đục

+ Sao mày dám cả gan vục mõm

+ Làm đục ngầu nước uống của ta?

- Tội nghiệp cho chú chiên con vô tội

- Dùng những lời lẽ van xin biết mình là kẻ yếu

+ Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận

+ Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể

- Chiên con cố gắng giải thích trước những lời buộc tội vô kế của Sói

- Sói cũng không từ bỏ tiếp tục đưa ra hàng loạt cái kế không có thật để bắt nạt chiên con

- Từ đó để chiên con khuất phục trước mình

- Kết quả chú chiên con đáng thương bị chó sói ăn thịt

  • Bài học rút ra

- Lên án sự độc ác, ranh ma lời lẽ ngụy biện của con chó sói hung ác

- Phê phán những kẻ cậy sức mạnh, sự to lớn của mình để ra sức bóc lột, chèn hiếp kẻ yếu


* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mỗi người bạn tốt cần có những đức tính gì ?

Trả lời: 

Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính sau: luôn quan tâm, chia sẻ với bạn của mình. Cùng chung sở thích, tính cách. Luôn giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.


Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh” ?

Trả lời: 

“Kẻ mạnh” là người được cho là mạnh mẽ hơn so với người khác. Đặc biệt, họ luôn ra tay giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.


* Trải nghiệm cùng văn bản

Hai người bạn đồng hành và con gấu

  • Theo dõi: Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ ?

Trả lời: 

Sự kiện trong truyện làm em bất ngờ là khi người bạn kia hỏi người ở dưới đất là gấu đã nói gì thì bạn đấy trả lời là gấu bảo: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.

  • Theo dõi: Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời: 

Lời lẽ của chó sói trong truyện không thuyết phục vì đó chỉ là những lời ngụy biện của sói để tìm cách ăn thịt chiên con.

  • Suy luận: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì ?

Trả lời: 

Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích tìm một lí do để ăn thịt chiên con.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính của "Hai người bạn đồng hành và con gấu": Câu chuyện kể về hai người bạn đi vào rừng và gặp phải gấu. Sau đó một người bạn đã nhanh chóng trốn đi và bỏ lại bạn mình.


Nội dung chính của “Chó sói và chiên con”: Câu chuyện kể về một con chó sói gian xảo tìm cách vặn vẹo, hạch sách chiên con để tìm cớ ăn thịt.


Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con theo mẫu đơn dưới đây (làm vào vở) . Nhận xét về không gian trong hai văn bản. 


Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Chó sói và chiên con

Trả lời: 

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây.

Đương, bấy giờ

Chó sói và chiên con

Dòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu.

Tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời

- Không gian trong hai văn bản đều là không gian thiên nhiên rộng lớn, mênh mông.


Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Trả lời: 

- Tình huống truyện:

+ Hai người bạn đồng hành và con gấu: hai người đi vào rừng thì gặp gấu, một người bạn bỏ chạy bỏ mặc bạn của mình.

+ Chó sói và chiên con: sói thấy chiên con đang uống nước bên bờ suối thì tìm đến vặn vẹo, hạch sách chiên con để kiếm cớ ăn thịt.

- Tình huống ấy có tác dụng trong hiện thể hiện đặc điểm nhân vật như sau:

+ Ở tình huống truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, nhờ sự xuất hiện bất ngờ của gấu mà ta biết được sự ham sống sợ chết, bỏ bạn của ngườu bạn kia.

+ Ở tình huống truyện “Chó sói và chiên con” ta thấy được sự vô lí, hống hách của chó sói và sự ngây thơ, đáng thương của chiên con.


Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu. 

Trả lời: 

Hai người bạn vào rừng thì gặp gấu. Một người bạn nhanh chóng trốn đi và bỏ mặc bạn mình. Người kia nằm xuống đất giả vờ chết. Gấu đến ngửi rồi bỏ đi. Sau đó người bạn kia chạy ra hỏi bạn mình gấu vừa ghe tai nói gì thì người bạn kia bảo gấu nói: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.


Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Trả lời: 

- Tóm tắt lời thoại: Nhìn thấy chiên con đang uống nước bên dòng suối, sói đến và tìm cách ăn thịt chiên con. Đầu tiên, nó lấy cớ chiên con uống nước của nó, chiên con bảo chỗ này cách suối nguồn của sói rất xa. Nhưng sau đó, con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu mình. Chiên con nói lúc đó mình cưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng lại tìm ra lí do khác để buộc tội chiên con nhằm ăn thịt được chú chiên nhỏ.

→ Sói là con vật ỷ thế hiếp yếu, chiên con là con vật đáng thương, nhút nhát.


Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện. 

Trả lời: 

- Hai người bạn đồng hành và con gấu:

+ Đề tài: tình bạn

+ Bài học: phê phán những kẻ bỏ mặc bạn bè.

- Chó sói và chiên con:

+ Đề tài: Ỷ mạnh hiếp yếu

+ Bài học: phê phán thói ỷ mạnh hiếp yếu, bắt nạt người khác.


Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó soi và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy. 

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo

Trong hai văn bản, em ấn tượng với văn bản “Chó sói và chiên con” hơn. Bởi tình huống truyện được xây dựng rất độc đáo kể về cuộc nói chuyện giữa con sói gian ác và chiên con ngây thơ. Truyện chỉ ra sói là một con vật xấu sa, chuyên đi bắt nạt và tìm cớ ăn thịt kẻ khác, còn chiên con là con vật đáng yêu và cũng đáng thương bị sói bắt nạt, nhút nhát, sợ sệt. Mỗi nhân vật cũng đại diện cho một loại người trong xã hôi. Sói đại diện cho kẻ ác luôn ức hiếp người khác, chiên con là những lớp người nhỏ bé, hay bị bắt nạt. Em rất yêu thích thể loại truyện ngụ ngôn vì nó luôn đem đến cho em nhiều bài học bổ ích.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .