Top 6 Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất
Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì...xem thêm ...
Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 1
I. Tác giả văn bản Ông đồ
- Tiểu sử
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996)
- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
- Sự nghiệp sáng tác
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
- Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
II. Tìm hiểu tác phẩm Ông đồ
- Thể loại: Thể thơ 5 chữ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm
- Tóm tắt:
Bài thơ thể hiện t ình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
- Bố cục:
Chia làm 3 phần:
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế
- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)
- Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm
- Giá trị nội dung:
- Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả
- Giá trị nghệ thuật:
- Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ
- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông đồ
- Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
- Ông đồ xuất hiện mỗi dịp tết đến xuân về “hoa đào nở”
→ Cặp hình ảnh “ông đồ”- “hoa đào” trở thành tín hiệu báo xuân đến.
- “Mực tàu giấy đỏ”→ Viết thư pháp
- Tài năng hơn người với những nét chữ phóng khoáng, bay bổng “thảo những nét”, “rồng múa phượng bay”
- Nhận được sự ngưỡng mộ, yêu thích của mọi người “bao nhiêu người thuê viết”, “tấm tắc ngợi khen tài”
→ Ông đồ là trung tâm của bức tranh mùa xuân. Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền.
- Hình ảnh ông đồ thời lụi tàn
- Ông đồ vẫn ngồi bên góc phố đông người qua lại nhưng dần bị quên lãng.
- “mỗi năm mỗi vắng” gợi ra không khí đìu hiu, vắng vẻ và tình cảnh vắng khách của ông đồ
- Giấy, mực thấm đượm nỗi buồn của con người: nỗi buồn bị lãng quên
- “lá vàng rơi trên giấy” càng tô đậm thêm sự ảm đạm, gợi cảm giác úa tàn, lạnh lẽo.
→ Ông đồ dần trở nên lạc lõng giữa cuộc đời
- Tình cảm của nhà thơ
- Trân trọng, cảm mến tài năng của ông đồ cũng như những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
- Xót thương khi những giá trị văn hóa tốt đẹp của nền Nho học dần bị mai một, lãng quên.
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học lớp 6), hãy tìm thêm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới, hoặc tham khảo sách báo, Internet
Lời giải chi tiết:
Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em còn biết thêm bài thơ năm chữ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Dưới giàn hoa thiên lý (Nguyễn Nhật Ánh),...
Chuẩn bị Câu 2
Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đọc trước bài thơ Ông đồ, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Đình Liên
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới, hoặc tham khảo sách báo, Internet
Lời giải chi tiết:
Tiểu sử:
+ Vũ Đình Liên (1913-1996)
+ Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
Sự nghiệp:
+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
+ Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
+ Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoàn vọng
Chuẩn bị 3
Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp)
Phương pháp giải:
Em hãy tham khảo sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
- Chữ Nho có gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nhờ mượn chữ Hán về dùng mà chúng ta bổ sung thêm rất nhiều kho từ cho tiếng Việt
- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp): là nghệ thuật tạo hình chữ viết, thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết và giúp người viết rèn luyện sự kiên trì, tỉ mỉ, chiêm nghiệm những triết lý của cuộc sống.
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định vần và nhịp của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để xác định vần và nhịp
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ gieo vần chân, trong mỗi khổ, tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3. Tương tự, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4.
- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất
Lời giải chi tiết:
Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên rực rỡ đậm chất mùa xuân Tết đến: hoa đào nở rộ, phố sá đông người qua, ông đồ xuất hiện cùng mực tàu giấy đỏ đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong khổ 2, tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ thứ 2
Lời giải chi tiết:
Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài”
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?
Phương pháp giải:
Nêu ý nghĩa của từ “Nhưng” để làm rõ vai trò
Lời giải chi tiết:
Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò như một cánh cửa của hai thời kì trước và sau, thịnh và suy, hoàng kim - thất thế.
Đọc hiểu 5
Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?
Phương pháp giải:
Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối để so sánh sự khác nhau
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh ở khổ thơ cuối mang một nỗi buồn man mác, trống vắng khác hẳn với
Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 2
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 46 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Ông đồ, tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên.
- Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
Trả lời:
- Một số bài thơ năm chữ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Dưới giàn hoa thiên lý (Nguyễn Nhật Ánh)…
- Tác giả Vũ Đình Liên:
+ Vũ Đình Liên (1913 -1996), quê gốc ở Hải Dương nhưng ông sống chủ yếu ở Hà Nội.
+ Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu của phong trào Thơ mới.
+ Ngoài sang tác, Vũ Đình Liên còn nghiên cứu, giảng dạy, dịch thuật. Phong cách sang tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc,…
-Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho: Chữ Nho có gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nghệ thuật viết chữ Nho là nghệ thuật tạo hình chữ viết, thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết.
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn bã, thảng thốt của một thế hệ nhà Nho sắp bị lãng quên.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Vần: vần chân: già – qua, nở - đỏ, hay – bay,…
- Nhịp: 2/3, 3/2
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên: Không khí tết nhộn nhịp, với cảnh hoa đào và mọi người đi lại tấp nập. Ông đồ cùng với mực tàu giấy đỏ đã viết chữ cho mọi người.
Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?
Trả lời:
Tài năng viết chữ của ông đồ thể hiện:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen ngợi tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?
Trả lời:
Từ “nhưng” thể hiện thời thế của ông đồ đã thay đổi. “Nhưng” như một cánh cửa của hai thời kì thịnh và suy, hoàng kim và thất thế.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?
Trả lời:
Ở khổ thơ cuối là nỗi buồn man mác trống vắng khi những thú vui xưa cũ bị lãng quên khác hẳn với không khi đông vui, rộn ràng ở khổ thơ đầu.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Bài thơ viết về Ông đồ - người viết câu đối xưa và sự lãng quên của xã hội đối với ông đồ.
- Bài thơ là tiếng nói của nỗi lòng tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp của cảnh cũ, người cũ.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
Trả lời:
Nội dung của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian: xưa và nay. Qua đó thể hiện sự thay đổi của xã hội.
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phân tích và chỉ ra sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
Trả lời:
- Khổ thơ 1, 2: là hình ảnh đẹp, ông đò mang lại niềm vui cho mọi người mỗi dịp tết đến xuân về.
- Khổ 3, 4: không khí vắng vẻ, chẳng còn ai thuê ông đồ viết chữ.
Qua đó, cho thấy thú vui một thời đó là chơi câu đối đã bị lãng quên, ông đồ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
Trả lời:
Biện pháp tu từ được thể hiện trong bài thơ:
- Nhân hóa: Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu → Giấy, mực cũng có tình cảm giống như con người: buồn
- So sánh: Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay → thể hiệ tài năng viết chữ của ông đồ.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.
Trả lời:
Những câu thơ trên không chỉ tả cảnh mà còn tả tình. Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, giấy mực cũng có cảm xúc sâu buồn giống như con người khi bị lãng quên. Hình ảnh lá vàng rơi, mưa bụi bay càng gợi sầu buồn, xót xa hơn trước thực tại.
Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Trả lời:
- Qua bài thơ Ông đồ, em thấy tục xin chữ hay khai bút đầu năm là một nét đẹo rất riêng của người Việt. Việc làm này mang một ý nghĩa văn hóa thể hiện việc trọng chữ nghĩa và trọng tri thức cũng như mong một năm mới phúc lộc đầy nhà.
- Hình ảnh minh họa ông đồ ngồi cho chữ.
Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 3
Chuẩn bị
Hiển thị nội dung
Yêu cầu (trang 46 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), hãy tìm thêm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ.
- Đọc trước bài thơ Ông đồ, tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên.
- Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
Trả lời:
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ là: Mưa đêm, Thăm lại trường xưa, Thao thức, Trở gió…
- Tác giả Vũ Đình Liên
Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…
- Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
+ Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20.
+ Nghệ thuật thư pháp: Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép và họ có khả năng đẩy văn tự lên tầm nghệ thuật.
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Vần của bài thơ: vần cách.
- Nhịp của bài thơ: 2/3 và 3/2.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cảnh và người ở hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào?
Trả lời:
- Cảnh hiện lên phần đầu bài thơ: hoa đào nở, phố đông người =>không khí đông vui tấp nập của ngày Tết.
- Người hiện hiên phần đầu bài thơ: ông đồ già với mực tàu, giấy đỏ, bao nhiêu người thuê viết => hình ảnh gần gũi quen thuộc trong mỗi dịp Tết.
Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong khổ 2 tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?
Trả lời:
- Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết: “hoa tay thảo những nét/ như phượng múa rồng bay”.
Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?
Trả lời:
- Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò dẫn dắt ý thớ từ khổ trước với khổ sau và tạo bước ngoặt trong cảm xúc của người đọc.
Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?
Trả lời:
- Hình ảnh ở khổ cuối khác với khổ đầu là: không thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ nữa; phố không còn đông đúc tấp nập.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Bài thơ Ông đồ viết về ông đồ thời vắng bóng. Nếu như trước kia ông đồ được mọi người yêu mến, ca ngợi thì nay đã bị quên lãng “qua đường không ai hay”.
- Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là tác giả Vũ Đình Liên. Đó là niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian: ông đồ thời Nho học thịnh hành và hình ảnh ông đồ khi Nho học suy tàn.
- Các trình bày đó có tác dụng giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát tổng thể, thấy rõ được thái độ của khách qua đường đối với người nghệ sĩ.
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
Trả lời:
- Hình ảnh ông đồ qua các khổ thơ 1,2 và 3,4 là:
+ Ở khổ 1,2 ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trong không khí đông vui tấp nập người qua lại còn ở khổ 3,4 ông đồ vẫn ngồi đó nhưng không ai hay.
+ Ở khổ 1,2 cũng với mực tàu, giấy đỏ người ta ca ngợi tài năng của ông đồ “phượng múa, rồng bay” thì ở khổ 3,4 là hình ảnh ông đồ ế ẩm với “giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu”; người thuê viết vắng bóng.
- Những hình ảnh đối lập khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sĩ Nho học và chúng ta thấy được tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
Trả lời:
- Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: điệp từ, câu hỏi tu từ, đối lập (hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai), so sánh (như phượng múa rồng bay), nhân hóa (giấy đỏ buồn, mực sầu)…. Những biện pháp tu từ đó khắc họa hình ảnh ông đồ thời Hán học đã tàn qua đó thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thống văn hóa, đồng thời bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.
Trả lời:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Giấy đỏ là thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, đó là một thứ giấy rất mỏng manh chỉ cần một chút ẩm ướt cũng có thể phai màu. Vậy mà “Giấy đỏ buồn không thắm”, không thắm là bởi không được sử dụng nên úa tàn theo năm tháng. Mực là thứ để ông đồ họa chữ, trước khi dùng ông phải mài rồi dùng bút long để “múa” lên các con chữ, vậy mà nay “Mực đọng trong nghiên sầu” nghĩa là mực đã được mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đã đợi chờ trong vô vọng. Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vô tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người.
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Đầu khổ thơ là hình ảnh mùa xuân với hoa đào nở, nhưng tại sao lại có lá vàng rơi? Hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội. Lá vàng rơi trên giấy để chỉ thế hệ ông đồ tàn phai, đã bị quên lãng. Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa “ngoài giời mưa bụi bay”. Câu thơ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của một lớp người.
Đó là những câu thơ tả cảnh để ngụ tình bởi vì mượn cảnh giấy đỏ buồn, mực đọng để chỉ tình cảnh đáng thương của ông đồ, mượn cảnh lá vàng, mưa bụi bay để gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội.
Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Trả lời:
- Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu tục “xin chữ” mỗi dịp Tết là một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta. Xin chữ đầu năm cũng là một cách để người ta thể hiện sự coi trọng đạo học. Khi ông đồ cho chữ là thực hiện bằng bút long, mực đen và viết trên giất đỏ - một loại giấy mỏng trong. Viết chữ trên giấy đỏ để mong muốn một năm may mắn và nhiều tài lộc. Thư pháp có nhiều kiểu chơi, từ những bức liễn nhỏ xíu dùng để treo cây mai đến những bức thư pháp cỡ lớn treo tường, bên cạnh những bức thư pháp viết lên giấy mành, giấy mỹ thuật, viết trên trúc thì còn có cả những sản phẩm thư pháp viết trên gỗ, viết trên bình gốm bát tràng.
- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ ngồi cạnh giấy đỏ và mực đong, bút nghiên gác.
Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 4
I. Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên
Vũ Đình Liên (12 tháng 11 năm 1913- 18 tháng 1 năm 1996), là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Bài thơ Ông Đồ của ông được một nhà phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới
Vũ Đình Liên sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Ông đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằngcử nhân, về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.
Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa
Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam
* Tác phẩm tiêu biểu:
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá…
Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn-1957)
Nguyễn Đình Chiểu(1957)
Thơ Baudelaire(dịch-1995)
II. Khái quát tác phẩm Ông đồ
1. Hoàn cảnh sáng tác
Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
2. Thể loại
Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng gồm năm tiếng. Trong văn học dân gian thì gọi là thể vãn năm (mỗi câu năm âm tiết). Còn trong văn học bác học thì gọi đây là thơ ngũ ngôn. Như vậy có thể khẳng định thể thơ năm chữ cũng xuất hiện từ xa xưa và được lưu hành nhiều trong văn học ‘dân gian cũng như trong văn học bác học. ở văn học dân gian, nhiều nhất là thể hát dặm Nghệ – Tĩnh
3. Bố cục
Bài thơ được chia thành 3 phần:
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý
- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
- Phần 3 ( còn lại) : Tình cảm của nhà thơ
4. Giá trị nội dung
Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
5. Đặc sắc nghệ thuật
- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ.
- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ.
- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
III. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ Ông đồ
Câu hỏi 1: Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
Lời giải:
- Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.
+ Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).
+ Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .
+ Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.
+ Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.
→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.
- Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.
+ Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.
+ Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.
+ Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).
+ Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.
- Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.
→ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.
Câu hỏi 2: Bài thơ hay ở những điểm nào?
Lời giải:
Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.
- Tác giả dựng cảnh tương phản:
+ Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.
+ Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.
+ Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.
+ Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.
- Cái kết đầu cuối tương ứng:
+ Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.
+ Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.
+ "ông đồ xưa" không còn tồn tại nữa.
- Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời "vàng son xưa cũ" của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.
- Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.
→ Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa- giá trị tinh thần truyền thống đẹp- đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.
Câu hỏi 3: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.
Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?
Lời giải:
Các cặp câu thơ đều không chỉ tả cảnh mà còn tả tình:
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực, những vật vô tri, vô giác cũng đã trở nên có tình cảm như con người, biết sầu, biết buồn. Như vậy nỗi buồn của ông đồ đã lan sang những vật xung quanh.
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Những tờ giấy không được viết cứ nằm một chỗ đã gợi sự tẻ nhạt, buồn bã. Nhưng càng buồn hơn khi ông đồ vắng khách và không ai để ý đến ông, ông cũng để mặc những chiếc lá vàng rơi trên giấy. Ngoài trời những cơn mưa bụi càng làm cho mọi vật nhòe mờ. Ông đồ đã thực sự bị lãng quên.
⇒ Những câu thơ trên không chỉ là nỗi buồn của cảnh vật mà còn gợi được nỗi buồn trong lòng người.
Chuẩn bị
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học lớp 6), hãy tìm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ.
Gợi ý:
Một số bài thơ khác như Sóng (Xuân Quỳnh), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)...
- Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thông tin về tác giả Vũ Đình Liên.
Gợi ý:
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996) quê gốc Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội.
- Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ mới.
- Thơ của Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người, thiên về hoài cổ.
- Ngoài sáng tác, ông còn nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy văn học.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Nhớ Cao Bá Quát…
- Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
Gợi ý:
- Chữ Nho có gốc là một loại văn tự nxuất phát từ tiếng Trung Quốc
- Nghệ thuật viết chữ Nho: nghệ thuật tạo hình chữ viết mang nhiều giá trị nhân văn cao đẹp.
Đọc hiểu
Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ.
- Vần chân: già - qua, đâu - sầu, đấy - giấy, hay - bay, nở - giờ)
- Nhịp: 2/3 hoặc 3/2
Câu 2. Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?
- Cảnh: Phố đông đúc, rộn ràng không khí mùa xuân.
- Người: Ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ để viết câu đối.
Câu 3. Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?
Tài năng viết chữ của ông được thể hiện ở chi tiết: Những người mua khen gợi ông - “Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài”, “Hoa tay thảo những nét /Như phượng múa, rồng bay”
Câu 4. Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?
Có tác dụng liên kết, tạo sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại.
Câu 5. Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?
Hình ảnh ở khổ thơ cuối gợi sự vắng vẻ, buồn bã khi không còn thấy ông đồ xưa.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?
- Bài thơ Ông đồ viết về những ông đồ (người viết thư pháp) trong xã hội xưa và viết về sự lãng quên của xã hội với ông đồ theo thời gian.
- Người bày tỏ cảm xúc là tác giả, bộc lộ sự xót xa và tiếc nuối khi một giá trị văn hóa tốt đẹp đang dần bị mai một.
Câu 2. Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian.
- Cách trình bày trên giúp cho người đọc hiểu rõ được sự thay đổi của xã hội, khi nghệ thuật thư pháp không còn được quan tâm, hình ảnh ông đồ vắng bóng.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1,2 so với các khổ thơ 3,4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
- Hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2: Ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi.
- Hình ảnh ông đồ trong 3,4: Ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến.
=> Sự khác nhau nói lên tình cảnh đáng thương của “ông đồ” trước sự thay đổi của xã hội.
Câu 4. Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
- Biện pháp so sánh: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay” cho thấy tài hoa của ông đồ.
- Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” bộc lộ tâm trạng buồn bã, nuối tiếc.
- Biện pháp nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu”: Giấy và mực dường như cũng có tâm hồn giống con người, biết buồn bã trước cảnh ngộ của ông đồ.
- Câu hỏi tu từ cuối bài “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”: Lời than trách cho số phận của ông đồ.
Câu 5. Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Gợi ý:
Những câu thơ sau vừa tả cảnh, vừa tả tình. Tả cảnh ở những sự vật như “giấy đỏ, mực đọng trong nghiên, lá vàng rơi trên giấy, mưa bụi bay”. Nhưng qua những hình ảnh đó còn gửi gắm nỗi niềm tâm trạng, đó là sự buồn bã và xót xa và cô đơn trước cảnh ngộ thực tại.
Câu 6. Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về rất độc đáo, là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện được giá trị nhân văn cao đẹp.
Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 5
CHUẨN BỊ
CH1. Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên.
Trả lời:
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác: Ông đồ (Vũ Đình Liên), Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh),...
- Tác giả Vũ Đình Liên (1913 - 1996):
+ Sinh tại Hà Nội, quê gốc ở Hải Dương.
+ Đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: trường tư thục Thăng Long, trường Gia Long, trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.
+ Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa.
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
+ Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.
CH2. Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
Trả lời:
- Chữ Nho, chính xác hơn là chữ Hán (phồn thể) là chữ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từng là văn tự được sử dụng chung tại các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Chữ Hán được truyền bá vào Việt Nam với vai trò là văn tự chính thống.
- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp):
+ Là nghệ thuật thư pháp lấy chữ Hán làm chất liệu, là một sản phẩm song hành cùng quá trình chữ Hán được truyền bá. Các nước Trung, Nhật, Việt, Triều-Hàn đều từng tồn tại thư pháp chữ Hán.
+ "Thư pháp không phải là việc viết viết chữ đẹp, nó cũng không sinh ra từ những người chỉ học Hán học, thư pháp và viết đẹp đủ lục thư, mà nó chỉ sinh ra từ danh nhân. Danh nhân dù chữ nghĩa có loạc choạc đôi chút, thì chữ nghĩa cũng có thần thái, có đời sống nhân thế ở đó [...]" (Phan Cẩm Thượng - lời giới thiệu sách Lịch sử thư pháp Việt Nam của Nguyễn Sử)
B. Bài tập và hướng dẫn giải
ĐỌC HIỂU
Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ.
=> Xem hướng dẫn giải
- Vần: vần chân cách, vần liền.
- Nhịp thơ: 2/3, 3/2, 1/2/2.
Câu 2. Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Cảnh: đông đúc, tấp nập
- Người: ông đồ già, người thuê viết chữ tấm tắc ngợi khen ông đồ
Câu 3. Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết ông được những người thuê viết tấm tắc khen tài: "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa, rồng bay.".
Câu 4. Từ "nhưng" ở dòng 9 có vai trò gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Từ "nhưng" ở dòng 9 có vai trò thay đổi nội dung biểu hiện trong bài thơ, cho thấy sự đối lập cảnh và người ở phần đầu với phần sau của bài thơ.
Câu 5. Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?
=> Xem hướng dẫn giải
Khổ thơ đầu: Mỗi năm Tết đến đều thấy ông đồ
Khổ thơ cuối: Năm nay Tết đến không thấy ông đồ
CÂU HỎI
Câu 1. Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?
=> Xem hướng dẫn giải
- Bài thơ Ông đồ viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm.
- Chủ thể trữ tình là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ. Cảm xúc, suy nghĩ đó là cảm xúc tiếc, thương cảm và hoài niệm.
Câu 2. Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian. Cách trình bày ấy có tác dụng khiến nguòi đọc dễ dàng nắm được mạch tuyến tính của văn bản.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3, 4
- Bày mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người qua
- Được nhiều người thuê viết và được họ tấm tắc khen tài
- Vẫn bày mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người nhưng không ai để ý, đoái hoài
- Không ai thuê viết chữ, chỉ có lá vàng trên giấy giữa trời mưa bụi
=> Sự khác nhau giữa hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4 nói lên sự thay đổi của xã hội đối với việc xin chữ đầu năm, rộng lớn hơn là sự chuyển mình của xã hội cùng với sự thờ ơ những giá trị đẹp đẽ của rất nhiều lớp người "muôn năm cũ".
Câu 4. Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
=> Xem hướng dẫn giải
- Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".
→ Tác dụng:
mực và nghiên trở nên có tri giác, có hồn, cũng biết sầu
mực và nghiên có hồn, trở thành vật đại diện cho nghệ thuật thư pháp, có hệ thống quy tắc, lịch sử rõ ràng, có những tinh túy, vẻ đẹp riêng
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, cho thấy việc lãng quên những giá trị truyền thống không chỉ khiến văn hóa mai một, làm buồn lòng những thế hệ trước mà đến cả những vật tưởng như vô tri, vô giác cũng phải buồn.
+ Câu hỏi tu từ:
"Người thuê viết nay đâu?"
"Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?"
→ Tác dụng:
thể hiện sự chê trách những người đã bỏ quên giá trị xưa cũ
khơi gợi cảm nhận và suy nghĩ trong lòng người đọc về những giá trị xưa cũ đang bị lãng quên
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
=> Xem hướng dẫn giải
Các câu thơ:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
đều cho thấy nỗi buồn của cảnh vật. Đó là cảnh khiến con người cảm thấy cô đơn. Các câu thơ trên chỉ tả cảnh, không hề có một chữ nào nói đến hình ảnh con người. Nhưng cách tả cảnh này đã cho thấy được tâm trạng của ông đồ trong bức tranh xuân ấy, đồng thời cho thấy được tình cảm, tâm trạng của tác giả Vũ Đình Liên khi nhìn thấy những giá trị truyền thống đang bị mai một. Có thể nói nghệ thuật trong các câu thơ trên chính là tả cảnh ngụ tình.
Như vậy, các câu thơ trên là các câu thơ tả cảnh ngụ tình.
Câu 6. Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục "xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
=> Xem hướng dẫn giải
- Tục xin chữ đầu năm thể hiện việc coi trọng chữ nghĩa, tri thức. Xin chữ với hi vọng may mắn, bình an,...
- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ chọn vẽ một trong các hình ảnh:
+ Ông đồ ngồi một mình trên phố đông người qua, giữa tiết trời mưa phùn, nhớ lại kỉ niệm về người người đi xin chữ.
+ Hình ảnh năm mới, mọi người vẫn tấp nập nhưng có một sạp viết chữ để trống.
Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) - mẫu 6
Trước khi đọc bài Ông Đồ
Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên
Lời giải
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em còn biết thêm bài thơ năm chữ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Sóng (Xuân Quỳnh), Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa), Chú bò tìm bạn (Phạm Hổ), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Mầm non (Võ Quảng)…
- Tác giả Vũ Đình Liên:
- Vũ Đình Liên (1913-1996), sinh ra tại Hà Nội, quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
- Ngoài thơ, ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật.
- hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam
- Tác phẩm tiêu biểu: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá…
Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp)
Lời giải
- Chữ Nho có gốc là chữ Hán được phát âm bằng tiếng Việt.
- Chữ Hán được hình thành theo các cách chính: Chữ tượng hình, Chữ chỉ sự, Chữ hội ý, Chữ hình thanh, Chữ chuyển chú, Chữ giả tá.
- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp): Thư Pháp là nghệ thuật viết chữ bằng bút lông, thể hiện qua nét chữ những tâm tình và gửi gắm của người viết. Viết Thư Pháp không chỉ đòi hỏi chữ đẹp, mà bố cục còn phải hài hòa, đôi khi phải hợp phong thủy. Theo thời gian, Thư pháp đã hòa trong mạch sống nghệ thuật dân tộc và có ảnh hưởng đến đời sống xã hội. nghệ thuật thư pháp thường được tái hiện vào các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc với hình ảnh ông Đồ bên bút lông và giấy đỏ. Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên thời nhà Hán. Để viết được thư pháp bằng chữ Hán người viết cần phải am hiểu về ý nghĩa của các chữ, có nền tảng kiến thức thâm sâu về kết hợp và phân bố hình khối, tạo dáng chữ qua từng đường nét.
Đọc hiểu bài Ông Đồ
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định vần và nhịp của bài thơ.
Lời giải
- Bài thơ gieo vần chân. Tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4.
- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2.
Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?
Lời giải
Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên vào ngày Tết. Lúc này, khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp, đậm chất thơ. Hoa đào nở, phố đông người, ông đồ bên cạnh mực tàu giấy đỏ viết chữ cho người người nhà nhà về treo Tết.
Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?
Lời giải
Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết: người thuê tấm tắc khen ngợi với những nét chữ như rồng bay phượng múa.
Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?
Lời giải
Từ “Nhưng” ở dòng 9 dừng lại một nhịp, có vai trò đối sánh cảnh ngày Tết năm xưa và bây giờ.
Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?
Lời giải
Hình ảnh ở khổ thơ cuối gợi sự trống vắng. Cảnh vẫn vậy, còn người thì không. Thời thế thay đổi, nghề viết chữ không còn được nhiều người háo hức vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Vậy nên, bóng dáng ông đồ cũng lụi tàn dần. Khổ thơ gợi lên một nỗi buồn trong nét đẹp văn hóa bị lu mờ.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?
Lời giải
- Bài thơ viết về ông đồ viết thư pháp thời xưa và sự lu mờ dần khi xã hội ngày một phát triển, du nhập nhiều văn hóa khác.
- Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ chính là tác giả.
- Đó là nỗi buồn về một hình ảnh đẹp, một tập tục đẹp trong ngày lễ Tết đang dần bị mai mốt. Tác giả bày tỏ nỗi xót xa, nuối tiếc và cảm thông.
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
Lời giải
- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian
- Cách tình bày ấy có tác dụng thể hiện được sự thay đổi theo thời gian. Ngày xưa đẹp đẽ đến bao nhiêu, thì bây giờ, cảnh còn nhưng vắng người.
Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1,2 so với các khổ thơ 3,4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
Lời giải
- Hình ảnh ông đồ ở khổ 1 và khổ 2 hiện lên được mọi người coi trọng. Bởi ông đồ là người viết chữ, dệt nên những câu hay cầu chúc một năm mới tốt lành, bình an, may mắn cho người người nhà nhà. Có thể nói, thuở đấy, đó là một hình ảnh không thể thiếu trong ngày tết. Không có ông đồ, tết sẽ mất đi một nửa niềm vui.
- Còn sang khổ 3 và khổ 4, ta dần thấy được sự vắng mặt của mọi người. Ông đồ dần đi vào quên lãng trong tâm trí mọi người. Một nét đẹp bị mai một.
- Sự khác nhau gợi lên niềm xót thương cho ông đồ. Thời thế thay đổi, ông đồ trong lòng mọi người đã bị thế chỗ bởi những nét văn hóa khác.
Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
Lời giải
* Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài:
- Nhân hóa: “Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu”: nhà thơ nhân hóa giấy và mực, gợi lên tâm trạng của ông đồ. Một nỗi buồn không thể tả nổi khi nét văn hóa một thời huy hoàng ấy nay không còn nữa. Thưa vắng, chỉ còn ông đồ ngồi bên mực tàu, giấy đỏ.
- So sánh: “Hoa tay thảo những nét / Như phượng múa, rồng bay”: nhà thơ khắc họa tài năng viết chữ đẹp của ông đồ. Những đường nét điêu luyện, tuyệt đẹp. Nghệ thuật viết chữ, đòi hỏi sự uyển chuyển, khéo léo, tinh tế, nhịp nhàng. Và nét chữ của ông đồ trong bài thơ, đã đạt đến độ cực phẩm.
Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay
Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
Lời giải
Những câu thơ:
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Vũ Đình Liên sử dụng biện pháp nhân hóa. Những vật vô tri vô giác như giấy, mực cảm thấy buồn khi nhìn nhận thời thế đang thay đổi. Và đó, chính là cái buồn của ông đồ và cái buồn của chính nhà thơ. Ngoài trời, bụi mưa bay lất phất, lá vàng rơi đọng trên tờ giấy đỏ. Cảnh vật nhòe mờ như việc ông đồ viết chữ cho người. Những câu thơ gợi lên sự xót xa về một quá khứ tươi đẹp bao nhiêu thì nay lụi tàn bấy nhiêu.
Câu 6 (trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Lời giải
Tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về mang ý nghĩa cầu năm mới tràn đầy may mắn, nhiều tài lộc, thịnh vượng. Bây giờ, chúng ta hiếm khi thấy hình ảnh ông đồ viết chữ như ngày xưa. Một nét đẹp văn hóa đang ngày một bị lu mờ. Xin chữ thể hiện sự tôn trọng tri thức. Bởi nét chữ, nết người. Mỗi đường nét trên tờ giấy đỏ mang một ý nghĩa nhất định.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .