Top 6 Bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết...xem thêm ...
Bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
- Chuẩn bị
- Văn bản trên viết về vấn đề coi trọng pháp luật. Vấn đề ấy được chú trọng, quan tâm trong cuộc sống hiện nay.
- Mục đích của văn bản là giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng và nghiêm túc chấp hành pháp luật. Văn bản có phần sa pô, những đề mục được viết in đậm.
- Nội dung văn bản đã cung cấp những thông tin về vấn đề an toàn lao động, tai nạn giao thông xảy ra để từ đó khẳng định việc tôn trọng pháp luật là cần thiết.
- Đặc điểm của văn bản thông tin: nhan đề và đề mục rõ ràng, sử dụng các số liệu thống kê, dẫn chứng cụ thể…
- Tình cảm và thái độ của người viết: khách quan, đề cao và tôn trọng pháp luật.
- Đọc hiểu
Câu 1. Theo em, nội dung in đậm này có đúng yêu cầu của phần sa pô?
Nội dung in đậm có đúng yêu cầu của phần sa pô.
Câu 2. Nội dung chính của tiêu mục này là gì?
Bàn về vấn đề an toàn lao động.
Câu 3. Tác dụng của các số liệu ở đây là gì?
Chứng minh cho thực trạng mất an toàn giao thông ở nước ta.
Câu 4. Câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả?
Câu văn: Hãy thử tưởng tượng, mỗi năm tai nạn giao thông xóa sổ dân số của hai xã cỡ trung bình thì mới thấy nó khủng khiếp biết chừng nào.
Câu 5. Tiểu mục này cho biết thái độ gì của tác giả?
Tiểu mục này thể hiện thái độ tức giận, phê bình của tác giả.
Câu 6. Nội dung tiểu mục này liên quan với nhan đề như thế nào?
Tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của việc coi trọng pháp luật.
- Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có phổ biến trong cuộc sống hiện nay không?
- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề: Con người cần coi trọng luật pháp.
- Vấn đề này rất phổ biến, quan trọng trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn.
- Bố cục và cách trình bày của văn bản rõ ràng với từng tiểu mục cụ thể.
- Nội dung chính từng phần:
- Phần 1. Mở đầu: gợi mở, giới thiệu về vấn đề.
- Phần 2. An toàn lao động: kể về một tai nạn xảy ra trong lao động xảy ra trên giàn khoan, đưa ra nhận xét cá nhân và từ một kĩ sư người Nga.
- Phần 3. Tai nạn giao thông: kể về một vụ tai nạn giao thông, đưa ra thống kế số liệu các vụ tai nạn giao thông và nêu ý kiến cá nhân.
- Phần 4. Các trò đùa tai hại: kể về trò đùa tai hại trên một chuyến bay, từ đó đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.
- Phần 5. Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở: Kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.
Câu 3. Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở.
Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở tác giả đã đặt ra vấn đề về phải coi phép luật như khí trời để thở. Tác giả tiến hành phân chia đề mục từng phần khác nhau. Trong từng phần là dẫn chứng thực tế, những câu chuyện có thật, những số liện cụ thê để từ đó đúc rút ra những kết luận, bài học. Cuối cùng tổng kết được tầm quan trọng của pháp luật: "Để tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật."
Câu 4 . Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.
Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm như vấn đề an toàn trong lao động, tai nạn giao thông, các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.
Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.
Câu 5. Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).
Nội dung văn bản mang lại cho em rất nhiều thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản em biết có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
Một vài hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống mà em đã gặp hoặc biết được:
- Hiện nay, nhiều cá nhân khi tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm hay uống rượu lái xe gây ra tai nạn không đáng có. Ví dụ như vụ một người chồng uống rượu xong lái xe trở vợ bầu gây ra tai nạn giao thông không đáng có khiến vợ mất ngay tại chỗ.
- Trên nhiều tuyến đường Hà Nội về đêm thường xuyên xảy ra các cuộc đua xe máy trái phép của nhiều đối tượng thanh thiếu niên, gây mất trật tự xã hội.
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Đã bao giờ bạn tự hỏi về tầm quan trọng của pháp luật, vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở? Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sinh ra giúp duy trì trật từ xã hội và là chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, tội phạm sẽ giảm bớt, thậm chí là không xuất hiện. Các hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân và người khác không còn, mỗi người tự ý thức được hành vi của mình, xã hội sẽ văn minh hơn. Ngược lại khi xã hội không có pháp luật, mỗi người tự làm theo ý mình, trật tự xã hội bị phá vỡ gây ra những hâu quả khôn lường, đời sống nhân dân bất an, lo lắng... Như vậy có thể thấy pháp luật rất quan trọng giống như khi trời vậy.
- Giá trị nội dung:
Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời cho người đọc thấy rõ một trong những vấn đề rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay, đó là vấn đề chú trọng pháp luật. Qua văn bản, người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, với sự phát triển đất nước.
- Giá trị nghệ thuật:
Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn một cách mạch lạc rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung.
Nội dung chính:
Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh. Bằng những lập luận, dẫn chứng cụ thể, xác đáng, tác giả đã đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật để từ đó đưa ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.
Bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) - mẫu 2
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm các bài viết trên internet liên quan đến chấp hành pháp luật.
Lời giải chi tiết:
- Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
- Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.
Phương pháp giải:
Dựa vào nhan đề cuốn sách, tập trung vào giải thích nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính nói về những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Theo em, nội dung in đậm này có đúng yêu cầu của phần sa pô?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu in đậm, xem nghĩa của nó để xác định có đúng yêu cầu hay không.
Lời giải chi tiết:
Theo em, nội dung in đậm đúng yêu cầu của phần sa pô. Vì nó đã khơi mở vấn đề, nằm ngay dưới tiêu đề có vai trò mở đầu, tóm tắt nội dung bài viết.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Quan sát toàn văn bản để biết có bao nhiêu tiểu mục được in đậm.
Phương pháp giải:
Tìm các tiểu mục in đậm.
Lời giải chi tiết:
Có 4 tiểu mục được in đậm.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nội dung chính của tiểu mục này là gì?
Phương pháp giải:
Giải thích ý nghĩa của tiểu mục.
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của tiểu mục này là bàn về vấn đề an toàn trong lao động ở Việt Nam.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện.
Phương pháp giải:
Đọc cả đoạn và tìm ra tác dụng của việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tác dụng của các số liệu ở đây là gì?
Phương pháp giải:
Đọc cả đoạn và tìm ra tác dụng của việc sử dụng các số liệu
Lời giải chi tiết:
Việc nêu số liệu làm cho thông tin thêm tính xác thực.
Trong khi đọc 6
Câu 6 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc cả đoạn và tìm ra câu văn thể hiện thái độ của tác giả
Lời giải chi tiết:
Câu văn: Hãy thử tưởng tượng… khủng khiếp biết chừng nào!
→ Khẳng định về tác hại của tai nạn giao thông đồng thời làm dẫn chứng đanh thép cho lập luận ở trên
Trong khi đọc 7
Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhan đề tiểu mục này cho biết thái độ gì của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc nhan đề và tìm ra thái độ của tác giả
Lời giải chi tiết:
Thái độ lên án, phê phán
Trong khi đọc 8
Câu 6 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nội dung tiểu mục này liên quan với nhan đề như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn cuối tìm ra nội dung chính và so sánh với nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Tên của tiểu mục đã chứa tên nhan đề bài viết. Nội dung mục này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà tác giả Quãng Dũng đang muốn bàn luận trong bài viết. Trong câu chuyện của Giáo sư, người khách thắc mắc về khẩu hiệu được nêu lên là "Sống và làm việc theo pháp luật", đối với anh ta con người sống và làm việc thì phải thở. Như vậy có thể coi luật pháp như khi trời để thở.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có phổ biến trong cuộc sống hiện nay không?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ bài, tìm ra vấn đề dựa vào nhan đề. Áp dụng với những kiến thức thực tế hiện nay.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.
- Vấn đề ấy rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ bài, chú ý bố cục và cách trình bày của văn bản. Tóm tắt nội dung chính dựa vào phần in đậm.
Lời giải chi tiết:
- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn gồm có: Nhan đề, sa pô, các tiểu mục, tên tác giả, nơi in ấn, đơn vị, thời gian phát hành.
+ Phần 1: Mở đầu.
+ Phần 2: Bàn về vấn đề an toàn lao động. Kể về một câu chuyện liên quan đến một tai nạn xảy ra trong lao động mà tác giả biết được, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét cá nhân và từ một kỹ sư người Nga.
+ Phần 3: Bàn về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả thấy trong một lần về quê thăm bạn. Sau đưa ra thống kế số liệu các vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến cá nhân.
+ Phần 4: Bàn về các trò đùa tai hại. Kể về trò đùa tai hại của một người khiến chuyến bay bị ảnh hưởng. Từ đó đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.
+ Phần 5: Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở. Tác giả kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ bài, tìm ra tính chất tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
- Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở tác giả đã đặt ra vấn đề về phải coi phép luật như khí trời để thở. Tác giả tiến hành phân chia đề mục từng phần khác nhau. Trong từng phần là dẫn chứng thực tế, những câu chuyện có thật, những số liện cụ thể để từ đó đúc rút ra những kết luận, bài học.
→ Cuối cùng tổng kết được tầm quan trọng của pháp luật: "Để tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật."
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ bài, tìm ra mục đích của văn bản. Đưa ra nhận xét về thái độ và tình cảm của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.
- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm như vấn đề an toàn trong lao động, tai nạn giao thông, các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.
- Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).
Phương pháp giải:
Chỉ ra những thông tin và nhận thức bổ ích. Dựa vào kiến thức thực tế để kể lại một số hiện tượng vi phạm pháp luật.
Lời giải chi tiết:
- Thông qua văn bản em biết có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
- Một vài hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống mà em đã gặp hoặc biết được:
+ Hiện nay, nhiều cá nhân khi tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, vượt đèn đỏ và gây ra nhiều những tai nạn thương tâm.
+ Ba cô tiếp viên hàng không bị bắt do vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung chính của văn bản, trình bày thành đoạn văn làm rõ vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Đã bao giờ bạn tự hỏi về tầm quan trọng của pháp luật, vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở? Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sinh ra giúp duy trì trật từ xã hội và là chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, tội phạm sẽ giảm bớt, thậm chí là không xuất hiện. Các hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân và người khác không còn, mỗi người tự ý thức được hành vi của mình, xã hội sẽ văn minh hơn. Ngược lại khi xã hội không có pháp luật, mỗi người tự làm theo ý mình, trật tự xã hội bị phá vỡ gây ra những hậu quả khôn lường, đời sống nhân dân bất an, lo lắng... Như vậy có thể thấy pháp luật rất quan trọng giống như khí trời vậy.
Bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
1) Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)
+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?
+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?
+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?
+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?
+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?
- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.
- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.
* Trả lời:
- Văn bản viết về vấn đề: luật pháp. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.
- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.
Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.
- Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích: tầm quan trọng của pháp luật với đời sống, xã hội, với sự phát triển đất nước.
- Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản
- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi.
- Một số vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông....
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh. Bằng những lập luận, dẫn chứng cụ thể, xác đáng, tác giả đã đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật để từ đó đưa ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1. (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo em, nội dung in đậm này có đúng yêu cầu của phần sa pô?
Trả lời:
Theo em, nội dung in đậm đúng yêu cầu của phần sa pô. Vì nó đã khơi mở vấn đề, nằm ngay dưới tiêu đề có vai trò mở đầu, tóm tắt nội dung bài viết.
Câu 2. (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Quan sát toàn văn bản để biết có bao nhiêu tiêu mục được in đậm.
Trả lời:
Có 4 tiểu mục được in đậm.
Câu 3. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nội dung chính của tiêu mục này là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của tiểu mục này là bàn về vấn đề an toàn trong lao động ở Việt Nam.
Câu 4. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Chú ý việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện.
Trả lời:
Việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn.
Câu 5. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Tác dụng của các số liệu ở đây là gì?
Trả lời:
Việc nêu số liệu làm cho thông tin thêm tính xác thực.
Câu 6. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả?
Trả lời:
Câu văn: Hãy thử tưởng tượng… khủng khiếp biết chừng nào!
→ Khẳng định về tác hại của tai nạn giao thông đồng thời làm dẫn chứng đanh thép cho lập luận ở trên
Câu 7. (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nhan đề tiểu mục này cho biết thái độ gì của tác giả?
Trả lời:
Thái độ lên án, phê phán
Câu 8. (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nội dung tiểu mục này liên quan với nhan đề như thế nào?
Trả lời:
Tên của tiểu mục đã chứa tên nhan đề bài viết. Nội dung mục này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà tác giả Quãng Dũng đang muốn bàn luận trong bài viết. Trong câu chuyện của Giáo sư, người khách thắc mắc về khẩu hiệu được nêu lên là "Sống và làm việc theo pháp luật", đối với anh ta con người sống và làm việc thì phải thở. Như vậy có thể coi luật pháp như khi trời để thở.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
Văn bản trên viết về vấn đề con người phải tôn trọng pháp luật, lấy pháp luật là khí trời để thở thì mới có xã hội văn minh.
Vấn đề trên đang là vấn đề cấp thiết và cần được chú trọng trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn.
Trả lời:
Cố cục và cách trình bày của văn bản được sắp xếp thành nhiều phần, các phần lớn gồm: Nhan đề, tiểu mục, tên tác giả, đơn vị, nơi thực hiện in ấn, thời gian phát hành.
Tóm tắt nội dung chính của từng phần:
- Phần 1: Phần mở đầu
- Phần 2: Bàn luận về vấn đề an toàn lao động bằng việc kể về một tai nạn lao động mà tác giả biết đến. Từ đó đưa ra đánh giá và nhận xét về vấn đề.
- Phần 3: Bàn luận về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả gặp trong lần về quê thăm bạn. Tiếp đến, đưa ra số liệu thống kê số vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến của bản thân.
- Phần 4: Bàn luận và dẫn chứng về các trò đùa tai hại. Từ đó nếu lên vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.
- Phần 5: Vấn đề phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở. Dẫn chứng về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc, từ đó đưa ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.
Câu 3. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở.
Trả lời:
Trong văn bản trên, tác giả đề ra vấn đề phải coi pháp luật như khí trời để thở. Tác giả chia tác phẩm thành nhiều mục khác nhau với từng dẫn chứng cụ thể, thực tế để từ đó rút ra những bài học, kết luận. Đúc kết lại giúp ta nhìn nhận và đánh giá được tầm quan trọng của pháp luật: “Dể tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật”.
Câu 4. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
Trả lời:
- Văn bản nhằm mục đích chứng minh cho độc giả thấy được tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải tôn trọng, thực thi đúng pháp luật hay “thượng tôn pháp luật”.
- Mục đích được làm sáng tỏ bằng cách chia văn bản thành nhiều mục với từng nội dung nổi bật đang phổ biến trong xã hội như: vấn đề an toàn lao động, tại nạn lao động, một số trò đùa tai hại của cá nhân, tập thể. Tác giả dẫn chứng bằng những câu chuyện có thức, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục. Ngoài ý kiến nhận xét của cá nhân, tác giả còn kết hợp nhận xét, đánh giá của một số người nhằm tăng tính khách quan của văn bản.
- Văn bản trên thể hiện sự quan tâm, am hiểu pháp luật của tác giả. Qua văn bản, tác giả phê phán, lên án những hành vi làm trai pháp luật, không tôn trọng pháp luật.
Câu 5. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).
Trả lời:
Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bố ích với cái nhìn trực quan về mọi mặt của xã hội. Biết thêm nhiều câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để thấy được tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Từ đó rút ra bài học cho bản thân phải cố gắng trau dồi, tu dưỡng đạo đức, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật để góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
Một số hiện tượng vi phạm pháp luật trong đời sống mà em biết:
- Vấn đề an toàn giao thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: nhiều cá nhân tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, uống rượu bia khi tham gia giao thông dẫn đến những tai nạn thương tâm. Ví dụ như một tài xế xe ô tô uống rượu say mềm rồi lái xe về nhà, trên đường đi do mất kiểm soát nên đã tông vào xe máy khiến ba mẹ con tử vong tại chỗ.
- Tại các tuyến đường ở Hà Nội về đêm vẫn có rất nhiều thanh thiếu niên tham gia đua xe trái phép. Ví dụ như cuộc đua xe ở vòng quanh Hồ Gươm vào mỗi đêm gây ảnh hướng tiếng ồn, mất trật tự xã hội.
Câu 6. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Trả lời:
Pháp luật được hiểu là một hệ thống các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đề ra và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi cá nhân trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Pháp luật không cấu thành nên các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật là một phương thức hữu hiệu để định hướng và phân phối sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập hóa, hiện đại hóa, đời sống xã hội đang có nhiều sự thay đổi lớn, khi đó vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cải cách hay cách mạng xã hội, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự phản kháng và lực cản từ nhiều phía. Ngược lại, những yếu tố cổ hủ, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trong điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các động thái xã hội và các quan hệ phát sinh từ các biến đổi xã hội quan trọng đó”. Dưới sự kiểm soát của pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được đề cao, nhờ đó sự tồn tại của chúng được hiện hữu, trở nên chính thức và chắc chắn, không thể xoay chuyển. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi mới nếu không có pháp luật đảm bảo thì khó có thể thành công, pháp luật thật sự rất cần thiết và quan trọng với cuộc sống như khí trời để thở vậy.
Bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) - mẫu 4
CHUẨN BỊ - SOẠN BÀI PHẢI COI LUẬT PHÁP NHƯ KHÍ TRỜI ĐỂ THỞ
- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.
- Nội dung chính nói về những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi.
ĐỌC HIỂU - SOẠN BÀI PHẢI COI LUẬT PHÁP NHƯ KHÍ TRỜI ĐỂ THỞ
Câu 1. Theo em, nội dung in đậm này có đúng yêu cầu của phần sa pô?
Trả lời:
Theo em, nội dung in đậm đúng yêu cầu của phần sa pô. Vì nó đã khơi mở vấn đề, nằm ngay dưới tiêu đề có vai trò mở đầu, tóm tắt nội dung bài viết.
Câu 2. Quan sát toàn văn bản để biết có bao nhiêu tiểu mục được in đậm.
Trả lời:
Có 4 tiểu mục được in đậm.
Câu 3. Nội dung chính của tiểu mục này là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của tiểu mục này là bàn về vấn đề an toàn trong lao động ở Việt Nam.
Câu 4. Chú ý việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện.
Trả lời:
Việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn.
Câu 5. Tác dụng của các số liệu ở đây là gì?
Trả lời:
Việc nêu số liệu làm cho thông tin thêm tính xác thực.
Câu 6. Câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả?
Trả lời:
Câu văn: Hãy thử tưởng tượng… khủng khiếp biết chừng nào!
→ Khẳng định về tác hại của tai nạn giao thông đồng thời làm dẫn chứng đanh thép cho lập luận ở trên
Câu 7. Nhan đề tiểu mục này cho biết thái độ gì của tác giả?
Trả lời:
Thái độ lên án, phê phán
Câu 8. Nội dung tiểu mục này liên quan với nhan đề như thế nào?
Trả lời:
Tên của tiểu mục đã chứa tên nhan đề bài viết. Nội dung mục này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà tác giả Quãng Dũng đang muốn bàn luận trong bài viết. Trong câu chuyện của Giáo sư, người khách thắc mắc về khẩu hiệu được nêu lên là "Sống và làm việc theo pháp luật", đối với anh ta con người sống và làm việc thì phải thở. Như vậy có thể coi luật pháp như khi trời để thở.
CÂU HỎI CUỐI BÀI - SOẠN BÀI PHẢI COI LUẬT PHÁP NHƯ KHÍ TRỜI ĐỂ THỞ
Câu 1. Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có phổ biến trong cuộc sống hiện nay không?
Trả lời:
- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.
- Vấn đề ấy rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn.
Trả lời:
- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn gồm có: Nhan đề, sa pô, các tiểu mục, tên tác giả, nơi in ấn, đơn vị, thời gian phát hành.
+ Phần 1: Mở đầu.
+ Phần 2: Bàn về vấn đề an toàn lao động. Kể về một câu chuyện liên quan đến một tai nạn xảy ra trong lao động mà tác giả biết được, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét cá nhân và từ một kỹ sư người Nga.
+ Phần 3: Bàn về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả thấy trong một lần về quê thăm bạn. Sau đưa ra thống kế số liệu các vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến cá nhân.
+ Phần 4: Bàn về các trò đùa tai hại. Kể về trò đùa tai hại của một người khiến chuyến bay bị ảnh hưởng. Từ đó đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.
+ Phần 5: Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở. Tác giả kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.
Câu 3. Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở.
Trả lời:
- Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở tác giả đã đặt ra vấn đề về phải coi phép luật như khí trời để thở. Tác giả tiến hành phân chia đề mục từng phần khác nhau. Trong từng phần là dẫn chứng thực tế, những câu chuyện có thật, những số liện cụ thể để từ đó đúc rút ra những kết luận, bài học.
→ Cuối cùng tổng kết được tầm quan trọng của pháp luật: "Để tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật."
Câu 4. Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
Trả lời:
- Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.
- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm như vấn đề an toàn trong lao động, tai nạn giao thông, các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.
- Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.
Câu 5. Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).
Trả lời:
- Thông qua văn bản em biết có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
- Một vài hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống mà em đã gặp hoặc biết được:
+ Hiện nay, nhiều cá nhân khi tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, vượt đèn đỏ và gây ra nhiều những tai nạn thương tâm.
+ Ba cô tiếp viên hàng không bị bắt do vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Trả lời:
Đã bao giờ bạn tự hỏi về tầm quan trọng của pháp luật, vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở? Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sinh ra giúp duy trì trật từ xã hội và là chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, tội phạm sẽ giảm bớt, thậm chí là không xuất hiện. Các hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân và người khác không còn, mỗi người tự ý thức được hành vi của mình, xã hội sẽ văn minh hơn. Ngược lại khi xã hội không có pháp luật, mỗi người tự làm theo ý mình, trật tự xã hội bị phá vỡ gây ra những hậu quả khôn lường, đời sống nhân dân bất an, lo lắng... Như vậy có thể thấy pháp luật rất quan trọng giống như khí trời vậy.
Bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
Phân tích
Con người không thể tồn tại trong một môi trường không có không khí, một đất nước không thể tồn tại nếu không có pháp luật kỷ cương. Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Vì đó không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội mà còn là phương tiện để công dân thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, tập thể coi pháp luật như một gánh nặng để tuân theo. Văn bản “Phải coi pháp luật như khí trời để thở” được trích trong “Người Việt: phẩm chất và thói hư tật xấu” sẽ lý giải cho chúng ta về những thực trạng xã hội.
Mở đầu văn bản, Lê Quang Dũng đã đưa người đọc vào cảm giác tò mò và căng thẳng qua một câu chuyện về sự cố đã xảy ra trên giàn khoan ÊKHABI ở mỏ Bạch Hổ. Đó là vào năm 1996, ông làm đốc công kiêm phiên dịch cho một công ty sửa chữa tàu biển và giàn khoan ở Vũng Tàu. Một sự cố hú hồn làm khiến ông nhớ mãi.
Từ câu chuyện mở đầu, tác giả dẫn dắt người đọc đến sự bàn luận về vấn đề an toàn trong lao động. Ông đã đưa ra hai tình huống về an toàn lao động trên giàn khoan tại mỏ Bạch Hổ.
Đó là vào giờ giải lao, một nhóm công nhân vào phòng ở của họ hút thuốc. Hết giờ nghỉ, cả nhóm tiếp tục công việc. Mươi phút sau, hai thợ sơn vào phòng sửa lại cái súng phun sơn. Vừa mở cửa, khói trong phòng mù mịt, lửa cháy mấy bộ quần áo bảo hộ lao động để dưới sàn nhà và leo lên cả chăn nệm của cái giường tầng dưới. Phút chốc, cả phòng tràn ngập nước, ngọn lửa bị khống chế. Lúc bấy giờ, thuỷ thủ Nga cũng đổ xô đến. Hai công nhân Việt Nam áo quần ướt sũng, mặt xanh như tàu lá. Vấn đề này xảy ra nằm ở ý thức kỷ luật chưa cao của công nhân Việt Nam, tác giả cũng đưa ra một số thông tin về nguyên nhân của sự cố, đó là do mẩu thuốc lá chưa dụi tắt đã gây ra cháy và lan sang các bộ quần áo bảo hộ lao động gần đó.
Tình huống thứ hai ông đưa vào đoạn văn là một trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng, khi một công nhân ta nổi hứng xuống chân đế câu cá và rơi xuống biển, và phải mất nhiều ngày mới tìm được xác. Điều này cho thấy rằng, không chỉ việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình làm việc trên giàn khoan, mà cả việc tuân thủ các quy định về an toàn khi không làm việc cũng vô cùng quan trọng.
Tổng thể, Lê Quang Dũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong môi trường làm việc mạo hiểm như giàn khoan, dầu khí và cả việc nâng cao ý thức kỷ luật của các công nhân và nhân viên trong các ngành nghề khác nói chung.
Tiếp đến, vấn đề an toàn giao thông được tác giả bàn bạc qua một vụ tai nạn giao thông gây ra bởi việc lái xe trong tình trạng say rượu của cậu con trai của một người bạn tác giả. Tai nạn đã gây ra cái chết đau lòng của cậu con trai và một người khác, và làm đau lòng cả gia đình và bạn bè của họ. Bên cạnh đó, đoạn văn cũng đưa ra những con số về tai nạn giao thông tại Việt Nam. Số vụ tai nạn giao thông và số người chết và bị thương tật trong 15 năm gần đây là rất đáng lo ngại. Việt Nam là một trong những nước có số vụ tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới. Từ đó, ông đã đưa ra một nhận định rằng, ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông ở Việt Nam.
Một điều quan trọng và đáng lo ngại được đề cập đến là những trò đùa tai hại trong xã hội. Tác giả đã kể lại trường hợp trên chuyến bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh, một hành khách nổi hứng dọa trên máy bay có lựu đạn, gây ra sự lo lắng và hỗn loạn trên máy bay và làm ngành hàng không lỡ chuyến bay. Đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra, và tác giả cho rằng những người thực hiện hành động này không hiểu biết về luật pháp và không có ý thức văn hoá. Trong số họ, có người là hoạ sĩ, có người làm du lịch. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức luật pháp trong hành vi của mỗi công dân. Những hành động đùa giỡn tai hại như vậy không chỉ gây ra sự lo lắng và bất ổn trong xã hội, mà còn làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hàng không và kinh tế đất nước. Hơn nữa, tác giả nhấn mạnh về việc những người thực hiện hành động này không hiểu biết về luật pháp và không có ý thức văn hoá, mà nếu họ có kiến thức đầy đủ về luật pháp và nhận thức rõ về hậu quả của hành động của mình, họ sẽ không dại dột đùa giỡn tai hại như vậy.
Cuối cùng, đó là khoảnh khắc mà Giáo sư Phan Ngọc kể lại một mẩu chuyện nhỏ về vấn đề pháp luật. Ông đã cho thấy pháp luật trong việc xây dựng văn minh, tiến bộ của một quốc gia qua một khẩu hiệu được dịch sang tiếng Pháp với một khách du lịch Pháp, người không hiểu tầm quan trọng của việc sống và làm việc theo pháp luật. Tác giả cũng đưa ra một dẫn chứng về công viên văn hoá Đầm Sen, nơi mà sự sạch sẽ được duy trì thông qua việc áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm ngặt đối với những người xả rác bừa bãi. Lê Quang Dũng cho rằng pháp luật là một thành phần không thể thiếu trong văn minh của một quốc gia và mọi công dân cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp.
Qua đó, ta thấy được pháp luật là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Dưới sự kiểm soát của pháp luật, những yếu tố mới tích cực sẽ được đề cao, và sự tồn tại của chúng sẽ trở nên chính thức và bền vững. Bởi pháp luật như khí trời, rất cần thiết và quan trọng cho cuộc sống của con người.
Bài soạn "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
Đọc đoạn trích sau:
Đến tai nạn giao thông
Năm ngoài có dịp về quê, ghé thăm người bạn cũ, tôi được nghe một chuyện đau lòng. Anh bạn có cậu con trai, vừa học xong một trường đại học ở Hà Nội, tốt nghiệp loại giỏi, được học tiếp thạc sĩ. Trước hôm con ra Hà Nội học, cả nhà liên hoan, mời khá đông bạn bè anh em. Hơn 21 giờ, tiệc tan. Nổi hứng, cậu con trai cùng ba người bạn lên hai chiếc xe máy chạy lòng vòng quanh thành phố Vinh để mai ngày chia tay. Men rượu bia xen lẫn niềm vui chiến thắng, chiếc xe máy con anh bạn không làm chủ tốc độ, lao vào một chiếc xe tải ngược chiều, chết ngay tức khắc cả hai người. Một cái chết thương tâm, gây sửng sốt cho nhiều người. Cả gia đình bạn tôi đến bây giờ vẫn chưa vơi được nỗi đau mất mát. Việt Nam là một trong những nước có số vụ tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới. 276 873 vụ tai nạn giao thông làm 113 754 người chết và 296 592 người bị thương tật trong 15 năm gần đây (1990 – 2005), Chỉ tính riêng năm 2005 có tới 12 048 người chết. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tai nạn là ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém. Hãy thử tưởng tượng, mỗi năm tai nạn giao thông xóa số dân số của hai xã cỡ trung bình thì mới thấy nó khủng khiếp biết chừng nào.
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, Cánh Diều)
Câu hỏi:
Câu 1. Theo đoạn trích, nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông ở Việt Nam là gì? Hãy trình bày quan điểm của bạn về nguyên nhân này.
Câu 2. Theo bạn, tác giả có đồng tình với việc uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông hay không? Hãy dẫn chứng từ đoạn trích để bảo vệ lập trường của bạn.
Câu 3. Theo bạn, tác giả có thể là ai? Hãy dựa vào những gì tác giả kể trong đoạn trích để suy luận về bối cảnh, mục đích và thái độ của tác giả khi viết bài này.
Câu 4. Theo bạn, tác giả sử dụng phương pháp nào để thu hút sự chú ý của người đọc? Hãy chỉ ra những ví dụ cụ thể trong đoạn trích và giải thích tác dụng của chúng.
Câu 5. Theo bạn, câu cuối cùng của đoạn trích có ý nghĩa gì? Hãy phân tích cách tác giả sử dụng ngôn ngữ để tạo ra hiệu ứng khủng khiếp cho người đọc.
Câu 6. Theo bạn, đoạn trích này có liên quan đến chủ đề "Phẩm chất và thói hư tật xấu" không? Nếu có, hãy nêu ra những phẩm chất và thói hư tật xấu mà tác giả muốn chỉ trích hoặc ca ngợi trong đoạn trích này.
Câu 7. Theo bạn, đoạn trích này có ý nghĩa gì với cuộc sống hiện nay của bạn và xã hội Việt Nam? Hãy nói rõ những bài học và kinh nghiệm mà bạn rút ra được từ đoạn trích này.
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Theo đoạn trích, nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông ở Việt Nam là ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém. Tôi đồng ý với nguyên nhân này vì nhiều người không tuân thủ các quy định về tốc độ, đội mũ bảo hiểm, dừng đèn đỏ, không uống rượu bia khi lái xe.. Điều này gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, làm tăng khả năng xảy ra tai nạn.
Câu 2. Theo tôi, tác giả không đồng tình với việc uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Tác giả đã kể một chuyện đau lòng về cậu con trai của bạn mình, bị chết vì uống rượu bia và không làm chủ được tốc độ. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng men rượu bia xen lẫn niềm vui chiến thắng là một trong những yếu tố khiến người ta mất cảnh giác và tự tin quá mức khi lái xe. Từ đó, tác giả muốn nhắc nhở người đọc về hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
Câu 3. Theo tôi, tác giả có thể là một nhà báo hoặc một nhà văn có quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông. Tác giả đã dùng những con số thống kê để minh họa cho tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam trong 15 năm gần đây. Tác giả cũng đã dùng câu chuyện cá nhân để làm sống động cho đoạn trích và tạo cảm xúc cho người đọc. Mục đích của tác giả khi viết bài này có thể là để cảnh báo, phản ánh và giáo dục người dân về ý thức pháp luật và an toàn giao thông. Thái độ của tác giả khi viết bài này có thể là lo lắng, buồn bã và mong muốn thay đổi.
Câu 4. Theo tôi, tác giả sử dụng phương pháp kết hợp giữa lập luận và kể chuyện để thu hút sự chú ý của người đọc. Những ví dụ cụ thể trong đoạn trích là:
+Tác giả bắt đầu đoạn trích bằng một câu hỏi "Đến tai nạn giao thông" để gợi mở cho chủ đề của đoạn trích và kích thích sự tò mò của người đọc.
+Tác giả tiếp tục kể một câu chuyện có thật về cậu con trai của bạn mình, bị chết vì tai nạn giao thông. Câu chuyện này có tính nhân văn cao, gây xúc động và thương cảm cho người đọc.
+Tác giả dùng những con số thống kê để chứng minh cho quan điểm của mình về nguyên nhân và quy mô của tai nạn giao thông ở Việt Nam. Những con số này có tính khách quan và khoa học, gây ấn tượng và sửng sốt cho người đọc.
+Tác giả kết thúc đoạn trích bằng một câu so sánh giữa số người chết vì tai nạn giao thông và số dân số của hai xã cỡ trung bình. Câu so sánh này có tính hình dung và sinh động, gây khủng khiếp và cảnh tỉnh cho người đọc.
Câu 5. Theo tôi, câu cuối cùng của đoạn trích có ý nghĩa là nhấn mạnh cho sự nghiêm trọng và khủng khiếp của tai nạn giao thông ở Việt Nam. Tác giả sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ và sốc để tạo ra hiệu ứng khủng khiếp cho người đọc. Tác giả dùng từ "xóa" để chỉ sự mất đi vĩnh viễn của những sinh mạng con người. Tác giả cũng dùng từ "khủng khiếp" để diễn tả cảm xúc của mình và người đọc trước tình trạng tai nạn giao thông. Tác giả cuối cùng dùng từ "biết chừng nào" để thể hiện sự bất lực và bàng hoàng trước hiện thực đau thương.
Câu 6. Theo tôi, đoạn trích này có liên quan đến chủ đề "Phẩm chất và thói hư tật xấu". Những phẩm chất và thói hư tật xấu mà tác giả muốn chỉ trích hoặc ca ngợi trong đoạn trích này là:
+Thói hư tật xấu: Uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, không tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông, không quan tâm đến tính mạng của bản thân và người khác, không có ý thức trách nhiệm với xã hội.
+Phẩm chất: Có ý thức pháp luật và an toàn giao thông, biết tự kiểm soát bản thân, biết quý trọng cuộc sống, có lòng nhân ái và đồng cảm với người khác, có tinh thần phản ánh và giáo dục xã hội.
Câu 7. Theo tôi, bài viết này có ý nghĩa rất lớn với cuộc sống hiện nay của tôi và xã hội Việt Nam. Những bài học và kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ bài viết này là:
+Tôi phải luôn tuân thủ các quy định pháp luật và an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện giao thông. Tôi không được uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khi lái xe. Tôi phải đi đúng làn, đúng tốc độ, đội mũ bảo hiểm, dừng đèn đỏ.. để bảo vệ tính mạng của mình và người khác.
+Tôi phải biết quý trọng cuộc sống của mình và người khác. Tôi không được để cho niềm vui cá nhân hay sự tự tin quá mức làm mất đi sự cảnh giác và lý trí khi lái xe. Tôi phải nhận thức được rằng một phút lơ là có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho bản thân và gia đình.
+Tôi phải có lòng nhân ái và đồng cảm với những người bị nạn trong tai nạn giao thông. Tôi không được lãnh đạm hay thờ ơ trước những cảnh tượng đau thương và tang thương của họ. Tôi phải biết giúp đỡ, an ủi và chia sẻ với họ trong khó khăn. Tôi cũng phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của họ khi họ bị xâm phạm.
+Tôi phải có tinh thần phản ánh và giáo dục xã hội về ý thức pháp luật và an toàn giao thông. Tôi không được im lặng hay bỏ qua những vi phạm hay sai sót của người khác. Tôi phải biết nói không với những hành vi nguy hiểm và phi pháp. Tôi cũng phải biết truyền đạt và lan tỏa những kiến thức và kinh nghiệm về an toàn giao thông cho người xung quanh, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .