Top 6 Bài soạn "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6708

Văn bản "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" cung cấp thông tin về tầng ozone, nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" - mẫu 1

I. Tác giả văn bản Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

- Lê My nhà báo, người kể chuyện về khoa học và môi trường.


II. Tìm hiểu tác phẩm Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

  • Xuất xứ: Theo báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 30/10/2021.
  • Tóm tắt: 

Văn bản cung cấp thông tin về tầng ozone, nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

  • Bố cục: Chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “khủng hoảng môi trường khác”: Tình hình khởi sắc về phục hồi tầng ozone.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “đã lắng nghe”: Những nghiên cứu về tầng ozone.

- Đoạn 3: Còn lại: Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone

  • Giá trị nội dung: 

- Cung cấp thông tin về tầng ozon.

- Nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôn ngữ khoa học, rõ ràng dễ hiểu

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dấn chứng thuyết phục


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

  1. Những nghiên cứu về tầng ozone.

- Thông tin về tầng ozone: tầng ozone nằm ở độ cao 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.

- Vai trò của tầng ozone: che chắn cho Trái Đất khỏi tia cực tím.

* Hợp chất CFC.    

- Hợp chất CFC ra mắt lần đầu nă 1930, rẻ tiền, nhiều ứng dụng (làm chất lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh…), không tham gia phản ứng hóa học, bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển.

- Họ đã phát hiện ra không phải khí CFC “trơ” hoàn toàn về mặt hóa học, mà CFC bị phân hủy dưới tia UV, khiến khí Ozone trở thành khí Oxygen, tức bào mòn lớp Ozone. 

- Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone được diễn giải bằng các hiện tượng hóa học: một nguyên tử Cl từ một phân tử CFC có thể phá hủy hàng trăm nghìn phân tử ozone. 

- Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán về hiệp ước xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone từ năm 1986. Năm 1989, Nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực. 

- Năm 2008, Nghị định đó của Liên hợp quốc đã được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn, góp phần đưa đến sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giới chính trị và nguồn đầu tư vào công nghệ để ngừng sản xuất CFC.


2. Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone

- Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone: đầu tiên là vai trò phát hiện và nghiên cứu các giải pháp của các nhà khoa học, vai trò chỉ đạo, quy tụ của Liên hợp quốc, và quan trọng nhất là sự đồng thuận quốc tế, sự đồng lòng của toàn nhân loại, hành động nhất quán toàn cầu.


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Tôi thường theo dõi tin tức trên kênh VTV, các trang báo mạng

- Những thông tin quan tâm: dịch bệnh, kinh tế, môi trường, thời trang, showbit,...


Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Tầng Ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn Ozon. Nhờ có lớp Ozon này, phần lớn tia cực tím trong ánh sáng mặt trời đã bị hấp thu, giúp bảo vệ động, thực vật khỏi tác hại của loại tia này.

- Tôi đã từng nghe đến thông tin tầng Ozone bị thủng qua các trang mạng xã hội


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Nhan đề và những thông tin trong phần sa – pô của văn bản có gì đáng chú ý?

- Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô nhằm làm nổi bật vấn đề bảo vệ tầng Ozone


2. Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.

- Tầng Ozone nằm trong độ cao khoảng 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu và có vai trò như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV)


3. Chú ý thông tin về hợp chất CFC.

Hợp chất CFC đầu tiên ra mắt thế giới vào năm 1930, được xem là hoá chất hoàn hảo: rẻ tiền, nhiều ứng dụng (chất đẩy trong bình xịt sơn, chất làm lạnh trong máy lạnh, tủ lạnh) và khong tham gia phản ứng hoá học. 


4. Hai nhà khoa học Mô – li – nơ và Rao – lân đã phát hiện sự thật gì về CFC?

Hai nhà khoa học đã khám phá ra một sự thật hoàn toàn trái ngược. Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân huỷ dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến khí Ozone nay chỉ còn là khí Oxygen, tức là “bào” lớp Ozone. 


5. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

 ClO hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 sau đó sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng Ozone. 


  1. Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

- Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán vwf một hiệp ước xoá sổ các hoá chất có hại cho tầng Ozone – chủ yếu là CFC, rảnh ra hàng 100 giải pháp một cách có hệ thống để loại bỏ dần CFC  từ hàng trăm lĩnh vực công nghiệp, giúp việc chuyển đổi trở nên dễ dàng và khả thi trên toàn thế giới.


7. Những nhân tố nào làm nên thành công của sự nỗ lực hồi phục tầng ozone?

- Những cá nhân cụ thể đã kích hoạt quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại

- Công chúng

- Sự đồng thuận quốc tế

- Hành động nhất quán toàn cầu


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản “Phục hồi tầng Ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu” nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tầng Ozone, tác nhân và những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra với tầng Ozone, những giải pháp của các cá nhân, tổ chức nhằm cải thiện môi trường Trái Đất. 


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Thông tin chính: sự thành công của việc giảm thiểu tình trạng thủng tầng Ozone. 

- Đó vừa là thông tin khoa học, vừa là thông tin thời sự chính trị. Vì văn bản cung cấp rất nhiều thông tin khoa học, đồng thời đưa ra thông điệp về vấn đề hợp tác toàn cầu (một vấn đề thời sự chính trị). 


Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Cách đặt nhan đề ngắn gọn, sử dụng những từ khoá và dấu hai chấm nhằm truyền tải thông tin một cách dễ hiểu nhất với bạn đọc.

Tác giả triển khai nội dung bằng các tiểu mục được in đậm đầu mỗi đoạn, liệt kê các thông tin về ngày tháng, bằng các từ “câu chuyện” xuất hiện ở đầu và cuối bản tin,.... Cách triển khai nội dung văn bản như đang kể một câu chuyện, góp phần tạo sự chú ý, lôi cuốn với bạn đọc.


Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Ngôn ngữ văn bản đáp ứng yêu cầu của một bản tin: ngắn gọn, sáng rõ, đơn giản

- Đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng Ozone là trận chiến. Vì đó là những cách nói ví von nhằm thu hút, gây ấn tượng với bạn đọc. 


Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Hình ảnh minh hoạ giúp người đọc thấy rõ được sự thay đổi của tầng Ozone ở Nam Cực theo thời gian, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cũng như thấy được những nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong “trận chiến” phục hồi tầng Ozone. 


Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Quan điểm chính của tác giả bài viết là nỗ lực phục hồi tầng ozone là sự thành công của nỗ lực toàn cầu, chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất.

- Để có thể bảo vệ Trái Đất, sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu chỉ là một phần, hơn hết cần có sự đồng lòng đồng thuận của tất cả mọi người. Môi trường là ngôi nhà chung, vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức để giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà ấy. 


Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Vấn đề cần đến những nỗ lực toàn cầu: bảo vệ động vật quý hiếm, Nạn đói, Bình đẳng giới, Dịch bệnh, Mất cân bằng sinh thái, .... 

- Lí do dẫn đến thành công trong việc giải quyết

+ Tuyên truyền rộng rãi trên toàn thế giới

+ Những biện pháp khắc phục hiệu quả

....

- Lí do dẫn đến sự thất bại

+ Thiếu sự đồng thuận của mọi người

+ Cách giải quyết chưa được triệt để


Câu 7 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm và sự kết nối của loài người. Nếu con người nâng niu, trân trọng và bảo vệ môi trường sinh thái, sự sống sẽ được phát triển và con người cũng có một cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, nếu con người ích kỉ, vô tâm, gây tổn hại đến môi trường thì con người sẽ phải chịu nhiều hậu quả khôn lường.

 

Câu 8 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Bản tin có giá trị là

+ Đưa ra những thông tin hữu ích, cấp thiết với đời sống

+ Cách truyền đạt sinh động, dễ hiểu, sáng tạo

+ Có tính khách quan và thuyết phục với bạn đọc


* Kết nối đọc – viết (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đoạn văn tham khảo:

Rác thải nhựa đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Vậy “rác thải nhựa” là gì? Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Nó gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đến môi trường, đặc biệt là biển cả. Vì vậy, việc giảm thải rác thải nhựa trên toàn cầu đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Một số biện pháp được đưa ra như: Tái sử dụng các loại chai lọ; Sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ; Hạn chế sử dụng túi nilong nếu không cần thiết; Sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa; Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải; Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần. Hãy ngừng tạo ra rác thải nhựa vì cuộc sống của chính bạn và những người xung quanh. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" - mẫu 2

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

1. Bạn có hay theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?

2. Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?

Trả lời:

1.

- Tôi thường xuyên theo dõi tin tức để cập nhật thông tin hàng ngày.

- Tôi thường theo dõi tin tức trên kênh truyền thông như: VTV, ANTV, …

- Tôi thường quan tâm tới các khía cạnh diễn ra trong đời sống xã hội văn hóa trong ngày.

2.

- Theo tôi được biết, tầng ozone là một tấm chắn bảo vệ trái đất khỏi những tác nhân lớn của vũ trụ như tia cực tím của mặt trời hay các thiên thạch…

- Tôi đã từng nghe về việc tầng ozone bị thủng và tôi rất lo lắng về điều đó.


* Đọc văn bản

1. Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản đã khái quát được nội dung và vấn đề chính của văn bản.

2.Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó:

Trả lời:

- Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15-40 km so với bề mặt trái đất, thuộc tầng bình lưu và có vai trò như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV).


3. Chú ý thông tin về hợp chất CFC?

Trả lời:

- Hợp chất CFC đầu tiên ra mắt thế giới vào năm 1930, được xem là hóa chất hoàn hảo: rẻ tiền, nhiều ứng dụng (chất đẩy trong bình xịt sơn, chất làm lạnh trong máy lạnh, tủ lạnh) và không tham gia phản ứng hóa học.


4. Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?

Trả lời:

- Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật về chất CFC:

+ Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ "cướp lấy" một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là "bào" lớp ozone.


5. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

Trả lời:

- Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải bởi nhóm nhà hóa học khí quyển do bà Xu-đần Xô-lơ-mơn (Susan Solomon) dẫn đầu cuộc thám hiểm ở Nam Cực để tìm câu trả lời. Câu trả lời hoàn toán giống với kết quả nghiên cứu trước đó của Mô-li-nơ và Rao-lân vào năm 1974.


6. Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

Trả lời:

- Liên hợp quốc đã có những nỗ lực nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone:

+ Đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone - chủ yếu là CFC.

+ Đưa ra nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989.


7. Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone?

Trả lời:

- Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone:

+ Những cá nhân cụ thể đã "kích hoạt" quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại.

+ Công chúng, sự đồng thuận của quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.


* Sau khi đọc

Nội dung chính Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu: Văn bản đề cập tới thành công, phát minh vĩ đại trong việc phục hồi tầng ozone, đảm bảo sự an toàn cho Trái Đất và tránh những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người.


Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?

Trả lời:

- Thông tin chính trong văn bản là viết về quá trình hành động phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

- Thông tin này là thông tin khoa học, vì thông tin này nói đến vấn đề mang tính toàn cầu, có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học và nó thuộc lĩnh vực khoa học đời sống.


Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính về vấn đề được nhắc đến trong văn bản.

- Về cách triển khai nội dung:

+ Tác giả đặt vấn đề.

+ Triển khai nội dung theo một hệ thống.

+ Trình tự thống nhất.

+ Có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng.

=> Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.


Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là "cuộc chiến"?

Trả lời:

- Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được tính đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin.

- Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến. Việc phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài và có sự khó khăn, cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone.


Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.

Trả lời:

- Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.

- Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra.


Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.

Trả lời:

- Quan điểm chính của tác giả bài viết là nỗ lực phục hồi tầng ozone là sự thành công của nỗ lực toàn cầu, chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất.

+ Theo tác giả, lỗ thủng tầng ozone là một vấn đề nghiêm trọng và với nỗ lực của một cá nhân hay một tổ chức thì không thể nào “vá” được lỗ thủng đó. Quá trình phục hồi tầng ozone cũng là một trong số những thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và chỉ trong một thời gian không dài, tầng ozone đã cơ bản được phục hồi, cuộc sống của con người quay trở về quỹ đạo cuộc sống.

+ Các nhà khoa học – những “thám tử” đã ngày đêm nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ozone và từ đó đề ra các giải pháp trực quan nhằm “vá” lại lỗ thủng đó. Nỗ lực phục hồi tầng ozone như một trận chiến lâu dài, và người dân trên Trái Đất là những người đang chiến đấu để bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè, ... khỏi cái chết.

=> Quan điểm của tác giả là một quan điểm đúng đắn, có sự góp sức, nỗ lực của toàn cầu mà tầng ozone dần được phục hồi.


Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do đẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.

Trả lời:

- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.

+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.

- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.


Câu 7 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Trả lời:

- Về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất: cả nhân loại và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phải đối mặt với sự tồn vong, sự đấu tranh để sống sót. Sự tồn vong là một quy luật thiết yếu trong cuộc sống, là một vòng tuần hoàn không thể phá vỡ, con người luôn phải nỗ lực để sống sót.

- Tuy nhiên, thời gian sinh tồn dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào ý thức bảo vệ, xây dựng của con người.


Câu 8 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?

Trả lời:

- Theo tôi, bản tin có giá trị là bản tin phải trả lời được những câu hỏi cơ bản về một vấn đề, một sự kiện nào đó mà tác giả muốn thông tin.

+ Các thông tin được nêu trong bản tin có sự mạch lạc, chính xác và có tính khách quan, thuyết phục được người đọc tin vào những thông tin đó.


* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Phương pháp giải:

Dựa vào những thông tin về vấn đề rác thải nhựa và các giải pháp được đề ra nhằm giải quyết vấn đề này trên toàn cầu để viết đoạn văn.

Bài viết tham khảo

Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, được Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và người dân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, các nước trên thế giới đang nỗ lực xây dựng một thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý để các quốc gia cùng chung sức chấm dứt ô nhiễm nhựa.Việt Nam là một thành viên tích cực thúc đẩy thỏa thuận đó, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.Chung tay vì một đại dương không rác thải nhựaThạc sỹ Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững.


Tuy vậy, biển và đại dương hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là ô nhiễm rác thải, trong đó chiếm tỷ trọng lớn và thời gian phân hủy lâu nhất là rác thải nhựa.Các nghiên cứu khoa học và quan sát gần đây cho thấy rác thải nhựa đại dương và hạt vi nhựa được ghi nhận xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường biển của Trái Đất.Đặc biệt, Việt Nam xếp thứ tư trong danh sách những nước làm phát sinh ô nhiễm nhựa biển trên toàn thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng 6/2018 tại Canada, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh Sáng kiến “Đại dương không rác thải nhựa” và kêu gọi một cơ chế hợp tác toàn cầu với sự chung tay hành động của các quốc gia để các đại dương luôn mãi xanh, đầy ắp tôm cá và không còn phế thải nhựa như là một di sản tốt đẹp để lại cho các thế hệ mai sau.Tại Lễ ra quân toàn quốc chống rác thải nhựa diễn ra vào ngày 9/6/2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Rác thải nhựa là thách thức môi trường toàn cầu lớn thứ hai sau biến đổi khí hậu.”Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh sự cần thiết và xem kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa.


Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, được chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và người dân trên toàn thế giới hết sức quan tâm. Đặc biệt, trong vòng hơn một năm qua, ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra tuyên bố khu vực kêu gọi hành động toàn cầu về ô nhiễm nhựa, xem xét đến các yếu tố có tính ràng buộc về mặt pháp lý.Cùng với đó, cần xây dựng một cơ chế hợp tác toàn cầu hiệu quả để tạo động lực và gắn kết hành động của các quốc gia cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong “Sáng kiến không rác thải nhựa trong thiên nhiên” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF); trong đó, WWF đặt mục tiêu hỗ trợ các quốc gia, khu vực để “Thiết lập một thoả thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý để các quốc gia cùng chung sức chấm dứt ô nhiễm nhựa.”


Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, quán triệt tinh thần “Việt Nam - thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc” và tiếp tục khẳng định những cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ động, tích cực tham gia quá trình xây dựng và đã có những đóng góp bước đầu đối với việc hình thành một Thoả thuận toàn cầu giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" - mẫu 3

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn có hay theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?

Gợi ý:

  • Có/Không hay theo dõi tin tức.
  • Kênh truyền thông như: Các trang báo điện tử, Các kênh truyền hình…
  • Vấn đề quan tâm: Tính thời sự, độ chính xác của tin tức…

Câu 2. Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?

Tầng ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn ozone. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời.


Đọc văn bản

Câu 1. Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?

Khái quát nội dung chính của văn bản.


Câu 2. Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?

Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là “bào” lớp ozone.


Câu 3. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

ClO hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 - sau đó sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl lại trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng ozone.


Câu 4. Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

  • Đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone - chủ yếu là CFC.
  • Đưa ra nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989.

Câu 5. Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone?

  • Những cá nhân cụ thể đã “kích hoạt” quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại.
  • Công chúng, sự đồng thuận của quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?

- Thông tin chính của văn bản: Nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

- Đó là thông tin thời sự. Vì văn bản này đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến cuộc sống của nhân loại.


Câu 2. Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Nhan đề ngắn gọn, cách triển khai theo một trình tự thống nhất, có kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.


Câu 3. Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ”, và nỗ lực phục hồi tầng ozone là “cuộc chiến”?

  • Ngôn ngữ đơn giản, diễn đạt rõ ràng và ngắn gọn.
  • Ý kiến: Đồng tình. Cách gọi như vậy giúp cho vấn đề phục hồi tầng ozone trở nên quan trọng hơn, giúp mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong vấn đề này.

Câu 4. Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.

Giúp cho văn bản trở nên sinh động hơn, tăng tính trực quan cho thông tin và người đọc dễ dàng hình dung về mức độ của lỗ thủng tầng ozone.


Câu 5. Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.

  • Quan điểm: Nỗ lực phục hồi tầng ozone là thành quả của toàn cầu.
  • Bàn luận: Quan điểm đúng đắn, phù hợp.

Câu 6. Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do dẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.

- Một số vấn đề: Nạn phân biệt chủng tộc, Ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu…

- Lí giải: Chưa có chung tay của toàn cầu, nhiều người chưa ý thức được hậu quả của những vấn đề kể trên.


Câu 7. Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Các loài sinh vật trên Trái Đất đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, ngay cả con người. Bởi vậy, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ Trái Đất, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của nhân loại.


Câu 8. Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?

  • Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác.
  • Phản ánh vấn đề một cách khách quan, rõ ràng.
  • Đặt ra được những vấn đề giá trị…

Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" - mẫu 4

* Trước khi đọc

Câu 1 trang 84 Ngữ văn 10 Tập 2: Bạn có hay theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?

Trả lời:

- Em thường xuyên theo dõi tin tức trên kênh sóng VTV, nhất là chương trình chuyển động 24h trên kênh VTV1.

- Khi theo dõi, em quan tâm đến những thông tin văn hóa, giải trí và những tin tức nóng diễn ra trong ngày.


Câu 2 trang 84 Ngữ văn 10 Tập 2: Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?

Trả lời:

- Tầng ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu. Bao quanh Trái đất chứa một lượng lớn ozone, lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời.

- Em đã nghe rất nhiều về việc tầng ozone bị thủng do biến đổi khí hậu.


* Đọc văn bản

1. Nhan đề và những thông tin trong phần sa – pô của văn bản có gì đáng chú ý?

- Nhan đề và những thông tin trong phần sa – pô nhấn mạnh vào mặt tích cực và sự nỗ lực của toàn cầu trong việc phục hồi tầng ozone. Phần sa – pô như một bản tin thời sự gây thu hút người đọc ngay từ đầu.


2. Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.

- Thông tin về tầng ozone:

+ Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15 – 40 km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.

- Vai trò của tầng ozone:

+ Có vai trò như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV).

+ Nếu không có lá chắn này, ánh nắng mặt trời sẽ trở nên cực kì nguy hiểm với con người và hầu hết các loài động, thực vật. Đặc biệt, tia UV – B (thứ làm cho da bị cháy nắng) ở cường độ cao có thể dẫn đến nhiều loại ung thư.


3. Chú ý thông tin về hợp chất CFC.

- Hợp chất CFC đầu tiên ra mắt thế giới vào năm 1930, được xem là hóa chất hoàn hảo: rẻ tiền, nhiều ứng dụng (chất đẩy trong bình xịt sơn, chất làm lạnh trong máy lạnh, tủ lạnh) và không tham gia phản ứng hóa học.


4. Hai nhà khoa học Mô – li – nơ và Rao – lân đã phát hiện sự thật gì về CFC?

- Hai nhà khoa học đã phát hiện ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV. Sau đó, mỗi phân tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) nay chỉ còn là O2 (khí oxygen), tức là “bào” lớp ozone.


5. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

- ClO - hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 – sau đó sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng ozone.


6. Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

- Năm 1986, Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone – chủ yếu là CFC.

- Một trong những tiếng nói chính trong các cuộc đàm phán là Xti – phần An – đơ – xơn (Stephen Andersen), khi đó là chuyên gia của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ. Nhóm của ông đã vạch ra hàng trăm giải pháp – một cách có hệ thống – để loại bỏ dần CFC từ hàng trăm lĩnh vực công nghiệp, giúp việc chuyển đổi trở nên dễ dàng và khả thi trên toàn thế giới.


7. Những nhân tố nào làm nên thành công của sự nỗ lực hồi phục tầng ozone?

- Nhân tố cá nhân, công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu là những nhân tố làm nên thành công của sự nỗ lực hồi phục tầng ozone.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản cung cấp thông tin về tầng ozone, tác hại của hợp chất CFC và sự nỗ lực của toàn cầu trong việc hồi phục tầng ozone.

Câu 1 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?

Trả lời:

- Thông tin chính của văn bản là sự nỗ lực của toàn cầu trong việc hồi phục tầng ozone.

- Thông tin này là thông tin khoa học, vì thông tin này nói đến vấn đề mang tính toàn cầu, có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học và nó thuộc lĩnh vực khoa học đời sống.


Câu 2 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính về vấn đề được nhắc đến trong văn bản.

- Về cách triển khai nội dung: tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.


Câu 3 trang 88  Ngữ văn 10 Tập 2: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Trả lời:

Nhan đề của văn bản ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính về vấn đề được nhắc đến trong văn bản.

- Về cách triển khai nội dung: tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.


Câu 4 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến?

Trả lời:

- Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được tính đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin.

- Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến. Việc phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài và có sự khó khăn, cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone.


Câu 5 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào văn bản.

Trả lời:

- Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.

- Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra.


Câu 6 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Quan điểm chính của tác giả bài viết là nỗ lực phục hồi tầng ozone là sự thành công của nỗ lực toàn cầu, chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất.

Trả lời:

- Theo tác giả, lỗ thủng tầng ozone là một vấn đề nghiêm trọng và với nỗ lực của một cá nhân hay một tổ chức thì không thể nào “vá” được lỗ thủng đó. Quá trình phục hồi tầng ozone cũng là một trong số những thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và chỉ trong một thời gian không dài, tầng ozone đã cơ bản được phục hồi, cuộc sống của con người quay trở về quỹ đạo cuộc sống.

- Các nhà khoa học – những “thám tử” đã ngày đêm nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ozone và từ đó đề ra các giải pháp trực quan nhằm “vá” lại lỗ thủng đó. Nỗ lực phục hồi tầng ozone như một trận chiến lâu dài, và người dân trên Trái Đất là những người đang chiến đấu để bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè, ... khỏi cái chết.

→ Quan điểm của tác giả là một quan điểm đúng đắn, có sự góp sức, nỗ lực của toàn cầu mà tầng ozone dần được phục hồi.


Câu 7 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do đẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.

Trả lời:

- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.

+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

+ Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước.

+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.

- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.


Câu 8 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Trả lời:

- Về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất: cả nhân loại và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phải đối mặt với sự tồn vong, sự đấu tranh để sống sót. Sự tồn vong là một quy luật thiết yếu trong cuộc sống, là một vòng tuần hoàn không thể phá vỡ, con người luôn phải nỗ lực để sống sót.


Câu 9 trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?

Trả lời:

- Một bản tin có giá trị là bản tin phải trả lời được những câu hỏi cơ bản về một vấn đề, một sự kiện nào đó mà tác giả muốn thông tin; các thông tin được nêu trong bản tin có sự mạch lạc, chính xác và có tính khách quan, thuyết phục được người đọc tin vào những thông tin đó.


* Kết nối đọc – viết 

Bài tập trang 88 Ngữ văn 10 Tập 2: Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đoạn văn tham khảo

Tiến sỹ Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhận định: giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích to lớn trong bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ được nơi sinh sống của các loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu; tuy nhiên điều này lại ít được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ. Theo thống kê, mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR), việc quản lý chất thải nhựa không thể tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay. Hiện nay nhiều quốc gia đang áp dụng việc thu gom tái chế rác thải nhựa cũng như sử dụng biện pháp đốt chất thải lộ thiên, tuy nhiên, việc đốt chất thải trong các đám cháy lộ thiên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen ở các thành phố lớn. Cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Để giải quyết triệt để vấn đề về rác thải nhựa cần có sự nỗ lực toàn cầu, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Biển Đông để chung tay cùng giải quyết vấn đề này không chỉ là nguyên tắc chung mà còn là thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" - mẫu 5

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

Tôi hay theo dõi tin tức trên chương trình Thời sự, Chuyển động 24h của VTV, một số trang báo điện tử khác.

Tôi chủ yếu quan tâm đến tin tức xã hội, thông tin thời tiết. Tôi thường chú ý đến tính chính xác và cấp thiết của các tin tức.

2. 

- Tầng ozone là lớp chắn của Trái Đất, nơi hấp thụ hầu hết các bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nếu không có tầng ozone, sinh vật, trong đó có con người sẽ không thể sống trên bề mặt Trái Đất.

- Vài năm trước, tôi đã từng nghe đến việc tầng ozone bị thủng do những phát minh của con người (trong đó có chất thường dùng làm tủ lạnh) đã ảnh hưởng đến tự nhiên.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý.

- Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô đã cung cấp một thông tin ngắn gọn: đã có thành công nhất định trong việc phục hồi tầng ozone, và đó là nỗ lực của toàn nhân loại.

2. Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.  

- Thông tin về tầng ozone: tầng ozone nằm ở độ cao 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.

- Vai trò của tầng ozone: che chắn cho Trái Đất khỏi tia cực tím.

3. Chú ý thông tin về hợp chất CFC.    

- Hợp chất CFC ra mắt lần đầu nă 1930, rẻ tiền, nhiều ứng dụng (làm chất lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh…), không tham gia phản ứng hóa học, bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển.

4. Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?

- Họ đã phát hiện ra không phải khí CFC “trơ” hoàn toàn về mặt hóa học, mà CFC bị phân hủy dưới tia UV, khiến khí Ozone trở thành khí Oxygen, tức bào mòn lớp Ozone. 

5. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?    

- Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone được diễn giải bằng các hiện tượng hóa học: một nguyên tử Cl từ một phân tử CFC có thể phá hủy hàng trăm nghìn phân tử ozone. 

6. Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone?

- Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán về hiệp ước xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone từ năm 1986. Năm 1989, Nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực. 

- Năm 2008, Nghị định đó của Liên hợp quốc đã được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn, góp phần đưa đến sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giới chính trị và nguồn đầu tư vào công nghệ để ngừng sản xuất CFC.

7. Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone?      

- Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone: đầu tiên là vai trò phát hiện và nghiên cứu các giải pháp của các nhà khoa học, vai trò chỉ đạo, quy tụ của Liên hợp quốc, và quan trọng nhất là sự đồng thuận quốc tế, sự đồng lòng của toàn nhân loại, hành động nhất quán toàn cầu.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản cung cấp thông tin về tầng ozone, nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

- Thông tin chính của văn bản là những hành động của toàn cầu để phục hồi tầng ozone và thành quả của sự nỗ lực toàn cầu đó.

- Đây là thông tin thời sự chính trị, vì văn bản đề cập đến vấn đề mang tính quốc tế, các dấu mốc thời gian gắn liền với các sự kiện.


Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Cách đặt nhan đề phù hợp với cách triển khai nội dung của văn bản. Văn bản đi từ những hành động phục hồi tầng ozone (phát hiện, hành động) đến nhấn mạnh vai trò của nỗ lực toàn cầu trong việc phục hồi được lớp lá chắn này.


Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Ngôn ngữ của văn bản ngắn gọn, sáng rõ, đơn nghĩa, dễ hiểu, nhưng vẫn có nhiều thuật ngữ khoa học để đám bảo tính chính xác, khách quan của thông tin.

- Tôi đồng tình với việc sử dụng các cụm từ “thám tử”, “tuyến phòng thủ" để gọi nhà nghiên cứu khoa học và từ “cuộc chiến” để gọi “nỗ lực phục hồi tầng ozone”. Đây là cách nói ẩn dụ, gây ấn tượng mạnh với người đọc, gợi nhiều liên tưởng và giúp bài viết thêm sinh động.


Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Văn bản đưa ra một hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực trong giai đoạn 1979-2019 để làm rõ quá trình tầng ozone bị phá hoại cũng như quá trình phục hồi tầng ozone. Kí hiệu phi ngôn ngữ này đã giúp tăng tính rõ ràng, chính xác và giúp người đọc dễ hình dung các thông tin được đưa ra trong văn bản.


Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Quan điểm chính của tác giả: Thành công trong việc phục hồi tầng ozone là nỗ lực của toàn cầu. Người viết không hề bỏ qua công sức của các nhà khoa học khi phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp, song tác giả nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định lâu dài của “sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu”. Đây là một quan điểm đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan.


Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Một số vấn đề như chống biến đổi khí hậu, ngăn chặn vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, xóa đói nghèo, hay đương đầu với các đại dịch bệnh (Ebola, Covid-19…), tìm kiếm các giải pháp cho các căn bệnh thế kỷ (HIV/AIDS, ung thư…) đều cần đến nỗ lực toàn cầu.

Trong những vấn đề đó, có vấn đề đã tạm thành công (tìm ra vacxin chống lại Ebola) nhờ sự nghiên cứu của giới khoa học và độ phủ vacxin của các quốc gia. Có vấn đề tạm có thành quả (công tác ngăn ngừa vũ khí hạt nhân nhờ sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế). Nhưng có những vấn đề chưa thành công, hoặc là do việc thiếu quyết liệt trong hành động của toàn nhân loại (vấn đề bảo vệ môi trường) hoặc do “đối thủ” quá nguy hiểm (như đại dịch Covid19 vẫn đang đe dọa nhân loại).


Câu 7 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhân loại là một trong những sinh vật còn đang tồn tại trên Trái Đất, cũng đối diện với nguy cơ đe dọa tuyệt chủng như bất kỳ sinh vật nào khác. Sự tồn vong của nhân loại không chỉ đến từ những thiên tai ngoài tự nhiên hay quy luật chọn lọc tự nhiên, mà còn đến từ những mặt trái trong sự phát triển văn minh nhân loại. Những chất nguy hiểm từ các phát minh được ứng dụng trên toàn cầu có thể phá hủy bầu khí quyển mà con người đang hít thở, đe dọa đến sự sống của chính con người.


Câu 8 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Một bản tin có giá trị cần cung cấp một hoặc một số thông tin hữu ích, cần thiết với đời sống và mong muốn của người đọc. Đồng thời, bản tin đó cũng cần gửi gắm một quan điểm của người viết, để kích thích người đọc tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự xác lập một quan điểm về thực tại.


* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đoạn văn tham khảo:

Đã có những nghiên cứu về tác hại của nhựa, những con số thống kê về thực trạng rác thải nhựa trên toàn cầu, cũng đã có những giải pháp thiết thực được đưa ra để làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu như từ chối sử dụng đồ nhựa, túi nilong, thiết kế các sản phẩm thân thiện với môi trường, nghiên cứu cách tái sử dụng các sản phẩm nhựa, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền. Việc thực hiện các giải pháp trên tuy đã có những con số đáng ghi nhân, song thành công vẫn còn rất xa vời, do chưa có được sự chung tay cùng hành động của một dân tộc và xa hơn là của toàn thế giới. Hầu như chúng ta mới có ý thức về tác hại của rác thải nhựa, song chưa có ý thức về trách nhiệm của cá nhân mình trong công cuộc chống lại rác thải nhựa cũng nhưa chưa bắt tay vào những hành động thực tế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu" - mẫu 6

Nội dung chính

Văn bản đề cập đến những thông tin về tầng ozone và những nỗ lực của toàn cầu trong việc phục hồi tầng ozone.

Tóm tắt

     Trong những năm gần đây, vấn đề về lỗ thủng tầng ozone không còn là vấn đề đáng lo ngại nhiều nữa, dưới sự nỗ lực toàn cầu, tầng ozone đã được phục hồi và bảo vệ. Tầng ozone như một lớp bảo vệ, giúp che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời. Việc phát hiện tầng ozone bị thủng vào những năm 1970 của các nhà khoa học như một lời cảnh báo về sự biến đổi của Trái Đất, nhưng con người vẫn chưa ý thức được sự nghiêm trọng của sự việc. Đến năm 1985, khi các nhà địa chất học phát hiện sự thay đổi của tầng ozone, lỗ thủng ozone ở Nam cực đang ngày càng rộng, lúc này đây mọi người mới ý thức được sự quan trọng của việc phục hồi tầng ozone. Các nhà nghiên cứu khoa học trở thành các “thám tử”, nghiên cứu về tầng ozone, đưa ra các thống kê và từ đó đề ra giải pháp thích hợp để “vá” được lỗ thủng đó. Điều kiện bắt buộc phải có trong quá trình phục hồi tầng ozone chính là sự đồng lòng giúp sức của toàn cầu, người dân các nước trên thế giới đều tự ý thức được vấn đề, cùng nhau phục hồi tầng ozone, bảo vệ Trái Đất. Phục hồi tầng ozone là thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.


Trước khi đọc

Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Bạn có theo dõi tin tức không? Bạn thường theo dõi tin tức trên những kênh truyền thông nào và quan tâm đến những gì khi tiếp nhận tin tức?

Phương pháp giải:

     Dựa vào đời sống cá nhân của bản thân và những thông tin tìm hiểu được trên sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự trả lời những thông tin mà mình theo dõi và tìm hiểu.

- Gợi ý: theo dõi thông tin trên các kênh thời sự, kênh VTV trên ti vi hoặc các trang báo mạng xã hội. Thông tin quan tâm có thể là các vấn đề về đời sống kinh tế - chính trị, về tự nhiên, về môi trường, …


Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Bạn biết gì về tầng ozone và đã bao giờ nghe về việc tầng ozone bị thủng?

Phương pháp giải:

     Dựa vào những kiến thức cá nhân hoặc thông tin tìm hiểu được qua sách báo, mạng xã hội để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Tầng ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái Đất, chứa một lượng lớn ozone. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời. Chức năng của tầng ozone là bảo vệ Trái Đất khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên trái đất.

- Việc tầng ozone bị thủng có thể gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng xấu đến sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất.

+ Có thông tin cho biết tầng ozone ở Nam Cực và Bắc Cực đã bị thủng dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozone đến mức báo động là sự giải phóng quá mức các chất clo và brom từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Các thông tin liên quan đến việc tầng ozone bị thủng hiện nay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì tầng ozon hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ozon dự đoán sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt Trái Đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da.


Trong khi đọc

Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?

Phương pháp giải:

- Nhớ lại kiến thức đã học về phần sa-pô trong văn bản thông tin.

- Dựa vào những kiến thức đã học để chỉ ra những thông tin đáng chú ý trong nhan đề và phần sa-pô của văn bản.

Lời giải chi tiết:

     Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản nhằm làm nổi bật và nhấn mạnh vấn đề được nói đến trong văn bản là về việc phục hổi và bảo vệ tầng ozone.


Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.

Phương pháp giải:

     Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu và được nghe về tầng ozone để chỉ ra vai trò của nó.

Lời giải chi tiết:

- Thông tin về tầng ozone là

+ Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.

+ Chức năng của tầng ozone là che chắn tia UV, bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên trái đất.

- Tầng ozone có vai trò rất quan trọng, như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím.


Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Chú ý thông tin về hợp chất CFC.

Phương pháp giải:

     Dựa vào kiến thức hóa học đã được học và những thông tin trong văn bản để tìm hiểu hợp chất CFC.

Lời giải chi tiết:

     Hợp chất CFC là hợp chất nhân tạo Chlorofluorocarbon, được xem là hóa chất hoàn hảo, vừa rẻ tiền, có nhiều công dụng vừa không thâm gia phản ứng hóa học.


Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn viết về hợp chất CFC.

- Từ những thông tin đọc được và tìm hiểu được từ hóa học, chỉ ra thông tin mà hai nhà khoa học đã tìm hiểu được về chất CFC.

Lời giải chi tiết:

Sự thật về chất CFC là các phân tử khí CFC bị phân hủy dưới tia UV khi ở tầng khí quyển và mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến O3 (khí ozone) trở thành O2 (khí oxygen).


Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn viết về tác hại của chất CFC đối với tầng ozone và dựa vào đó để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải một cách rõ ràng, giải thích về quá trình phân tách các phân tử Cl của chất ClO và các phân tử Cl tự do đó sẽ làm tổn hại tầng ozone.


Câu 6 (trang 86, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn về những nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc phục hồi tầng ozone.

- Từ những thông tin đã đọc được trong đoạn văn, trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Liên hợp quốc họp bàn kế hoạch loại bỏ chất CFC – chất gây tổn hại tầng ozone và nhóm của An-đơ-sơ đã vạch ra hàng trăm giải pháp theo một hệ thống nhất định, loại bỏ chất CFC từ nhiều lĩnh vực công nghiệp.


Câu 7 (trang 87, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn viết về sự thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone.

- Chú ý các chi tiết về những nhân tố góp sức trong quá trình phục hồi tầng ozone.

Lời giải chi tiết:

Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone không chỉ là những cá nhân cụ thể mà còn có sự góp sức của công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.

- Dựa vào những thông tin được nêu trong văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Thông tin chính trong văn bản là viết về quá trình hành động phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

- Thông tin này là thông tin khoa học, vì thông tin này nói đến vấn đề mang tính toàn cầu, có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học và nó thuộc lĩnh vực khoa học đời sống.


Câu 2 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.

- Dựa vào nội dung thông tin được nêu trong văn bản để nhận xét nhan đề và cách triển khai nội dung.

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề của văn bản ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính về vấn đề được nhắc đến trong văn bản.

- Về cách triển khai nội dung: tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.


Câu 3 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là "cuộc chiến"?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.

- Chú ý cách sử dụng ngôn ngữ và chi tiết viết về các nhà nghiên cứu khoa học trong văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được tính đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin.

- Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến. Việc phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài và có sự khó khăn, cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone.


Câu 4 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.

- Dựa vào nội dung và sự mạch lạc của các kí hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản để đánh giá tính hiệu quả của nó.

Lời giải chi tiết:

- Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.

- Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra.


Câu 5 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Dựa vào cách tác giả triển khai nội dung để chỉ ra quan điểm của tác giả và bàn luận.

Lời giải chi tiết:

     Quan điểm chính của tác giả bài viết là nỗ lực phục hồi tầng ozone là sự thành công của nỗ lực toàn cầu, chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất.

- Theo tác giả, lỗ thủng tầng ozone là một vấn đề nghiêm trọng và với nỗ lực của một cá nhân hay một tổ chức thì không thể nào “vá” được lỗ thủng đó. Quá trình phục hồi tầng ozone cũng là một trong số những thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và chỉ trong một thời gian không dài, tầng ozone đã cơ bản được phục hồi, cuộc sống của con người quay trở về quỹ đạo cuộc sống.

- Các nhà khoa học – những “thám tử” đã ngày đêm nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ozone và từ đó đề ra các giải pháp trực quan nhằm “vá” lại lỗ thủng đó. Nỗ lực phục hồi tầng ozone như một trận chiến lâu dài, và người dân trên Trái Đất là những người đang chiến đấu để bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè, ... khỏi cái chết.

=> Quan điểm của tác giả là một quan điểm đúng đắn, có sự góp sức, nỗ lực của toàn cầu mà tầng ozone dần được phục hồi.


Câu 6 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do đẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Dựa vào những thông tin đã biết hoặc đã nghe về những vấn đề mang tính toàn cầu đang được quan tâm hiện nay để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.

+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

+ Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước.

+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.

- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.


Câu 7 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại văn bản Sự sống và cái chết.

- Dựa vào nội dung đã học ở hai văn bản và nêu suy nghĩ của bản thân về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất.

Lời giải chi tiết:

     Về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất: cả nhân loại và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phải đối mặt với sự tồn vong, sự đấu tranh để sống sót. Sự tồn vong là một quy luật thiết yếu trong cuộc sống, là một vòng tuần hoàn không thể phá vỡ, con người luôn phải nỗ lực để sống sót.


Câu 8 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

- Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.

- Nêu suy nghĩ của bản thân về một bản tin có giá trị.

Lời giải chi tiết:

     Một bản tin có giá trị là bản tin phải trả lời được những câu hỏi cơ bản về một vấn đề, một sự kiện nào đó mà tác giả muốn thông tin; các thông tin được nêu trong bản tin có sự mạch lạc, chính xác và có tính khách quan, thuyết phục được người đọc tin vào những thông tin đó.

Kết nối đọc - viết

Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Phương pháp giải:

Dựa vào những thông tin về vấn đề rác thải nhựa và các giải pháp được đề ra nhằm giải quyết vấn đề này trên toàn cầu để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

    Hiện nay con người đang cần nỗ lực để giảm thiểu rác thải nhựa. Một túi nylon phải mất từ 400 đến 1000 năm mới có thể phân hủy. Để giảm rác thải nhựa, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc hạn ché các sản phẩm từ nhựa. Thay vì sử dụng túi nylon khi đi chợ, ta có thể thay nó bằng những chiếc làn, giỏ. Chúng ta cũng có thể hạn chế các đồ nhựa chỉ sử dụng một lần,... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .