Top 6 Bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất

67

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" - mẫu 1

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đọc trước văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái; tìm hiểu thêm về các bài viết về Giáo sư Tạ Quang Bửu và những người khác tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Tìm kiếm các bài viết trên internet liên quan đến Giáo sư Tạ Quang Bửu và những người tiêu biểu. 

Lời giải chi tiết:

- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu: 

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu – một trí thức uyên bác.

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu với ngành Quân giới. 

+ Nhà khoa học trọn đời phụng sự đất nước. 

- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:

+ Bác Hồ: Sáng ngời theo những điển hình gương Bác.

+ Nguyễn Ngọc Ký: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – tấm gương sáng về nghị lực sống.

+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của hòa bình.


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần mở đầu tìm ra vấn đề. 

Lời giải chi tiết:

Phần mở đầu đặt vấn đề: nhận định của mọi người về Tạ Quang Bửu.


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý các lĩnh vực mà Giáo sư Bửu hiểu biết.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài tìm ra tên các lĩnh vực được nhắc đến. 

Lời giải chi tiết:

- Lĩnh vực: 

+ Cử nhân toán.

+ Thể thao.

+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc.

+ Tiếng Anh.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối trang 108 và đầu trang 109 để tìm ra lý do học chữ Hán.

Lời giải chi tiết:

Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán vì ông muốn hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và phương Đông.


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối trang 109, chú ý câu chuyện Lê Văn Thiêm kể lại.

Lời giải chi tiết:

Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc vì thấy Tạ Quang Bửu dù bận rộn với công việc vẫn dành ra thời gian để đọc sách.


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Chú ý về ý kiến Chom-xki từ đó suy ra ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa khẳng định ông Tạ Quang Bửu là một người thông minh. Sự thông minh của ông đấy được cả người ngoại quốc khẳng định.


Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý các bằng chứng về năng lực ngoại ngữ của Giáo sư Bửu.

Phương pháp giải:

Chú ý về các sự kiện liên quan đến năng lực ngoại ngữ của Giáo sư.

Lời giải chi tiết:

- Giáo sư Bửu học ba tháng đã đọc được tiếng Nga sau đó dịch ngay ra tiếng Pháp. 

- Giáo sư đọc hẳn tiếng Ba Lan và thuyết trình cho mọi người về nghiên cứu toán cho thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội. 

- Giáo sư giúp Bác soạn những bức công hàm gửi nước ngoài bằng Tiếng Anh. 


Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung chính của phần 2 là gì?

Phương pháp giải:

Đọc phần 2 và tìm ra nội dung chính. 

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của phần 2 là: Những giá trị mà Tạ Quang Bửu để lại.


Trong khi đọc 8

Câu 8 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối chú ý phần thơ để chỉ ra được tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng thể hiện sự tôn trọng, cũng như một lần nữa khẳng định Tạ Quang Bửu là một nhà thông thái, sống hết mình và nhận được yêu quý, kính trọng của nhiều người. 


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, xác định nội dung để tìm ra bố cục đề tài của mỗi phần.

Lời giải chi tiết:

- Đề tài của tác phẩm là: Văn bản viết về phong cách, lối sống, quan điểm sống và tài năng của Tạ Quang Bửu.

- Bố cục gồm hai phần chính:

+ Phần 1: Là phong cách, lối sống của Tạ Quang Bửu.

+ Phần 2: Những giá trị Tạ Quang Bửu để lại đến ngày nay.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm tên những nhân vật được nhắc đến. So sánh tìm ra đặc điểm chung.

Lời giải chi tiết:

- Các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết:

+ Nhà ngôn ngữ - toán học Nô-am Chom-xki được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".

+ Ông Nguyễn Xuân Huy từng công tác cùng đơn vị với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ Mi-ku-xin-xki là một nhà toán học người Ba Lan.

+ Nguyễn Xiển là một nhà hoạt động chính trị , người thầy dạy toán kì cựu.

+ Giáo sư Lê Văn Thiêm Lê Văn Thiêm, là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư toán học và là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20.

+ Phan Đình Diệu, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học nổi tiếng của nước ta.

→ Các nhân vật được tác giả nhắc đến nhìn chung đều là những người học rộng tài cao và họ đều khâm phục ông Tạ Quang Bửu.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm ra vấn đề trong văn bản. Chỉ ra cách triển khai vấn đề và trích dẫn nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

- Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề ông Tạ Quang Bửu là một người thông thái.

- Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê các câu chuyện liên quan đến Tạ Quang Bửu, những hồi ức, câu chuyện, nhận xét của người khác về ông để từ đó chứng minh vấn đề.

- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng tăng tính khách quan cho bài viết đồng thời chứng minh vấn đề mà tác phẩm đang đề cập đến.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chú ý các chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm đưa ra số câu văn cụ thể.

Lời giải chi tiết:

- Các câu văn trong phần 2 như:

+ "nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh. 

→ Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chỉ ra những thông tin, nhận thức bổ ích. Đưa ra ví dụ.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

- Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: Yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác. 


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung đã tìm hiểu được từ văn bản, triển khai thành đoạn văn giới thiệu về Giáo sư.

Lời giải chi tiết:

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông là một con người có nhiều tài năng, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể. Ông có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông yêu sách và đọc, viết khá nhiều sách. Dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian để đọc sách. Tài năng, những cống hiến và nỗ lực của ông được mọi người công nhận và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương nho người dân đất Việt. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" - mẫu 2

Chuẩn bị

- Tạ Quang Bửu (1910–19 86 ) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam.

- Một số tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…


Đọc hiểu

Câu 1. Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?

Nhận định về Tạ Quang Bửu.


Câu 2. Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?

Tạ Quang Bửu tìm học chữ Hán vì muốn hiểu sâu sắc văn hóa Việt Nam và phương Đông.


Câu 3. Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?

Dù bận việc nhưng ông vẫn dành thì giờ đọc các sách, báo toán qua tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp.


Câu 4. Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?

Khẳng định Tạ Quang Bửu là một người có trí tuệ hơn người.


Câu 5. Nội dung chính của phần 2 là gì?

Những giá trị mà Tạ Quang Bửu đã để lại.


Câu 6. Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?

Khẳng định Tạ Quang Bửu là một người có trí tuệ, tâm huyết và bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng ông.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái.


Đề tài của tác phẩm là: Văn bản viết về phong cách, lối sống, quan điểm sống của Tạ Quang Bửu.

Bố cục gồm hai phần chính:

  • Phần 1: là phong cách, lối sống của Tạ Quang Bửu
  • Phần 2: Những giá trị Tạ Quang Bửu để lại đến ngày nay.

Câu 2. Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

- Các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết:

  • Nhà ngôn ngữ - toán học Nô-am Chom-xki được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".
  • Ông Nguyễn Xuân Huy từng công tác cùng đơn vị với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
  • Mi-ku-xin-xki là một nhà toán học người Ba Lan.
  • Nguyễn Xiển là một nhà hoạt động chính trị , người thầy dạy toán kì cựu.
  • Giáo sư Lê Văn Thiêm Lê Văn Thiêm, là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư toán học và là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20
  • Phan Đình Diệu, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học nổi tiếng của nước ta.

=> Các nhân vật được tác giả nhắc đến nhìn chung đều là những người học rộng tài cao và họ đều khâm phục ông Tạ Quang Bửu.


Câu 3. Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?

Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề ông Tạ Quang Bửu là một người thông thái.

Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê các câu chuyện liên quan đến Tạ Quang Bửu, những hồi ức, câu chuyện, nhận xét của người khác về ông để từ đó chứng minh vấn đề.

Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng tăng tính khách quan cho bài viết đồng thời chứng minh vấn đề mà tác phẩm đang đề cập đến.


Câu 4. Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Các câu văn trong phần 2 như:

  • "nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
  • "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh. 

=> Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.


Câu 5. Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.


Câu 6. Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông là một con người có nhiều tài năng, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể. Ông có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông yêu sách và đọc, viết khá nhiều sách. Dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian để đọc sách. Tài năng, những cống hiến và nỗ lực của ông được mọi người công nhận và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương nho người dân đất Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" - mẫu 3

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  

- Đọc trước văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái; tìm hiểu thêm các bài viết về Giáo sư Tạ Quang Bửu và những người khác tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

- Hãy chuẩn bị những thông tin và tư liệu về một người có phẩm chất, tính cách cao đẹp mà em quen biết hoặc đọc qua sách, báo,... để giới thiệu với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu: 

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu – một trí thức uyên bác.

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu với ngành Quân giới. 

+ Nhà khoa học trọn đời phụng sự đất nước. 

- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:

+ Bác Hồ: Sáng ngời theo những điển hình gương Bác.

+ Nguyễn Ngọc Ký: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – tấm gương sáng về nghị lực sống.

+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của hòa bình.


Định hướng

* Nội dung chính: Văn bản "Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái" viết về phong cách, lối sống, quan điểm sống của Tạ Quang Bửu. Qua đó làm nổi bật lên con người tài năng và những bài học giá trị mà giáo sư Tạ Quang Bửu để lại đến ngày nay. 


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?

Trả lời:

Phần mở đầu đặt vấn đề: nhận định của mọi người về Tạ Quang Bửu.


Câu 2. (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Chú ý các lĩnh vực mà Giáo sư Bửu hiểu biết.

Trả lời:

- Lĩnh vực: 

+ Cử nhân toán.

+ Thể thao.

+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc.

+ Tiếng Anh.


Câu 3. (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?

Trả lời:

Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán vì ông muốn hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và phương Đông.


Câu 4. (trang 109 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?

Trả lời:

Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc vì thấy Tạ Quang Bửu dù bận rộn với công việc vẫn dành ra thời gian để đọc sách.


Câu 5. (trang 110 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa khẳng định ông Tạ Quang Bửu là một người thông minh. Sự thông minh của ông đấy được cả người ngoại quốc khẳng định.


Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Chú ý các bằng chứng về năng lực ngoại ngữ của Giáo sư Bửu.

Trả lời:

- Giáo sư Bửu học ba tháng đã đọc được tiếng Nga sau đó dịch ngay ra tiếng Pháp. 

- Giáo sư đọc hẳn tiếng Ba Lan và thuyết trình cho mọi người về nghiên cứu toán cho thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội. 

- Giáo sư giúp Bác soạn những bức công hàm gửi nước ngoài bằng Tiếng Anh. 


Câu 7. (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nội dung chính của phần 2 là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của phần 2 là: Những giá trị mà Tạ Quang Bửu để lại.


Câu 8. (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):   Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?

Trả lời:

Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng thể hiện sự tôn trọng, cũng như một lần nữa khẳng định Tạ Quang Bửu là một nhà thông thái, sống hết mình và nhận được yêu quý, kính trọng của nhiều người. 


* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái.

Trả lời:

Đề tài của văn bản trên là: Tác phẩm viết về quan điểm, nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu

Bố cục của văn bản gồm 2 phần:

- Phần 1: Nói về nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu

- Phần 2: Những giá trị tốt đẹp được gìn giữ và phát huy đến tận ngày nay của Tạ Quang Bửu


Câu 2. (trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào? 

Trả lời:

Tác giả Hàm Châu đã nêu lên những nhân vật liên quan đến Tạ Quảng Bửu:

- Nô-am Chom-xki - nhà Ngôn ngữ - Toán học, được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".

- Người từng công tác cùng đơn vị với Tạ Quang Bửu - ông Nguyễn Xuân Huy.

- Nhà toán học người Nga - Mi-ku-xin-xki.

- Nhà hoạt động chính trị gia Nguyễn Xiển, ông còn là người thầy dạy Toán kì cựu.

- Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam - Giáo sư Lê Văn Thiêm. Ông còn là một trong số các nhà khoa học tiêu biết nhất của Việt Nam thế kỷ XX.

- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Đình Diệu.

=> Các nhân vật được Hàm Châu đề cập đến đều có đặc điểm chung là người có học thức, tài cao, biết nhìn xa trông rộng.


Câu 3. (trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?

Trả lời:

Vản bản tập chung làm sáng tỏ vấn đề Giáo sư Tạ Quang Bửu là một người tài giỏi, thông thái. Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê những câu chuyện có liên quan đến Tạ Quang Bửu. Đó là những hồi tưởng, những câu chuyện và đánh giá của người khác về ông làm căn cứ chứng minh vấn đề.

Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về vấn đề được đề cập. Nhằm tăng tính khách quan, thuyết phục người đọc tin vào vấn đề mà tác giả đề cập đến.


Câu 4. (trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Trả lời:

Thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn sau:

- “nhà thông thái của chúng ta…”: tác giả gọi Tạ Quang Bửu là nhà thông thái thể hiện sự kính trọng của ông với bậc hiền tài.

- “Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc”: Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh bằng từ “ngừng làm việc” thay cho từ “đổ bệnh”.

=> Hàm Châu bày tỏ lòng tôn kính với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những giá trị tốt đẹp và những thành tựu mà Giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc thương vô bờ bến với sự ra đi của Giáo sư Tạ Quang Bửu.


Câu 5. (trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1) Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Trả lời:

Văn bản trên đem lại cho em thông tin và nhận thức đúng đẵn về lối sống, cống hiến và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Ông không ngừng nỗ lực, dốc toàn tâm toàn lực của mình để tạo ra những bài học, những giá trị thiêng liêng cho muôn đời sau. Từ đó, em rút ra được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống như phương pháp học tập và làm việc có hiệu quả, sống có ích với cuộc đời. Để có thể gìn giữ và phát huy giá trị thiêng liêng đó, em cần cố gắng học hỏi và rèn luyện, luôn trang bị cho mình ý chí vững vàng, để khó khăn không thể cản bước trên con đường tiến tới vinh quang.

Một số phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam như yêu nước, liêm khiết, trung thực, cần cù chăm chỉ, tinh thần đoàn kết tốt, kỉ luật tốt, ham học hỏi,.. Điển hình như tấm gương vị cha già kính yêu của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời của người, không lúc nào trái tim của người không nghĩ về đất nước, về nhân dân. Người dành cả thanh xuân, từ bỏ cả tình yêu đôi lứa để quyết ra đi tìm đường cứu nước. Người lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu kẻ thù. Để rồi người ra đi để lại muôn vàn tiếc thương với đồng bào Việt Nam và cả Thế giới, để lại cho bao thế hệ con em những hành trang quý giá để vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước.


Câu 6. (trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1) Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Trả lời:

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông là một con người có nhiều tài năng, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể. Ông có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông yêu sách và đọc, viết khá nhiều sách. Dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian để đọc sách. Tài năng, những cống hiến và nỗ lực của ông được mọi người công nhận và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương nho người dân đất Việt. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" - mẫu 4

CHUẨN BỊ - SOẠN BÀI TẠ QUANG BỬU - NGƯỜI THẦY THÔNG THÁI

- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu:

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu – một trí thức uyên bác.

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu với ngành Quân giới.

+ Nhà khoa học trọn đời phụng sự đất nước.

- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:

+ Bác Hồ: Sáng ngời theo những điển hình gương Bác.

+ Nguyễn Ngọc Ký: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – tấm gương sáng về nghị lực sống.

+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của hòa bình.


ĐỌC HIỂU - SOẠN BÀI TẠ QUANG BỬU - NGƯỜI THẦY THÔNG THÁI

Câu 1. Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?

Trả lời:

Phần mở đầu đặt vấn đề: nhận định của mọi người về Tạ Quang Bửu.


Câu 2. Chú ý các lĩnh vực mà Giáo sư Bửu hiểu biết.

Trả lời:

- Lĩnh vực:

+ Cử nhân toán.

+ Thể thao.

+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc.

+ Tiếng Anh.


Câu 3. Tại sao ông Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?

Trả lời:

Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán vì ông muốn hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và phương Đông.


Câu 4. Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?

Trả lời:

Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc vì thấy Tạ Quang Bửu dù bận rộn với công việc vẫn dành ra thời gian để đọc sách.


Câu 5. Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa khẳng định ông Tạ Quang Bửu là một người thông minh. Sự thông minh của ông đấy được cả người ngoại quốc khẳng định.


Câu 6. Chú ý các bằng chứng về năng lực ngoại ngữ của Giáo sư Bửu.

Trả lời:

- Giáo sư Bửu học ba tháng đã đọc được tiếng Nga sau đó dịch ngay ra tiếng Pháp.

- Giáo sư đọc hẳn tiếng Ba Lan và thuyết trình cho mọi người về nghiên cứu toán cho thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội.

- Giáo sư giúp Bác soạn những bức công hàm gửi nước ngoài bằng Tiếng Anh.


Câu 7. Nội dung chính của phần 2 là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của phần 2 là: Những giá trị mà Tạ Quang Bửu để lại.


Câu 8. Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?

Trả lời:

Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng thể hiện sự tôn trọng, cũng như một lần nữa khẳng định Tạ Quang Bửu là một nhà thông thái, sống hết mình và nhận được yêu quý, kính trọng của nhiều người.


CÂU HỎI CUỐI BÀI - SOẠN BÀI TẠ QUANG BỬU - NGƯỜI THẦY THÔNG THÁI

Câu 1. Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái.

Trả lời:

- Đề tài của tác phẩm là: Văn bản viết về phong cách, lối sống, quan điểm sống và tài năng của Tạ Quang Bửu.

- Bố cục gồm hai phần chính:

+ Phần 1: Là phong cách, lối sống của Tạ Quang Bửu.

+ Phần 2: Những giá trị Tạ Quang Bửu để lại đến ngày nay.


Câu 2. Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

Trả lời:

- Các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết:

+ Nhà ngôn ngữ - toán học Nô-am Chom-xki được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".

+ Ông Nguyễn Xuân Huy từng công tác cùng đơn vị với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ Mi-ku-xin-xki là một nhà toán học người Ba Lan.

+ Nguyễn Xiển là một nhà hoạt động chính trị , người thầy dạy toán kì cựu.

+ Giáo sư Lê Văn Thiêm Lê Văn Thiêm, là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư toán học và là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20.

+ Phan Đình Diệu, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học nổi tiếng của nước ta.

→ Các nhân vật được tác giả nhắc đến nhìn chung đều là những người học rộng tài cao và họ đều khâm phục ông Tạ Quang Bửu.


Câu 3. Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?

Trả lời:

- Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề ông Tạ Quang Bửu là một người thông thái.

- Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê các câu chuyện liên quan đến Tạ Quang Bửu, những hồi ức, câu chuyện, nhận xét của người khác về ông để từ đó chứng minh vấn đề.

- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng tăng tính khách quan cho bài viết đồng thời chứng minh vấn đề mà tác phẩm đang đề cập đến.


Câu 4. Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Trả lời:

- Các câu văn trong phần 2 như:

+ "nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh.

→ Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.


Câu 5. Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Trả lời:

- Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

- Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: Yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.


Câu 6. Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Trả lời:

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông là một con người có nhiều tài năng, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể. Ông có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông yêu sách và đọc, viết khá nhiều sách. Dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian để đọc sách. Tài năng, những cống hiến và nỗ lực của ông được mọi người công nhận và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương nho người dân đất Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" - mẫu 5

Câu hỏi giữa bài

Câu 1. Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?

Bài làm

Phần mở đầu đặt vấn đề: nhận định của mọi người về Tạ Quang Bửu.


Câu 2. Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?

Bài làm

Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán vì ông muốn hiểu sâu sắc về vănh hóa Việt Nam và phương Đông.


Câu 3. Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?

Bài làm

Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc vì thấy Tạ Quang Bửu dù bận rộn với công việc vẫn dành ra thời gian để đọc sách.


Câu 4. Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?

Bài làm

Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa khẳng định ông Tạ Quang Bửu là một người thông minh. Sự thông minh của ông đấy được cả người ngoại quốc khẳng định.


Câu 5. Nội dung chính của phần 2 là gì?

Bài làm

Nội dung chính của phần 2 là: Những giá trị mà Tạ Quang Bửu để lại.


Câu 6. Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?

Bài làm

Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng thể hiện sự tôn trọng, cũng như một lần nữa khẳng định Tạ Quang Bửu là một thông thái, sống hết mình và nhận được yêu quý, kính trọng của nhiều người.


Câu hỏi cuối bài

Câu 1. Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái.

Bài làm

Đề tài của tác phẩm là: Văn bản viết về phong cách, lối sống, quan điểm sống của Tạ Quang Bửu.

Bố cục gồm hai phần chính:

  • Phần 1: là phong cách, lối sống của Tạ Quang Bửu
  • Phần 2: Những giá trị Tạ Quang Bửu để lại đến ngày nay.

Câu 2. Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

Bài làm

- Các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết:

  • Nhà ngôn ngữ - toán học Nô-am Chom-xki được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".
  • Ông Nguyễn Xuân Huy từng công tác cùng đơn vị với Giáo sư Tạ Quang Bửu.
  • Mi-ku-xin-xki là một nhà toán học người Ba Lan.
  • Nguyễn Xiển là một nhà hoạt động chính trị , người thầy dạy toán kì cựu.
  • Giáo sư Lê Văn Thiêm Lê Văn Thiêm, là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư toán học và là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20
  • Phan Đình Diệu, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học nổi tiếng của nước ta.

=> Các nhân vật được tác giả nhắc đến nhìn chung đều là những người học rộng tài cao và họ đều khâm phục ông Tạ Quang Bửu.


Câu 3. Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?

Bài làm

Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề ông Tạ Quang Bửu là một người thông thái.

Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê các câu chuyện liên quan đến Tạ Quang Bửu, những hồi ức, câu chuyện, nhận xét của người khác về ông để từ đó chứng minh vấn đề.

Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng tăng tính khách quan cho bài viết đồng thời chứng minh vấn đề mà tác phẩm đang đề cập đến.


Câu 4. Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Bài làm

Các câu văn trong phần 2 như:

"nhà thông thái của chúng ta....": Thể hiện sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

"Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Thay vì dùng từ ngã bệnh, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh.

=> Tác giả thể hiện sự kính trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.


Câu 5. Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Bài làm

Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học….Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.


Câu 6. Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Bài làm

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam. Ông là một con người có nhiều tài năng, từ khả năng toán học đến nghệ thuật, khả năng ngoài ngữ đánh nể. Ông có tinh thần tự học cao và đáng nể phục. Ông yêu sách và đọc, viết khá nhiều sách. Dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian để đọc sách. Tài năng, những cống hiến và nỗ lực của ông được mọi người công nhận và kính trọng. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương nho người dân đất Việt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái" - mẫu 6

Dàn ý Phân tích “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái”.

I. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái”.

II. Thân bài

Khái quát

- Nhà báo Hàm Châu, họ Nguyễn, sinh năm 1934 trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước tại làng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông từng được sống và theo học ở Huế, có ít nhiều vốn sống ở chốn cung đình. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, chuyên ngành kinh tế thương nghiệp.

- Văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái” của Hàm Châu là một tác phẩm tiêu biểu của ông, kể về lối sống và những đóng góp của Tạ Quang Bửu - một nhà trí thức cách mạnh và một nhà khoa học tài năng.


Nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu

- Tạ Quang Bửu là một nhà giáo và vận động viên tài ba:

+ Ông là một trong số ít những người Việt Nam đầu tiên đạt được bằng cử nhân toán học.

+ Ông có niềm ưa thích âm nhạc, hội hoạ, thể thao.

+ Ông tập chạy nhanh, tập nhảy cao.

+ Ông còn thử sức trong một cuộc bơi vượt sông Xen có cả Giên Ta-ri - nhà vô địch Pháp tham dự.

+ Ông lọt vào chung kết cuộc thi bóng bàn của sinh viên Pa-ri.

+ Ông cũng tập đấm bốc để tự vệ, đá bóng, và về sau, được cấp bằng bơi lội của Vương quốc Anh.

- Tạ Quang Bửu là một người có sự đam mê và am hiểu sâu sắc về nghệ thuật kiến trúc, sành hội hoạ và âm nhạc.

+ Về âm nhạc: Ông thường hát bằng tiếng Đức bản Tụng ca Niềm vui, lời thơ của Si-le được Bét-tô-ven phổ nhạc, đưa vào chương kết của bản Giao hưởng Niềm vui.

+ Về kiến trúc: Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng đã từng mong muốn "bác Bửu" cho ý kiến và nhờ đó, anh đã có thể hoàn thiện và sửa chữa rất nhiều lỗi ở tác phẩm.

- Sự độc đáo trong cách học của Tạ Quang Bửu:

+ Ông học để biết chứ không phải học để thi.

+ Ông cũng rất chú trọng việc nghiên cứu chữ Hán để hiểu sâu sắc văn hoá Việt Nam và phương Đông.


Những giá trị mà Tạ Quang Bửu đã để lại.

- Ông là tác giả của nhiều cuốn sách khoa học và kỹ thuật vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp, và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

- Cuốn sách mang tên "Sống" của ông không chỉ là một tác phẩm khoa học mà còn là một tác phẩm triết học về cuộc sống.

- Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc vào đêm 14-8-1986 do rối loạn tuần hoàn não.

- Hà Nội nay có thêm một đường phố mới mang tên Tạ Quang Bửu. Phố Tạ Quang Bửu nối liền phố Bạch Mai với phố Đại Cổ Việt, xuyên qua Trường Đại học Bách khoa.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị của văn bản.


Bài Phân tích “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái”.

Chặng đường 90 năm lịch sử đầy vẻ vang của Tổ quốc Việt Nam thân yêu đã để lại cho dân tộc ta biết bao tấm gương sáng trong kho tàng danh nhân lịch sử. Ta không thể không nhắc đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, anh hùng La Văn Cầu với cánh tay chống lại đồn địch, người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu dũng cảm uy nghiêm,... Giáo sư Tạ Quang Bửu cũng là một một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái” của Hàm Châu đã kể lại hành trình của vị giáo sư này.


Nhà báo Hàm Châu, họ Nguyễn, sinh năm 1934 trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước tại làng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông từng được sống và theo học ở Huế, có ít nhiều vốn sống ở chốn cung đình. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, chuyên ngành kinh tế thương nghiệp, nhưng một cơ trời, nhà báo Đinh Nho Khôi, Tổng Biên tập báo Thủ Đô do biết dòng dõi thư hương Hàm Châu, đã mời ông về làm phóng viên tờ báo này. Hàm Châu trở thành nhà báo Hà Nội từ năm 1959. Văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái” của Hàm Châu là một tác phẩm tiêu biểu của ông, kể về lối sống và những đóng góp của Tạ Quang Bửu - một nhà trí thức cách mạnh và một nhà khoa học tài năng.


Mở đầu văn bản, tác giả đã nói về nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu. Trước hết, ông đã bày tỏ và đưa ra một ý kiến: “Tạ Quang Bửu là một Lê Quý Đôn thời nay.” Hàm Châu nói rằng cần có thêm thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Nhưng chắc chắn đây không phải là chuyện thêu dệt tuỳ tiện, vô căn cứ. Cách nói ấy đã thể hiện sự quả quyết và khẳng định vị thế của Tạ Quang Bửu.


Tác giả đưa ra nhiều thông tin về đời sống và sự nghiệp của ông, từ các thành tích trong học tập và thể thao tại Pháp, đến sự am hiểu về nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ và âm nhạc. Khi ở Pháp, ông là một trong số ít những người Việt Nam đầu tiên đạt được bằng cử nhân toán học. Không chỉ vậy, ông có niềm ưa thích âm nhạc, hội hoạ, thể thao. Ông tập chạy nhanh, tập nhảy cao theo phương pháp lật người úp bụng trên xà, tập nhảy xa theo kiểu nhảy "xi-dô", đá hai chân trên không, như cắt không khí bằng cái kéo, rồi tập bơi trườn. Ông còn thử sức trong một cuộc bơi vượt sông Xen có cả Giên Ta-ri - nhà vô địch Pháp tham dự. Ông lọt vào chung kết cuộc thi bóng bàn của sinh viên Pa-ri, nhờ tập luyện theo cách đánh của Bác-na, nhà vô địch Hung-ga-ri. Ông cũng tập đấm bốc để tự vệ, đá bóng, và về sau, được cấp bằng bơi lội của Vương quốc Anh. Dường như, bất cứ bộ môn nào đều không hề thiếu vắng tên của ông trong danh sách.


Tuy nhiên, Tạ Quang Bửu không chỉ là một nhà giáo và vận động viên tài ba, mà còn là một người có sự đam mê và am hiểu sâu sắc về nghệ thuật kiến trúc, sành hội hoạ và âm nhạc. Ông thường hát bằng tiếng Đức bản Tụng ca Niềm vui, lời thơ của Si-le được Bét-tô-ven phổ nhạc, đưa vào chương kết của bản “Giao hưởng Niềm vui”. Còn về kiến trúc thì, Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng, con trai nhà văn Đặng Thai Mai đã từng thể hiện sự kính trọng và mong muốn "bác Bửu" cho ý kiến về tác phẩm của mình. Và kết quả là việc nhận được mấy lời góp ý “rất cụ thể và sâu sắc" đã giúp anh hoàn thiện và sửa chữa rất nhiều lỗi ở tác phẩm.


Hàm Châu cũng nhấn mạnh sự độc đáo trong cách học của Tạ Quang Bửu, khi ông học để biết chứ không phải học để thi. Ông cũng rất chú trọng việc nghiên cứu chữ Hán để hiểu sâu sắc văn hoá Việt Nam và phương Đông. Tạ Quang Bửu miệt mài nghiền ngẫm chữ Hán, loại văn tự khó bậc nhất thế giới này. Ông cũng thụ giáo cụ Phan Bội Châu và đọc nhiều tác phẩm triết học, văn học Trung Hoa trong nguyên bản Hán ngữ. Để cho mọi chuyện xác thực hơn, tác giả cũng kể lại một số câu chuyện vui về ông, như khi ông thuyết giảng về đạo Tin Lãnh bằng tiếng Anh và có người tưởng ông là mục sư. Thầy Bửu là một hình mẫu cho việc học tập và nghiên cứu suốt đời, và cho thấy tầm quan trọng của kiến thức đối với sự phát triển cá nhân và văn hoá của một quốc gia.


Nhờ nghệ thuật sống và lối sống ấy, Tạ Quang Bửu đã để lại rất nhiều giá trị quý báu cho đời, ông có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ trẻ và tri thức Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách khoa học và kỹ thuật vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp, và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.


Cuốn sách mang tên "Sống" của ông được phát hành giữa rừng xanh Việt Bắc. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Phần cuối cuốn sách đậm màu triết luận. Giáo sư viết: “Điều cốt yếu không phải: Sống là gì. Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống". Đó không chỉ là một tác phẩm khoa học mà còn là một tác phẩm triết học về cuộc sống. Ông đã băn khoăn và suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của cuộc sống và những gì mà chúng ta nên làm trong lúc sống. Thật đáng tiếc thay, Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc vào đêm 14-8-1986 do rối loạn tuần hoàn não. Một tuần sau, trưa 21-8, Giáo sư qua đời, để lại những bài viết dở dang, những bản thảo chưa in. “Chiến lược con người”, đấy là tiêu đề bản thảo mà Giáo sư chưa viết trọn để trình Đại hội VI.


Sự kính trọng và tiếc thương của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học Phan Đình Diệu dành cho Tạ Quang Bửu đã được trình bày xúc động qua bài “Viếng Anh” in trên Tạp chí Tổ quốc:


“Một khối nghĩ suy, một khối tình

Nước non là đó, mọ là mình

Đã tròn một cuộc, bầu tâm huyết

Chưa thoả đôi bề, lẽ từ sinh

Nghĩa nặng nhân tình còn quyến luyến

Ảnh ngòi tài tri vẫn lung linh

Nỗi đời chất chứa lòng tra ái

Một khối nghĩ suy, một khối tình.”


Để thể hiện niềm trân quý những giá trị ông đã để lại cho đời, Hà Nội nay có thêm một đường phố mới mang tên Tạ Quang Bửu. Phố Tạ Quang Bửu nối liền phố Bạch Mai với phố Đại Cổ Việt, xuyên qua Trường Đại học Bách khoa.


Văn bản “Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái” mang lại cho ta những nhận thức về cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Đồng thời, Hàm Châu đã khắc họa rõ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học qua tấm gương thầy Bửu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .