Top 6 Bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

638

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" - mẫu 1

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ Văn 7, tập một, Bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.

Trả lời:

Cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Nội dung bài thơ cho thấy những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi của thiên nhiên: hương ổi phả, sương thu chùng chình, sông dềnh dàng, mây vội vã…

* Trải nghiệm cùng văn bản

  • Theo dõi: Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?

- Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng bất ngờ, đột ngột.

  • Suy luận: Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thứ ba là cái gốc của câu thơ đó”?

- “Khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó” vì ở khổ thơ này tác giả bộc lộ toàn bộ tâm tư, tình cảm cũng như kinh nghiệm của tác giả, nó là cái nền để hai khổ thơ trên khoe sắc và tỏa hương.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh.


Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ bằng chứng của văn bản.

Trả lời:

- Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

+ Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại.

+ Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”.

+ Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”.

- Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.

+ Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.

+ Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.


Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?

Trả lời:

- Luận đề của văn bản: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. Dựa vào những luận điểm, luận cứ đã nêu ở câu 1.


Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Trả lời:

- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.

- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

- Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.


Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Trả lời:

- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết trong đoạn văn trên là: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo.

- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn trên là: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.


Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em có đồng ý với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Em có đồng tình với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” vì:

Nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời.


Câu 6 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Nhịp sống chậm rãi khiến em cảm nhận sâu sắc khoảnh khắc tiết trời chuyển mình từ cuối hạ sang đầu thu. Còn đâu những trưa hè nắng đổ lửa, dát vàng những con đường. Thay vào đó là tia nắng êm dịu, chờn vờn từng góc phố, hàng cây. Gió heo may bao trùm khắp con ngõ nhỏ. Không khí se lạnh khiến mọi người phải vội tìm cho mình một chiếc áo khoác mỏng, một bàn tay ấm, một cái ôm lâu. Thiên nhiên, con người như hòa quyện vào nhau. Chính bởi vậy, em càng yêu và say đắm khoảnh khắc chớm thu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" - mẫu 2

Chuẩn bị đọc

(trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 7 tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu.


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng cho thấy sự bất ngờ, ngỡ ngàng trước những dấu hiệu sang thu.


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó”?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó” đã chỉ rõ nguyên nhân của sự bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước các dấu hiệu giao mùa. Khổ thơ đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa thật sự rõ ở hai khổ thơ trên.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

* Luận điểm 1: Mùa thu đến một cách đột ngột và bất ngờ:

- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức.

- Sương chùng chình qua ngõ.

- Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”.

* Luận điểm 2: Cảm nhận thực về mùa thu:

- Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn.

- Thấy được sự đổi thay của các sự vật:

+ Dòng sông khác ngày thường.

+ Chim bắt đầu vội vã.

+ Đám mây chuyển mình.

* Luận điểm 3: Những dấu hiệu rõ ràng của mùa thu.

- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm.

- Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp...

* Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu.

- Sự thay đổi của con người khi sang thu.

- Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người.


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Luận đề của văn bản là Sự thay đổi của con người và thiên nhiên trong buổi giao mùa từ hạ sang thu. Dựa vào nhan đề của văn bản, đoạn kết và cách trình bày của các đoạn văn mà em xác định như vậy.


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố thì văn bản sẽ mất đi sự logic, mạch lạc , giảm sức thuyết phục. Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có vai trò là sáng tỏ luận đề.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong đoạn văn sau: “Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.”

Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em có đồng ý với nhận định: “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Em đồng ý với nhận định rằng "Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật". Bởi vì, nhan đề bài thơ đã giúp tác giả truyền tải chủ đề tác phẩm, rất thành công trong việc thể hiện sự lựa chọn tuyệt vời của khoảnh khắc thời gian, tạo nên một sự kết hợp đầy tinh tế giữa sự mơ hồ và cái có, tạo ra cho tâm hồn của người đọc cảm giác đong đầy của mùa thu. Nó mang trong mình sự nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, đã đánh thức những cảm xúc sâu thẳm nhất trong ta. "Sang thu" cũng thể hiện sự chuyển biến của cuộc đời, khi đời người sang thu, đã trải qua nhiều thăng trầm nên vững chắc hơn trước những thử thách của cuộc sống.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản

Lời giải chi tiết:

Có lẽ là, tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng sáu. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng lá, ngập đỏ cả một con đường. Trên kia, từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây, hay nền gạch tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm thấy. Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi vào tâm hồn tôi, xóa tan cái nóng bức và khó chịu của mùa hạ. Thu đã sang, nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa vào với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" - mẫu 3

Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.

Trả lời:

* Luận điểm 1: Mùa thu đến đột ngột và bất ngờ:

- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức.

- Sương đủng đỉnh qua ngõ.

- Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”.

* Luận điểm 2: Cảm giác thực về mùa thu:

- Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn.

- Thấy được sự đổi thay của các sự vật:

+ Dòng sông khác ngày thường.

+ Chim bắt đầu vội vã.

+ Đám mây chuyển mình.

* Luận điểm 3: Mùa thu thực sự đã tới.

- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm.

- Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp...

* Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu.

- Sự thay đổi của con người khi sang thu.

- Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người.


Câu 2. Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?

Trả lời:

Luận đề của văn bản là Sự thay đổi của con người và thiên nhiên lúc sang thu. Dựa vào nhan đề của văn bản, đoạn kết và cách trình bày của các đoạn văn mà em xác định như vậy.


Câu 3. Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá của người viết trong đoạn văn sau:

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyển, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Trả lời:

Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong đoạn văn sau: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.

Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.


Câu 4. Em có đồng ý với nhận định. “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thẩm vào từng từ ngũ, cảnh vật” hay không” Vì sao?

Trả lời:

Em hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng "Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật". Bởi vì, nhan đề bài thơ đã rất thành công trong việc thể hiện sự lựa chọn tuyệt vời của khoảnh khắc thời gian, tạo nên một sự kết hợp đầy tinh tế giữa sự mơ hồ và cái có, tạo ra cho tâm hồn của người đọc cảm giác đong đầy của mùa thu. Nó mang trong mình sự nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, đã đánh thức những cảm xúc sâu thẳm nhất trong ta. "Sang thu" cũng thể hiện sự chuyển biến của cuộc đời, khi đời người sang thu, đã trải qua nhiều thăng trầm nên vững chắc hơn trước những thử thách của cuộc sống.


Câu 5. Viết từ bốn đến năm câu để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Đoạn văn mẫu số 1:

Có người từng nói “Những thứ đẹp nhất thường lụi tàn nhanh nhất” quả đúng không sai. Một năm có bốn mùa nhưng khoảng khắc đẹp nhất trong các màu ấy đối với em có lẽ là thời khắc giao mùa. Thời gian giao mùa giữa mùa hè với mùa thu là thời điểm mà em yêu thích nhất. Khi ấy, những chiếc lá xanh của mùa hè sẽ bắt đầu chuyển màu sang màu vàng và bắt đầu rụng rơi đầy sân để chuẩn bị đến mùa thay lá vào mùa đông, tạo nên khung cảnh hết sức nên thơ. Thiên nhiên đẹp cùng với không khí sang thu trong lành, se se lạnh, có lẽ vậy mà khoảnh khắc này đã được nhiều nhà thơ đưa vào các tác phẩm của mình.


Đoạn văn mẫu số 2:

Thời khắc giao mùa là khi thiên nhiên rũ bỏ đi hết những cái cũ, chuyển mình đón những thứ mới, có lẽ đó là khoảnh khắc đẹp nhất. Vào mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc khi vừa trải qua khoảng khắc thay lá của mùa đông, thời tiết cũng dần trở nên ấm áp hơn. Vào mùa hè, cây cối xanh tốt, che bóng râm tỏa mát cả một vùng, xua tan những cái nắng nóng của thời tiết hè. Thu sang, cây cối bắt đầu thay đổi màu lá từ xanh sang đỏ và vàng, thời tiết cũng đỡ nắng gắt hơn. Đối với em, thời tiết thu có lẽ là thời tiết dễ chịu và thoải mái nhất. Đông đến, thời tiết lạnh hơn và cây cối lại rụng hết lá để chuẩn bị cho khoảnh khắc đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân. Một vòng tuần hoàn của tự nhiên diễn ra và mỗi khoảnh khắc giao mùa có lẽ là đẹp nhất và dễ đi vào thơ ca nhất bởi nó dễ nhận ra khi có sự thay đổi và mang trong mình sự độc đáo riêng. 


Đoạn văn mẫu số 3:

Những ngày giao mùa, khi mặt trời mới vừa lên và đất trời còn phủ một lớp sương mỏng, em luôn cảm thấy như được sống trong một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cây cối bên đường thi nhau khoác lên mình bộ áo mới với những chiếc lá tươi màu, tạo nên một cảnh tượng đầy màu sắc. Những đợt gió nhẹ đưa cánh hoa rơi bay khắp nơi, mang đến cho em cảm giác như mình đang bước đi giữa một đại dương màu sắc. Em thường dừng lại để thưởng thức cảnh vật và nhận ra rằng thiên nhiên thật sự rất đẹp, chúng ta hãy dành thời gian để tận hưởng và trân trọng nó để những khoảnh khắc ấy không bị trôi qua một cách lãng phí.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" - mẫu 4

Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
(Vũ Nho)

* Nội dung chính: Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu của nhà thơ Hữu Thỉnh


I. Chuẩn bị đọc.

Câu hỏi. Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ Văn 7, tập một, Bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.

Trả lời:

– Cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Nội dung bài thơ cho thấy những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi của thiên nhiên: hương ổi phả, sương thu chùng chình, sông dềnh dàng, mây vội vã…


II. Trải nghiệm cùng văn bản.

  • Theo dõi: Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?

– Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng bất ngờ, đột ngột.

  • Suy luận: Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thứ ba là cái gốc của câu thơ đó”?

– Nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó” đã chỉ rõ nguyên nhân của sự bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước các dấu hiệu giao mùa. Khổ thơ đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa thật sự rõ ở hai khổ thơ trên.


III. Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.

Trả lời:

* Luận điểm 1: Mùa thu đến một cách đột ngột và bất ngờ:

– Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức.

– Sương chùng chình qua ngõ.

– Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”.

* Luận điểm 2: Cảm nhận thực về mùa thu:

– Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn.

– Thấy được sự đổi thay của các sự vật:

+ Dòng sông khác ngày thường.

+ Chim bắt đầu vội vã.

+ Đám mây chuyển mình.

* Luận điểm 3: Những dấu hiệu rõ ràng của mùa thu.

– Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm.

– Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp…

* Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu.

– Sự thay đổi của con người khi sang thu.

– Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người.


Câu 2. Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy?

Trả lời:

– Luận đề của văn bản là Sự thay đổi của con người và thiên nhiên trong buổi giao mùa từ hạ sang thu. Dựa vào nhan đề của văn bản, đoạn kết và cách trình bày của các đoạn văn mà em xác định như vậy.


Câu 3. Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Trả lời:

– Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố thì văn bản sẽ mất đi sự logic, mạch lạc , giảm sức thuyết phục. Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có vai trò là sáng tỏ luận đề.


Câu 4. Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Trả lời:

– Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong đoạn văn sau: “Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.”

– Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.


Câu 5. Em có đồng ý với nhận định: “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Em đồng ý với nhận định rằng “Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật”. Bởi vì, nhan đề bài thơ đã giúp tác giả truyền tải chủ đề tác phẩm, rất thành công trong việc thể hiện sự lựa chọn tuyệt vời của khoảnh khắc thời gian, tạo nên một sự kết hợp đầy tinh tế giữa sự mơ hồ và cái có, tạo ra cho tâm hồn của người đọc cảm giác đong đầy của mùa thu. Nó mang trong mình sự nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, đã đánh thức những cảm xúc sâu thẳm nhất trong ta. “Sang thu” cũng thể hiện sự chuyển biến của cuộc đời, khi đời người sang thu, đã trải qua nhiều thăng trầm nên vững chắc hơn trước những thử thách của cuộc sống.


Câu 6. Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Trả lời:

– Có lẽ là, tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng sáu. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng lá, ngập đỏ cả một con đường. Trên kia, từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây, hay nền gạch tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm thấy. Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi vào tâm hồn tôi, xóa tan cái nóng bức và khó chịu của mùa hạ. Thu đã sang, nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa vào với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" - mẫu 5

Tác giả tác phẩm: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu - Ngữ văn 8

I. Tác giả Vũ Nho

- Vũ Nho, sinh năm 1948

- Quê: Ninh Bình

- Nhà nghiên cứu, phê bình văn học.


II. Tìm hiểu tác phẩm Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

  1. Thể loại: Văn bản nghị luận
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu được trích Đi giữa miền thơ của NXB Văn học, năm 1999.

Phương thức biểu đạt

Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu có phương thức biểu đạt là nghị luận


Tóm tắt văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

        Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Đến lượt Hữu Thỉnh, ông lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Hai khổ thơ đầu của bài Sang thu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương. Thiên nhiên trong Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. Con người cũng thế.


Bố cục bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “chúng ta sẽ nói lời:” Hình như Thu đã về” - Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.

+ Phần 2: Tiếp đến “ở hai khổ thơ trên” - Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.

+ Phần 3: Còn lại - Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu.


Giá trị nội dung

- Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh.


Giá trị nghệ thuật

 -Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 

- Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

  • Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

- Luận đề: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. 

- Luận điểm 1: Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

+ Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại.

+ Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”.

+ Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”. 

- Luận điểm 2: Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.

+ Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.

+ Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi. 

  • Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan

- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết là:     

+ Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. 

- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết là: 

Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.


THIÊN NHIÊN VÀ HỒN NGƯỜI LÚC SANG THU
(Vũ Nho)

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.


Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hơi gió se. Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu – bấy giờ là hương ổi chín – tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một giây phút nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.


Đã cảm được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, hơn thế nữa mắt lại còn nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết: “Hình như thu đã về”? Còn điều chỉ nữa mà ngờ? Thu đã về thật đấy rồi, sao còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên, cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (hương ổi), cả xúc giác (hơi gió se), cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác “hình như” ấy đã tôn thêm vẻ sương khói lãng đãng lúc thu sang. Đó là một nguyên nhân. Nhưng sâu xa hơn, ở đây còn bộc lộ nét sang thu trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.


Hình như thu đã về


Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, về gió, về sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện “sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió, và trong sương dường như có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin. Do đó, “hình như thu đã về” còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định.


Bây giờ nhà thơ mới xem xét thêm cảm giác sang thu kia có đích thực không, hay chỉ là ảo giác. Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời. Người đọc thích thú với cấu trúc đối tự nhiên:


Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã


Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ. Sông êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lũng lờ như ngẫm nghĩ, suy tư. Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã. Hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Ta thường chỉ chú ý vào sự “vội vã” đối rất đẹp với sự “dềnh dàng”. Xin chớ quên từ “bắt đầu” rất độc đáo ở đây. “Bắt đầu vội vã” thôi, chứ chưa phải là “đang vội vã”. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay.


Dù có sự vội vã của chim (cái vội vã mới chớm, mới bắt đầu), không khí thu vẫn là không khí thư thái, lắng đọng, chậm rãi, lâng lâng. Vì thế mà đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”. Đám mây như một dải lụa, như tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, còn phải có một cái ngõ thực cho sương đi qua để gợi nhớ đến cái ngõ ảo nối giữa hai mùa, thì ở đây chỉ cần một áng mây bâng khuâng mà có thể thấy bầu trời đang nhuộm nửa sắc thu. Hình ảnh mây là thực, nhưng cái ranh giới mùa là hư. Nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng lạ lùng của nhà thơ. Bầu trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu. Đến một lúc nào đó, nó bỗng ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu trời thu trọn vẹn.


Hai khổ thơ trên rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Nhưng khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, toả hương. Khổ thơ thứ ba đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.


Trong khổ thơ này, mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư:


Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.


Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp, bão dông như mùa hạ, nhưng “mức độ” đã khác rồi. Để ý sẽ thấy cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực, vào thế ổn định. Đâu phải là ngẫu nhiên mà mấy từ “cây đứng tuổi” lại được đặt vào chỗ kết thúc của bài thơ, vốn là một chỗ cực kì quan trọng? Phải chăng cái đứng tuổi của cây là một cái chốt cửa để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người?


Thiên nhiên trong Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. Con người cũng thế. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm. Thành ra sự vội vã của bầy chim cũng là sự vội vã của con người nữa đấy. Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật. Hương quả sang thu. Dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, dông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu. Vừa lưu luyến bồi hồi lại vừa nghiêm trang, chững chạc, vừa sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng, vừa khiêm nhường nhưng cũng tự hào, kiêu hãnh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu" - mẫu 6

Phân tích tác phẩm Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

Bài giải:

Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương “Sang thu”.


Với “Sang thu”, Hữu Thỉnh miêu tả bức tranh thu bằng những bước chuyển mình đầy tinh tế của vạn vật trước thời khắc giao mùa. Thời gian bao giờ cũng là quy luật và tất cả mọi thứ đều phải vận động theo quy luật ấy. Hình như các sự vật trong bài thơ cũng vậy, chuyển mình vào thu một cách đầy chủ động. Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ:


“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”


“Bỗng nhận ra hương ổi” - một trạng thái chưa hề được chuẩn bị, như là vô tình như là sửng sốt như là cơ duyên để từ đây nhà thơ có thể quan sát xuất hiện của mùa thu trong trời đất bằng tất cả giác quan và cũng chính từ góc nhìn này, hình ảnh của cả sự vật sang thu được nhà thơ đưa vào ống kính.


Mở đầu là một làn hương thật đặc biệt của mùa thu Việt Nam, hương ổi – phả vào gió buổi sớm. “Phả” – một động từ mang ý nghĩa chủ động tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian. Sự góp mặt của màn sương buổi sớm cùng với hương ổi làm con người chợt giật mình thảng thốt: Hình như thu đã về. Hai đặc điểm để cảm nhận mùa thu hương ổi, làn sương không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa, mà là một chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ, chỉ với Hữu Thỉnh làn hương ổi rất quen của Việt nam mà rất lạ với nhà thơ được đưa vào thơ một cách tự nhiên. Cũng từ đây, một loạt những hình ảnh quen mà lạ ấy sẽ xuất hiện để làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng vô vùng:


“Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”


Toàn là những sự vật được lựa chọn để miêu tả cảnh đất trời vào thu đang ở trạng thái “ngập ngừng” nhưng sự ngập ngừng đầy chủ động. “Sông được lúc, chim bắt đầu, đám mây, vắt nửa mình” với cách diễn đạt này hình ảnh của sự vật không chỉ hiện lên ở thời điểm hiện tại mà còn dẫn người đọc liên tưởng về quá khứ của chúng, một quá khứ chưa xa “quá khứ mùa hạ” và chắc rằng, đó là một quá khứ đầy sôi nổi. Khiến cho đâu đó trong không gian dâng lên một niềm tiếc nuối:


“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”


Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ - đang là hiện tại nhưng mưa mùa hạ đã trở thành quá khứ. Trạng thái này của thời tiết lại một lần nữa như khẳng định sự ngập ngừng thì thời gian vẫn bước đi vô tình của nó, và hàng cây sẽ bớt bất ngờ nếu mọi ngày vẫn xanh là thế mà giờ đây đã trở thành “hàng cây đứng tuổi”. Hàng cây đứng tuổi – hình ảnh gợi lên ở người đọc nhiều liên tưởng về tuổi tác của con người. Thời gian trôi nhanh qua cửa, cuộc đời mỗi người là một chứng nhân nhìn mùa thu đi qua. Bởi thế, nuối tiếc vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian. Tâm trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, gửi vào trạng thái của thiên nhiên nhằm khắc họa thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu. Điều này lí giải vì sao tất cả các sự vật được khắc họa bằng hành động từ trạng thái với sắc thái nghiêng chủ động. Phải chăng những sự vật đang “sang thu” chứ không phải “đây mùa thu tới” hay “mùa đã thu rồi”.


Xưa nay mùa thu thường gắn liền hình ảnh chiếc lá vàng rụng đầy ngõ, lá khô xào xạc và ta cứ ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra: Một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét rất riêng của mùa thu Việt Nam và điều này làm nên sức hấp dẫn cho bài thơ “Sang thu”.


“Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về màu thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. “Sang thu” chính là một tấm gương trong để người đọc có thể nhìn thấy ở đó hình ảnh quê hương xứ sở mình, hình ảnh của tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã khuấy động một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ để khẳng định vị trí của riêng mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .