Top 6 Bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

629

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc bạn học...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

* Suy ngẫm và phản hồi:

Nội dung chính: 

Văn bản kể về là câu chuyện của sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến. Con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.


Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.

Trả lời:

Những sự kiện chính trong văn bản là:

+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.

+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.

+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.

Dấu hiệu nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn: 

+ Truyện có yếu tố hư cấu: Nhân hóa loài kiến có hành động và suy nghĩ như con người.

+ Truyện không dài với số lượng nhân vật ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống.


Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Trả lời:

- Ngôi kể là ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.

- Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.


Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến.

Trả lời:

- Điểm tương đồng là cùng nghĩ cách thoát khỏi đàn kiến, nhưng cách của người bố cuồng nhiệt, bạo liệt, cực đoan, một mất một còn hơn là những người còn lại trong gia đình.

- Điểm khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến:

+ Bố cháu: Lo lắng và buồn bực, tìm đủ mọi cách để tiêu diệt chúng và rất sửng sốt khi thấy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi.

+ Mẹ cháu: Lo lắng đến tái cả mặt nhưng vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm cho cả nhà.

+ Cháu: Sợ hãi khi thấy đàn kiến xâm chiếm ngôi nhà và luôn theo sát bố, cùng tìm cách bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào.

+ Em cháu: Cùng anh trai tìm cách chống lại lũ kiến xâm nhập.


Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Trả lời:

- Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến: Bầy kiến ở đây đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị bứt ra khỏi cuộc sống thuận tự nhiên, trái với quy luật thì sẽ phản kháng, quay lại chống đối và tiêu diệt những gì làm hại đến đời sống của chúng.

- Nhan đề Kiến và người, tác giả muốn đặt tự nhiên và con người ở hai vị trí ngang nhau, trong đó, mối quan hệ là tương hỗ, qua lại, tương tác (từ “và” có vai trò kết nối hai yếu tố đẳng lập chứ không phải từ “hoặc” hay từ “chống lại”), tức là “cộng sinh” (dựa vào nhau cùng sống). “Kiến” được đặt trước “Người” có thể cũng có dụng ý ưu tiên, trước con người, chúng ta phải quan tâm hơn đến tự nhiên, đừng đặt con người là trung tâm, cao hơn tự nhiên để hành xử theo kiểu áp đặt, tấn công, chống đối.


Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người.

Trả lời:

Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người: 

- Tạo ra nội dung truyện thú vị và sinh động.

- Thông qua tưởng tượng, hư cấu, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp và bài học về sự tàn phá của con người với môi trường thiên nhiên.

- …


Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Trả lời:

- Phần đầu của truyện là sự tán dương giá trị con người, nhưng đến gần cuối truyện, con người thảm bại trước những sinh vật nhỏ nhoi nhất. Từ đó, tác phẩm để lại sức ám ảnh rất lớn. Truyện ngắn Kiến và người không phải là phủ định địa vị, giá trị con người mà chỉ là hi vọng hạn chế những dục vọng quá lớn của con người cùng với những hành động phi lí của họ đối với tự nhiên mà thôi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Câu 1 trang 27 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết "Kiến và người" là một truyện ngắn.

Bài làm

Những sự kiện chính trong văn bản:

- Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi vật dụng để ngăn cản loài kiến

- Loài kiến đang xâm chiếm căn nhà và gây ảnh hưởng đến vật nuôi

- Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến

- Những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường sinh thái

Dấu hiệu nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn:

- Truyện có yếu tố hư cấu: Loài kiến nổi dậy, trả thù con người, xâm chiếm căn nhà và gây ảnh hưởng đến vật nuôi.

- Dung lượng truyện ngắn, số lượng nhân vật ít gồm: gia đình con người gồm 4 người và loài kiến.

- Truyện tập trung miêu tả một khía cạnh của đời sống xã hội: con người phá hủy môi trường sinh thái nên đã nhận hậu quả.


Câu 2 trang 27 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Bài làm

Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu","mẹ cháu" và "cháu" khi đàn kiến tấn công.

→ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chân thực, chủ quan nhất. Bằng ngôi kể này, người kể không phải chỉ kể chuyện mà còn kể tâm trạng. Do đó, nội dung truyện ngắn luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện.


Câu 3 trang 27 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến.

Bài làm

- Điểm tương đồng trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến: Cả gia đình đều lo lắng, khổ sở, trốn chạy vì sự tấn công của bầy kiến.

- Điểm khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến:

  • Bố cháu: Lo lắng và buồn bực, tìm đủ mọi cách để tiêu diệt chúng và rất sửng sốt khi thấy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi.
  • Mẹ cháu: Lo lắng đến tái cả mặt nhưng vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm cho cả nhà.
  • Cháu: Sợ hãi khi thấy đàn kiến xâm chiếm ngôi nhà và luôn theo sát bố, cùng tìm cách bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào.
  • Em cháu: Cùng anh trai tìm cách chống lại lũ kiến xâm nhập.

Câu 4 trang 27 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Bài làm

- Hình tượng bầy kiến mang ý nghĩa biểu tượng cho hệ sinh thái môi trường đang bị con người hủy diệt. Bầy kiến là những con vật nhỏ bé nhưng lại có thể đấu tranh, chống trả với con người to lớn. Thông qua đó, tác giả muốn ngầm thể hiện sự tức giận đến tột cùng của thiên nhiên, của cả một hệ sinh thái đang bị con người phá hủy thậm tệ. Qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái.

- Cách đặt nhan đề của tác giả ngắn gọn, súc tích. Hai hình ảnh kiến và người tưởng chừng không liên quan nhau, một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn. Chính cách đặt nhan đề này đã làm nên sự thành công của tác phẩm, việc đặt nhan đề như vậy phần nào phản ánh nội dung truyện, phần cũng để cho người đọc tò mò, đọc nhan đề mà muốn khám phá nội dung truyện.


Câu 5 trang 27 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người.

Bài làm

Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người:

- Đóng vai trò phát triển tình huống, nội dung của truyện. Nếu không có chi tiết tưởng tượng, hư cấu bầy kiến nổi dậy, trả thù con người thì tác giả không thể phát triển nội dung truyện, đồng thời thiếu đi sự thú vị, sinh động, kích thích người đọc.

- Thông qua tưởng tượng, hư cấu, tác giả ngầm gửi gắm tới người đọc những thông điệp, bài học ý nghĩa mà không hề khô khan, nhàm chán.

- Thể hiện tài năng của tác giả trong việc xây dựng nội dung câu chuyện đặc sắc.


Câu 6 trang 27 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Bài làm

Truyện đã mang lại nhiều thay đổi trong nhận thức của em về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Con người và tự nhiên vốn là hai thứ luôn tồn tại song hành, bổ sung và tương trợ lẫn nhau. Nhưng nếu con người cố chấp xâm chiếm, phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên thì ắt sẽ phải trả giá cho hành động, việc làm của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Câu 1. Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.

Trả lời:

Những sự kiện chính trong văn bản là:

+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.

+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.

+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.

Dấu hiệu nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn: 

+ Truyện có yếu tố hư cấu: Nhân hóa loài kiến có hành động và suy nghĩ như con người.

+ Truyện không dài với số lượng nhân vật ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống.


Câu 2. Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Trả lời:

Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình.

→ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng dẫn dắt và làm cho câu chuyện chân thực hơn do chính người kể chuyện là người trong hoàn cảnh đó.


Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến.

Trả lời:

- Điểm tương đồng trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến: Cả gia đình đều lo lắng, khổ sở, trốn chạy vì sự tấn công của bầy kiến.

- Điểm khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến:

+ Bố cháu: Lo lắng và buồn bực, tìm đủ mọi cách để tiêu diệt chúng và rất sửng sốt khi thấy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi.

+ Mẹ cháu: Lo lắng đến tái cả mặt nhưng vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm cho cả nhà.

+ Cháu: Sợ hãi khi thấy đàn kiến xâm chiếm ngôi nhà và luôn theo sát bố, cùng tìm cách bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào.

+ Em cháu: Cùng anh trai tìm cách chống lại lũ kiến xâm nhập.


Câu 4. Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Trả lời:

- Hình tượng bầy kiến mang ý nghĩa biểu tượng cho hệ sinh thái môi trường với những vấn đề như bị xâm chiếm chỗ ở hay bị tàn phá bởi con người. Bầy kiến tuy nhỏ bé nhưng lại có thể chiến đấu với con người to lớn. Thông qua đó, tác giả muốn gửi đến mọi người những thông điệp về việc gìn giữ thiên nhiên và sự giận dữ của mẹ thiên nhiên trước những hành động độc ác của con người.

- Cách đặt nhan đề của tác giả ngắn gọn, súc tích đã cho thấy rõ hai nhân vật chính trong tác phẩm là kiến và người. Đồng thời từ nhan đề, tác giả đã tạo ra người đọc sự tò mò về tình huống trong truyện, không biết giữa kiến và người có quan hệ gì với nhau.


Câu 5. Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người. 

Trả lời:

Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người: 

- Tạo ra nội dung truyện thú vị và sinh động.

- Thông qua tưởng tượng, hư cấu, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp và bài học  về sự tàn phá của con người với môi trường thiên nhiên.


Câu 6. Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Trả lời:

Truyện đã mang lại nhiều thay đổi trong nhận thức của em về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Tự nhiên còn là thứ xuất hiện trước cả con người, nó tồn tại và phát triển mãi mãi và hai đối tượng này phải luôn song hành với nhau. Nếu con người cứ cố xâm chiếm và hủy hoại thiên nhiên thì sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Kiến và người

Bài giải:

- Giá trị nội dung:

Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Qua đó, ta thấy được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, khi con người tác động đến môi trường sống sinh thái tự nhiên sẽ đều trả giá. 

- Giá trị nghệ thuật:

  • Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn.
  • Việc sử dụng ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình có tác dụng dẫn dắt và làm cho câu chuyện chân thực hơn do chính người kể chuyện là người trong hoàn cảnh đó.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Kiến và người.

Bài giải:

Truyện ngắn “Kiến và người” là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.


Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Kiến và người.

Bài giải:

  • Tác giả 

- Trần Duy Phiên sau khi tốt nghiệp năm 1967 thì đi dạy học ở Kontum. Tháng 8 năm 1968, Trần Duy Phiên về Huế cùng với Tần Hoài Dạ Vũ hình thành tạp chí Việt, xuất bản dưới dạng bất hợp pháp (tòa soạn bí mật đặt ở lầu 3 thư viện đại học, in ronéo ở trường Mỹ Thuật). 

- Tác phẩm: Đốt lửa sau mây (đăng được bốn kỳ trên tạp chí Việt), Trốn, Chim tha lửa…

  • Tác phẩm:

“Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Nội dung chính

Tác phẩm Kiến và người kể về là câu chuyện của sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.


Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liệt kê những sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.

Phương pháp giải:

Đọc và chỉ ra những chi tiết, câu văn nổi bật từ đó liệt kê những sự kiện chính. Thông qua đó, nêu những dấu hiệu giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.

Lời giải chi tiết:

Những sự kiện chính trong văn bản: 

- Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi vật dụng để ngăn cản loài kiến

- Loài kiến đang xâm chiếm căn nhà và gây ảnh hưởng đến vật nuôi

- Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến

- Những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường sinh thái

Dấu hiệu nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn: 

- Truyện có yếu tố hư cấu: Loài kiến nổi dậy, trả thù con người, xâm chiếm căn nhà và gây ảnh hưởng đến vật nuôi.

- Dung lượng truyện ngắn, số lượng nhân vật ít gồm: gia đình con người gồm 4 người và loài kiến.

- Truyện tập trung miêu tả một khía cạnh của đời sống xã hội: con người phá hủy môi trường sinh thái nên đã nhận hậu quả.


Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Từ nội dung, cách xưng hô của người kể với người đọc, chỉ ra ngôi kể và điểm nhìn được sử dụng trong truyện ngắn. Từ đó, chỉ ra tác dụng của ngôi kể và điểm nhìn đó.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu","mẹ cháu" và "cháu" khi đàn kiến tấn công.

→ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chân thực, chủ quan nhất. Bằng ngôi kể này, người kể không phải chỉ kể chuyện mà còn kể tâm trạng. Do đó, nội dung truyện ngắn luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện.


Câu 3 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,...trước cuộc tấn công của bầy kiến

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung truyện ngắn, xác định những chi tiết, hình ảnh nổi bật thể hiện cách ứng xử của các nhân vật trước cuộc tấn công của bầy kiến, từ đó chỉ ra sự tương đồng và khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Bố cháu

Mẹ cháu

Cháu

Em cháu

Điểm tương đồng

Lo lắng, khổ sở, trốn chạy vì sự tấn công của bầy kiến

Điểm khác biệt

- Lo lắng tới mức tái mét mặt, buồn bực  tới mức “nuốt không hết chén cơm”, lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách, đến mức phải thốt ra "Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết".

- Sửng sốt đứng nhìn bầy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi.

- Lo lắng, sợ hãi tới tái mét mặt, hốt hoảng, “co rúm người rồi ngã sấp lên nền nhà”,bất lực, chán nản.

- Khẩn trương tìm ra những thứ có thể chống lại bầy kiến.

- Dù vậy vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm tối cho gia đình.

- “Ngồi bó gối nghĩ đến loài chim”

- Theo sát bên bố

- Ra sức bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào.

- Run lên, sợ hãi khi chứng kiến sự xâm chiếm ngôi nhà của bầy kiến.

-“ra giếng, chưa tắm, vội trở lại, báo tin bọn kiến đã vào tới giếng”.

- Cùng anh trai khẩn trương làm mọi cách chống lại lũ kiến xâm nhập.

 →  Khi phá rừng và có căn nhà để ở, cả gia đình bị đàn kiến tấn công. Lúc nào cả gia đình cũng trong trạng thái lo lắng vì sự tấn công của đàn kiến. Chỉ vì muốn chiếm đất để ở mà cả gia đình lúc nào cũng phải khổ sở, trốn chạy đàn kiến. Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác.


Câu 4 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Phương pháp giải:

Thông qua cuộc chiến giữa bầy kiến với con người, chỉ ra ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và từ đó, nhận xét cách đặt nhan đề của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng bầy kiến mang ý nghĩa biểu tượng cho hệ sinh thái môi trường đang bị con người hủy diệt. Bầy kiến là những con vật nhỏ bé nhưng lại có thể đấu tranh, chống trả với con người to lớn. Thông qua đó, tác giả muốn ngầm thể hiện sự tức giận đến tột cùng của thiên nhiên, của cả một hệ sinh thái đang bị con người phá hủy thậm tệ. Qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái.

- Cách đặt nhan đề của tác giả ngắn gọn, súc tích. Hai hình ảnh kiến và người tưởng chừng không liên quan nhau, một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn. Chính cách đặt nhan đề này đã làm nên sự thành công của tác phẩm, việc đặt nhan đề như vậy phần nào phản ánh nội dung truyện, phần cũng để cho người đọc tò mò, đọc nhan đề mà muốn khám phá nội dung truyện.


Câu 5 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người

Phương pháp giải:

Tìm ra những chi tiết có yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong trong truyện, từ đó đưa ra nhận xét về vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người: 

- Đóng vai trò phát triển tình huống, nội dung của truyện. Nếu không có chi tiết tưởng tượng, hư cấu bầy kiến nổi dậy, trả thù con người thì tác giả không thể phát triển nội dung truyện, đồng thời thiếu đi sự thú vị, sinh động, kích thích người đọc.

- Thông qua tưởng tượng, hư cấu, tác giả ngầm gửi gắm tới người đọc những thông điệp, bài học ý nghĩa mà không hề khô khan, nhàm chán.

- Thể hiện tài năng của tác giả trong việc xây dựng nội dung câu chuyện đặc sắc.


Câu 6 (trang 27, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Phương pháp giải:

Từ nội dung truyện ngắn và những thông điệp tác giả ngầm gửi gắm tới người đọc, bày tỏ quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Truyện đã mang lại nhiều thay đổi trong nhận thức của em về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Con người và tự nhiên vốn là hai thứ luôn tồn tại song hành, bổ sung và tương trợ lẫn nhau. Nhưng nếu con người cố chấp xâm chiếm, phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên thì ắt sẽ phải trả giá cho hành động, việc làm của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Trần Duy Phiên

1. Tiểu sử

- Trần Duy Phiên sinh năm 1942, tại Thừa Thiên Huế

- Ông là nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam trước năm 1975

2. Đặc điểm nghệ thuật

- Ngòi bút xông xáo và lãng mạn là tư tưởng nghệ thuật chính trong các sáng tác của Trần Duy Phiên, tư tưởng đó không chỉ thể hiện ở các tác phẩm truyện ngắn mà còn ở các tác phẩm thơ.

3. Tác phẩm chính

Đốt lửa sau mây (truyện dài), 1969

- Trước khi mặt trời mọc (tập truyện), 1972

- Trăm năm còn lại (tiểu thuyết), 1996

- Kiến và Người (tập truyện), 1996

- Ngược dòng phù hoa (tập truyện), 1997

- Chim trong thành quách cũ (tập truyện), 2003


II. Tác phẩm Kiến và người 

1. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm

2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng

3. Nội dung chính

Tác phẩm Kiến và người kể về là câu chuyện của sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

4. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm Kiến và người kể về câu chuyện có một gia đình nọ vì chiếm vùng đất sinh sống của loài kiến nên đã bị chúng xâm lấn nơi ở. Từng thành viên trong gia đình đang phải tìm đủ mọi cách để chống lại sự xâm nhập của đàn kiến. Người bố vẫn đang tìm đủ mọi biện pháp để đưa gia đình đến nơi an toàn, nhưng khắp nơi đều có sự xâm nhập của đàn kiến và họ không thể ra ngoài được. Người bố như phát điên, cố tìm đủ mọi cách để chống lại đàn kiến nhưng rồi lại đành bất lực, thở dài. Những nơi mà không có gì che đậy đều có kiến bu kín, nó cắn gà cắn lợn như đang muốn chặn đi đường sống của cả gia đình. Khi mà đàn kiến đã vào được tận căn nhà, cả gia đình đành phải bỏ lại nơi ở để bỏ trốn. Những con người to lớn giờ đây lại phải khuất phục trước những loài vật nhỏ bé. Sau khi đã quấn quần áo quanh người và chuẩn bị kỹ lưỡng, cả gia đình bắt đầu chạy trốn. Người bố thì vác lấy người con út lên vai rồi chạy, người mẹ vì vướng cành cây lên bị ngã và kiến bâu đầy người. Cả gia đình đã thành công chạy trốn khỏi đàn kiến và không ai bị bỏ lại. Nhưng về sau người mẹ đã mất không phải do bị sốt xuất huyết mà là do nọc độc của kiến. Người con cùng bố quay trở lại ngôi nhà mà đã từng bị kiến bao phủ, nhưng giờ đây tất cả đều hoang tàn. Nếu mà người bố trở nên sáng suốt hơn, không tham lam cố chấp thì có lẽ gia đình họ vẫn có cuộc sống hạnh phúc và người mẹ cũng không chết.

5. Nghệ thuật

- Khắc họa chân thực thiên nhiên và con người

- Ngôn ngữ truyện gần gũi và hấp dẫn

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kiến và người" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Dàn ý phân tích Kiến và người

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Duy Phiên (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

closeAdvertisementsarrow_forward_iosĐọc thêmPowered by GliaStudio

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Kiến Và Người (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...)

Thân Bài:

- Cách loài người chống chọi trước các loài vật thiên nhiên

- Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi vật dụng để ngăn cản loài kiến

- Loài kiến đang xâm chiếm căn nhà và gây ảnh hưởng đến vật nuôi

- Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến

- Những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường sinh thái

=> Thấy được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, khi con người tác động đến môi trường sống sinh thái tự nhiên sẽ đều trả giá

Kết bài:

- Khẳng định lại nội, cách xây dựng câu chuyện đặc sắc của tác giả

- Liên hệ đến giải pháp bảo vệ tự nhiên trước tác động của con người


Phân tích Kiến và người

Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó là truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.


Khi đọc tác phẩm có lẽ điều gây ấn tượng đầu tiên trong truyện ngắn này chính là tiêu đề tác phẩm. "Kiến và người" một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn, tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Nhưng qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái. Câu chuyện được kể qua mắt nhìn của người con, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu","mẹ cháu" và "cháu" khi đàn kiến tấn công. Khi phá rừng và có căn nhà để ở, cả gia đình bị đàn kiến tấn công.


Lúc nào cả gia đình cũng trong trạng thái lo lắng vì sự tấn công của đàn kiến. Người bố lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách. Đến mức phải thốt ra "Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết". Chỉ vì muốn chiếm đất để ở mà cả gia đình lúc nào cũng phải khổ sở, trốn chạy đàn kiến. Đàn kiến xâm chiếm chỗ nào là cả gia đình lại lấp chỗ đấy. Chúng tấn công từng đàn gà, đàn lợn dần dần bò vào từng ngóc ngách căn nhà. Khi miêu tả sự xâm chiếm của đàn kiến, tác giả đã dùng từ ngữ chân thật, cái mạnh mẽ cái nhiều vô kể đàn kiến. Nó đối lập với trạng thái lo lắng, cái ít ỏi, càng ngày thu hẹp của gia đình. Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác.


Nếu không cố chấp xâm chiếm môi trường sống sinh thái thì hẳn con người và loài vật đã được chung sống hoà bình. Từ xa xưa con người đã luôn quan niệm: "Con người là chúa tể của muôn loài". Chính vì thế có quyền phá hủy, xâm lấn môi trường sống tự nhiên. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm gì đến môi trường xung quanh mình. Câu chuyện như là một bức tranh hài hước khi mà những con người có tri thức, trí tuệ lại bị đánh bại trước con vật nhỏ bé của thiên nhiên. Tác giả đã rất khéo léo sáng tạo, khi vẽ ra một bức tranh tương phản giữa con người và thiên nhiên. Khi con người tác động môi trường sống tự nhiên họ sẽ phải hứng chịu bài học lớn. Trần Duy Phiên cũng có hai truyện ngắn nữa cũng viết về sự đối lập giữa con người và thiên nhiên là "Mối và người", "Nhện và người". Qua đó tác giả như muốn dùng lời văn của mình để lên án những tác động của con người đến môi trường sinh thái và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.


Một nhà văn Pháp đã từng nói: "Một nhà văn đúng nghĩa là một người biết đem con chữ của mình để phản ánh cuộc sống". Trần Duy Phiên đã làm được điều đó qua tác phẩm "Kiến và người". Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn, cùng với đó là những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .