Top 6 Bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6530

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

I. Tác giả văn bản Cánh đồng

– Ngân Hoa: Tên khai sinh là Nguyễn Thị Ngân Hoa (sinh năm 1970) là nhà văn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ.

– Các tác phẩm văn học đã xuất bản: Cánh đồng (thơ, 1966), Quả mùa thu (tập truyện ngắn, 1966)


II. Tìm hiểu tác phẩm Cánh đồng

  1. Thể loại: Thơ tự do
  2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Cánh đồng thuộc chùm thơ được giải B (không có giải A) trong cuộc thi Thơ trên tuần báo Văn nghệ năm 1995.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4.Tóm tắt: 

Tác giả đã vẽ lên bức tranh một cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống. Nhân vật chính là một cô gái yêu đời, yêu thiên nhiên, nhìn cuộc sống bằng con mắt mộng mơ đầy nhiệt huyết, mang trong mình hy vọng và tình yêu tuổi trẻ.

5. Bố cục

– Đoạn 1: Từ đầu đến “lặng câm rực rỡ”: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của những bông hoa rực rỡ trong veo

– Đoạn 2: Còn lại: Tình yêu với cánh đồng

6. Giá trị nội dung

– Bài thơ “Cánh đồng” nhằm thể hiện ý thức nâng niu cái đẹp

– Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người.

7. Giá trị nghệ thuật

– Bài thơ có cách triển khai độc đáo, các câu thơ, các khổ thơ có độ dài ngắn khác nhau, có những câu dài như một câu văn tạo nên mạch cảm xúc tuôn trào mãnh liệt.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cánh đồng

  • Cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.

– Sự biến hóa nhịp điệu khiến bài thơ như một trang sách tự sự.

– Sự kết hợp hài hòa giữ hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.

– Mạch thơ đi theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.

  • Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.

– Một đóa hoa cúc cắm trong bình gốm đã làm nhân vật trữ tình hình dung ra cả một cánh đồng hoa đang trải ra trước mắt. Không chỉ có những màu sắc mà còn có những thanh âm chân thực khiến đây như không còn chỉ là trong tưởng tượng.

– Sự tự do trong hình thức của thơ ca cũng được hiện lên rõ nét khi các câu thơ không tuân theo bất cứ quy luật nào. Từng câu thơ chứa đựng sự tinh tế trong tâm hồn tác giả.


*Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản

- Cảm nhận sự biến hoá của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ. 

- Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca. 

Gợi ý

Bài thơ có cách triển khai độc đáo, các câu thơ, các khổ thơ có độ dài ngắn khác nhau, có những câu dài như một câu văn tạo nên mạch cảm xúc tuôn trào mãnh liệt. Bài thơ “Cánh đồng” nhằm thể hiện ý thức nâng niu cái đẹp, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Nội dung chính “Cánh đồng”: 

Khắc họa bức tranh một cánh đồng mùa xuân tràn đầy sức sống bằng con mắt mộng mơ đầy nhiệt huyết, mang trong mình hy vọng và tình yêu tuổi trẻ.


* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: 

  • Cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.

- Sự biến hóa nhịp điệu khiến bài thơ như một trang sách tự sự.

- Sự kết hợp hài hòa giữ hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.

- Mạch thơ đi theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.

  • Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.

- Một đóa hoa cúc cắm trong bình gốm đã làm nhân vật trữ tình hình dung ra cả một cánh đồng hoa đang trải ra trước mắt. Không chỉ có những màu sắc mà còn có những thanh âm chân thực khiến đây như không còn chỉ là trong tưởng tượng.

- Sự tự do trong hình thức của thơ ca cũng được hiện lên rõ nét khi các câu thơ không tuân theo bất cứ quy luật nào. Từng câu thơ chứa đựng sự tinh tế trong tâm hồn tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Câu 1:

Cảm nhận sự biến hoá của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.

Gợi ý:

- Bài thơ sử dụng câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp thơ luôn biến đổi:

Ví dụ:

Những đóa cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn.
Tỏa sáng trên chiếc bình gốm màu sẫm
Chạm vào em một chiếc là già nua, một nụ hoa bé bỏng, một hơi thở run run, một làn sương ẩm ướt.
Chạm vào em một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ.

- Hình ảnh thơ độc đáo, giàu biểu tượng: một lảnh lót trong veo, một vang rền trầm đục, một nức nở âm u, một lặng câm rực rỡ…


Câu 2:

Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.

Gợi ý:

Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tình yêu thiên nhiên chân thành và mãnh liệt của nhà thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Nội dung chính

Bài thơ “Cánh đồng” nhằm thể hiện ý thức nâng niu cái đẹp và thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người.


Câu 1

Cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.

Phương pháp giải:

Nêu nhận xét về nhịp điệu, cách xây dựng hình ảnh thơ và cách tổ chức mạch thơ.

Lời giải chi tiết:

- Sự biến hóa nhịp điệu khiến bài thơ như một trang sách tự sự.

- Sự kết hợp hài hòa giữ hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.

- Mạch thơ đi theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.


Câu 2

Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.

Phương pháp giải:

Nêu nhận xét về cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

- Một đóa hoa cúc cắm trong bình gốm đã làm nhân vật trữ tình hình dung ra cả một cánh đồng hoa đang trải ra trước mắt. Không chỉ có những màu sắc mà còn có những thanh âm chân thực khiến đây như không còn chỉ là trong tưởng tượng.

- Sự tự do trong hình thức của thơ ca cũng được hiện lên rõ nét khi các câu thơ không tuân theo bất cứ quy luật nào. Từng câu thơ chứa đựng sự tinh tế trong tâm hồn tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Bài tập 7. Đọc lại văn bản Cánh đồng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 71) và trả lời các câu hỏi:

  1. Ấn tượng đầu tiên của bạn về bài thơ Cánh đồng của Ngân Hoa là gì? Vì sao bạn có ấn tượng đó?
  2. So với việc đọc những bài thơ thuộc các thể loại khác, thể loại mà tác giả lựa chọn đã gây khó khăn hay tạo niềm hứng thú cho bạn như thế nào?
  3. Xác định mối liên hệ giữa các hình tượng chính trong bài: em, đoa cúc, bình gốm, cánh đồng.
  4. Chỉ ra những điệp ngữ được sử dụng trong bài và phân tích giá trị biểu đạt của những điệp ngữ đó.
  5. Làm rõ sự thống nhất giữa hình thức thơ tự do và toàn bộ nội dung cảm xúc, liên tưởng, suy tưởng mà nhân vật trữ tình muốn bày tỏ.

Bài giải:

1. Ấn tượng: sự kết hợp giữa hình ảnh có gam màu sáng và hình ảnh có gam màu tối; mạch thơ đi theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình;... Vì: điều này khiến chúng ta có cái nhìn rõ hơn về bài thơ. Việc sử dụng cái nhìn đa chiều khiến bài thơ tồn tại theo khuynh hướng khách quan.

2. Theo em, đây là điểm khó nhưng cũng là điểm thú vị khi tác giả lựa chọn thể loại này. Những hình ảnh được mang đến một cách bất ngờ khiến người đọc trở nên thích thú, mong chờ nhưng nếu không biết cách liên kết thì đó lại là mối nguy hại. 

- Thể loại bài thơ “Cánh đồng” là thơ tự do.

- Tính chất tự do của hình thức thơ (số tiếng trong dòng thơ, số dòng thơ trong bài thơ, số dòng thơ ở mỗi khổ; vần, nhịp;...).

- Lối triển khai mạch cảm xúc, suy tưởng rất tự do, phóng túng với nhiều liên tưởng bất ngờ, không dễ nắm bắt.

- Tính biểu tượng của các hình ảnh.

3. Từ chỗ là một đối tượng khi “chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân”, để “chân ngập trong đất mềm tươi xốp" “em” bỗng hoá chín cánh đồng để gọi mùa màng tới. Những “đóa cúc” do “em” hái về gợi khao khát, trở thành người cất tiếng lòng thay “em” về một khao khát tình yêu rộng mở. “Bình gốm” chờ đợi hoa nhưng nó cũng được chính hoa tạo sinh. Dường như mọi thứ đang cùng chờ đợi nhau để cất lên tiếng ca mùa xuân căng tràn sức sống.

=> Bài thơ có các hình tượng chính: em, đoá cúc, bình gốm, cánh đồng. Các hình tượng vừa tồn tại độc lập vừa chuyển hoá hoà lẫn vào nhau. Tất cả đều chờ đợi nhau, giục giã nhau để cùng cất tiếng reo vui ngợi ca mùa xuân, ngợi ca vẻ đẹp giao hoà, căng tràn nhựa sống của cả vũ trụ.

4.

- Bài thơ sử dụng thường xuyên biện pháp tu từ điệp ngữ, với việc lặp lại các cụm từ: chạm vào em? em gọi tên? chưa kịp; những (các) loài hoa? những trái cây; đang ngủ/ dưới (lớp) đất cày, (những) chiếc bình gốm.

- Tác dụng: Gợi lên tình trạng tồn tại song trùng của các sự vật; gợi lên dáng dấp cuống quýt, vội vã của nhân vật trữ tình muốn ôm vào mình tất cả những gì đang nảy nở tốt đẹp trong cuộc sống.

=> Biện pháp tu từ điệp ngữ đã giúp nhà thơ diễn tả rất đạt sự nhân lên trùng điệp của những hạt mầm sự sống cùng niềm vui luôn tăng cấp trước toàn bộ những gì đang phơi mở dưới các giác quan bén nhạy của nhà thơ.

5. Sự thống nhất:

- Bài thơ chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn có số dòng không giống nhau. Sự cân đối hình thức bị phá vỡ cốt để dòng cảm xúc - suy tưởng của nhân vật trữ tình được bộc lộ tự nhiên nhất, không buộc phải độn lời, một khi điều cốt lõi đã được thể hiện.

- Dòng thơ có khi gồm 23 tiếng dài hơn các dòng khác thể hiện toàn bộ sự run rẩy, cuống quýt, hạnh phúc của nhân vật trữ tình. 

- Nhịp ngắt trong thơ không ổn định, đã bảo lưu trọn vẹn ngữ điệu lời nói hết sức chân thật của nhân vật trữ tình.

- Hình ảnh thơ liên kết thành một chuỗi thống nhất, gây ấn tượng rõ rệt về một sự mới mẻ tinh khôi, phù hợp với cảm quan về đời sống của nhân vật trữ tình.

- Thể hiện được chủ ý của nhân vật trữ tình biểu lộ tự nhiên, không gượng ép.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Cánh đồng trang 71" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

1. Cảm nhận sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.


2. Lắng nghe dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.
* Trả lời:
- Sự biến hóa của nhịp điệu được thể hiện vô cùng linh hoạt qua:
+ Câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau. Có những câu được tổ chức dài như một câu văn thể hiện dòng chảy miên man của cảm xúc.
+ Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm, co duỗi phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật trữ tình "em".
- Sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ:
+ Hình ảnh thiên nhiên: "đóa cúc vừa hái", "cánh đồng mùa xuân rộng lớn", "hơi thở run run", "làn sương ẩm ướt", "đất mềm tơi xốp, "trái cây đang ngủ", "hạt mầm vừa nứt", "đóa hoa nấp dưới đất cày"
=> Thể hiện sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp căng tràn, đẹp đẽ của mùa xuân.
+ Hình ảnh nhân vật trữ tình: nhân vật trữ tình "em" hiện lên với dáng vẻ đang "chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân", "chân ngập trong đất", "gọi tên loài hoa", "gọi tên những trái cây".
=> Bày tỏ tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm, sống hòa hợp với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.

Soạn bài Cánh đồng (Ngân Hoa), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

- Sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ:
+ Mạch thơ đi từ hình ảnh hoa cúc trong chiếc bình gốm đến khát khao giao cảm với thiên nhiên.
=> Diễn tả sự chờ đợi, nâng niu vẻ đẹp của nhân vật trữ tình đối với thiên nhiên.
- Sự tự do của hình thức thơ ca:
+ Ngôn ngữ thơ: Sử dụng trường từ vựng gợi hình, gợi cảm: "rộng lớn", "tỏa sáng", "sẫm màu", "già nua", "bé bỏng", "run run", "ẩm ướt", "lảnh lót", "trong veo", "già nua", "bé bỏng", "nức nở", "âm u", "lặng câm", "rực rỡ", "mềm", "tơi xốp".
=> Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân, thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả đối với cảnh vật mùa xuân.
+ Điệp cấu trúc:
"Chạm vào em một..., một...,..." => Tác dụng: Miêu tả đặc điểm của thiên nhiên đang tác động vào nhân vật trữ tình.
"Em gọi tên"=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự chờ đợi, khao khát và nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên.
"Chưa kịp" => Tác dụng: Diễn tả sức sống của thiên nhiên, đang được ấp ủ dưới lòng đất.
=> Kết luận: Dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét trong sự tự do của hình thức thơ ca.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .