Top 6 Bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6231

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Nội dung chính: 

- Văn bản vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say mê, giao hòa với thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ của tác giả.

* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: 

1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

- Đề tài: Nói chí

- Thi liệu: cảnh thiên nhiên trước am trúc - nơi yên tĩnh, bữa cơm có dưa muối, áo mặc gấm là, nước trong, ao thưởng trăng, vườn hoa, đêm tuyết rơi.

- Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

2. Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Thiên nhiên: yên bình, thanh tĩnh, nên thơ, vừa giản dị vừa thanh cao

+ Khung cảnh nhìn từ một am trúc thanh bình, tách rời khỏi những ồn ào của cuộc sống.

+ Cảnh vừa nên thơ (có ao trong để ngắm trăng, có hoa, có tuyết rơi trong đêm), vừa giản dị (hình ảnh đất cày, ruộng vườn được cày cuốc).

- Tâm trạng nhân vật trữ tình:

+ Nhàn nhã, thanh thản: thả mình tận hưởng cuộc sống điền viên.

+ Hài lòng với cuộc sống, dù ăn cơm với dưa muối, mặc áo the.

+ Lãng mạn, thi sĩ: ngắm trăng, ngắm tuyết, làm thơ, ngâm thơ.

3. Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

- Câu thơ sáu chữ xen giữa các câu thơ bảy chữ, đặt ở dòng thứ tư. 

- Sự kết hợp các các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh thơ tinh mĩ, ước lệ, thể hiện tâm hồn của thi sĩ.

- Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian (cơm ăn dầu có dưa muối).

4. Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả.

- Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

- Tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

A. Bố cục Ngôn chí bài 3

Chia bài thơ thành 4 phần:

- Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

- Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

- Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

- Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.


B. Nội dung chính Ngôn chí bài 3

Khung cảnh thiên nhiên bình yên mà nhà thơ đang sống. Cuộc sống an nhàn, thanh tịnh, giản dị và mộc mạc chỉ lấy thiên nhiên, cảnh vật làm niềm vui thoát khỏi chốn quan trường xô bồ.


C. Tóm tắt tác phẩm Ngôn chí bài 3

Văn bản vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say mê, giao hòa với thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ của tác giả.


D. Tác giả, tác phẩm Ngôn chí bài 3

I. Tác giả

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.


II. Tác phẩm văn bản Ngôn chí, bài 3

  1. Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

 Ngôn chí là bài thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

  • Tóm tắt văn bản Ngôn chí, bài 3

 Bài thơ thể hiện khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình

  • Bố cục văn bản Ngôn chí, bài 3

- Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

- Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

- Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

- Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.

  • Giá trị nội dung văn bản Ngôn chí, bài 3

Văn bản Ngôn chí (bài 3) nói lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nhân dân, đất nước đồng thời cũng thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc.

  • Giá trị nghệ thuật văn bản Ngôn chí, bài 3

- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).


* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: 

Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

- Đề tài: Thiên nhiên

- Thi liệu: trúc, mai, cơm, dưa muối, ao, trăng, hoa, tuyết

Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.   

- Hình tượng thiên nhiên: cuộc sống thôn dã đời thường, giản dị, mộc mạc

- Tâm trạng con người: lạc quan, thư thái, tránh xa thị phi, hoà mình với thiên nhiên

Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.   

- Kết hợp hài hoà từ Hán Việt và Thuần Việt

- Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú, xen lẫn câu thơ lục ngôn “áo mặc nài chi gấm là”

Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả

- Tâm hồn thanh cao, trong sáng, tránh xa vòng danh lợi để tìm về với một cuộc sống thanh sạch, giữ cốt cách. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Nội dung chính: Ngôn chí

Văn bản Ngôn chí (bài 3) nói lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nhân dân, đất nước đồng thời cũng thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc.


* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

  • Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

- Đề tài, thi liệu: Ngôn chí là chùm thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Ở đây nhan đề Ngôn chí không giới hạn “nói chí” trong phạm vi hẹp (ý chí, chí khí, chí nam nhi) mà hàm chứa chí lẫn tình nhà thơ.

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật biến thể.

  • Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Bức tranh thiên nhiên đẹp, bình dị, dân dã hiện lên thông qua các hình quen thuộc như hoa mai, ao cá đến “ngõ cày đất ải”. Thiên nhiên ở vùng quê thật yên bình nhưng vẫn toát lên vẻ thanh tao.

- Con người hoà mình vào thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của bản thân. Qua bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

  • Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

- Đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi: Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).

  • Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả

- Xuất hiện ở đầu thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí-Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới.

- Nguyễn Trãi dành nhiều tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ ca ông có những bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất trong phong vị thơ Đường, lại có những bức tranh bình dị, dân dã của một vùng quê thanh bình.

- Thông qua bức tranh thiên nhiên, thể hiện rõ tấm lòng luôn suy nghĩ, trăn trở vì nước vì dân “cuồn cuộn như nước triều đông” của Nguyễn Trãi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Câu 1

Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Đề tài: Thiên nhiên

- Thi liệu: trúc, mai, cơm, dưa muối, ao, trăng, hoa, tuyết


Câu 2

Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.   

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những chi tiết miêu tả thiên nhiên và thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng thiên nhiên: cuộc sống thôn dã đời thường, giản dị, mộc mạc

- Tâm trạng con người: lạc quan, thư thái, tránh xa thị phi, hoà mình với thiên nhiên


Câu 3

Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.     

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, rút ra kết luận về các yếu tố nghệ thuật của bài thơ

Lời giải chi tiết:

- Kết hợp hài hoà từ Hán Việt và Thuần Việt

- Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú, xen lẫn câu thơ lục ngôn “áo mặc nài chi gấm là”


Câu 4

Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả   

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ,phân tích và rút ra kết luận về vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn tác giả

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Trãi dành nhiều tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ ca ông có những bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất trong phong vị thơ Đường, lại có những bức tranh bình dị, dân dã của một vùng quê thanh bình.

- Thông qua bức tranh thiên nhiên, thể hiện rõ tấm lòng luôn suy nghĩ, trăn trở vì nước vì dân của Nguyễn Trãi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Bài tập 9. Đọc lại văn bản Ngôn chí, bài 3 trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 34) và trả lời các câu hỏi:

  1. Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.
  2. Nêu quan niệm sống được tác giả thể hiện trong hai câu thơ 3 và 4.
  3. Hình dung về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ cuối. Khoảnh khắc nào trong cuộc sống của nhân vật trữ tình gây ấn tượng nhất với bạn? Vì sao?
  4. Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ. Chọn phân tích một yếu tố mà bạn thấy tâm đắc.
  5. Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về con người tác giả?

Bài giải:

Trả lời: 

1. 

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục: 4 phần (Đề-thực-luận-kết)

+ 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

+ 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

+ 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

+ 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.


2. Hai câu thơ 3 và 4 thể hiện lối sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao của Nguyễn Trãi. Từ đó bộc lộ quan niệm “lánh đục về trong” của ông. Né tránh bọn quyền gian, giữ lấy phẩm chất của mình và sống trọn vẹn tuổi già với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến.


3. Trong bốn câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả nhiều khoảnh khắc đẹp đẽ, quý giá trong cuộc sống của nhân vật trữ tình với những thú vui thanh cao, tao nhã: ng hoa và sự thăng hoa của tâm hồn nghệ thưởng nguyệt, ương hoa và sự “thăng hoa" của tâm hồn nghệ sĩ khi thi hứng được khơi nguồn.

Khoảnh khắc em thấy ấn tượng nhất đó chính là: tác giả lấy được cảm hứng làm thơ qua 1 đêm tuyết, điều này cho thấy tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, lãng mạn và cũng không kém phần phong phú, thi sĩ như đang nhập hồn vào thiên nhiên mà tách rời khỏi những ồn ào trong cuộc sống.


4. Một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ như: 

- Tác giả đã sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê: dưa muối, đất cày ngõ ải,...

- Hai câu thơ lục ngôn tạo “điểm nhấn” nêu bật được quan niệm sống của tác giả,...


5. Bài thơ giúp hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi qua những cảm xúc, suy ngẫm, quan niệm về cuộc sống thường ngày. Đó là con người có tâm hồn thanh cao, biết sống một đời sống giản dị mà phong phú,...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành đọc: Ngôn chí trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tác giả

Tác giả Nguyễn Trãi

  • Cuộc đời

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai. 

- Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây).

- Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.

- Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.

- Nợ nước, thù nhà → theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- 1427 - 1428: khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng → viết Bình Ngô đại cáo.

- Sau đó tham gia xây dựng đất nước, rồi bị oan.

- 1439 ra ở ẩn tại Côn Sơn.

- 1440 quay lại chốn quan trường.

- 1442: oan Lệ Chi Viên → tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.

Tổng kết:

+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.

+ Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.

  • Sự nghiệp văn học

Tác phẩm chính

- Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...

- Những tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm (1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài) v.v...


Giá trị văn chương

* Văn chính luận:

- Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.

- Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

* Thơ trữ tình:

- Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết mãnh miệt.

- Phẩm chất ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.

→ Kết luận:

+ Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.

+ Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.


Tác phẩm

Ngôn chí bài 3

I. Tìm hiểu chung

  1. Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)
  2. Xuất xứ: Ngôn chí là bài thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. 
  3. Tóm tắt: - Văn bản vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say mê, giao hòa với thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ của tác giả.
  4. Bố cục

Chia bài thơ thành 4 phần:

- Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

- Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

- Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần  

- Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.


II.Tìm hiểu chi tiết

  • Hình tượng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Thiên nhiên: yên bình, thanh tĩnh, nên thơ, vừa giản dị vừa thanh cao

+ Khung cảnh nhìn từ một am trúc thanh bình, tách rời khỏi những ồn ào của cuộc sống.

+ Cảnh vừa nên thơ (có ao trong để ngắm trăng, có hoa, có tuyết rơi trong đêm), vừa giản dị (hình ảnh đất cày, ruộng vườn được cày cuốc).

- Tâm trạng nhân vật trữ tình:

+ Nhàn nhã, thanh thản: thả mình tận hưởng cuộc sống điền viên.

+ Hài lòng với cuộc sống, dù ăn cơm với dưa muối, mặc áo the.

+ Lãng mạn, thi sĩ: ngắm trăng, ngắm tuyết, làm thơ, ngâm thơ.

  • Các yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

- Câu thơ sáu chữ xen giữa các câu thơ bảy chữ, đặt ở dòng thứ tư. 

- Sự kết hợp các các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh thơ tinh mĩ, ước lệ, thể hiện tâm hồn của thi sĩ.

- Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian (cơm ăn dầu có dưa muối).

  • Vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả.

- Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

- Tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ.

  • Giá trị nội dung

- Thể hiện khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ

- Tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình

  • Giá trị nghệ thuật

- Câu thơ sáu chữ xen giữa các câu thơ bảy chữ, đặt ở dòng thứ tư. 

- Sự kết hợp các các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, mang đậm hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh thơ tinh mĩ, ước lệ, thể hiện tâm hồn của thi sĩ.

- Ngôn ngữ dân dã, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian (cơm ăn dầu có dưa muối).


Câu 1

- Đề tài: Thiên nhiên

- Thi liệu: trúc, mai, cơm, dưa muối, ao, trăng, hoa, tuyết

- Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)


Câu 2

- Hình tượng thiên nhiên: cuộc sống thôn dã đời thường, giản dị, mộc mạc

- Tâm trạng con người: lạc quan, thư thái, tránh xa thị phi, hoà mình với thiên nhiên


Câu 3

- Kết hợp hài hoà từ Hán Việt và Thuần Việt

- Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú, xen lẫn câu thơ lục ngôn “áo mặc nài chi gấm là”


Câu 4

- Nguyễn Trãi dành nhiều tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ ca ông có những bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất trong phong vị thơ Đường, lại có những bức tranh bình dị, dân dã của một vùng quê thanh bình.

- Thông qua bức tranh thiên nhiên, thể hiện rõ tấm lòng luôn suy nghĩ, trăn trở vì nước vì dân của Nguyễn Trãi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .