Top 6 Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

623

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 phần "Gia đình yêu thương" hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (số 1)

Thực hành tiếng Việt

Câu 1 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Đọc các câu sau:

- Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong.

- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.

a) Giải thích nghĩa của các từ "trong ” ở hai ví dụ trên.

b) Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?

c) Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một tử đa nghĩa?

Trả lời:

a) 

- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ "trong ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.


Câu 2 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:

a) Giải thích nghĩa của từ “cánh” trơng các từ ngữ trên.

b) Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghữa hay các từ đông âm. Dựa trên cơ sở nào đề xác định như vậy?

Trả lời:

 a)

- Cánh trong cánh buồm nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

- Cánh trong cánh chim là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng

- Cánh trong cánh cửa là: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được

- Cánh trong cánh tay là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

b) Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của một sự vật.


Câu 3 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Tìm hai từ chỉ bộ phân cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.

Trả lời:

* Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt mía, mắt bão, mắt lưới

- Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người

- Nghĩa chuyển:

+ chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây(mắt tre, mắt mía)

+ bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt)

+ phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão)

* Tai

- Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe

- Nghĩa chuyển:

+ bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm)

+ điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng)


Câu 4 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

 Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

Trùng tục nhút con bò thui,

Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

a) Câu đó này đố về con gì?

b) Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên.

Trả lời:

 a) Câu đố này đố về con bò.

b) Điểm thú vị trong câu trên là đã sự dụng từ đa nghĩa "chín" ý chỉ chín ở đây là đã được nấu chín.

Câu 5 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

Trả lời:

* Một số ví dụ về hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra cách nói độc đáo là:

- Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

- Hổ mang bò trên núi

- Bác bác trứng, tôi tôi vôi

- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.


Câu 6 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Đọc đoạn thơ sau:

Con bông lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.

b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Trả lời:

a) Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ.

b) Tác dụng của biện pháp tu từ: 

+ Gợi tả hình ảnh ngôi nhà, cây cối góp phần tạo nên sự sinh động, sáng tạo hơn cho bài thơ.


Câu 7 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:

a) Chỉ ra các từ láy.

b) Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.

Trả lời:

a) Từ láy được sử dụng: Không, có.

b) Tác dụng của từ láy: 

+ dùng để nhấn mạnh quanh cảnh xung quanh và bộc lộ cảm xúc của tác giả.


* Viết ngắn

Bài làm

Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Nhưng với con:

“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ

Cha mượn cho con buồm trắng nhé

Để con đi…”.

Sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và “cánh buồm trắng” kia sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Với con, việc đi không còn chỉ hành động đi cụ thể nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” Con muốn đi khắp nơi, muốn được vẫy vùng, muốn xông pha trên biển cả. Đó chính là ước mơ của con, khát vọng cháy bỏng trong con. Cánh buồm trắng sẽ đưa con đến bến bờ của ngôi trường Đại học Bách khoa mà con mơ ước, con sẽ cố gắng học thật giỏi để đạt được ước mơ. Và mai này, con sẽ đi tới bến bờ của một người kĩ sư công nghệ giỏi trong tương lai.

- Từ đa nghĩa: Đi

+ Nghĩa gốc: hành động đi

+ Nghĩa chuyển: đi tới bến bờ kĩ sư công nghệ giỏi (làm nghề nghiệp mình yêu thích)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (số 2)

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức từ đồng âm và từ đa nghĩa.

Lời giải chi tiết:

a.

- Từ "trong" 1: trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

- Từ "trong" 2: ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ "trong” ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.


Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức từ đồng âm và từ đa nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ

Nghĩa của từ “cánh”

Cánh buồm

Bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió

Cánh chim

Bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào

Cánh cửa

Bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật

Cánh tay

Bộ phậ của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình; thường coi là biểu tượng của hoạt động đấu tranh của con người


Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Em tìm các bộ phận trên cơ thể (tay, chân, mặt, mũi,…) và chỉ ra trường hợp sử dụng nghĩa chuyển từ những từ đó, chủ yếu dùng cho các đồ vật trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

Bộ phận cơ thể người

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Chân

Là bộ phận nâng đỡ cơ thể con người và dùng để di chuyển

Là bộ phận nâng đỡ vật (chân bàn)

Phần cuối cùng của sự vật (chân mây, chân tóc)

Điều đúng đắn và là lẽ phải (chân ái, chân lý)

Tay

Là cơ quan ở hai bên đầu người, hoặc động vật, dùng để nghe

Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra gống như cái tai (tai chén, tai ấm)

Điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng, tai ương)


Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức từ đồng âm và từ đa nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Câu 5 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các câu nói trong cuộc sống hoặc những bài ca dao, tục ngữ có sử dụng cách chơi chữ từ hiện tượng đồng âm.

Lời giải chi tiết:

- Ví dụ 1:

Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

- Ví dụ 2: Con ngựa đá con ngựa đá.

- Ví dụ 3: Con ruồi đậu mâm xôi đậu.


Câu 6 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức các biện pháp tu từ đã học.

Lời giải chi tiết:

- Làm cho bài thơ có nhịp điệu, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.

- Nhấn mạnh tình cảm yêu mến thiên nhiên, quê hương và tình cảm cha con của nhân vật.


Câu 7 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ láy

Lời giải chi tiết:

- Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt hơn.

- Làm cho các chi tiết, sự vật hiện lên sống động, cụ thể hơn.


Viết ngắn

Video hướng dẫn giải

    Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé. Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức và tưởng tượng, nhập vai vào người con để hoàn thiện đoạn văn này.

Lời giải chi tiết:

   Ước mơ là gì mà nó lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người đặc biệt là đối với tuổi thơ của chúng ta? Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Tôi cũng có những ước mơ như thế trong suốt chiều dài tuổi thơ của mình. Tôi may mắn có một gia đình hạnh phúc và được sống trong tình yêu thương vô bờ của mẹ cha. Cha đã từng nói với tôi về trời cao, biển rộng, về những khát khao lớn lao của cuộc đời. Và tôi đã từng xin cha một chiếc “buồm trắng” để đi đến những chân trời, những bến bờ trong lời kể của cha. Lúc này, đó chính là ước mơ của tôi – ước mơ được chinh phục thiên nhiên, chinh phục những tầm cao mới. Tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé thơ mà người chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.

Chú thích:

Từ đa nghĩa là từ được in đậm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (số 3)

Câu hỏi 1: Đọc các câu sau

- Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong.

- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.

a) Nghĩa các từ "trong":

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

     “Trong”: có nghĩa là trong veo, trong vắt đến mức có thể nhìn xuyên thấu.

Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất

     “Trong”: có nghĩa là bên trong, chứa đựng, bao hàm ở trong một tập thể, cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?

     Nghĩa của hai từ “trong” trên không có liên quan đến nhau.

c) Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa?

     Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm, vì cách đọc giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau.


Câu hỏi 2: Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:

a) Giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên

  • Cánh buồm: từ “cánh” ở trong cánh buồm chỉ một bộ phận của con thuyền, nó có tác dụng đón sức gió và giúp con thuyền có thể di chuyển được trên mặt nước.
  • Cánh chim: từ “cánh” trong cánh chim là một bộ phận cơ thể của loài chim, có thể dùng để chỉ cho cánh dơi, cánh côn trùng… Chiếc cánh đó có hình tấm, rộng bản và có đôi đối xứng hai bên thân, giúp chim có thể bay được.
  • Cánh cửa: từ “cánh” trong cánh cửa chỉ bộ phận có thể khép vào mở ra của chiếc cửa hoặc một số vật khác.
  • Cánh tay: từ “cánh” trong cánh tay chỉ một bộ phận cơ thể của con người.

b) Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa hay các từ đồng âm. Dựa trên cơ sở nào để xác định như vậy?

Các từ “cánh” trên là từ đa nghĩa, bởi vì nó đều chỉ một bộ phận của sự vật gì đó.


Câu hỏi 3: Tìm hai từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng

Mũi: mũi thuyền, mũi tên.

  • Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể.
  • Nghĩa chuyển: mũi thuyền là chỉ bộ phận, phần đầu của con thuyền, mũi tên là chỉ phần mũi nhọn phía đầu của cung tên.

Chân: chân bàn, chân trời, chân lí.

  • Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể, dùng nâng đỡ cơ thể và di chuyển.
  • Nghĩa chuyển: chân bàn chỉ bộ phận nâng đỡ cái bàn, chân trời chỉ góc cuối cùng phía xa của bầu trời, chân lí chỉ điều đúng đắn và lẽ phải.

Câu hỏi 4: Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

Trùng tục nhút con bò thui,

Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

a) Câu trên đố về con gì?

     Đố về con bò.

b) Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đông âm, chỉ ra điểm thủ vị trong câu đố trên

     Điểm thú vị của câu đố nằm ở chỗ sử dụng từ đa nghĩa, “chín” không phải là số 9 mà có nghĩa là nấu chín.


Câu hỏi 5: Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo

     Ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo:

Hổ mang bò lên núi.

Bác bác trứng, tôi tôi vôi.

Con ngựa đá đá con ngựa đá.

Con ruồi đậu mâm xôi đậu.


Câu hỏi 6: Đọc đoạn thơ sau:

              Con bông lắc tay cha khẽ hỏi:

             “Cha ơi

              Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

              Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

              Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

             “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

              Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

              Vẫn là đất nước của ta,

              Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "

a) Biện pháp tu từ được sử dụng?

     Biện pháp tu từ được sử dụng: liệt kê (có cây, có cửa, có nhà), điệp từ (không thấy nhà, không thấy cây, không thấy…; có... )

b) Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ

     Tác dụng:

  • Tạo nên nhịp điệu, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm.
  • Từ đó, nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, quê hương cũng như tình cảm cha con thiêng liêng sâu đậm.

Câu hỏi 7: Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau

a, Chỉ ra các từ láy

     Từ láy: rả rích, phơi phới, lênh khênh, trầm ngâm.

b, Tác dụng của các từ láy đó

     Tác dụng: tăng giá trị gợi hình, gợi cảm và giàu giá trị biểu đạt. Bên cạnh đó, sử dụng từ láy còn giúp người đọc dễ dàng hình dung được khung cảnh, sự vật, sự việc cũng hiện lên một cách chân thực và sống động hơn.


Viết ngắn: 

     Cuộc đời mỗi người đều ấp ủ những ước mơ, hoài bão và điểm đến riêng cho mình. Đó là những bến bờ tươi đẹp, là những chân trời mới mà bản thân chúng ta muốn được đặt chân đến để khám phá và hưởng trọn hương vị tinh khôi mới mẻ. Trong hành trình đó, bố mẹ luôn là người cùng tôi đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho tôi bay xa. Bố từng hỏi ước mơ của tôi là gì, tôi sẽ hào hứng kể về bến bờ tôi muốn đến, tôi muốn chinh phục chính bản thân mình, được tìm hiểu và khám phá những điều mình vẫn còn chưa hiểu hết. Mỗi lần như thế, bố thường trầm ngâm kể về ước mơ còn chưa thực hiện được của bản thân. Nghe những lời bố nói, tôi liền xin bố cho mình một chiếc buồm trắng để có thể ngao du và tiếp tục hoàn thiện ước mơ dở dang của người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (số 4)

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 34)

Câu 1. Đọc các câu sau:

- Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong.

- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.

Gợi ý:

a.

  • Ví dụ 1: Không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua
  • Ví dụ 2: Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó; đối lập với ngoài
    1. Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên không liên quan đến nhau.
    2. Từ “trong” ở hai ví dụ trên là từ đồng âm.

Câu 2. Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa”, “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:

Gợi ý:

a.

  • cánh buồm: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.
  • cánh chim: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào.
  • cánh cửa: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.
  • cánh tay: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa. Các từ “cánh trên” đều được chuyển nghĩa dựa trên cơ sở một nét nghĩa chung.


Câu 3. Tìm hai từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.

- Mắt:

  • Nghĩa gốc: đôi mắt
  • Nghĩa chuyển: mắt na, mắt dứa…

- Chân:

  • Nghĩa gốc: đôi chân
  • Nghĩa chuyển: chân trời, chân núi…

- Cổ:

  • Nghĩa gốc: cái cổ
  • Nghĩa chuyển: cổ áo, cổ chai…

Câu 4. Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

Trùng tục nhút con bò thui,
Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

Gợi ý:

Câu 5. Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

  • Con sâu đang bò sâu dần vào chiếc ống.
  • Chú Năm cho tôi năm quả trứng gà.

Câu 6. Đọc đoạn thơ sau:

Con bông lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Gợi ý:

Câu 7. Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:

Gợi ý:

* Viết ngắn:

Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Gợi ý:

Đứng trước biển, tôi nói với cha về ước mơ của mình. Tôi mong muốn có một chiếc buồm trắng để có thể khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Cánh buồm lộng gió sẽ đưa tôi đi đến thế giới xa xôi đó. Trước mắt tôi sẽ là những hòn đảo rộng lớn. Tôi có thể nhìn thấy nhà cửa, cây cối mà cha từng nhắc đến. Còn cả những con người sống vất vả mà lạc quan. Nơi đây chính là một phần của tổ quốc thân yêu. Tôi cảm thấy tự hào và hạnh phúc biết bao nếu được thay cha thực hiện ước mơ này. Khi trưởng thành, tôi nhất định sẽ bắt đầu hành trình khám phá này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (số 5)

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ "trong” ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.


Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a.

Cánh trong “cánh buồm” nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

Cánh trong “cánh chim” là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào

Cánh trong “cánh cửa” là:  bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật

Cánh trong “cánh tay” là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình; thường coi là biểu tượng của hoạt động đấu tranh của con người

Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của cái gì đó.


Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Hai từ chỉ bộ phân cơ thể người:

- Mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi giáo,...

+ Nghĩa gốc: Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp, nhô ra nằm giữa khuôn mặt, dùng để ngửi

- Tai: tai chén, tai ấm, tai tiếng.

+ Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe

+ Nghĩa chuyển: bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm); điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng).


Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Câu 5 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Ví dụ 1:

Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

- Ví dụ 2: Con ngựa đá con ngựa đá.

- Ví dụ 3: Con ruồi đậu mâm xôi đậu.


Câu 6 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Làm cho bài thơ có nhịp điệu, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.

- Nhấn mạnh tình cảm yêu mến thiên nhiên, quê hương và tình cảm cha con của nhân vật .


Câu 7 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt hơn.

- Làm cho các chi tiết, sự vật hiện lên sống động, cụ thể hơn.


Viết ngắn: Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Bài làm tham khảo

Trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn ai cũng có những ước mơ, hi vọng ngay thơ hồn nhiên của tuổi trẻ. Tôi cũng vậy tôi luôn có những khao khát được khám phá thế giới rộng lớn, và chính cha cha đã là người gợi mở cho tôi những chân trời mới. Cha đã từng nói với tôi về trời cao, biển rộng, về những khát khao lớn lao của cuộc đời. Và tôi đã từng xin cha một chiếc “buồm trắng” để đi đến những chân trời, những bến bờ trong lời kể của cha. Lúc này, đó chính là ước mơ của tôi – ước mơ được chinh phục thiên nhiên, chinh phục những tầm cao mới. Tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé thơ mà người chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.

Chú thích:

Từ đa nghĩa là từ được in đậm.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

* Từ đa nghĩa và từ đồng âm

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ: từ “đi” trong hai ví dụ sau là từ đa nghĩa:

+ Hai cha con bước đi trên cát. 

+ Xe đi, chậm rì.

- “Đi,” là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân. “Đi,” là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (số 6)

Kiến thức Ngữ Văn
*Từ đồng âm
– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.
Ví dụ: Chân trong "chân bàn" và "chân chất" chỉ là từ đồng âm
- >chân trong "chân bàn" : Chỉ sự vật, vật phía dưới cùng của đồ vật, dùng để đỡ cho các bộ phận khác
- >chân trong "chân chất" : Chỉ tính cách thật thà, chân thành, chất phác của con người
- Tác dụng: Lợi dụng đặc sắc về âm, của từ đồng âm để tạo ra biện pháp tu từ chơi chữ, để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
–Cách phân biệt từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa
+ Đối với từ đồng âm: Các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.
+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.
*Từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa)
- Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
+Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
+ Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.
+ Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.
- Ví dụ: Từ "chân" là một từ nhiều nghĩa:
Đôi chân, loài vật bốn chân: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v. V.
Chân đèn, chân giường, chân kiềng, chân bàn: Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
Chân núi, chân tường, chân răng: Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền
Chân ruộng, chân mạ: Từ dùng để chỉ từng phamj vị, vị trí, đơn vị nhỏ hơn của loại nào đó
- Ví dụ: Từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa:
Ăn cơm: Cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.
Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.


*Điệp ngữ:
- Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ
- Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: Nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc.. và tạo nhịp điệu cho câu, đoạn văn bản

*Liệt kê
- Là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau
- Tác dụng: Nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn, nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả

-Các kiểu liệt kê
+ Dựa vào cấu tạo chia ra thành: Liệt kê theo từng cặp; Liệt kê không theo từng cặp.
+ Dựa vào ý nghĩa chia ra thành: Liệt kê tăng tiế; Liệt kê không theo tăng tiến.

Hướng dẫn Soạn bài: Thực hành tiếng việt - bài 7, Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 34) Đọc các câu sau:
- Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong.
- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.
A) Giải thích nghĩa của các từ "trong" ở hai ví dụ trên.
B) Nghĩa của các từ "trong" ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?
C) Từ "trong" ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa?
Trả lời:
A)- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa chỉ tính chất trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác ở tầng dưới. Nó là tính từ.
- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai mang nghĩa chỉ vị trí đã xác định trong một tập thể, một cộng đồng. Nó là chỉ từ
B) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.
C) Từ "trong" ở hai câu thơ trên là hiện tượng từ đồng âm (phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau).

Câu 2 (trang 34) Đọc các từ ngữ "cánh buồm", "cánh chim", "cánh cửa", "cánh tay" và thực hiện các yêu cầu:
A) Giải thích nghĩa của từ "cánh" trong các từ ngữ trên.
B) Từ "cánh" trong các ví dụ trên là một từ đa nghĩa hay các từ đông âm. Dựa trên cơ sở nào đề xác định như vậy?
Trả lời:
A.- Cánh trong "cánh buồm" nghĩa là: Bộ phận của con thuyền, làm bằng tấm cói hoặc vải rộng, để hứng gió, giúp cho con thuyền di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.
- Cánh trong "cánh chim" là: Bộ phận để bay của con vật như chim, dơi, côn trùng;có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi, có hình đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở bung ra hoặc khép vào thân.
- Cánh trong "cánh cửa" là: Bộ phận hình tấm, có thể khép vào hoặc mở ra được của một số đồ vật
- Cánh trong "cánh tay" là: Bộ phận của cơ thể người, tính từ vai đến cổ tay, nằm ở hai bên thân mình; có thể nâng lên, hạ xuống, điều khiển bàn tay cầm, nắm.. tùy ý.
B. Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa) vì nó đều có nét nghĩa chung (là một bộ phận của sự vật gì đó).

Câu 3 (trang 34) Tìm hai từ chỉ bộ phân cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.
(Gợi ý: Các em chọn các từ quen thuộc chỉ bộ phận cơ thể người, tìm các trường hợp khác (đồ vật, con vật) cũng dùng kết hợp với từ đó, mà có nét chung về nghĩa)
Trả lời:
Ví dụ: Từ "chân" là một từ nhiều nghĩa:
Đôi chân, loài vật bốn chân: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v. V.
Chân đèn, chân giường, chân kiềng, chân bàn: Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
Chân núi, chân tường, chân răng: Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền
Chân ruộng, chân mạ: Từ dùng để chỉ từng phamj vị, vị trí, đơn vị nhỏ hơn của loại nào đó
- > Nghĩa gốc: Là bộ phận dưới cùng, có tác dụng nâng đỡ cơ thể con người và dùng để di chuyển.
- Tai: Tai chén, tai ấm, tai tiếng.
+ Nghĩa gốc: Cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe
+ Nghĩa chuyển: Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm) ; điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng).
– Miệng: Miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa..
- Cổ: Cổ tay, cổ chân, cổ chai, cổ lọ
- Tay: Tay áo, tay sai, tay chơi, tay quay, tay tre, tay buôn, tay trống..

Câu 4 (trang 34) Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:
Trùng trục như con bò thui,
Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.
A) Câu đó này đố về con gì?
B) Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên.
Trả lời:
A. Câu đố này đố về con bò đã bị thui chín (dựa vào từ trùng trục, từ con bò thui)
B. Điểm thú vị trong câu trên là đã sử dụng từ đồng âm và điệp ngữ "chín" :
- "Chín" : Chỉ trạng thái đồ ăn đã được nấu chín.
- "Chín" : Chỉ số lượng, số chín.

Câu 5 (trang 34) Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.
(Ví dụ: Tạo ra biện pháp tu từ chơi chữ (lợi dụng đặc sắc về âm, của từ đồng âm), để tọ ý nghĩa nhất định trong lời nói: Bóng gió, vui đùa, châm biếm; để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Trả lời:
- Ví dụ 1:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi , nhưng răng không còn.
- >lợi (1) : Có lợi ích, thuận lợi gì không; lợi (2) : Phần thịt bao quanh chân răng.
-> sử dụng từ lợi để châm biếm, chế giễu người đã quá nhiều tuổi, đã quá già mà vẫn còn nghĩ đến chuyện kết hôn
- Ví dụ 2: Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
- Ví dụ 3: Con ngựa đá con ngựa đá .
- Ví dụ 4: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Ví dụ 5: Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa đá .

Câu 6 (trang 34) Đọc đoạn thơ sau:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
"Cha ơi
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?"
**
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
"Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến"
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm )
A. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.
B. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
Trả lời:
A. Biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê(Không thấy, không thấy cây, không thấy người; Sẽ có cây, có cửa, có nhà )
- Và điệp từ (điệp ngữ) :(Không thấy, có)
B. Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Làm tăng tính nhịp điệu, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.
- Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật tình cảm yêu mến thiên nhiên, quê hương và tình cảm cha con trong bài thơ.

Câu 7 (trang 35) Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:
A) Chỉ ra các từ láy.
B) Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.
Trả lời:
A. Từ láy được sử dụng trong bài thơ Những cánh buồm: Lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm.
B. Tác dụng của từ láy:
- Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt hơn cho lời thơ
- Làm cho các chi tiết, sự vật hiện lên sinh động, sống động, cụ thể hơn
- Để gây ấn tượng cho người đọc.


**Viết ngắn
Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé. Để con đi" thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những "bến bờ" mà "cánh buồm trắng" của em sẽ đến.
Trả lời
Tôi là người con được nhà thơ Hoàng Trung Thông nhắc đến trong bài thơ Những cánh buồm . Bài thơ chứa đựng nhiều mong ước tuổi thơ của tôi.

Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé. Để con đi" đã nói thay mong ước của tôi trong suốt năm tháng tuổi thơ tôi. Ước mơ đó của tôi chính là ước mơ được đặt chân khắp mọi miền tổ quốc, tìm hiểu và khám phá những vẻ đẹp văn hóa, đời sống tinh thần của mọi miền tổ quốc. Tôi muốn đặt chân đến cả Hà Giang, khám phá vẻ đẹpchân trời vùng địa đầu Tổ quốc, của miền biên viễn xa xôi với những cung đường quanh co lưng chừng trời, những bản làng bốn mùa chìm trong mây, những hùng quan kỳ vĩ. Tôi muốn trải nghiệm 36 phố phường của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến cũng như thăm Phố cổ hội An, cố đô Huế - Di sản văn hóa của dân tộc. Tôi muốn đặt chân đến thành phố trẻ Cà Mau, tỉnh cực Nam của tổ quốc.. tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Tôi nhớ, cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé mà Người chưa thực hiện được nên tôi mong ước mình sẽ làm được điều đó thay cha. Để Người có thể mỉm cười tự hào về tôi. Tôi sẽ cố gắng học giỏi, tích góp vật chất để sớm đạt được ước mơ đó
- > Từ đa nghĩa: Từ chân trong chân trời, đặt chân

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 7 (số 6)