Top 6 Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6146

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 phần "Nuôi dưỡng tâm hồn" hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 (số 1)

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Phương pháp giải:

So sánh thứ tự của các vế và nêu nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

- Cách viết “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” không nhấn mạnh được công sức và sự chờ đợi, tình yêu thương, chăm bẵm của ông dành cho cây ổi mà nhấn mạnh việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả.

- Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” nhấn mạnh sự chú ý của người độc tới công sức của người ông.


Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc đoạn trích sau:

[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về câu mở rộng thành phần.

Lời giải chi tiết:

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:

"Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”

Phương pháp giải:

Sắp xếp lại các ý trong câu trên để nhấn mạnh phần in đậm.

Lời giải chi tiết:

Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên.


Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

Phương pháp giải:

Đặt một câu văn bất kì trong đó có sử dụng nhiều vị ngữ.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Mùa hè bắt đầu gõ cửa, hàng thông xanh reo vui, đu đưa theo làn gió nhè nhẹ của buổi đầu hè vừa được thổi vào từ biển cả bao la.

Chú thích: phần in đậm là phần mở rộng nội dung tả về một đối tượng


Câu 5 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc đoạn văn sau:

     Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khói bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về biện pháp nhân hóa.

Lời giải chi tiết:

- Làm cho câu văn hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

- Nhấn mạnh các hình tượng khói, ngọn lửa, giúp các sự vật hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người.


Viết ngắn

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng yêu cầu về hình thức, sử dụng câu mở rộng thành phần vị ngữ, câu có phép nhân hóa để kể lại một kỉ niệm của em .

Lời giải chi tiết:

     Hè đến, tôi được ra nhà bác ở biển Diêm Điền chơi. Đó là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Nhà bác nằm cạnh biển, ồn ã, tươi vui. Tôi đã vô cùng sung sướng khi đứng trước không gian bao la. Sóng biển vỗ vào bờ. Những sóng nước xô nhau chạy nhảy vui mắt. Ông mặt trời sau ngọn núi xa xa đang vươn mình thức giấc. Tôi cùng gia đình bác ngắm bình minh, ngắm từng đoàn thuyền nô nức trở về sau một buổi đêm ra khơi. Nước biển trong xanh. Cát vàng thơm mùi sớm mai, mùi của hương nồng nàn và mang theo hơi mằn mặn của biển cả. Những cành dừa dọc bờ biển đu mình trong gió. Cây nào cây nấy ngả nghiêng như người thiếu nữ duyên dáng. Tiếng cười nói vang lên rộn rã. Không gian biển xanh bao la làm lòng tôi thấy thư thái, rộng mở hơn bao giờ hết. Tôi yêu, tôi sẽ nhớ mãi về tháng ngày vô tư, vô lo và vui vẻ hòa mình cùng mênh mang sóng nước. 

Chú thích:

- Nhân hóa: in đậm

- Câu có nhiều vị ngữ: gạch chân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 (số 2)

Thực hành tiếng Việt

Câu 1 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.


Câu 2 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Đọc đoạn trích sau:

     [...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

Trả lời:

a) Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây." và "Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thớm phức, gọi chim về ríu ran khắp trước sân nhà."

b) Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.


Câu 3 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:

     "Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”

Trả lời:

Viết lại câu văn:

    "Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm, vui vẻ ngày thơ ấu."


Câu 4 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

Trả lời:

 "Những ngày hè oi ả, các bác nông dân vẫn đang cần mẫn trên cánh đồng người thì nhổ mạ, người thì cấy lúa."


Câu 5 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Đọc đoạn văn sau:

     Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao.

Trả lời:

a) Từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên là: 

+ vui, nhảy nhót reo vui.

b) Tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn là làm cho câu văn thêm đặc sắc, có hồn hơn, nhấn mạnh cảm xúc của khói cũng như một con người.


* Viết ngắn

Bài làm

 Hồi em vừa lên lớp 6, giờ ra chơi nào, em cũng hớn hở, cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ nhau ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ. Đang chạy nhảy, bất chợt em ngã xuống giữa vũng nước, chị nước bắn tung tóe khắp nơi, chị nước còn làm em ướt hết người. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Về đến nhà, mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân. Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Sau lần đó, em trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ hơn, không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.

- Câu có nhiều vị ngữ: Hồi em vừa lên lớp 6, giờ ra chơi nào, em cũng hớn hở, cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường.

- Biện pháp nhân hóa: chị nước

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 (số 3)

Câu 1: Đọc đoạn ca dao sau: (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 71)

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Đọc bài ca dao sau: (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 71)

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 71)

Lời giải chi tiết:

Có thể nối các cột với nhau như sau:

  • 1- e
  • 2- g
  • 3- h
  • 4- k
  • 5- i
  • 6- a
  • 7- b
  • 8- c
  • 9- đ
  • 10- d

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:  (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 72)

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Các từ láy được dùng trong đoạn văn trên là: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Chúng có tác dụng nhấn mạnh sự chất phác và mộc mạc thôn quê của bài ca dao. Nó còn giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng cùng cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.


VIẾT NGẮN 

Đề bài: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 72)

Lời giải chi tiết:

Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S có biết bao là danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Chúng hội tụ tất cả để cất lên câu hát yêu thương, câu hát để suy tưởng nguồn cội và để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội và hình ảnh Hồ Gươm cổ kính với sự tích lịch sử chống giặc Minh lừng lẫy của nhân dân Đại Việt. Ngược lên phía cao của đất nước là núi rừng bao la nổi bật mây núi Sapa đang bao phủ những cánh ruộng bậc thang mềm mại. Những cánh đồng lúa chín vàng ươm là biểu tượng cho sự cần cù lao động của người dân đất Việt. Nước ta tự hào là nước đứng thứ hai  trên thế giới về xuất khẩu nông sản lúa gạo. Đến với miền Trung ta sẽ gặp mảnh đất Đà Nẵng trong lành. Nơi đây mệnh danh là mảnh đất đáng sống nhất với những bãi biển xanh ngát và tiềm tàng khả năng du lịch. Trở xuống miền Tây Nam Bộ là mảnh đất trù phú Đồng Tháp Mười. Từ đồng bằng cho đến vùng núi, từ biển cả bao la đến những cánh rừng xanh thăm đâu đâu cũng là cảnh đẹp say đắm lòng người. Hãy cùng đến Việt Nam để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên cùng con người Việt Nam nhé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 (số 4)

Câu 1.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” nhấn mạnh sự chú ý của người đọc tới công sức của người ông.

- Còn cách viết “ Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông ” không nhấn mạnh vào công sức chăm sóc của ông dành cho cây ổi mà nhấn mạnh việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả.


Câu 2.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Đọc đoạn trích sau:

[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

Trả lời:

Câu 3.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:

"Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”

Trả lời:

Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên.


Câu 4.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

Trả lời:

- Ví dụ: Mùa hè bắt đầu gõ cửa, hàng thông xanh reo vui, đu đưa theo làn gió nhè nhẹ của buổi đầu hè vừa được thổi vào từ biển cả bao la.

- Chú thích: phần in đậm là phần mở rộng nội dung tả về một đối tượng


Câu 5.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Đọc đoạn văn sau:

Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao.

Trả lời:

- Làm cho câu văn hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

- Nhấn mạnh các hình tượng khói, ngọn lửa, giúp các sự vật hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người.


Viết ngắn - Soạn bài thực hành tiếng Việt bài 9 Ngữ Văn 6

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Trả lời:

Bài văn mẫu 1:

Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn nhà tôi luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Tôi rất yêu ông nội của mình. Tôi mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng gia đình tôi thật lâu.

Chú thích:

- Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi.

- Câu văn có nhiều vị ngữ: Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn.


Bài văn mẫu 2:

Hè đến, tôi được ra nhà bác ở biển Diêm Điền chơi. Đó là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Nhà bác nằm cạnh biển, ồn ã, tươi vui. Tôi đã vô cùng sung sướng khi đứng trước không gian bao la. Sóng biển vỗ vào bờ. Những sóng nước xô nhau chạy nhảy vui mắt. Ông mặt trời sau ngọn núi xa xa đang vươn mình thức giấc. Tôi cùng gia đình bác ngắm bình minh, ngắm từng đoàn thuyền nô nức trở về sau một buổi đêm ra khơi. Nước biển trong xanh. Cát vàng thơm mùi sớm mai, mùi của hương nồng nàn và mang theo hơi mằn mặn của biển cả. Những cành dừa dọc bờ biển đu mình trong gió. Cây nào cây nấy ngả nghiêng như người thiếu nữ duyên dáng. Tiếng cười nói vang lên rộn rã. Không gian biển xanh bao la làm lòng tôi thấy thư thái, rộng mở hơn bao giờ hết. Tôi yêu, tôi sẽ nhớ mãi về tháng ngày vô tư, vô lo và vui vẻ hòa mình cùng mênh mang sóng nước. 

Chú thích:

- Nhân hóa: Ông mặt trời

- Câu có nhiều vị ngữ: Nhà bác nằm cạnh biển, ồn ã, tươi vui

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 (số 5)

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 71)

Câu 1. Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

- Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” nhấn mạnh sự chú ý của người đọc tới công sức của người ông.

- Còn cách viết “ Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông ” không nhấn mạnh vào công sức chăm sóc của ông dành cho cây ổi mà nhấn mạnh việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả.


Câu 2. Đọc đoạn trích sau:

[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

Câu văn: Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

Tác dụng: Góp phần diễn tả nội dung câu văn rõ ràng, trọn vẹn hơn.


Câu 3. Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:

“Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu .”

Gợi ý: Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên.


Câu 4. Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

Gợi ý: Biển cả rộng lớn bao la, xanh thăm thẳm và cũng thật giàu có.


Câu 5. Đọc đoạn văn sau:

Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất nhanh, rất cao.

Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên.

Các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa: vui, nhảy nhót, reo vui.

Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn đó.

Tác dụng: Góp phần diễn tả sinh động hình ảnh khói gần gũi giống như con người.


Viết ngắn:

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Gợi ý:

Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn nhà tôi luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Tôi rất yêu ông nội của mình. Tôi mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng gia đình tôi thật lâu.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 (số 6)

Kiến thức Tiếng Việt
* Mở rộng câu:
- Là thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa sự diễn đạt.
- Các cách mở rộng câu là:
+Dùng cụm C – V làm thành phần câu.
+Viết câu có nhiều vị ngữ.
=>mục đích mở rộng câu với nhiều vị ngữ: Giúpnội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó được chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ.

* Nhân hóa
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật.. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật.. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Nhân hóa vừa có chức năng nhận thức, vừa có chức năng biểu cảm, có khi nhân hoa dùng để làm phương tiện, cái cớ để con người giãi bày, tâm sự.
- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- Tác dụng của nhân hóa: Giúp sự vật trở nên gần gũi với con người, sống động như người; giúp biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Hướng dẫn Soạn bài: Thực hành tiếng Việt, Ngữ văn 6, bài 9 tập 2, Sách Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 71
Nếu câu văn "Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả" (trong bài "Con muốn làm một cái cây") được viết lại thành "Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông" thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời
Nếu câu văn trong văn bản được viết lại thành "Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông" thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Cụ thể:
- Cách viết của tác giả trong văn bản: Nhấn mạnh về ông (về công sức chăm bẵm của ông không được đền đáp).
- Cách viết mới: Nhấn mạnh về cây ổi (về việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả; nghĩa là không nhấn mạnh được công sức chăm bẵm và và sự chờ đợi của ông dành cho cây ổi.
- Cách viết "Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả" nhấn mạnh sự chú ý của người đọc tới công sức của người ông.

Câu 2 trang 71 Đọc đoạn trích sau:
[..] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.
a. Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn
Trả lời
A. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là:
-Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.
Cụ thể:
Chẳng bao lâu sau: Trạng ngữ
những chùm bé xíu ấy: CN
to dần: Vn1
chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt: VN2
căng bóng: VN3.
*Lưu ý về câu: Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. => là câu ghép, có 3 cụm C-V, chứ không phải câu đơn có nhiều vị ngữ nha.
Cụ thể:
Nhưng rồi có thể vì mẹ // cứ càm ràm khiến cây // rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo // bỗng xuất hiện trên cây.
B. Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: Nhấn mạnh nội dung thông tin, sự việc muốn nói trong câu và làm câu viết sinh động hơn, dễ hình dung hơn; để mở rộng nội dung kể hoặc tả cụ thể về một đối tượng, sự vật nào đó.

Câu 3 trang 71
Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:
"Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ."
*Cách giải:
Sắp xếp lại trật tự các ý trong câu trên bằng cách chuyển nội dung in đậm lên đầu câu
*Trả lời:
Viết lại câu:
Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên.

Câu 4 trang 71
Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.
*Cách giải:
Các em tự đặt câu về chủ đề tự chọn. Lưu ý Sau chủ ngữ thì cần có nhiều thông tin trả lời cho câu hỏi làm gì? ; thế nào?
*Trả lời:
Mùa xuân đến, những cây cối đâm chồi nảy lộc, vươn mình trong nắng xuân, khoe sắc với đất trời.
- Ví dụ: Ngoài bãi, các bác nông dân làm cỏ, xới đất, tưới nước cho vườn cây tươi tốt.
- Chú thích: Phần gạch chân là phần mở rộng nội dung tả về đối tượng.

Câu 5 trang 71 Đọc đoạn văn sau:
Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [..] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao.
a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn đó.
Trả lời
A. Từ ngữ được nhân hóa: Khói vui, ngọn lửa nhảy nhót reo vui.
B. Tác dụng:
- Làm cho câu văn hấp dẫn hơn, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm hơn.
- Giúp các sự vật vô tri – khói, ngọn lửa hiện lên sinh động, sống động, có hơi thở, linh hồn như một con người.
- Nhấn mạnh cảnh thanh bình, vui tươi của làng quê.

** Viết ngắn
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Trả lời:
Con có nhiều kỉ niệm về mẹ. Con nhớ hồi học lớp hai, lúc tan học, mẹ đợi con ở cổng trường. Trời đang nắng mà bỗng đổ mưa bất chợt.. Mẹ vội dừng xe, lấy bộ quần áo mưa duy nhất trong cốp, nhắc con mặc vào người khỏi ướt. Đi đuognừ, mẹ cứ liên tục nhắc con ngồi c ẩn thận, che chắn ao mưa cẩn thân để không bị dính nước mưa. Về gần đến nhà thì trời đã tạnh mưa nhưng người mẹ đã ướt hết. Con lo cho mẹ, và cũng thấy ân hận vì không nghe lời mẹ dặn phải mang dự phòng áo mưa trong cặp. Nhưng mẹ vẫn thản nhiên, mỉm cười, nói không sao. Rồi chiều tối hôm ấy mẹ đã bị cảm, sốt vì người ngấm nước mưa. Con sốt sắng canh nồi cháo và tìm thuốc cho mẹ uống, bóc cam cho mẹ ăn. Cũng may, ngày hôm sau mẹ đã bớt sốt. Từ sau lần mẹ ốm, con luôn tự hứa với mình phải chuẩn bị mũ nón, phòng bị cẩn thận khi đi học để mẹ không phải vất vả vì con.
- >Biện pháp nhân hóa: Ông trời
- >Câu có nhiều vị ngữ: Con sốt sắng canh nồi cháo, tìm thuốc cho mẹ uống, bóc cam cho mẹ ăn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .