Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13 tập 2" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13 tập 2" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài...xem thêm ...
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá tỏng những câu tục ngữ sau:
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
Phương pháp giải:
Em vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá để tìm ra và phân tích tác dụng.
Lời giải chi tiết:
a, Nói quá:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
-> Tác dụng: nhằm phóng đại mức độ, tính chất trong nội dung, nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm. Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.
b, Nói quá: chẳng tày gang
-> Tác dụng: nhấn mạnh được những điều may mắn thường trôi qua rất nhanh.
c, Nói quá: tát biển đông cũng cạn
-> tác dụng: nhấn mạnh được giá trị và ý nghĩa của sự đoàn kết, yêu thương của vợ chồng, khi đó thì làm bất cứ việc gì dù khó khăn cũng sẽ thành công.
Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang
(Ca dao)
Phương pháp giải:
Em dựa vào những hiểu biết để phân biệt giữa nói quá và nói khoác
Lời giải chi tiết:
- Nói quá: a, c
- Nói khoác: b, d
- Khác nhau:
+ Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm của văn chương và để nhấn mạnh ý. Mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói khoác là một tính cách của con người trong đời sống, làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.
Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
Phương pháp giải:
Em vận dụng hiểu biết để đặt câu có sử dụng nói quá
Lời giải chi tiết:
a, Khi biết điểm Văn tôi thấy Minh buồn đến nẫu ruột.
b, Đi bộ nhiều khoảng thời gian trong ngày nên tôi như đang rụng rời chân tay.
c, Câu chuyện mà Mai kể khiến chúng tôi cười đến vỡ bụng
d, Giải thích bài tập cho Hoa mà Minh mệt đến đứt hơi.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
* Biện pháp tu từ
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá: (a), (b), (c).
- Câu nói khoác: (d).
- Sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá:
+ Giống nhau: phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc.
+ Khác nhau:
* Nói quá: dựa trên cơ sở có thật, có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
* Nói khoác: dựa trên cơ sở không có thật, có tác dụng gây cười. Trong một số trường hợp, có tác dụng tiêu cực nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật.
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đừng trêu tớ, đang buồn nẫu ruột đây.
- Nghe tin của nó, mẹ nó rụng rời chân tay.
- Ngồi nghe thầy giảng, chúng tôi được trận cười vỡ bụng.
- Chạy được đoạn đường mà tôi mệt đứt hơi.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
Câu 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
a.
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
Gợi ý:
Câu 2. Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
a.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(Ca dao)
c.
Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
(Ca dao)
Gợi ý:
- Nói quá: a, c
- Nói khoác: b, d
- Sự khác biệt:
- Nói quá: Biện pháp tu từ có giá trị nghệ thuật.
- Nói khoác: Nói những điều không có căn cứ thực tế, không có giá trị nghệ thuật.
Câu 3. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
Gợi ý:
- Kết quả học kì I khiến tôi buồn nẫu ruột.
- Sau khi nghe tin bà mất, ông ấy rụng rời chân tay.
- Câu chuyện khiến cả lớp được một tràng cười vỡ bụng.
- Tôi đã đi bộ hơn mười cây số nên cảm thấy mệt đứt hơi.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
BIỆN PHÁP TU TỪ
Câu hỏi 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
b. Ngày vui ngắn chẳng đầy gang.
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
Câu trả lời:
Câu hỏi 2: Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
a. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(Ca dao)
b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.
c. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
(Ca dao)
d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.
Câu trả lời:
- Những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá: (a), (b), (c).
- Câu nói khoác: (d).
- Sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá:
+ Giống nhau: phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc.
+ Khác nhau:
*Nói quá: dựa trên cơ sở có thật, có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
*Nói khoác: dựa trên cơ sở không có thật, có tác dụng gây cười. Trong một số trường hợp, có tác dụng tiêu cực nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật.
Câu hỏi 3: Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
a. buồn nẫu ruột
b. rụng rời chân tay
c. cười vỡ bụng
d. mệt đứt hơi
Câu trả lời:
- Hôm nay bạn Lan được 6 điểm môn Văn, trông bạn ấy buồn nẫu ruột.
- Bác Hùng cảm thấy rụng rời chân tay vì mấy ngày nay bác phải đi khuân gạch.
- Truyện Trạng Quỳnh làm em cười vỡ bụng.
- Tiết Thể dục, chúng em thi chạy giữa các đội, đội em giành chiến thắng nhưng cũng mệt đứt hơi.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
* Biện pháp tu từ
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Câu tục ngữ
Phép nói quá
Tác dụng
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
Biểu hiện của nói quá trong câu tục ngữ này là ở hai vế chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Hai cụm từ này có nghĩa tương đồng: chưa kịp nằm thì trời đã sáng, chưa kịp cười thì trời đã tối, nghĩa là đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đều quá ngắn. Tuy nhiên, nói thế là phóng đại, cường điệu lên, vì thực tế không đến mức như vậy.
Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp.
Ngày vui ngắn chẳng tầy gang
Một nét phổ biến trong tâm lí con người: Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn hơn bình thường. Nhưng ngày vui ngắn chẳng đẩy gang thì cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày mà có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn lại một mẩu.
Để tạo ấn tượng.
Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
Tát cạn bể đông là chuyện không thể. Vậy nên khi đặt ra giả định: Nếu vợ chồng hoà thuận với nhau thì bể đông cũng có thể tát cạn, ta hiểu đó là cách nói phóng đại đến mức phi lí.
Tuy nhiên, phải nói quá như thế thì mới làm nổi bật được tầm quan trọng của sự hoà thuận vợ chồng.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Câu b và câu d thuộc loại câu nói khoác; câu a và câu c là những cầu sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Nói khoác và nói quá có vẻ giống nhau, nhưng thực chất, chúng khác nhau ở một số điểm sau đây:
- Về bản chất: Nói khoác hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. Thực tế, sàn nhà chẳng thể nào ướt sũng do mồ hôi của người đổ ra. Nói quá cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác. Nói về chuyện đổ mồ hôi, nhưng câu ca dao Mô hội thánh thót như mưa ruộng cày không khiến người đọc bắt bẻ: làm gì có chuyện mồ hôi đổ xuống ruộng cày như mưa. Ngược lại, nó cất lên tiếng nói đáng được cảm thông, dẫn dắt người đọc theo hướng thấu hiểu sự khó nhọc vô cùng của những người cày đồng giữa buổi trưa. Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá là như thế.
- Về mục đích: Nói quá là biện pháp tu từ, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn học. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt. Nhưng nói khoác có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách, vì thế, HS không nên nói khoác.
Nói quá
Nói khoác
Về bản chất
Cũng là phóng đại, nhưng nó tác động đến tâm lý người đọc, người nghe theo cách khác. Nói về chuyện đổ mồ hôi, nhưng câu ca dao Mồ hội thánh thót như mưa ruộng cày không khiến người đọc bắt bẻ: làm gì có chuyện mồ hôi đổ xuống ruộng cày như mưa. Ngược lại, nó cất lên tiếng nói đáng được cảm thông, dẫn dắt người đọc theo hướng thấu hiểu sự khó nhọc vô cùng của những người cày đồng giữa buổi trưa. Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá là như thế.
Hoàn toàn bất chấp thực tế, không nói thành có, ví dụ: Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà. Thực tế, sàn nhà chẳng thể nào ướt sũng do mồ hôi của người đổ ra.
Về mục đích
Là biện pháp tu từ, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong văn học. Ở VB nghệ thuật, biện pháp tu từ này tác động mạnh đến người đọc, tạo được hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt.
Có khi chỉ để khoe khoang bản thân một cách tầm thường, có khi nhằm thu hút sự chú ý của người nghe qua những câu chuyện mua vui, giải trí. Trong giao tiếp thông thường, người hay nói khoác dễ bị coi là thiếu tư cách.
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Biết kết quả thi, anh Nam buồn nẫu ruột, không muốn đi đâu cả.
- Nghe tin dữ xong, nó khiếp sợ đến rụng rời chân tay.
- Cả nhà tôi được phen cười vỡ bụng khi xem tiểu phẩm hài trên ti vi.
- Vì mệt đứt hơi nên cô ấy đã ngủ thiếp đi ngay lập tức.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 13" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
* Biện pháp tu từ
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
Trả lời:
a.
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ ám chỉ quy luật ngày dài hơn đêm của tự nhiên. Trong câu đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá để tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu tục ngữ.
Ngày vui ngắn chẳng tầy gang
- Câu tục ngưc có nghĩa là: khi vui vẻ thì cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh, những chuyện vui vẻ, may mắn thường ngày chỉ thoảng qua ngắn ngủi, còn lại là lo toan muộn phiền.
- Trong câu đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá để tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu tục ngữ.
Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
- Câu tục ngữ được hiểu là cả vợ và chồng đồng sức đồng lòng, chung ý kiến, mục tiêu, thống nhất những quyết định chung thì không có gì là không làm được, đến biển đông cũng có thể cạn.
- Trong câu đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá để tạo sự hấp dẫn, thú vị cho câu tục ngữ.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
(Ca dao)
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
(Ca dao)
Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá là:
Nói quá
Nói khoác
- Phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc dựa trên cơ sở có thực.
=> Nhấn mạnh, gây ấn tượng và có giá trị biểu cảm cao.
- Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc dựa trên cơ sở không có thực.
=> Có tác dụng gây cười
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
Trả lời:
- Hôm nay, tôi buồn nẫu ruột.
- Cô ấy mệt đến rụng rời chân tay.
- Ôi! Tôi cười vỡ bụng mất.
- Hôm nay, tôi đi lao động mệt đứt hơi.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .