Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

646

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Biện pháp tu từ

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Hình ảnh “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho: 

+ thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn. 

+ những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí 

+ những cám dỗ ở đời. 


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng” đã mở ra một không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh: ánh sáng chan hòa trong khắp không trung, dát vàng lên vạn vật, qua đó gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian. 

- Vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc”. Biện pháp tu từ ẩn dụ ở đây đã mĩ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như một chiếc đĩa làm bằng bạc. 

→ Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh sánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống. 


Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: 

+ Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. 

+ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 

- Điệp ngữ “lăn” vừa có ý nghĩa tả thực hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác, vừa gợi hình tượng những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát. Từ đó gợi lên hình ảnh em bé vô tư, hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con. 


* Dấu câu 

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lời trực tiếp trong bài thơ là của em bé và của những người “trên mây”, những người “trong sóng”. 

- Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp là dấu ngoặc kép. 


* Đại từ 

Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài “Mây và sóng” dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”, là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều. 


Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Một số đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều khác như: “chúng mình”, “chúng tao”, “bọn tao”,… 

+ Các đại từ: “bọn tao”, “chúng tao” có sắc thái tình cảm không phù hợp vì thế không thể dùng để thay thế cho “bọn tớ”.

+ Các đại từ khác như: “chúng ta”, “chúng tôi”, “chúng mình”, “chúng tớ”,… tuy ít nhiều có sự khác nhau nhưng vẫn có thể dùng để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch tiếng Việt của bài “Mây và sóng”. 

- Sự khác nhau giữa các nhóm đại từ: 

+ chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, bọn tớ, bọn tao: 

+ chúng ta, chúng mình, bọn mình: người nói có ý nói đến nói đến cả người nghe – người đối thoại. 

- Đôi khi “chúng mình”, “bọn mình” được dùng như nhóm 1.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào. 

Phương pháp giải:

Xét các hình ảnh trong văn bản đã học và liên tưởng tới những đối tượng trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ Mây và sóng, "mây" và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. “Mây”, “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, những cám dỗ, cuốn hút xung quanh. Những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.


Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai hình ảnh trên và xác định, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc".

- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh những hình ảnh đặc săc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi, tự do ca hát, được ngao du khắp nơi này đến nơi khác.


Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau: 

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ

Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào

Phương pháp giải:

Tìm các từ ngữ được lặp lại và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

- Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ".

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn, giúp câu văn thêm tính nhạc.

+ Nhấn mạnh mong ước gắn bó của cậu bé với mẹ của mình, thể hiện tình yêu mà cậu dành cho mẹ.


DẤU CÂU

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và xác định dấu câu.

Lời giải chi tiết:

- Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Đó là nhân vật con, mây, sóng.

- Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.


ĐẠI TỪ

Câu 5 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

Phương pháp giải:

Nhớ lại văn bản và xét các đại từ chỉ ai.

Lời giải chi tiết:

"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người "trên mây" và "trong sóng". Đó là những người vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương bất tận và được đi khắp nơi.


Câu 6 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ... Có thể dùng một từ nào trong số đó để thay cho bọn tớ trong bản dịch không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Thử thay thế các từ ngữ trên và chọn câu trả lời đúng nhất.

Lời giải chi tiết:

- Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ".

- Dùng một từ từ "bọn tớ" trong bản dịch là hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người "trên mây" và "trong sóng". 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Nhận biết ẩn dụ

- Đọc những dòng thơ sau và chú ý các từ được in đậm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

- Giải thích:

  • Từ “mặt trời” trong dòng “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được dùng để chỉ em bé đã nói lên tình yêu con tha thiết của người mẹ. Con cũng giống như mặt trời tỏa sáng trong cuộc đời mẹ.
  • Từ “chảy” trong dòng thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” vốn chỉ sự vận động của chất lỏng, được Hoàng Trung Thông dùng với ánh nắng, giúp người đọc cảm nhận được ánh nắng vàng rực tràn trề trên vai hai cha con và lan tỏa khắp không gian.

Biện pháp tu từ

Câu 1. Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.

Hình ảnh “mây và sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra. Nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút.


Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ
  • Tác dụng: gợi ra những thế giới đầy màu sắc, lung linh kì ảo của thiên nhiên mà mọi đứa trẻ đều bị hấp dẫn.

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn,
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào.

  • Điệp ngữ trong câu: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
  • Tác dụng: Câu thơ đã gợi ra hình ảnh con là sóng, còn mẹ là biển. Con “lăn, lăn, lăn mãi” cũng giống như làn sóng vỗ. Từ đó nhấn mạnh sự gắn bó của con và mẹ, thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

Dấu câu

Câu 4. Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Dấu câu dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp là dấu hai chấm.


Đại từ

Câu 5. “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

“Bọn tớ” dùng để chỉ những người ở “trên mây”, những người ở “trong sóng”.

Câu 6. Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch không. Vì sao?

  • Không thể dùng từ ngữ khác để thay thế.
  • Lý do: Việc sử dụng đại từ “bọn tớ” phù hợp với các đối tượng đang giao tiếp là em bé và những người “trên mây” và “trong sóng”; cho thấy sự gần gũi giữa các đối tượng giao tiếp.

* Bài tập ôn luyện:

Câu 1. Tìm đại từ trong đoạn văn sau:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”

(Chí Phèo, Nam Cao)

Gợi ý:

Các đại từ là: hắn, ai, nó, mình


Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:

Lão bảo nó thế này ( )

( ) Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng ( ) Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu ( ) Liệu hồn cậu đấy ( )

(Lão Hạc, Nam Cao)

Gợi ý:

Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn

Biện pháp tu từ

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- “Mây”, “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, những cám dỗ, cuốn hút xung quanh.

- Những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.


Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc".

- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh những hình ảnh đặc săc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi.


Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ".

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn, giúp câu văn thêm tính nhạc.

+ Nhấn mạnh mong ước gắn bó của cậu bé với mẹ của mình, thể hiện tình yêu mà cậu dành cho mẹ.


Dấu câu

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.


Đại từ

Câu 5 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người "trên mây" và "trong sóng".


Câu 6 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ".

- Dùng một từ từ "bọn tớ" trong bản dịch không là hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người "trên mây" và "trong sóng". 


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt

Ẩn dụ

-     Ân dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đống với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nét tương đổng giữa các sự vật, hiện tượng phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người sử dụng ẩn dụ. Chẳng hạn, trong dòng thơ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm), ẩn dụ mặt trời của mẹ dựa trên nét tương đồng giữa đứa con nằm trên lưng mẹ với mặt trời. Nét tương đồng này (con cũng giống như mặt trời toả sáng, như nguồn sổng của mẹ) có được là do sự liên tưởng của nhà thơ, chứ bản thân hai sự vật này xét về mặt khách quan (đứa con và mặt trời) thì không có gì giống nhau.


Đại từ

Ở Tiểu học (lớp 5), HS đã được học đặc điểm và chức năng của đại từ. Đại từ thường dùng để xưng hô (tói, chúng tôi, chúng ta,...)-, để hỏi (ai, gì, bao nhiêu, mấy, thế nào,...)-,.... Bài tập tiếng Việt trong bài học này liên quan đến cách dùng bọn tớ trong sự phân biệt với các đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng tôi, chúng ta,...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Trong bài thơ "Mây và sóng", "mây" và sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng nào?

Trả lời:
Trong bài "Mây và sóng", hai hình ảnh "mây" và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ, gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng:
- "Mây" và "sóng" tượng trưng cho thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng.
- "Mây" và "sóng" đại diện cho những điều kì bí, huyền ảo mà con người chưa thể khám phá.
- "Mây" và "sóng" còn ẩn dụ cho những cám dỗ của cuộc đời.


Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
- Hình ảnh "bình minh vàng":
+ Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ.
+ Tác dụng: gợi cho người đọc những liên tưởng về một không gian tráng lệ, vạn vật được bao phủ trong màu vàng của ánh mặt trời.
- Hình ảnh "vầng trăng bạc":
+ Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ.
+ Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng và gợi mở ra thế giới kì diệu.


Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Trả lời:
- Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ: "lăn, lăn, lăn mãi".
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vào khát vọng được chơi đùa, niềm hạnh phúc khi ở bên mẹ.
+ Qua đó, thể hiện tình cảm sâu sắc em bé dành cho mẹ.


Trong bài thơ "Mây và sóng" có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.
Trả lời:
Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp trong bài thơ "Mây và sóng" là dấu ngoặc kép.


"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài "Mây và sóng" dùng để chỉ những ai?
Trả lời:
"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài "Mây và sóng" dùng để chỉ những người "trên mây" và "trên sóng".


Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ",... Có thể dùng một từ nào trong số đó để thay cho bọn tớ trong bản dịch không? Vì sao?
Trả lời:
Có thể dùng từ như "bọn mình" để thay cho "bọn tớ" trong bản dịch vì những từ đó vẫn mang ý nghĩa chỉ người "trên mây" và "trên sóng" muốn mời em bé đi chơi cùng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 47" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tri thức Tiếng Việt
Biện pháp tu từ
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
"Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai."
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Động từ "chảy" vốn là từ dùng để chỉ sự vận động của một số chất như nước, cát, sỏi, bùn đất, nham thạch... nhưng ở câu thơ này được dùng để chỉ ánh nắng chảy trên vai.
Cách dùng từ "chảy" trong câu thơ trên tạo nên những liên tưởng thú vị: ánh nắng như đang chuyển động và chảy tràn trên vai hai cha con, ánh nắng còn bao phủ, rải vàng khắp mọi nơi.

Dấu câu
Dấu ngoặc kép dùng trong những trường hợp nào?
- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.
- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp.
- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt.
- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.

Đại từ
Đại từ nhân xưng là gì?
- Đại từ nhân xưng (hay đại từ xưng hô, đại từ chỉ ngôi) là những đại từ dùng để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ để chỉ người và vật khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại không cần thiết các danh từ ấy.
- Đại từ nhân xưng có các ngôi:
+ Ngôi 1:
Số ít: tôi, tao, tớ, ta...
Số nhiều: chúng tôi, chúng tao, bọn tao, bọn tớ...
+ Ngôi 2:
Số ít: mày, mi, ngươi, bạn...
Số nhiều: các bạn, chúng mày, tụi mi, tụi bay...
+ Ngôi 3:
Số ít: nó, hắn, y, chị ấy, cô ấy, anh ấy...
Số nhiều: chúng nó, bọn hắn, họ...

Trả lời câu hỏi trang 47 văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sốngCâu 1.
Trong bài thơ Mây và sóng, "mây" và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy gợi cho ta liên tưởng:
Hình ảnh "mây" khiến ta liên tưởng đến những người thích ngao du, khám phá, thích đi khắp nơi nơi để trải nghiệm những điều vui thú trong cuộc đời.
Hình ảnh "sóng" lại khiến ta liên tưởng đến những người vui vẻ, yêu đời, thích rong chơi, ca hát...

Câu 2.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" là hình ảnh ẩn dụ.
Hai hình ảnh đó ẩn dụ cho vẻ đẹp phong phú, rực rỡ, giàu có, đầy hấp dẫn, mời gọi của thiên nhiên.

Câu 3.
Điệp ngữ lăn trong câu: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Tác dụng:
Điệp ngữ "lăn" vừa gợi những con sóng nối tiếp nhau, gối lên nhau xô vào bờ cát trắng vừa gợi hành động em bé hồn nhiên, tinh nghịch đang đùa nô bên mẹ, chạy sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác. Còn mẹ thì dịu dàng như bờ cát trắng ôm ấp, che chở con...

Câu 4.
Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Dấu ngoặc kép " " đã được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong bài thơ.
Ví dụ:
"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng,
Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc."
"Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
"Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây."

Câu 5.
"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người ở "trên mây" và ở "trong sóng".

Câu 6.
Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ"... Có thể dùng "bọn mình" hoặc "chúng tớ" trong số đó để thay cho "bọn tớ". Vì hai từ này có cùng ý nghĩa chỉ ngôi thứ nhất số nhiều và đều mang sắc thái gần gũi, thân thiện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .