Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

668

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Biện pháp tu từ

Câu 1 trang 113, 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: Ẩn dụ chỉ mặt trời làm nổi bật màu sắc, dáng vẻ hùng vĩ thiên nhiên.

- mâm bạc: Ẩn dụ chỉ mặt biển gợi hình dáng, màu sắc của biển khi mặt trời mọc.

- mâm bể: Ẩn dụ chỉ mặt biển làm tô đậm sự mênh mông, kích thước kì vĩ của thiên nhiên.

- cáichất bạc nén: Ẩn dụ cho sự trù phú, phồn thịnh.


Câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. → Không gian trong veo, rất sạch, tạo cảm giác tinh khiết, trong lành.


Câu 4 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Từ trên bờ biển Mỹ Khê, Đà Nẵng nhìn ra ngoài khơi xa, biển như được kéo dài mãi chẳng thể nhìn thấy điểm kết thúc. Dù lúc này trời có nắng thì cũng chỉ thấy một màn mờ ảo, không rõ ràng ngoài khơi. Xa xa ngoài khơi em có thể thấy những chiếc thuyền đánh cá của các bác ngư dân và cả những chiếc thuyền hay ca nô của mọi người đang dạo chơi, tham quan trên biển. Điều em thích nhất ở biển nơi đây là làn nước trong xanh và mát lành, thổi bay cái nóng, cái khó chịu ngày hè. Ngồi trên bờ, em đã cảm nhận được trọn vẹn không gian nơi đây.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Câu 1. Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

Trả lời câu 1 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:

Trả lời câu 2 trang 144 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Câu 3. Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.


Trả lời câu 3 trang 114 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Một số câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và tác dụng của chúng trong từng trường hợp:

  • Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi
  • Tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
  • Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: Làm cho cảnh tượng Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh sức mạnh của Cô Tô sau trận bão.


Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.

Bài viết tham khảo

Sáng hôm đó em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc. Từ sân nhà hướng về phía Đông, em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhat. Ông trời giấu mình sau những đám mây. Chị gió thoảng qua nhẹ như hơi thở. Một lát sau, một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lê trên nền trời. Vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài một cách hân hoan.

  • Hình ảnh ẩn dụ: quả bóng khổng lồ màu đỏ - chỉ mặt trời lúc bình minh.
  • Hình ảnh so sánh: gió thoảng qua nhẹ như hơi thở.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Biện pháp tu từ  

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- “Quả trứng hồng hảo thăm thẳm và đường bệ” : mặt trời. 

- “mâm bạc” : mặt biển. 

- “mâm bể” : mặt biển

- “cái chất bạc nén”: màu chân trời lúc bình minh giống như màu bạc nén. 

b. 

- Câu thứ nhất: “Quả trứng…hửng hồng” 

+ “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc”: Ẩn dụ → Thiên nhiên vừa gần gũi, phúc hậu vừa thiêng liêng, rực rỡ, tráng lệ. 

+ “đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”: So sánh → không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi. 

- Câu thứ hai: “Vài chiếc nhạn … bạc nén” 

+ Ẩn dụ: vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi. 


Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

“Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim” 

→ So sánh: thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.

Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió”. 

→ Nân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt. 


Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Các câu dùng thủ pháp so sánh:

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: Khắc họa chân thực, sinh động cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô rực rỡ, tráng lệ và đầy sức sống. Qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, vẻ tài hoa và bút pháp miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân. 


Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Đoạn văn tham khảo:

Buổi sáng nhờ ánh mặt trời dịu dàng chiếu xuống, dòng sông như cô gái điệu đà được khoác lên mình chiếc áo dát vàng lung linh, lấp lánh. Trưa, những tia nắng rủ nhau xuống bơi khiến cho dòng sông hoe vàng, rực rỡ. Chiều về, nó lại trở lại với dáng vẻ ngày thường cùng chiếc áo màu đỏ hồng giản dị. Lúc này cũng là lúc vang lên tiếng của những đứa trẻ í ới rủ nhau đi tắm sông, các bà mẹ đi giặt quần áo. Cả một vùng sông rộn vang tiếng cười đùa vui vẻ. Buổi tối, màu đen huyền ảo đã ôm gọn một khoảng không gian rộng lớn. Dòng sông lúc này lấm tấm ánh vàng của mặt trăng, tô điểm cho mặt nước thêm lung linh, lấp lánh. Khi có gió thổi nhẹ qua, sông cựa mình nũng nịu vỗ bờ như đứa trẻ đòi được mẹ vỗ về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Biện pháp tu từ

Câu 1 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi: 

Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. 

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đề bài, chú ý các từ ngữ in đậm và nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.

Lời giải chi tiết:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: mặt trời.

- mâm bạc: bầu trời.

- mâm bể: mặt biển.

- chất bạc nén: bình minh dần tỏa sáng cho cảnh vật.

b.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời.

+ Ẩn dụ: “quả trứng hồng hào” ẩn dụ cho mặt trời, “mâm bạc” ẩn dụ cho bầu trời, mâm bể ẩn dụ cho biển cả, “chất bạc nén” ẩn dụ cho bình minh đang dần lên tỏa sáng cảnh vật.

- Tác dụng:

+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

+ Sử dụng những từ đặc tả đó, tác giả đã khiến cho cảnh tượng mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật sự rực rỡ, tráng lệ. Đây là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kỳ ảo nhưng lại chân thực và sống động. 


Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:

Phương pháp giải:

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.

Lời giải chi tiết:

=> Hình ảnh trở nên đặc sắc, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.

=> Làm cho thiên nhiên hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người. Qua đó cũng giúp văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn và nhấn mạnh sự khốc liệt của cơn bão.


Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.

Phương pháp giải:

Tìm những câu văn so sánh trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Một số câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và tác dụng của chúng trong từng trường hợp:

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+ Tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.

- Tác dụng: Làm cho cảnh tượng Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh sức mạnh và vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão. 


Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ. 

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn ngắn đúng hình thức, lựa chọn hình ảnh thiên nhiên (dòng sông, cây cối, cánh đồng…) và sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa.

Lời giải chi tiết:

      Cảnh đẹp thiên nhiên gây ấn tượng trong em là khung cảnh dòng sông quê hương. Con sông nhỏ nằm dọc theo sườn đê. Dòng sông ấy đã chứng kiến và nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ lớn lên, trưởng thành. Những mùa phù sa đỏ rực, dòng sông như giận dữ, giận dữ nên mặt đỏ phừng phừng. Nhưng cũng dịu êm, hiền hòa trong những ngày trời lặng. Từng gợn sóng lăn tăn vỗ vào bờ, từng con thuyền nhỏ trôi sông. Những ngày nước trong, ngỡ tưởng nhìn thấy đáy, nhìn vào mênh mông vô tận của dòng sông quê hương. Tuổi thơ em in dấu bóng dòng sông quê, sông quê hương như người mẹ hiền ôm và lưu giữ bao kí ức đẹp trong đời mỗi đứa trẻ nông thôn chúng em.

Chú thích:

- Câu gạch chân: so sánh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

I. Hướng dẫn bài tập trong SGK

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

Những từ ngữ in đậm trên các câu trên nhằm chỉ những sự vật nào?

  • Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: mặt trời, mâm bạc: bầu trời.
  • mân bế, chất nén bạc: bầu trời.

Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

  • Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ.
  • Tác dụng: Hình ảnh mặt trời trên biển trở nên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:

Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

  • Biện pháp tu từ: so sánh
  • Tác dụng: Cho thấy sức mạnh khủng khiếp của cát trong cơn bão.

Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.

  • Biện pháp tu từ: nhân hóa
  • Tác dụng: Gió cũng giống như con người, đang bày binh bố trận.

Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.

- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

- Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

=> Cho thấy vẻ đẹp sinh động của Cô Tô.

- Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

=> Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng: luôn bao la, dạt dào giống như biển cả.

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.

Gợi ý:

Tiếng gà gáy đã đánh thức vạn vật. Ở phía đằng đông, ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi chân trời. Ông đang phô bày vẻ ngoài to lớn, đỏ hừng hực của mình. Ông tưới lên những cành cây, những nẻo đường, những mái nhà thứ ánh sáng đỏ hồng xinh đẹp. Bầu trời như tấm vải đang phai dần màu đen, để lộ lớp vải màu hồng cam rực rỡ ở bên trong. Những cơn gió mang theo hơi sương lạnh, vẫn nghịch ngợm mà chạy trốn khắp khu vườn làm bầy lá phải xôn xao. Tiếng chim tràn khắp mọi nơi. Chẳng mấy chốc, ông mặt trời đã lên cao. Ánh sáng dịu dàng ấy đánh thức và đưa những tấm màn sương đã được dệt trong cả đêm qua đi về nhà. Thế là một buổi sáng tuyệt vời nữa lại bắt đầu.

  • So sánh: Bầu trời như tấm vải đang phai dần màu đen, để lộ lớp vải màu hồng cam rực rỡ ở bên trong.
  • Ẩn dụ: Tiếng chim tràn khắp mọi nơi.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định biện pháp tu từ trong các câu:

a.

Kiến
Hành quân
Đầy đường

(Mưa, Trần Đăng Khoa)

b.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

c.

Từ giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)

d.

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Tục ngữ)

Gợi ý:

    1. Nhân hóa
    2. So sánh
    3. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
    4. Hoán dụ
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 113" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tri thức Tiếng Việt
1. Ẩn dụ là gì?
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Ẩn dụ: Thuyền – chỉ người con trai; Bến – chỉ người con gái.
Giữa thuyền và người con trai có điểm tương đồng: thường di động, hay đi xa, nay đây mai đó.
Giữa bến và người con gái có điểm tương đồng: thường cố định, ở nhà chờ đợi.

2. So sánh là gì?
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Hình ảnh mặt trời được so sánh với hòn lửa, vì có nét tương đồng.

Trả lời câu hỏi văn 6 trang 113 – 114 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1- trang 113: Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
a. Những từ ngữ in đậm trong những câu trên ngầm chỉ những sự vật, hiện tượng nào?
b. Trong những câu trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
a. Những từ ngữ in đậm trong những câu trên ngầm chỉ những sự vật, hiện tượng:
Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ: ngầm chỉ mặt trời lúc vừa hừng đông.
Mâm bạc: ngầm chỉ bầu trời sáng và lấp lánh.
Mâm bể: ẩn dụ cho mặt biển.
Cái chất bạc: ngầm chỉ độ sáng và sự lấp lánh của mặt biển.
b. Trong những câu trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ (do các sự vật có sự tương đồng với nhau. Ví dụ: mặt trời, quả trứng: cùng hình dạng tròn, hồng hào...)
Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, cụ thể ở đây là tăng vẻ đẹp cho hình ảnh thiên nhiên ở Cô Tô khi mặt trời vừa lên.

Câu 2 – trang 114: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
Trả lời:
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
- Biện pháp tu từ: So sánh.
Mỗi viên cát được so sánh như một viên đạn mũi kim. So sánh này dựa trên liên tưởng tương đồng: Mỗi hạt cát dưới sức thổi mạnh của gió, bão khi bắn vào má, vào gáy sẽ gây cảm giác đau buốt như bị viên đạn mũi kim bắn vào. So sánh hợp lý vì hạt cát nhỏ, viên đạn mũi kim cũng nhỏ, khi bắn mạnh vào người sẽ có cảm giác buốt như kim châm.
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Đồng thời còn khiến người đọc hình dung rõ hơn sự dữ dội của cơn bão ở Cô Tô.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa.
Tác giả đã dùng những trạng thái, hành động của con người như chờ, tăng thêm hỏa lực để gán cho gió bão – vốn là những hiện tượng vô tri.
- Tác dụng: làm cho gió bão trở nên sinh động, không còn là những hiện tượng thiên nhiên vô tri vô giác mà cũng như có mưu sâu kế hiểm của con người. Đồng thời, làm cho câu chuyện được kể trở nên kịch tính, hấp dẫn.

Câu 3 - trang 114: Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.
Trả lời:
Những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong Cô Tô và tác dụng của chúng là :
- Chốc chốc, gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật.
Tác giả so sánh gió ngừng với hành động (con người) thay băng đạn. Phép so sánh này vừa làm cho câu văn thên sinh động, hấp dẫn, vừa khiến cho những đợt gió bão vô tri trở thành những chiến binh thực thụ.
- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.
Nhà văn so sánh chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính khiến cho người đọc hình dung cảnh vật sau cơn bão là cả một khoảng không gian như mở rộng ra trong trẻo, sạch làu, tinh khiết. Từ đó gợi cảm giác nhẹ nhõm, yên bình trong lòng người đọc sau khi bão gió dữ dội đi qua.
- Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Phép tu từ so sánh Hành động địu con của nhân vật người mẹ với hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành vừa tô đậm tình mẹ yêu con bao la của chị Châu Hòa Mãn, vừa còn khẳng định thiên nhiên, biển cả như người mẹ hiền mang đến cho con người biết bao sản vật giàu có, trù phú. Câu văn còn thể hiện được tình cảm mến yêu chân thành của nhà văn đối với những người dân bình dị nơi đây cũng như tình yêu, niềm tự hào đối với biển cả quê hương.

Câu 4 - trang 114: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so
Đoạn văn tham khảo:
Ai đã từng đến với Tây Bắc, hẳn lòng không khỏi đắm say trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ với trùng trùng thung núi, bát ngát mây ngàn, rừng xanh bất tận... Và ai đã từng đặt chân đến mảnh đất Sa Pa chắc chắn không khỏi luyến lưu khi cất bước trở về. Không phải ngẫu nhiên mà Sa Pa trở thành điểm thu hút khách du lịch lớn nhất nhì của đất nước nhỏ bé hình chữ S này. Sa Pa là một thị trấn nhỏ của tỉnh Lào Cai. Khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ. Phong cảnh thơ mộng, trữ tình như bức họa lớn của thiên nhiên. Nơi đây có nhiều dãy núi trập trùng cao thấp ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở những hoa ban hoa đào tháng giêng. Đến với Sa Pa, du khách sẽ được đi thăm thác Bạc. Nước thác trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng vắt ngang bầu trời. Rồi qua cầu Mây, một chiếc cầu treo bắc qua thũng lũng. Từ trên cầu nhìn xuống, cảnh đẹp đến say lòng. Và nếu có điều kiện, bạn hãy chinh phục đỉnh Phan-xi-păng - đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á, cảm giác đứng trên đỉnh núi dõi tầm mắt tới không gian bạt ngàn của núi rừng xung quanh thật vô cùng tuyệt vời. Quả thật, Sa Pa đã để thương, để nhớ trong lòng người nhiều lắm.
Các câu văn có sử dụng phép so sánh:
- Phong cảnh thơ mộng, trữ tình như bức họa lớn của thiên nhiên.
- Nước thác trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng vắt ngang bầu trời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .