Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

623

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Từ đơn và từ phức

Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Tôi, nghe, người

Bóng mỡ, ưa nhìn

Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh


Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Những từ láy mô phỏng âm thanh ở trong Bài học đường đời đầu tiên: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng, sùi sụt, bì bõm, hừ hừ, véo von.


Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:

- Từ láy: phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy.

- Tác dụng: Nhân vật Dế Mèn sinh động, nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng mạnh mẽ, bộc lộ niềm tự hào về bản thân.


Nghĩa của từ

Câu 4 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nghèo: Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.

Nghèo sức: khả năng hoạt động, làm việc bị hạn chế, sức khỏe kém.

- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.

Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.


Câu 5 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nhà chúng ta cứ ăn xổi ở thì mãi ư?

- Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

- Chú mèo nhà chúng ta hôi như cú mèo.


Biện pháp tu từ

Câu 6 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc: so sánh hai cái răng của Dế Mèn khi nhai thức ăn với hai lưỡi liềm máy đang làm việc để nhấn mạnh tuổi ăn tuổi lớn, đầy sức sống.

- Mỏ Cốc như cái dùi sắ, chọc xuyên cả đất: so sánh mỏ chị Cốc với cái dùi sắt cho thấy sự tức giân, sức mạnh đáng sợ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Kẻ bảng vào vở và điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô phù hợp:

"Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các từ in đậm và vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để điền vào cột phù hợp.

Lời giải chi tiết:


Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong Bài học đường đời đầu tiên có những từ láy mô phỏng âm thanh như véo von, hừ hừ. Hãy tìm thêm những từ láy thuộc loại này trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm các từ láy tương tự.

Lời giải chi tiết:

Ngoài các từ láy véo von, hừ hừ, những từ láy thuộc loại này trong văn bản là: thỉnh thoảng, phanh phách, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn.


Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:

- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

Phương pháp giải:

- Em tìm các từ láy trong từng câu.

- Chỉ ra tác dụng của các từ láy đối với mỗi câu.

Lời giải chi tiết:

- Phanh phách: Diễn tả được sức mạnh, sự cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn

- Ngoàm ngoạp: Dế Mèn nhai nhanh như lưỡi liềm. 

- Dún dẩy: Sự nhún nhẩy vô cùng điêu luyện, uyển chuyển của Dế Mèn.


Nghĩa của từ ngữ

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ ngữ trong bài Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. Chẳng hạn nghèo trong nghèo sức, mưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Hãy giải thích nghĩa thông thường của nghèo, mưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ này.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu ý nghĩa của các từ này và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ trong bài Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. Chẳng hạn nghèo trong nghèo sức, mưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Giải thích nghĩa thông thường của nghèo, mưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ này:

+ Nghĩa của từ nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Trong văn bản, nghèo sức được hiểu là sức khỏe yếu kém, yếu đuối, nhút nhát. 

+ Nghĩa của từ mưa dầm sùi sụt: tiếng mưa nhỏ nhưng kéo dài, rả rích. Trong văn bản này, điệu hát mưa dầm sùi sụt được hiểu là điệu hát kéo dài xen lẫn chút buồn bã. 


Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đặt câu với thành ngữ: ăn xổi ở thì, tắt lửa tối đèn, hôi như cú mèo.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ trên và đặt câu cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- ăn xổi ở thì: Nếu bạn không học hành cẩn thận thì cuộc sống sau này sẽ ăn xổi ở thì mà thôi.

- tắt lửa tối đèn: Hàng xóm là phải biết yêu thương, giúp đỡ, tắt lửa tối đèn có nhau.

- hôi như cú mèo: Quần áo đi mưa về ẩm ướt hôi như cú mèo.


Biện pháp tu từ

Câu 6 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Hãy tìm một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, tìm ra các câu so sánh và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này

+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm việc.

+ Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

+ Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

+ Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

+ Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cănh đau khổ vừa gây ra

- Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Giúp câu văn gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt

+ Nhân vật hiện lên sinh động, cử chỉ sống động, gần gũi như con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Tôi

Bóng mỡ

Hủn hoẳn

Người

Ưa nhìn

Phành phạch

Người

Giòn giã

Rung


Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Phanh phách,

Phành phạch,

Giòn giã, 

Ngoàm ngoạp, 

Hừ hừ, 

Véo von, 

Văng vẳng. 


Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Phanh phách: Diễn tả được sức mạnh, sự cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn

- Ngoàm ngoạp: Dế Mèn nhai nhanh như lưỡi liềm. 

- Dún dẩy: Sự nhún nhẩy vô cùng điêu luyện, uyển chuyển của Dế Mèn.


Nghĩa của từ ngữ

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

+ Nghĩa của từ nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Trong văn bản, nghèo sức được hiểu là sức khỏe yếu kém, yếu đuối, nhút nhát. 

+ Nghĩa của từ mưa dầm sùi sụt: tiếng mưa nhỏ nhưng kéo dài, rả rích. Trong văn bản này, điệu hát mưa dầm sùi sụt được hiểu là điệu hát kéo dài xen lẫn chút buồn bã. 


Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- ăn xổi ở thì: Nếu bạn không học hành cẩn thận thì cuộc sống sau này sẽ ăn xổi ở thì mà thôi.

- tắt lửa tối đèn: Hàng xóm là phải biết yêu thương, giúp đỡ, tắt lửa tối đèn có nhau.

- hôi như cú mèo: Quần áo đi mưa về ẩm ướt hôi như cú mèo.


Biện pháp tu từ

Câu 6 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này

+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm việc.

+ Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

+ Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

+ Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

+ Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra

- Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Giúp câu văn gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt

+ Nhân vật hiện lên sinh động, cử chỉ sống động, gần gũi như con người.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

Ví dụ: mẹ, bạn, cơm…

Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Những từ phức mà các tiếng chủ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy.

Ví dụ: vui vẻ, đùm bọc, yêu thương….

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.” 

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

tôi, nghe, người

bóng mỡ, ưa nhìn. 

hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh. 


Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Các từ láy mô phỏng âm thanh trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là: 

Phanh phách,

Phành phạch,

Giòn giã, 

Ngoàm ngoạp, 

Hừ hừ, 

Véo von, 

Văng vẳng. 


Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. 

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. 

- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. 

→ Các từ láy trong các câu trên là: 

+ thỉnh thoảng 

+ phanh phách

+ ngoàm ngoạp  

+ dún dẩy

→ Tác dụng: Việc sử dụng các từ láy khiến cho nhân vật Dế Mèn hiện ra rất sinh động. Chúng nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ, đầy sức sống của tuổi trẻ ở Dế Mèn.


Nghĩa của từ ngữ

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Để giải thích nghĩa thông thường của từ có thể dựa vào từ điển. 

- Còn giải thích nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ đứng trước và sau nó. 

Từ ngữ

Nghĩa thông thường

Nghĩa trong văn bản

Nghèo

Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất, trái nghĩa với giàu.

Ví dụ: nghèo đói, nghèo khó, nhà nó còn nghèo, đất nước còn nghèo, …

Khả năng hoạt động, làm việc hạn chế, sức khỏe kém hơn những người bình thường. 

Ví dụ: nghèo sức – trái nghĩa với khỏe mạnh, cường tráng.

Mưa dầm sùi sụt

Mưa nhỏ, rả rích, kéo dài nhiều ngày không dứt, thường trên một diện tích rộng.

Ví dụ: Mưa dầm sùi sụt mấy ngày liền khiến đường trơn trượt, xe cộ đi lại vất vả.

Điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương. 

Ví dụ: điệu hát mưa dầm sùi sụt


Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Nghĩa của các thành ngữ: 

+ ăn xổi ở thì : cách sống tạm bợ cho qua ngày, không tính đến ổn định lâu dài (xổi: tạm thời, chóng vánh; ăn xổi: ăn ngay, có ngày nào ăn ngày ấy; ở thì: sống tạm bợ). 

+ tắt lửa tối đèn : chỉ tình huống bất trắc, khó khăn, cần sự giúp đỡ của những người xung quanh. 

+ hôi như cú mèo : có mùi khó chịu, hôi hám do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ. 

- Đặt câu: 

+ Nó không được học hành, lại không nhà không cửa, giờ chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, ăn xổi ở thì cho qua tháng này. 

+ Bố mẹ thường khuyên bảo tôi rằng: là hàng xóm với nhau thì nên giúp đỡ những nhau lúc khó khăn, bất trắc, tắt lửa tối đèn có nhau. 

+ Hắn hôi như cú mèo nên chẳng ai dám lại ngồi gần. 


Biện pháp tu từ

Câu 6 (trang 20 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong văn bản là: 

+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. 

+ Hai cái răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. 

→ Tác dụng: Khắc họa sinh động, chân thực hình ảnh Dế Mèn đang tuổi ăn, tuổi lớn, đầy sức sống, khỏe khoắn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

I. NHẬN BIẾT TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

- Quan sát những từ sau đây để nhận biết từ đơn và từ phức: tôi, dế, đi, nhọn hoắt, cá đuôi cờ, ngơ ngác, lêu nghêu, bè bè.

- Có thể thấy, trong những từ này, các từ: tôi, dế, đi là từ đơn vì mỗi từ chỉ có một tiếng.

- Nhọn hoắt, cá đuôi cờ, ngơ ngác, lêu nghêu, bè bè là những từ phức vì mỗi từ gồm có hai hoặc nhiều hơn hai tiếng.

Trong những từ phức trên đây, các từ nhọn hoắt, cá đuôi cờ là từ ghép vì các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Các từ ngơ ngác, lêu nghêu, bè bè là từ láy vì giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm: lặp lại âm đầu (ngơ ngác), lặp lại vần (lêu nghêu), lặp lại cả âm đầu và vần (bè bè).

=> Tổng kết:

- Từ gồm hai loại là: từ đơn và từ phức. Từ đơn là các từ chỉ gồm một tiếng, từ ghép là các từ có hai hay nhiều tiếng.

- Từ phức gồm từ ghép và từ láy. Từ ghép là các từ có quan hệ với nhau về mặt nghĩa, từ láy là các từ có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm.


II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Từ đơn và từ phức

Câu 1.

Kẻ bảng dưới đây vào vở và điền các từ in đậm trong đoạn văn sau vào ô phù hợp:

Từ đơnTừ phứcTừ ghépTừ láy

Trả lời :

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Tôi, nghe, người

bóng mỡ, ưa nhìn

hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh


Câu 2.

Trong Bài học đường đời đầu tiên có những từ láy mô phỏng âm thanh như: véo von, hừ hừ. Hãy tìm thêm những từ láy khác thuộc loại này ở trong văn bản.

Trả lời :

Các từ láy khác là: phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp, văng vẳng, thảm thiết.


Câu 3.

Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

Trả lời :

- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi cô cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

  • Từ láy: thỉnh thoảng, phanh phách
  • Tác dụng: cho thấy sự khỏe mạnh của Dế Mèn.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

  • Từ láy: ngoàm ngoạp
  • Tác dụng: gợi tả âm thanh tiếng nhai của Dế Mèn.

- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

  • Từ láy: dún dẩy
  • Tác dụng: gợi tả hành động của Dế Mèn.

Nghĩa của từ

Câu 4.

Từ ngữ trong Bài học đường đời đầu tiên được sử dụng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường, chẳng hạn nghèo trong nghèo sức, mưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Hãy giải thích nghĩa thông thường của từ nghèo, mưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ ngữ này.

Trả lời :

- nghèo:

  • nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.
  • nghèo sức: yếu ớt, không có sức lực để làm bất cứ việc gì.

- Mưa dầm sụt sùi:

  • Mưa dầm sụt sùi: tiếng mưa nhỏ, kéo dài rả rích.
  • điệu hát mưa dầm sụt sùi: tiếng hát kéo dài có chút buồn bã.

Câu 5.

Đặt câu với các thành ngữ sau: ăn xổi ở thì, tắt lửa tối đèn, hôi như cú mèo.

Trả lời :

- Giải thích:

  • Ăn xổi ở thì: cách sống tạm bợ cho qua ngày, không tính đến ổn định lâu dài
  • Tắt lửa tối đen: chỉ tình huống bất trắc, khó khăn, cần sự giúp đỡ của những người xung quanh.
  • Hôi như cú mèo: không sạch sẽ, hối hám như cú mèo.

- Đặt câu:

  • Anh ta không có người thân nên cứ sống ăn xổi ở thì vậy thôi.
  • Hàng xóm nên biết yêu thương, phòng khi tắt lửa tối đèn còn có người giúp đỡ.
  • Anh ta hôi như cú mèo vậy.

Biện pháp tu từ

Câu 6.

Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Hãy tìm một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời :

- Những ngọn cỏ hãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

- Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

- Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

- Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.

=> Tác dụng: Các hình ảnh so sánh trên giúp khắc họa một cách sinh động đặc điểm của các nhân vật trong truyện: sự khỏe mạnh cường tráng của Dế Mèn, sự yếu ớt của Dế Choắt hay sự tức giận của chị Cốc. Qua các hình ảnh so sánh, các nhân vật trở nên gần gũi hơn, giống như con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 20" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Phần 1: Từ đơn và từ phức
Câu 1 - Sách giáo khoa trang 20
Phân biệt từ đơn và từ phức:
- Từ đơn: Tôi, nghe, người.
- Từ phức: Gồm từ ghép và từ láy:
+ Từ ghép: Bóng mỡ, ưa nhìn.
+ Từ láy: Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh.
=> Khái niệm từ đơn và từ phức:
- Từ đơn do một tiếng tạo thành.
- Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành. Từ phức được phân làm hai loại (từ ghép và từ láy).
+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm.

Câu 2 - Sách giáo khoa trang 20
Trong Bài học đường đời đầu tiên, có những từ láy mô phỏng âm thanh: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng..


Câu 3 - Sách giáo khoa trang 20
Tìm và nêu tác dụng của các từ láy trong các câu:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
Các từ láy:
+ Phanh phách: Âm thanh phát ra do một vật sắc tác động liên tiếp vào một vật khác.
+ Ngoàm ngoạp :(nhai) nhiều, liên tục, nhanh.
+ Dún dẩy: Điệu đi nhịp nhàng, ra vẻ kiểu cách.
- Tác dụng:
+ Các từ láy trên dùng để miêu tả hành động, dáng đi của Dế Mèn. Qua đó, nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ và tính cách kiêu ngạo của Dế Mèn, khiến cho hình ảnh Dế Mèn hiện lên một cách sinh động.
+ Các từ láy trên còn làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và tính biểu cảm.

Phần 2. Nghĩa của từ ngữ
Câu 4 - Sách giáo khoa trang 20
Từ ngữ trong Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường, chẳng hạn "nghèo" trong "nghèo sức", "mưa dầm sùi sụt" trong "điệu hát mưa dầm sùi sụt". Nghĩa thông thường và nghĩa trong văn bản của những từ này là:
- Nghèo: Không có hoặc có rất ít về vật chất (VD: Nhà nó rất nghèo)
- Nghèo sức: Khả năng hoạt động, làm việc hạn chế.
- Mưa dầm sùi sụt: Mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
- Điệu hát mưa dần sùi sụt: Điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.

Câu 5 - Sách giáo khoa trang 20
Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
- Ăn xổi ở thì:
+ Anh ta chỉ là kẻ ăn xổi ở thì.
+ Những người ăn xổi ở thì thường chỉ nghĩ đến những chuyện tạm bợ trước mắt.
+ Người mà ăn xổi ở thì chẳng bao giờ tính toán đến những chuyện lâu dài.
- Tắt la tối đèn:
+ Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.
+ Tôi mới chuyển đến, có gì tắt lửa tối đèn giúp nhau nhé!
- Hôi như cú mèo:
+ Làm gì mà mồ hôi mồ kê nhễ nhại thế? Hôi như cú mèo!
+ Người cậu hôi như cú mèo ấy, mau đi tắm đi!

Phần 3. Biện pháp tu từ
Câu 6 - Sách giáo khoa trang 20
Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này là:
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Tác dụng: Nhấn mạnh Dế Mèn đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, đầy sức sống, khoẻ mạnh, làm cho câu văn hay hơn.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
Tác dụng: Cho thấy sự tức giận, sức mạnh đáng sợ của chị Cốc khi mổ Dế Choắt.
Như vậy: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .