Top 6 Bài soạn "Tình ca ban mai" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất

6250

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tình ca ban mai" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tình ca ban mai" - mẫu 1

Nội dung chính

Bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên khắc họa nổi bật là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu, những âm điệu du dương, nhẹ nhàng và đằm thắm, đó là tình yêu của tuổi trẻ đầy rực rỡ, nồng cháy của một trái tim yêu thương, tha thiết và tin tưởng vào tình yêu của mình.


Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước bài thơ Tình ca ban mai và tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Chế Lan Viên.

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

+ Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, tại Cam Lộ, Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay "Điêu tàn". Từ đây, tên tuổi của ông vụt sáng trên thi đàn Việt Nam.

+ Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Chế Lan Viên tham gia phong trào cách mạng tại Bình Định, Thừa Thiên - Huế. Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo "Văn học". Ông từng là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI, VII; Ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội.

+ Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ Chế Lan Viên để lại nhiều tác phẩm giá trị ở cả thể loại thơ, văn, tiểu luận phê bình. Đáng chú ý là các tập thơ: "Điêu tàn", "Ánh sáng và phù sa", "Hoa ngày thường - Chim báo bão", ...


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm đọc các bài thơ về tình yêu của Chế Lan Viên. Em có ấn tượng gì về những bài thơ ấy? 

Phương pháp giải:

Tìm kiếm các bài thơ trên mạng và nêu ấn tượng của bản thân em.

Lời giải chi tiết:

- Các bài thơ: Hoa tháng ba, Nhớ, Tình ca ban mai, Lòng anh làm bến thu.

- Ấn tượng: Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ 1, chú ý cách sắp xếp các câu thơ.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ gồm 4 câu nhưng được chia thành hai cặp câu, giữa hai cặp câu trong khổ có cách xa hơn. 


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 4 khổ thơ đầu tìm ra các từ ngữ chỉ thời gian.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ chỉ thời gian: chiều, mai, trưa, khuya, ban mai. 

→ Rất nhiều các từ ngữ chỉ thời gian, những khoảng thời gian khác nhau trong một ngày.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý sự lặp lại hình ảnh trong các dòng thơ số 8 và 16.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ dòng thơ 8 và 16 để chỉ ra được hình ảnh lặp lại.

Lời giải chi tiết:

- Dòng thơ số 8: Rải hạt vàng chi chít

- Dòng thơ số 16: Mọc sao vàng chi chít

→ Hình ảnh lặp lại: sao vàng mọc chi chít. 


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài thơ, chia phần theo nội dung của bài.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ có thể chia làm 3 phần như sau: 

+ Bốn khổ thơ đầu: Đã thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.

+ Bốn khổ thơ sau: Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ở khổ thơ này đã lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ.

+ Câu thơ cuối cùng: Miêu tả sự hạnh phúc khi em về. 


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy chỉ ra vai trò của một yếu tố tượng trưng đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài thơ, chỉ ra yếu tố tượng trưng (hình ảnh biểu tượng), từ đó thể hiện nội dung gì của bài thơ. 

Lời giải chi tiết:

+ Nhận diện: Trong bài thơ có rất nhiều yếu tố tượng trưng được sử dụng như lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em, sao vàng,...

+ Vai trò: Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng này giúp tăng tính biểu cảm và giúp cho bài thơ sinh động hơn. 


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Phương pháp giải:

Đọc bốn khổ thơ đầu, tìm ra những biến đổi trong hình tượng “em’, tác giả sử dụng điều này nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

+ Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

+ Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tới, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

+ Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

+ Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sức mạnh của tình yêu đôi lứa (“tình ta”) được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6, 7 và 8?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ 6, 7, 8 tìm ra những hình ảnh thể hiện sức mạnh tình yêu đôi lứa.

Lời giải chi tiết:

Nếu như ở bốn khổ thơ trước ta chỉ thấy xuất hiện của “em” và “tình em” thì với bốn khổ thơ sau, ta nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”. Giờ đây tình yêu song phương đã được hợp nhất, đã có đủ cả anh và em. 


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này? 

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài thơ và chỉ ra sự khác biệt của khổ thơ cuối (số dòng, nội dung).

Lời giải chi tiết:

- Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó: 

+ Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chỉ có duy nhất một câu.

→ Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em thấy thích nhất hình ảnh/ dòng thơ/ khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài thơ và đưa ra hình ảnh hoặc dòng thơ hoặc khổ thơ đặc sắc.

Lời giải chi tiết:

- Em thích nhất câu thơ: 

Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết

- Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. 

+ Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống. 

+ Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết. 

+ Câu chữ như khắc khoải và như đong đầy niềm thương nhớ “Em đi - như chiều đi”. 

+ Em là trung tâm của sự sống, vắng bóng em chỉ còn niềm cô đơn choáng ngợp tâm hồn, trong mỗi ánh nhìn của anh sự vật như không còn tồn tại. 

→ Có thể nói ngay ở câu thơ đầu tiên vai trò và sức mạnh của bóng hình em đã hằn in trong tâm khảm của anh. Em đi thì chan chứa nỗi nhớ da diết đến thế, khi em về liệu anh có vui hơn?

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tình ca ban mai" - mẫu 2

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):

- Đọc trước bài thơ Tình ca ban mai, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Chế Lan Viên.

- Tìm đọc các bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên. Em có ấn tượng gì về những bài thơ ấy?

Trả lời:

- Thông tin về nhà thơ Chế Lan Viên.

Nhà thơ mới Chế Lan Viên sinh ngày 20-10-1920 tại Tỉnh Quảng Trị, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) khỉ (Canh Thân 1920). Chế Lan Viên xếp hạng nổi tiếng thứ 31969 trên thế giới và thứ 7 trong danh sách Nhà thơ mới nổi tiếng.

- Bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên: Nhớ; Những sợi tơ lòng; Hoàng hôn; Khúc ca chiều; Khoảng cách; Chia; Hái theo mùa...

Cảm nhận: Màu trắng của đám mây, trôi ngang qua khung trời nhung nhớ, đan xen những hình ảnh: mây trắng – em – nỗi nhớ, lồng vào nhau, gợi mãi không thôi. Hai phương trời chỉ một phong thư: mây trắng nhắn tin.

Trong tập Hái theo mùa, có một bài thơ tình xinh xắn, bài Tập qua hàng. Bài thơ pha trộn và đi giữa ngôn ngữ và tình yêu. Tình yêu khiến cho nhà thơ như bâng khuâng, ngập ngừng, khó nói trọn lời. Hãy xem diễn đạt của tác giả thì rõ. Một bài thơ bảy chữ, viết theo kiểu qua hàng của lối thơ vắt dòng, đúng âm vận và luật nhưng cũng có thể hiểu theo kiểu thơ tự do, thơ văn xuôi. Nỗi chờ đợi như kéo dài ra, khiến thời gian cũng nhuốm cả tâm tình tác giả. Khách thể hóa tâm trạng bằng những hình ảnh: nắng, cây, ngõ, bướm và choàng lên đó các cung bậc của mong, nhớ, chờ, làm cho toàn bộ bài thơ thành một không gian tâm tưởng của cô đơn, khắc tạc vào một ngày và chỉ một ngày nữa thôi:

Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ

Trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây

Cũng ngóng. Ngõ cũng chờ. Và bướm

Cũng thêm màu trên cánh đang bay


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Tình ca ban mai là bài thơ, là khúc ca tình yêu trong không gian và thời gian trong trẻo, kì diệu. 


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt?

Trả lời:

Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng. Mỗi khổ 2 dòng thơ là một cặp hình ảnh đối sánh các thời điểm trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc và nhận thức về tình yêu của tác giả. Dòng thơ ở khổ cuối khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu


Câu 2. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu.

Trả lời:

Cấu trúc song hành: Em đi, em về, em ở: gắn với ba thời điểm: chiều, mai, trưa, gắn với nỗi buồn, sự sống, ánh sáng: Em đi như mang theo chút ánh sáng buổi chiều, chỉ còn lại đêm đen, mang tất cả âm thanh của sự sống (gọi chim vườn bay hết), chỉ còn sự im lặng; em về đem theo bình minh, sự sống (rừng non xanh lộc biếc); em ở đem tới sự ấm áp, sự che chở (nắng sáng màu xanh che).


Câu 3. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý sự lặp lại hình ảnh trong các dòng thơ số 8 và 16.

Trả lời:

- Hình ảnh lặp lại: hạt vàng chi chít


* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao?

Trả lời:

Bài thơ có thể chia làm 3 phần như sau: 

- Bốn khổ thơ đầu: Đã thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.

- Bốn khổ thơ sau: Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ở khổ thơ này đã lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ.

- Câu thơ cuối cùng: Miêu tả sự hạnh phúc khi em về. 


Câu 2. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

Trong bài thơ có rất nhiều yếu tố tượng trưng được sử dụng như lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em, sao vàng,... Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng này giúp tăng tính biểu cảm và giúp cho bài thơ sinh động hơn.


Câu 3. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Trả lời:

Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tơi, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.


Câu 4. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi này?

Trả lời:

Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và nhưng cũng có sự thay đổi. Nếu như ở khổ 2 và 4 chỉ xuất hiện hình ảnh của “em” và “tình em” thì ở khổ 6 và 8 đã xuất hiện “tình ta”. Giờ đây, tình yêu đã không chỉ tồn tại ở một phía mà nó đã tồn tại ở cả hai phía. 


Câu 5. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

Trả lời:

Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó. Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chí có duy nhất một câu. Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.


Câu 6. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Em thấy thích nhất hình ảnh / dòng thơ / khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em thích khổ thơ:

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khổ thơ đã thể hiện được niềm vui sướng của nhân vật trữ tình khi thấy em về. Em về không chỉ mang lại niềm vui cho con người mà còn mang lại niềm vui cho cả cảnh vật. Em về đã mang tia nắng sớm đến, chiếu sáng con người và thiên nhiên. Cuộc sống ngày mai chắc chắn luôn tốt đẹp hơn nên khi em về đã mang cả sự sống dồi dào tới, làm cho rừng non chồi non xanh biếc sinh sôi nảy nở.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tình ca ban mai" - mẫu 3

Câu 1. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao?

Trả lời:

Bài thơ có thể chia làm 3 phần như sau: 

- Bốn khổ thơ đầu: Đã thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.

- Bốn khổ thơ sau: Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ở khổ thơ này đã lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ.

- Câu thơ cuối cùng: Miêu tả sự hạnh phúc khi em về. 


Câu 2. Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

Trong bài thơ có rất nhiều yếu tố tượng trưng được sử dụng như lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em, sao vàng,... Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng này giúp tăng tính biểu cảm và giúp cho bài thơ sinh động hơn.


Câu 3. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Trả lời:

Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tơi, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.


Câu 4. Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi này?

Trả lời:

Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và nhưng cũng có sự thay đổi. Nếu như ở khổ 2 và 4 chỉ xuất hiện hình ảnh của “em” và “tình em” thì ở khổ 6 và 8 đã xuất hiện “tình ta”. Giờ đây, tình yêu đã không chỉ tồn tại ở một phía mà nó đã tồn tại ở cả hai phía. 


Câu 5. Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

Trả lời:

Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó. Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chí có duy nhất một câu. Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.


Câu 6. Em thấy thích nhất hình ảnh / dòng thơ / khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em thích khổ thơ:

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khổ thơ đã thể hiện được niềm vui sướng của nhân vật trữ tình khi thấy em về. Em về không chỉ mang lại niềm vui cho con người mà còn mang lại niềm vui cho cả cảnh vật. Em về đã mang tia nắng sớm đến, chiếu sáng con người và thiên nhiên. Cuộc sống ngày mai chắc chắn luôn tốt đẹp hơn nên khi em về đã mang cả sự sống dồi dào tới, làm cho rừng non chồi non xanh biếc sinh sôi nảy nở.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tình ca ban mai" - mẫu 4

Chuẩn bị

- Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.

- Quê hương: huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định.

- Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn.

- Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.

- Năm 1966, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu như: Điêu tàn, Gửi các anh, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Đối thoại mới, Hoa trên đá I, II…


Đọc hiểu

Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt?

Gợi ý:

Bài thơ gồm chín khổ, tám khổ đầu có hai câu thơ, khổ cuối có một câu thơ.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao?

Bài thơ có thể chia làm 3 phần, dựa theo nội dung của từng phần.

Dựa theo nội dung bài thơ có thể chia bài thơ làm 3 phần: 

- Bốn khổ thơ đầu: là tầm quan trọng và sức mạnh của em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em.  

- Bốn khổ thơ sau:  Tưởng chừng như bốn khổ thơ đầu và bốn khổ thơ sau sẽ có sự đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng Chế Lan Viên đã làm cho độc giả bất ngờ khi lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng và chắc chắn cho bài thơ.

- Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống


Câu 2. Hãy chỉ ra vai trò của một yếu tố tượng trưng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Có rất nhiều hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc được sử dụng trong bài thơ: tình em như chiều đi, trưa ở, mai về, lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em. Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng giúp tăng tính hàm súc và thẩm mĩ cho ý thơ.


Câu 3. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những thời điểm trong một ngày và cảnh sắc thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.


Bài thơ tự nó đã chia thành hai phần, mà trong đó bóng dáng nhà thơ Chế Lan Viên ẩn sau những tâm sự chân thật của người đang yêu:


“Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết.”


Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống. Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết. Câu chữ như khắc khoải và như đong đầy niềm thương nhớ. “Em đi - như chiều đi”. Em là trung tâm của sự sống, vắng bóng em chỉ còn niềm cô đơn choán ngợp tâm hồn, trong mỗi ánh nhìn của anh sự vật như không còn tồn tại. Có thể nói ngay ở câu thơ đầu tiên vai trò và sức mạnh của bóng hình em đã hằn in trong tâm khảm của anh. Em đi thì chan chứa nỗi nhớ da diết đến thế, khi em về liệu anh có vui hơn?.


“Em về, tựa mai về,
Rừng non xanh lộc biếc”


Khổ thơ thứ hai khác hẳn với khổ thơ thứ nhất, khi có em niềm vui ào vào trong lòng anh rợn ngợp và sự sống thì đang vươn đầy trên cảnh vật. Không còn là niềm khắc khoải, không còn là nỗi buồn tê tái; bao nhiêu nỗi nhớ trong anh kết lại thành niềm vui, niềm sung sướng dâng tràn.


Em về mang theo ánh sáng của buổi bình minh ùa về, gieo những mầm xanh trên cây cỏ, sự sống đang tái sinh khi có bóng em. Thật tuyệt làm sao mỗi khi em về không chỉ xoá nỗi nhớ và niềm cô đơn trong anh, còn khiến cỏ cây cũng vươn mình đón những giọt nhựa sống.


Khi em đi, khi em về đều tạo những biến chuyển; như cung đàn im tiếng bỗng thánh thót khúc nhạc vui. Tất cả đang trở nên đẹp hơn trong niềm hạnh phúc của anh; tất cả đang chào mừng em đấy và chờ mong em ở lại:


“Em ở, trời chưa ở,
Nắng sáng màu xanh che”


Đúng là không gì đẹp hơn dưới con mắt của người đang yêu, mọi vật như bừng sáng từ khi “em về” đến “em ở”. Em chính là quầng sáng tinh tú nhất xua tan màn đêm mờ mịt. Cái đẹp đang hiện hữu trước mắt anh là “màu xanh che” của “nắng sáng”, vẫn là cảnh vật thường ngày, vẫn là màu nắng quen thuộc, nhưng “em ở” mọi vật trở nên đẹp hơn thanh tao hơn.
Sự vận động của em: “em đi” - “em về” - “em ở” kéo theo sự vận động của thời gian: chiều - sáng - trưa. Em mang theo ánh sáng của sự sống, thổi tắt ngọn nến le lói cháy khi em đi và nhóm lên ngọn lửa niềm tin khi em về và em ở. Sức mạnh mà em có đâu chỉ là bóng hình mà từ chính tâm hồn dịu dàng của em:


“Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”


Từ đầu bài thơ, Chế Lan Viên sử dụng một loạt các hình ảnh so sánh để nâng cao vị trí của em trong tình yêu thương nồng đượm của anh. Đã không chỉ là em mà là “tình em” , sự tồn tại của em chính là sự tồn tại của một trái tim nhất mực thuỷ chung “như sao khuya”. Đúng là lúc nào cũng là quầng sáng khi có em, dù chỉ là những đốm sáng bé nhỏ “rải hạt vàng chi chít” cũng đủ để biết tình yêu của em sâu đậm biết nhường nào. Chế Lan Viên không chọn so sánh “tình em” với “vầng trăng”; bởi trăng dù sáng đến mấy cũng có khi mờ; còn cánh đồng sao “chi chít” thì hàng đêm vẫn nhấp nháy, âm thầm mà lan toả như chính tâm hồn em vậy.


Câu 4. Sức mạnh của tình yêu lứa đôi (“tình ta”) được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 6, 7 và 8?

Nếu như ở bốn khổ thơ trước ta chỉ thấy xuất hiện của “em” và “tình em” thì với bốn khổ thơ sau, ta nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”. Giờ đây tình yêu song phương đã được hợp nhất, đã có đủ cả anh và em.


Câu 5. Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng. Mỗi khổ 2 dòng thơ là một cặp hình ảnh đối sánh các thời điểm trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc và nhận thức về tình yêu của tác giả: chiều, mai, trưa, khuya, đối sánh với chim vườn bay hết, rừng non, lộc biếc, nắng sáng màu xanh, sao khuya, hạt vàng. Dòng thơ ở khổ cuối khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu


Câu 6. Em thấy thích nhất hình ảnh, dòng thơ hay khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?

Em rất thích khổ thơ:

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che” 

Khổ thơ thể hiện một tình yêu tươi đẹp. Trong đôi mắt của người người đang yêu, vạn vật trở nên thật đẹp đẽ, tất cả dường như bừng sáng lên từ lúc “em về” đến khi “em ở”. Em chính là vầng sáng tinh tú nhất thế gian xua tan đi màn đêm u tối, mờ mịt. “màu xanh che” của “nắng sáng” đây chỉ là những cảnh tượng thường ngày vẫn trông thấy, nhưng sao từ khi có em mọi vật đều trở nên tươi xinh, thanh tao biết bao. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tình ca ban mai" - mẫu 5

I. Chế Lan Viên

1. Tiểu sử

- Chế Lan Viên (1920 - 1989), tên thật là Phan Ngọc Ngoan, sinh ra tại Quảng Trị

- Tuy được sinh ra ở Quảng Trị, nhưng ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, sau đó ông buộc phải thôi học để đi dạy học kiếm sống. Trên mảnh đất Quy Nhơn này có những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn, những kỷ niệm khó quên của nhà thơ.


2. Đặc điểm nghệ thuật

- Trước cách mạng tháng Tám: thơ ca của Chế Lan Viên là một thế giới trường thơ loạn, mang những nét thần bí kì lạ.

- Sau Cách mạng tháng Tám: Có sự thay đổi trong các sáng tác thơ của ông, đi theo một chiều hướng mới, dễ tiếp cận hơn tới độc giả.

- Thời kì sau 1975, phong cách sáng tác của Chế Lan Viên lại có sự thay đổi rõ rệt, thơ ca của ông dần trở về với đời sống, sự trăn trở trong cái “tôi”.


3. Tác phẩm chính

Chế Lan Viên chủ yếu sáng tác thơ, các tác phẩm nổi tiếng của ông:

+ Gửi các anh, (được viết năm 1954), Ngày vĩ đại,…

+ Ánh sáng và phù sa ( được viết năm 1960), Điêu tàn (được viết năm 1937), Hoa ngày thường – Chim báo bão (được viết năm 1967),…

+ Những bài thơ đánh giặc (được viết năm 1972), Đối thoại mới (được viết năm 1973), Hoa trước lăng Người,…


II. Tác phẩm Tình ca ban mai

1. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 


2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Bài thơ “Tình ca ban mai” rút trong tập thơ Chế Lan Viên toàn tập.


3. Nội dung chính

Bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên khắc họa nổi bật là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu, những âm điệu du dương, nhẹ nhàng và đằm thắm, đó là tình yêu của tuổi trẻ đầy rực rỡ, nồng cháy của một trái tim yêu thương, tha thiết và tin tưởng vào tình yêu của mình.


4. Tóm tắt tác phẩm

Chế Lan Viên đã khắc họa tác phẩm “Tình ca ban mai” vô cùng nổi bật và sâu sắc, tác phẩm như một bản hòa tấu, ngân vang những giai điệu ngọt ngào, nồng ấm mà dịu êm giữa muôn vàn thanh điệu của bản ca tình yêu. “Tình ca ban mai” ngay từ nhan đề, bài thơ đã gợi sự sâu lắng, dịu ngọt rất đỗi êm đềm. Bởi tác giả muốn khẳng định rằng đây không chỉ là một bài thơ về tình yêu bình thường,  mà còn là một bài ca về sự nhiệt huyết, cháy bỏng theo đuổi thứ tình yêu của một thời tuổi trẻ tràn đầy sức sống. “Tình ca ban mai” là một khúc nhạc du dương cất lên từ chính tiếng lòng rạo rực mà bồi hồi nỗi yêu thương, của một tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng, nồng đượm như những gì tinh túy và tươi tắn nhất của buổi sáng một sớm mai, của một trái tim luôn tin yêu tha thiết vào sự vĩnh hằng của thứ tình yêu thủy chung, đẹp đẽ. Bóng dáng người thi sĩ Chế Lan Viên thấp thoáng ẩn sau những vần thơ chứ đầy nỗi tâm sự rất đỗi chân thật, đó chính là biểu hiện của một người đang yêu. Từng câu chữ, đều đong đầy sự yêu thương. Với thiên phú và tài năng của mình nhà thơ đã kết hợp rất thành công và tài hoa những thủ pháp nghệ thuật. Từ đó đã tạo nên một bản Tình ca bạn mai với sự riêng biệt đầy độc đáo, ấn tượng. 


5. Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ 5 chữ độc đáo

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế

- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tình ca ban mai" - mẫu 6

Dàn ý Phân tích bài thơ Tình ca ban mai

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

Khái quát chung

- Tác giả Chế Lan Viên (tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học, phong cách sáng tác/ nghệ thuật,..)

- Tác phẩm Tình ca ban mai (hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, khái quát nội dung,..)

Phân tích tác phẩm

- Bốn khổ thơ đầu: là tầm quan trọng và sức mạnh của em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em. 

- Bốn khổ thơ sau:

=> Tưởng chừng như bốn khổ thơ đầu và bốn khổ thơ sau sẽ có sự đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng Chế Lan Viên đã làm cho độc giả bất ngờ khi lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng và chắc chắn cho bài thơ.

- Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống => Cách viết khéo léo, tài hoa.

- Tổng kết lại giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Giá trị thẩm mĩ mà tác giả mang lại.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân em sau khi học xong bài thơ.


Phân tích bài thơ Tình ca ban mai

“Tình ca ban mai” của chàng thi sĩ Chế Lan Viên đã để lại cho độc giả rất nhiều ấn tượng sâu sắc, về một bản nhạc lòng tấu lên những giai điệu ngọt ngào, dịu êm giữa muôn vàn thanh điệu của bản ca tình yêu.


“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”


Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho độc giả về sự sâu lắng, dịu ngọt rất đỗi êm đềm: “Tình ca ban mai”. Có lẽ bởi đây không chỉ là một bài thơ mà còn là một bài ca về thứ tình yêu của một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, tràn đầy sức sống cùng những đam mê cháy bỏng. “Tình ca ban mai” phải chăng là một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương, của một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, nồng đượm như một buổi sáng của sớm mai, của một trái tim tin yêu tha thiết vào sự vĩnh cửu của một tình yêu thủy chung, đẹp đẽ?. 


Bóng dáng nhà thơ Chế Lan Viên thấp thoáng ẩn sau những vần thơ tâm sự rất đỗi chân thật của một người đang yêu:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết” 


Sự vận động giờ đây không phải chỉ là của riêng mình em nữa mà đã lan sang cả cảnh vật: Em đi “như chiều đi” và chim vườn thì “bay hết”. Em đã “đánh cắp” trái tim anh, làm cho lòng anh cứ hoài nhớ nhung tha thiết. Câu chữ như khắc khoải nhưng cũng đong đầy niềm thương yêu. “Em đi - như chiều đi”. Em là ánh sáng, là hơi thở, là trung tâm của sự sống, em đi rồi chỉ còn niềm cô đơn bao vây lấy tâm hồn anh. Có thể nói ngay từ những câu thơ đầu tiên tác giả đã nói về vai trò và sức mạnh quan trọng của “em” đối với anh, không biết từ lúc nào, bóng dáng em đã in hằn trong tâm trí và trái tim của anh. 


“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”


Sang đến khổ thơ thứ hai nỗi buồn và sự cô đơn đã không còn nữa, bởi giở đây em đã “về”. Khi có em lòng anh bỗng thấy thật vui, em mang một sức sống tươi mới, làm cho cảnh vật cũng vì thề mà đâm trồi nảy nở. Không còn là nỗi buồn, niềm khắc khoải, bao nhiêu nỗi nhớ trong anh đã kết lại thành niềm vui sướng khôn siết.


“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che” 


Trong đôi mắt của người người đang yêu, vạn vật trở nên thật đẹp đẽ, tất cả dường như bừng sáng lên từ lúc “em về” đến khi “em ở”. Em chính là vầng sáng tinh tú nhất thế gian xua tan đi màn đêm u tối, mờ mịt. “màu xanh che” của “nắng sáng” đây chỉ là những cảnh tượng thường ngày vẫn trông thấy, nhưng sao từ khi có em mọi vật đều trở nên tươi xinh, thanh tao biết bao. 


“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”


Đã không chỉ là em giờ đây đã là “tình em” , em mang theo một trái tình nồng cháy, chân thành, nhất mực thuỷ chung giống như những đốm “sao khuya”. Dù cho chỉ là những đốm sáng nhỏ bé, li ti như “rải hạt vàng chi chít” nhưng chỉ thể thôi anh cũng cảm nhận được tình cảm em dành cho sâu đậm đến nhường nào. Điều đặc biệt ở đây là Chế Lan Viên đã không so sánh “tình em” với hình ảnh “vầng trăng”, bởi có lẽ trăng dù sáng đến mấy nhưng cũng có lúc mờ; còn cánh đồng bạt ngàn sao “chi chít” kia thì đêm nào chúng cũng nhấp nháy, lung linh một khoảng trời rộng lớn.


“Sợ gì chim bay đi,

Mang bóng chiều bay hết”


Tác giả đặt hai chữ “sợ gì” lên đầu câu thơ dường như khẳng định cho việc anh đã quyết định lấy hết can đảm để bày tỏ với nàng. 


 “Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về

Dù nắng trưa không ở

Ta vẫn còn sao khuya”


Anh càng ép bản thân quên em, nhưng chẳng hiểu sao lại thấy nhớ em hơn, càng muốn buông bỏ, coi nhẹ tầm quan trọng của em thì lại càng nhận ra em quan trọng đến nhường nào. Nếu như ở bốn khổ thơ trước ta chỉ thấy xuất hiện của “em” và “tình em” thì với bốn khổ thơ sau, ta nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”. Giờ đây tình yêu song phương đã được hợp nhất, đã có đủ cả anh và em. 

Niềm tin vào tình cảm của đôi ta đã gieo cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những nỗi sợ hãi, lo âu. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu đều từ cả hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả để đến với ánh sáng của buổi sớm mai và ngập tràn “rải hạt vàng chi chít”:


“Hạnh phúc trên đầu ta,

Rải hạt vàng chi chít”


Câu thơ cuối cùng được tác giả tách ra thành một khổ riêng biệt: 

“Mai, hoa em lại về” 

Tác giả đặt dấu phẩy ở sau chữ “mai” dường như là sức mạnh để, tiếp thêm động lực về niềm tin sắt đá trong anh. Và có lẽ, chỉ có riêng nhà thơ Chế Lan Viên mới lựa chọn cách nói “hoa em” thật hay, thật khéo léo và tài tình đến như vậy.  
Với thiên phú và tài năng trong các mảng thơ về đề tài tình yêu kết hợp cùng những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách tài hoa, cấu trúc các dòng thơ tương xứng, hài hòa... Chế Lan Viên đã tạo nên một Tình ca bạn mai với nét riêng biệt đầy ấn tượng. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .