Top 6 Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

64

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

* Trước khi đọc:

Câu hỏi 1 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động bóp nát quả cam của nhân vật Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng trẻ tuổi.


Câu hỏi 2 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong cuộc sống hôm nay, con người thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Trả lời:

 Biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc sống hôm nay:

- Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra.

- Tìm hiểu, trân trọng những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà,

- Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn.

- Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

  • Theo dõi: Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản.

- Cách mở đầu trực tiếp: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết.

- Câu văn thể hiện nội dung bao quát: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

  • Theo dõi: Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

  • Theo dõi: Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Các bằng chứng được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.

  • Theo dõi: Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản khẳng định lòng yêu nước là một truyên thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng và rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.


Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài đọc

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Trả lời:

Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng toàn thể nhân dân Việt Nam.


Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Trả lời:

Văn bản có bố cục 3 phần cho thấy đoạn trích vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh:

+ Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng.

+ Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động.


Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản?

Trả lời:

- Bài viết có 4 luận điểm

+ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước

+ Bổn phận của chúng ta…

- Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 


Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”.

Trả lời:

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).


Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Trả lời:

- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy.

- Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. 

+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

+ Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…

=> Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.


Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

+ Chứng minh quan điểm bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

+ Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Vấn đề bàn luận trong văn bản vẫn rất có ý nghĩa trong đời sống ngày nay. Bởi vì  lòng yêu nước luôn ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.


Bài tập (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Đoạn văn tham khảo

Tình yêu đất nước đã là truyền thống lâu đòi của dân tộc. Dù ở thời đại nào, tinh thần yêu nước cũng cần phải được thể hiện ở mỗi người. Nếu mỗi người đều có lòng yêu nước, nghĩa là chúng ta tiếp nối truyền thống của dân tộc, nghĩa là chúng ta tiếp tục tiếp nhận và duy trì nguồn sức mạnh của dân tộc, sống đúng với đạo nghĩa và truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần công sức xây dựng, đóng góp của mỗi cá nhân dành cho cộng đồng.  Hơn lúc nào hết chúng ta cần lòng yêu nước, hơn nữa còn cần biến nhận thức thành hành động. Trong thời đại ngày nay, khi nền hoà bình dân tộc và độc lập của đất nước đã được kiên cố, thể hiện tình yêu sâu đậm đối với đất nước, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu nước ở những người xung quanh. Vì thế dù là khi Tổ quốc bị xâm lăng, hay là thời bình thì lòng yêu nước luôn phải tồn tại và sục sôi trong mỗi con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Câu 1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Trả lời:

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng là tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, không phân biệt hoàn cảnh sống.


Câu 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Trả lời:

Đoạn trích Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng Lao động Việt Nam thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh căn cứ vào nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chính xác, có chọn lọc và được trình bày theo thứ tự thời gian nhằm đề cao, nổi bật tính toàn dân.


Câu 3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

Bài nghị luận có 3 luận điểm như sau:

- Luận điểm 1: Khẳng định tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta

- Luận điểm 2: Lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong chiều dài của lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Luận điểm 3: Sứ mệnh, nhiệm vụ khẳng định và phát huy tinh thần yêu nước của dân ta trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Nôi dung bao quát của văn bản: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”


Câu 4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu"?

Trả lời:

Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện qua mấy ngàn năm lịch sử, chiến đấu anh dũng, quật cường vì đất nước để khẳng đinh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” bởi vì:

- Tình thần yêu nước luôn hiện hữu trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước thể hiện qua các trận chiến đấu giặc Pháp xâm lược:

+ Mọi lứa tuổi từ trẻ tới già

+ Mọi vùng miền trên tổ quốc từ Bắc vô Nam

+ Mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội từ công nhân, nông dân đến tiến sĩ

+ Khắp các mặt trận, chiến trường từ hậu phương đến tiền tuyến.


Câu 5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Trả lời:

Qua văn bản này, Hồ Chí Minh muốn người đọc nhận thức được một bài học về nhận thức và hành động sâu sắc với thế hệ trẻ - mầm non của nước nhà. Từng lớp thiếu niên là lực lượng cận kề, trụ cột của nước nhà vậy nên việc giáo dục nhận thức về lòng yêu nước phải được thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi con em yêu cầu rằng “Cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý thức tự lập, tự cường, quyết tâm cố gắng không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”. Từ đó phải hành động càng sớm càng tốt để mỗi người trở thành những công dân có trí tuệ, có đức và có ích cho xã hội. Mỗi người phải chuẩn bị vững vàng ý chí kiên định, tiếp tục tiếp nối sự nghiệp cách mạng sáng ngời của cha anh. Từ đó góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới nước nhà, cây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đưa Việt Nam lên đà hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu.


Câu 6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Trả lời:

Những yếu tố góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận là:

- Bố cục lập luận chặt chẽ

- Có dẫn chứng rõ ràng, chọn lọc và xác thực. Trình bày lần lượt theo thứ tự thời gian để nêu bật lên tinh thần toàn dân.

- Nghệ thuật lập luận với lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh tả thực dễ dàng gợi cho người đọc thấy được sức mạnh tinh thần, giá trị quý báu của lòng yêu nước vốn là khái niệm mang tính trừu tượng.

Vấn đề được bàn luận trong văn bản có ý nghĩa trong thời đại ngày nay và sẽ luôn tồn tại mãi đến muôn đời bởi tinh thần yêu nước, yêu dân tộc luôn chảy trôi trong máu con người Việt Nam dù ở bất kì thời đại nào.


Câu 7. Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? 

Trả lời:

Lòng yêu nước là khái niệm trỉu tượng được hiểu là tình yêu của ta đối với cội nguồn, quê hương, tổ quốc. Vì tình yêu đó, ta không ngừng cố gắng, phấn đấu từng ngày để mong muốn góp phần xây dựng và phát triển đất nước càng giàu mạnh. Có thể khẳng định lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là trọng trách cao cả của mỗi người dành cho cội nguồn của mình. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải xuất phát từ những thứ cao xa, nó hiện hữu ở những điều bình thường nhất, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Từ xa xưa, trong thời kỳ mở rộng giang sơn, bờ cõi, chính là tinh thần chiến đấu bất diệt của dân tộc. Bất kể là già hay trẻ, gái hay trai, chẳng cần vũ khí sắc bén mà daan ta cứ thể xông pha đánh giặc. Dù có khó khăn gian khổ đến đâu cũng không ngần ngại, như dân ta xưa miền Bắc làm hậu phương cho miền Nam, ngày đêm hành quân để tiếp tế lương thực từ đằng ngoài vào đằng trong xa xôi, hiểm trở, đạn có thể nổ bất cứ lúc nào nhưng dân ta vẫn không lùi bước. Lòng yêu nước đó quả thật mạnh mẽ, quyết liệt. Ta chiến thắng quân thù một phần là nhờ những bậc tướng sĩ với tài chỉ huy tài ba, một phần nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cùng nhau tiến lên chiến đấu với kẻ thù. Đến khi thời bình, lòng yêu nước lại được thể hiện ở việc chúng ta cùng chung tay góp sức để xây dựng xã hội chủ nghĩa, tự do - công bằng - văn minh. Đôi khi lòng yêu nước cũng chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như việc ta lớn lên có tình yêu thương, đùm bọc của cha mẹ thì khi ra ngoài xã hội, ta cũng phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Mỗi chúng tá dù trẻ hay già, dù khó khăn hay giàu có thì hãy dang rộng vòng tay để yêu thương lẫn nhau. Để thấy được lòng yêu nước trong xã hội muôn đời nay luôn cần thiết với mỗi con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

TRƯỚC KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã đọc, đã học, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 

Câu hỏi 2. Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào? 

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi 1. 

Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta. Cộng thêm sự hỗ trọ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam giúp đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, xã hội chủ nghĩa. 

Câu hỏi 2. 

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đáng quý. Tiếp bước cha ông, em nhận lấy ngọn lửa yêu nước ấy và thắp sáng nó trong lồng ngực của mình. Để phát huy ngọn lửa ấy, em học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày. Em luôn cố gắng để cho bản thân mình của ngày hôm nay, phải hoàn thiện hơn chính mình của ngày hôm qua. Em nỗ lực như vậy, là để trang bị cho mình một hành trang vững chãi. Từ đó có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong tương lai. Không chỉ dừng lại ở đó, em còn tham gia nhiều hoạt động khác, bằng chính sức của mình ở hiện tại. Em đã cùng các anh chị dọn dẹp vệ sinh đường phố, đến tặng quà cho các em học sinh ở làng trẻ SOS, đến trang hoàng nhà cửa cho các cụ già neo đơn. Em cũng tích cực tham gia các đợt tuyên truyền về bảo vệ môi trường cùng các anh chị đoàn viên trong xã. Tuy có vất vả, bận rộn, nhưng em lúc nào cũng nhiệt huyết và hăng say với những việc mà mình làm. Bởi em có một nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt, đó chính là tinh thần yêu nước.


ĐỌC VĂN BẢN 

Câu hỏi 1. Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản

=> Xem hướng dẫn giải

Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”


Câu hỏi 2. Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì? 

=> Xem hướng dẫn giải

Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Những bằng chứng ấy chứng tỏ nước ta có truyền thống yêu nước lâu đời và tinh thần kháng chiến rất cao cả. 


Câu hỏi 3. Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý? 

=> Xem hướng dẫn giải

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến


Câu hỏi 4. Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta? 

=> Xem hướng dẫn giải

Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta em cần phải: 

+ Ra sức học tập và rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các hoạt động do trường lớp đề ra, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho đất nước. 

+ Luôn biết yêu quý đất nước của mình. 

+ Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình đến cùng. 

+ Trong học tập và làm việc phải luôn tìm tòi, học hỏi. 


SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người. 


Câu hỏi 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

=> Xem hướng dẫn giải

Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân. 


Câu hỏi 3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài nghị luận này có 3 luận điểm: 

Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”


Câu hỏi 4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một "truyền thống quý báu”?

=> Xem hướng dẫn giải

Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. 

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến


Câu hỏi 5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

=> Xem hướng dẫn giải

Đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”, để mỗi người trở thành người công dân có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.


Câu hỏi 6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Nghệ thuật lập luận nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kì thời đại nào. 


VIẾT KẾT NỐI ĐỌC 

Đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? 

=> Xem hướng dẫn giải

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)

=> Xem hướng dẫn giải

- Giá trị nội dung: 

Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

- Giá trị nghệ thuật: 

  • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...
  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả
  • Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của em để trình bày về nhân vật lịch sử ấn tượng nhất.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta. Cộng thêm sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam giúp đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, xã hội chủ nghĩa.

Bài tham khảo 2:

Qua những bài học từ môn Lịch sử, qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là: Thánh Gióng – từ một cậu bé ba tuổi không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đó mà khi nghe tin giặc đến đã cất tiếng nói xin đi đánh giặc, để rồi vươn mình trở thành tráng sĩ xông pha đánh tan quân giặc bằng cụm tre làng.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 65, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Phương pháp giải:

Em nêu lên quan điểm của mình.

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách: học tập tốt, lao động hăng say, sản xuất, làm giàu chính đáng, làm việc có trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, cống hiến hết mình vì công việc, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bảo vệ môi trường…


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của văn bản

Lời giải chi tiết:

Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.

=> Những bằng chứng ấy chứng tỏ lòng tự hào và biết ơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử.


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn nêu bằng chứng và chỉ ra điều đáng chú ý.

Lời giải chi tiết:

Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch.


Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản

Lời giải chi tiết:

Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cần phải: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Phương pháp giải:

Đọc hết nội dung văn bản để xác định đối tượng mà văn bản hướng tới.

Lời giải chi tiết:

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết đặc điểm của văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam.Tuy vậy, phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh vì: Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Có đầy đủ mở đoạn (giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta), thân đoạn (chứng minh và làm sáng tỏ tinh thần yêu nước ấy), kết đoạn (tổng kết và giải pháp để phát huy tinh thần yêu nước). Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Phương pháp giải:

Tóm lược nội dung để xác định câu chủ đề và luận điểm của bài.

Lời giải chi tiết:

Bài nghị luận này có 3 luận điểm:

Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để tìm ra các dẫn chứng khách quan.

Lời giải chi tiết:

Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại, vùng miền, lứa tuổi để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ văn bản và nêu quan điểm của em về việc tác giả muốn người đọc nhận thức điều gì.

Lời giải chi tiết:

Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) để góp phần vào công cuộc kháng chiến giữ nước và hành trình xây dựng đất nước.Những nhận thức và hành động đó sẽ góp phần đưa đất nước đi lên, phát triển đẹp giàu và sánh vai với cường quốc năm châu.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đưa ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục cho văn bản. Và nêu quan điểm cá nhân về ý nghĩa thời đại của nó.

Lời giải chi tiết:

Những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

=> Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kỳ thời đại nào.


Viết kết nối với đọc

(trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn theo yêu cầu trình bày quan điểm của em về câu hỏi trên.

Lời giải chi tiết:

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
(Hồ Chí Minh)

I. Trước khi đọc.

Câu 1. Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Bài tham khảo 1:

Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta. Cộng thêm sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam giúp đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, xã hội chủ nghĩa.

Bài tham khảo 2:

Qua những bài học từ môn Lịch sử, qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là: Thánh Gióng – từ một cậu bé ba tuổi không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đó mà khi nghe tin giặc đến đã cất tiếng nói xin đi đánh giặc, để rồi vươn mình trở thành tráng sĩ xông pha đánh tan quân giặc bằng cụm tre làng.


Câu 2. Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Trả lời:

Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách: học tập tốt, lao động hăng say, sản xuất, làm giàu chính đáng, làm việc có trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, cống hiến hết mình vì công việc, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bảo vệ môi trường…


II. Đọc văn bản.

Câu 1. Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Trả lời:

– Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu…), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi…), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.

Những bằng chứng ấy chứng tỏ lòng tự hào và biết ơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử.


Câu 2. Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Trả lời:

– Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch.


Câu 3. Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Trả lời:

– Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cần phải: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.


III. Sau khi đọc.

Câu 1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Trả lời:

– Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người.


Câu 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Trả lời:

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam.Tuy vậy, phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh vì: Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Có đầy đủ mở đoạn (giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta), thân đoạn (chứng minh và làm sáng tỏ tinh thần yêu nước ấy), kết đoạn (tổng kết và giải pháp để phát huy tinh thần yêu nước). Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.


Câu 3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

Bài nghị luận này có 3 luận điểm:

+ Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

+ Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

+ Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.


Câu 4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?

Trả lời:

Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại, vùng miền, lứa tuổi để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

– Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến


Câu 5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Trả lời:

– Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) để góp phần vào công cuộc kháng chiến giữ nước và hành trình xây dựng đất nước.Những nhận thức và hành động đó sẽ góp phần đưa đất nước đi lên, phát triển đẹp giàu và sánh vai với cường quốc năm châu.


Câu 6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Trả lời:

Những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

– Bố cục chặt chẽ

– Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

– Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kỳ thời đại nào.


IV. Viết kết nối với đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Bài làm

Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và có trách nhiệm đối với quê hương, sống với tình yêu trọn vẹn dành cho đất nước.

Lòng yêu nước là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà.

Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Trước khi đọc

Câu 1. Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã đọc, đã học, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc là Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng khi đó, Trần Quốc Toản đã có lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược.


Câu 2. Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Một số cách như: Học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước phát triển; Tiếp thu văn hóa nước ngoài chọn lọc, trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Quảng bá hình ảnh đất nước đối với bạn bè quốc tế…


Đọc văn bản

Câu 1. Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.


Câu 2. Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Các bằng chứng được liệt kê theo mô hình “từ… đến” và sắp xếp theo trình tự


Câu 3. Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.


Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Đối tượng: Nhân dân Việt Nam


Câu 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước
  • Phần 2. Tiếp theo đến “một dân tộc anh hùng”: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
  • Phần 3. Còn lại: Phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.

Câu 3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

- Bài nghị luận có 3 luận điểm:

  • Nhận định chung về lòng yêu nước.
  • Biểu hiện của tinh thần yêu nước
  • Nhiệm vụ của nhân dân

- Ba luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, góp phần làm sáng tỏ nội dung vấn đề nghị luận.


Câu 4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?

- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:

  • Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.
  • Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc.
  • Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội.
  • Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải.
  • Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất.
  • Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ….

- Lòng yêu nước được xem là một “truyền thống quý báu” vì xuyên suốt thời kì lịch sử, lòng yêu nước đã tạo ra một sức mạnh to lớn, giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi kẻ thù xâm lược.


Câu 5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy.

- Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. 

+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

+ Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…

=> Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.

Câu 6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

- Theo em, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

+ Chứng minh quan điểm bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

+ Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Vấn đề bàn luận trong văn bản vẫn rất có ý nghĩa trong đời sống ngày nay. Bởi vì  lòng yêu nước luôn ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.


Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội. Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất. Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .