Top 6 Bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất

6241

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Định hướng

a) Bản nội quy và hướng dẫn nơi công cộng là văn bản do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân xây dựng. Trong đó, nội quy nêu ra các quy định, yêu cầu còn bản hướng dẫn đưa ra các chỉ dẫn về phương hướng, cách thức thực hiện các hoạt động nơi có sự tham gia của nhiều người.

Ví dụ: Văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia Lễ hội Đền Hùng 2019 (phần Đọc) hoặc bản “Nội quy tham quan Di sản Hoàng Thành Thăng Long”

b) Để viết nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng, các em cần:

– Xác định mục đích, đối tượng cần hướng tới.

– Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.

– Xác định trật tự sắp xếp của các quy định, hướng dẫn.

– Xác định cách trình bày văn bản.


Thực hành

Bài tập (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 1)

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:

– Mục đích: Giúp du khách hiểu rõ các quy định của Ban Tổ chức lễ hội hoặc Ban Quản lí di tích lịch sử, văn hóa, từ đó, có thái độ, hành vi đúng mực, văn mình, lịch sự khi tham gia.

– Đối tượng: Du khách tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

– Nội dung: Các yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

– Hình thức: Văn bản viết (kênh chữ; có thể có hình ảnh, kí hiệu đi kèm).

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn: Cần có quy định nào đối với người tham gia:

+ Về trang phục, ngôn ngữ, hành vi?

→ Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

+ Về đồ lễ và việc thắp hương?

→ Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

+ Về các vật dụng được mang theo và việc sử dụng đồ dùng cá nhân?

→ Được mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

+ Về ý thức, thái độ của khách đối với việc bảo vệ các giá trị vật chất của di tích?

→ Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Quảng cáo

+ Về việc liên hệ Ban Tổ chức khi xảy ra các sự cố?

→ Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

– Lập dàn ý cho bài viết:


Phần đầu văn bản

Nêu tiêu đề của văn bản.

Phần nội dung văn bảnLần lượt trình bày các yêu cầu và chỉ dẫn cụ thể. Có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau tùy vào mục đích, tính chất lễ hội hoặc đặc điểm của di tích và mức độ vi phạm phổ biến của người tham gia. Cũng có thể sắp xếp theo hai nhóm: i) Những quy định, yêu cầu bắt buộc, ii) Những chỉ dẫn, gợi ý.Phần kết thúc văn bảnBan Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích

c) Viết

– Viết bài văn theo dàn ý đã lập.

– Sử dụng thêm các hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu (nếu cần thiết).


* Bài viết mẫu tham khảo: 

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.

Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội:

Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để tự phát hiện và sửa lỗi, cụ thể:


Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần– Phần đầu: Đã nêu được tiêu đề của văn bản chưa?

– Phần nội dung:

+ Có nêu được những yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa không?

+ Đã sắp xếp các yêu cầu, chỉ dẫn theo trật tự nhất định chưa?

– Phần kết thúc: Đã nêu tên tổ chức, cá nhân (Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích… ) đề ra bản hướng dẫn chưa?

Các lỗi còn mắcTham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).Đánh giá chungTham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Định hướng

a) Bản nội quy và hướng dẫn nơi công cộng là văn bản do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân xây dựng. Trong đó, nội quy nêu ra các quy định, yêu cầu còn bản hướng dẫn đưa ra các chỉ dẫn về phương hướng, cách thức thực hiện các hoạt động nơi có sự tham gia của nhiều người.

Ví dụ: Văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia Lễ hội Đền Hùng 2019 (phần Đọc) hoặc bản “Nội quy tham quan Di sản Hoàng Thành Thăng Long”

b) Để viết nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng, các em cần:

- Xác định mục đích, đối tượng cần hướng tới.

- Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.

- Xác định trật tự sắp xếp của các quy định, hướng dẫn.

- Xác định cách trình bày văn bản.


Thực hành

Bài tập (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều): Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.

a) Chuẩn bị

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:

- Mục đích: Giúp du khách hiểu rõ các quy định của Ban Tổ chức lễ hội hoặc Ban Quản lí di tích lịch sử, văn hóa, từ đó, có thái độ, hành vi đúng mực, văn mình, lịch sự khi tham gia.

- Đối tượng: Du khách tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

- Nội dung: Các yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

- Hình thức: Văn bản viết (kênh chữ; có thể có hình ảnh, kí hiệu đi kèm).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn: Cần có quy định nào đối với người tham gia:

+ Về trang phục, ngôn ngữ, hành vi?

→ Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

+ Về đồ lễ và việc thắp hương?

→ Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

+ Về các vật dụng được mang theo và việc sử dụng đồ dùng cá nhân?

→ Được mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

+ Về ý thức, thái độ của khách đối với việc bảo vệ các giá trị vật chất của di tích?

→ Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

+ Về việc liên hệ Ban Tổ chức khi xảy ra các sự cố?

→ Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

- Lập dàn ý cho bài viết:


Phần đầu văn bản

Nêu tiêu đề của văn bản.

Phần nội dung văn bản

Lần lượt trình bày các yêu cầu và chỉ dẫn cụ thể. Có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau tùy vào mục đích, tính chất lễ hội hoặc đặc điểm của di tích và mức độ vi phạm phổ biến của người tham gia. Cũng có thể sắp xếp theo hai nhóm: i) Những quy định, yêu cầu bắt buộc, ii) Những chỉ dẫn, gợi ý.

Phần kết thúc văn bản

Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích

c) Viết 

- Viết bài văn theo dàn ý đã lập. 

- Sử dụng thêm các hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu (nếu cần thiết).


* Bài viết mẫu tham khảo:

Hướng dẫn du khách tham quan nhà tù Hoả Lò

1.1. Nhà Tù Hỏa Lò ở đâu?

Nhà tù Hỏa Lò được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với tên gọi Maison Centrale, trong tiếng Pháp nghĩa là nhà lao trung ương. Nhà tù là nơi giam giữ những nhà chính trị yêu nước đứng lên chống chính quyền thực dân. Cho đến thời điểm hiện tại, di tích nhà tù Hỏa Lò vẫn còn như nguyên vẹn tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

1.2. Đường đi và phương tiện đi đến nhà tù Hỏa Lò

Từ địa chỉ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, ta có thể tìm đường đi dựa trên Google map hoặc các ứng dụng đặt xe phổ biến khác. Ngoài ra, vì đây là khu vực trung tâm, rất gần hồ, phố đi bộ và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn nổi tiếng khác tại Hà Nội nên có thể lựa chọn phương tiện giao thông như taxi hoặc đi bộ. Một số tuyến buýt có qua địa điểm này như tuyến 02, 32, 34 và 38. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tham quan góp mặt trong tuyến xe buýt 2 tầng với trải nghiệm thú vị khi tham quan Hà Nội. 

1.3. Giới thiệu về nhà ngục Hỏa Lò

Như vừa giới thiệu, nhằm mục đích giam giữ những nhà tù chính trị yêu nước tại cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ngục Hỏa Lò đã được Thực dân Pháp xây dựng trên nền diện tích lên tới 12.000m2 (ngày nay còn sót lại 2.434m2) chia thành 4 khu A, B, C, D với vô vàn những chiêu trò tra tấn của Thực dân Pháp, cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sỹ yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được quân giải phóng gỡ bỏ vào năm 1954, từ đó đến năm 1973 đây trở thành nơi giam giữ một số tù binh Mỹ và hoàn toàn được xóa bỏ khi đất nước giải phóng. 

1.4. Nhà tù Hỏa Lò giờ mở cửa

Thời gian mở cửa cho du khách tham quan tại nhà tù Hỏa Lò là từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần trừ một số dịp lễ tết hoặc đặc biệt khác. 

1.5. Giá vé nhà tù Hỏa Lò

Giá vé nhà tù Hỏa Lò Hà Nội là 30,000 đồng/lượt. Trong đó, giảm 50% cho các đối tượng học sinh, sinh viên, hộ chính sách xã hội, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và người bị khuyết tật nặng. Đặc biệt, miễn phí hoàn toàn cho thành viên của Hội cựu chiến binh, Ban liên lạc các Nhà tù, Ban liên lạc Kháng chiến, người có công với cách mạng, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi. 

1.6. Lịch tham quan nhà tù Hỏa Lò

Khách tham quan có thể đi riêng lẻ hoặc thành từng đoàn. Trường hợp khách đoàn và cần hỗ trợ về đặt trước vé, hướng dẫn viên có thể liên hệ trước với ban quản lý khu di tích theo số điện thoại: 04.39342253 hoặc 04.39342317.

1.7. Các địa điểm ăn uống gần nhà tù Hỏa Lò

Vì gần khu vực trung tâm nên phố Hỏa Lò là thiên đường ẩm thực của các món ăn vặt Hà Nội ngon nức tiếng tại phố cổ. Có thể kể đến như: 

Bánh bèo chợ Đổ: 64A Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Long Đình – món ăn Hồng Kông: 64B Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Đồ nướng, lẩu cháo: 61 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Namaste Hanoi- ẩm thực Ấn Độ: 46 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm

Và những tiệm trà sữa, cafe, bánh kem, đồ uống… đình đám như: 

Trà sữa Gong Cha: 56 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Paris Gateaux: 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Antique – Cafe đồ cổ: Tầng 2, 10 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm

Cộng Caphe: 68 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

1.8. Lưu ý khi tham quan nhà ngục Hỏa Lò

Du khách khi tới tham quan nhà tù Hỏa Lò, cần chú ý các chỉ dẫn về an toàn và phòng tránh cháy nổ, những hành lý kèm theo phải gửi đúng nơi quy định. Đặc biệt, không được tùy tiện sờ và di chuyển các hiện vật. Sẽ có khu riêng ở đài tưởng niệm để khách tham quan thắp hương nên không được tùy tiện sử dụng ở những khu vực cấm. 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để tự phát hiện và sửa lỗi, cụ thể:


Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần

- Phần đầu: Đã nêu được tiêu đề của văn bản chưa?

- Phần nội dung:

+ Có nêu được những yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa không?

+ Đã sắp xếp các yêu cầu, chỉ dẫn theo trật tự nhất định chưa?

- Phần kết thúc: Đã nêu tên tổ chức, cá nhân (Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích… ) đề ra bản hướng dẫn chưa?

Các lỗi còn mắc

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Đánh giá chung

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 3
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

Định hướng

a) Bản nội quy và hướng dẫn nơi công công là văn bản do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân xây dựng. Trong đó nội quy nêu ra các quy định yêu cầu còn bản hướng dẫn đưa ra các chỉ dẫn về phương hướng, cách thức thực hiện các hoạt động ở nơi có sự tham gia của nhiều người.

b) Để viết nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng, các em cần chú ý.

- Xác định mục đích, đối tượng cần quy định, hướng dẫn.

- Xác định nội dung gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể (dựa vào các văn bản pháp luật hoặc các quy ước, thống nhất của tập thể,...).

- Lựa chọn cách trình bày văn bản:

+ Sắp xếp các quy định hoặc hướng dẫn theo một trật tự hợp lí, cần đưa các yêu cầu quan trọng lên trước.

+ Ngôn ngữ: ngắn gọn, nên sử dụng kiểu câu mệnh lệnh, bắt đầu bằng các từ có tính chất yêu cầu, đề nghị hoặc ngăn cấm.

+ Tuỳ theo nội dung và tính chất của văn bản, có thể sử dụng thêm tranh, ảnh, bang, biểu, sơ đổ, kí hiệu phù hợp để nội dung thông tin trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ.


Thực hành

Đề bài: Hãy viết một bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.

Bài viết tham khảo

Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Dâu ở Bắc Ninh

Chùa Dâu là một ngôi chùa nằm ở ngoại ô Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh – một mảnh đất đậm chất thôn quê và trữ tình. Ngôi chùa được biết đến là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với nhiều điểm nhấn thú vị thời phong kiến.

Ngôi chùa được xây dựng vào năm 187 đến 226. Đây là nơi tiêu biểu đại diện cho sự giao thoa giữa những nền Phật giáo khác nhau, nó mang theo phong cách của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Ngôi chùa gắn liền với những sự tích huyền bí, linh thiêng về Phật mẫu Man Nương.

Kiến trúc của chùa khá độc đáo, dựa theo đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc thời Hậu Lê giai đoạn thế kỉ 17-18. Chùa gồm 3 ngôi chính là thượng điện, tiền đường và thiêu hương. Trong chùa có tháp Hòa Phong cao khoảng 17 mét, được xây dựng bằng gạch nung, tạo điểm nhấn độc đáo cho kiến trúc của ngôi chùa.

Hàng năm, tại đây thường tổ chức Lễ hội vào đầu năm, thu hút đông đảo mọi người từ khắp nơi tham gia.

Những lưu ý khi tham quan chùa Dâu:

- Ăn mặc trang trọng, tránh trang phục quá màu mè, hở hang

- Tránh nói to, cười đùa, gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác

- Không vứt rác bừa bãi

- Không sờ hay động chạm vào hiện vật của chùa

- Đến cổng chùa thì đi vào cửa phải, đi ra cửa trái, không được đi cửa giữa

- Giữ tâm ý trong sáng và ước nguyện những điều tốt đẹp, hướng thiện

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Bài tập: Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.

Trả lời: 

HƯỚNG DẪN DU KHÁCH THAM QUAN CHÙA HƯƠNG NHỮNG NGÀY KHÔNG LỄ HỘI

Quý khách lưu ý một số điều sau đây khi đến tham quan chùa Hương những ngày không phải mùa chính hội. Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng đầu năm từ ngày mồng 2 tết cho đến hết ngày 25 tháng 3 Âm lịch hàng năm, trong khoảng thời gian này, du khách đến chùa Hương thăm quan lễ phật, thì mọi dịch vụ ở đây vẫn hoạt động bình thường và có nhiều lựa chọn cho du khách. Nhưng sau những ngày lễ hội kết thúc, (sau ngày 25/3) chỉ còn một vài cơ sở cung cấp dịch vụ nên quý khách cần lưu ý những vấn đề sau:

  1. Vận chuyển thuyền đò: Do quy định của BTC lễ hội chùa Hương quy định tất cả các đơn vị tổ chức, cá nhân vận chuyển thuyền đò trong lễ hội phải tạm dừng vận chuyển khách thăm quan chùa Hương trong những ngày sau lễ hội. BTC lễ hội giao lại việc vận chuyển thuyền đò khách thăm quan  cho cơ sở thôn Yến Vỹ quản lý và gọi nhân dân trong thôn chở khách . Chính vì vậy khi quý khách tới chùa Hương trong thời gian này quý khách tìm tới trạm điều hành thuyền đò ngày thường của cơ sở thôn Yến Vỹ ( địa chỉ bến đò Yến ).
  2. Quý khách không nên nghe theo lời mời chào của một số người đi theo. Vì các đối tượng đi theo đó không được phép vận chuyển hành khách vào các tuyến thăm quan, Nếu quý khách đi theo và sử dụng dịch vụ của họ, khi nhân viên trạm điều hành phát hiện sẽ yêu cầu quý khách trở lại trạm điều hành làm thủ tục lại, như vậy sẽ gây mất thời gian và phiền hà cho du khách.

3. Khi quý khách tới tham quan chùa Hương cầm mua vé tham quan đầy đủ, khi giao dịch mua bán hoặc sử dụng dịch vụ, quý  khách nên có sự thỏa thuận rõ ràng trước khi sử dụng với các chủ hàng cung cấp dịch vụ.

Chùa Hương là một quần thể thắng cảnh rộng lớn gồm nhiều đền chùa hang động, và được chia ra các tuyến như sau:

  • Tuyến chính: Là tuyến mà tất cả du khách thập phương đến chùa Hương đều muốn đến. (gồm các điểm: Đền trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ) , Chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa giải Oan, đền Cửa Võng, Động Hương Tích ( Động Chính), động Đại Binh, động Hinh Bồng).
  • Tuyến phụ: Tuyến chùa Thanh Sơn , động Hương Đài và tuyến chùa Long Vân, động Long Vân, chùa Cây Khế; Tuyến chùa Tuyết Sơn: chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn.

Quý khách nên tham khảo các tuyến đi tham quan của mình để phù hợp với lịch trình cũng như quỹ thời gian. Nếu quý khách có 1 ngày thì thường đi được 1 tuyến là tuyến chính, còn thời gian 2 ngày thì đi thêm các tuyến phụ như trên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

Đề bài

Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Xác định đối tượng: Chọn một lễ hội cụ thể nào đó để giới thiệu

- Lên ý tưởng cho bài giới thiệu

- Viết văn bản giới thiệu

Lời giải chi tiết

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

     Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.

Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gẫy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.

Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:

Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

ĐỊNH HƯỚNG

a) Bản nội quy và hướng dẫn nơi công cộng là văn bản do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân xây dựng. Trong đó, nội quy nêu ra các quy định, yêu cầu còn bản hướng dẫn đưa ra các chỉ dẫn về phương hướng, cách thức thực hiện các hoạt động nơi có sự tham gia của nhiều người.

Ví dụ: Văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia Lễ hội Đền Hùng 2019 (phần Đọc) hoặc bản “Nội quy tham quan Di sản Hoàng Thành Thăng Long”

b) Để viết nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng, các em cần:

- Xác định mục đích, đối tượng cần hướng tới.

- Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.

- Xác định trật tự sắp xếp của các quy định, hướng dẫn.

- Xác định cách trình bày văn bản.


THỰC HÀNH

Bài tập: Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống.

a) Chuẩn bị

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:

- Mục đích: Giúp du khách hiểu rõ các quy định của Ban Tổ chức lễ hội hoặc Ban Quản lí di tích lịch sử, văn hóa, từ đó, có thái độ, hành vi đúng mực, văn mình, lịch sự khi tham gia.

- Đối tượng: Du khách tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

- Nội dung: Các yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

- Hình thức: Văn bản viết (kênh chữ; có thể có hình ảnh, kí hiệu đi kèm).

b) Tìm ý và lập dàn ý

Gợi ý trả lời các câu hỏi trang 107 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều giúp các em xác định và sắp xếp được các ý chính của bài viết.

- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn: Cần có quy định nào đối với người tham gia:

+ Về trang phục, ngôn ngữ, hành vi?

→ Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

+ Về đồ lễ và việc thắp hương?

→ Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

+ Về các vật dụng được mang theo và việc sử dụng đồ dùng cá nhân?

→ Được mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

+ Về ý thức, thái độ của khách đối với việc bảo vệ các giá trị vật chất của di tích?

→ Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

+ Về việc liên hệ Ban Tổ chức khi xảy ra các sự cố?

→ Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

- Lập dàn ý cho bài viết:

  • Phần đầu văn bản: Nêu tiêu đề của văn bản.
  • Phần nội dung văn bản: Lần lượt trình bày các yêu cầu và chỉ dẫn cụ thể. Có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau tùy vào mục đích, tính chất lễ hội hoặc đặc điểm của di tích và mức độ vi phạm phổ biến của người tham gia. Cũng có thể sắp xếp theo hai nhóm: i) Những quy định, yêu cầu bắt buộc, ii) Những chỉ dẫn, gợi ý.
  • Phần kết thúc văn bản: Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích

c) Viết

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.

Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gẫy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.

Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:

Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Ban quản lí di tích tỉnh Thái Bình

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để tự phát hiện và sửa lỗi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .