Top 6 Bài soạn "Việt Nam quê hương ta" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
"Việt Nam quê hương ta" trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958 của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Với thể thơ lục bát, âm điệu vừa nhẹ nhàng, bay...xem thêm ...
Bài soạn "Việt Nam quê hương ta" số 1
Tóm tắt
Bài thơ gợi cho người đọc hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây. Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh. Đồng thời gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
Bố cục
Có thể chia văn bản thành 2 đoạn:
- Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên
- Khổ 2,3,4,5: Vẻ đẹp con người
Nội dung chính
Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” ca ngợi vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng thủy chung và sự tài hoa.
Việt Nam quê hương ta
* Chuẩn bị đọc
Câu 1. Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
- Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm.
Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa lịch sử.
Câu 2. Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?
- Bài hát về quê hương:
+ “Bay qua Biển Đông” (nhạc sĩ: Lê Việt Khánh)
+ “Hãy đến với con người Việt Nam” (sáng tác: Xuân Nghĩa)
+ “Hello Vietnam’ (Phạm Quỳnh Anh)
+ “Việt Nam ơi” (Minh Beta)
- Bài thơ về quê hương:
+ “Quê Hương” - Tác giả: Đỗ Trung Quân
+ “Việt Nam quê hương ta” - Tác giả: Nguyễn Đình Thi
+ “Quê hương” - Tác giả: Tế Hanh
* Trải nghiệm cùng văn bản
Tưởng tượng
Câu 1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
- Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.
- Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng. Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.
Liên hệ
Câu 2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
* Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2
Câu 2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?
- Trong văn bản, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.
- Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp cảu thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.
- Các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp tu từ nhân hoá: “Việt Nam đất nước ta ơi”
+ Biện pháp tu từ so sánh: “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
- Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, sinh động, gợi cảm hơn, đồng thời khiến ta liên tưởng ra vẻ đẹp của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng.
Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
- Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:
+ Sự vất vả, cần cù trong lao động: “vất vả in sâu”, “áo nâu nhuộm bùn”.
+ Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu: “chịu nhiều đau thương”, “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”, “Đạp quân thù xuống đất đen”
+ Sự hiền lành, chịu thương chịu khó khi trở về cuộc sống đời thường lại: “Súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa”.
+ Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ: “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”, “Tay người như có phép tiên”, “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như
(“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”),
Đồng thời, thể hiện sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân
(“Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, “Mặt người vất vả in sâu”).
Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.
Câu 6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?
Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.
Bài soạn "Việt Nam quê hương ta" số 2
I. Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam hiện đại.
- Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Luông Pra Băng, nước Lào nhưng quê gốc ở Vũ Thạch - Hà Nội.
- Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm ngoan và hiếu học. Ông đặc biệt thích học và nghiên cứu rất kỹ môn Triết học cũng như chủ nghĩa Mác.
- Năm 1940, sau khi tốt nghiệp Tú tài ông bắt đầu tham gia vào con đường cách mạng và trở thành thành viên của Hội Văn hoá Cứu quốc. Từ đây tinh thần yêu nước trong ông càng mạnh mẽ hơn.
- Phong cách nghệ thuật: Thơ của ông rất giản dị, giàu tính triết lý nhưng cũng không kém phần lắng đọng. Những bài thơ của ông thường viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người cùng với niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Tác phẩm chính:
+ Thơ: Người chiến sỹ (1958), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1985),…
+ Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ, Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967)…
+ Kịch: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975), Rừng trúc (1978),…
+ Bài hát: Người Hà Nội và Diệt phát xít.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
- Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958 (nguồn: Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục (2 phần):
- Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên
- Khổ 2,3,4,5: Vẻ đẹp con người
Giá trị nội dung: Qua vẻ đẹp cảnh sắc và vẻ đẹp con người, ta thấy được tình cảm tự hào, tình yêu nước của tác giả.
Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát, âm điệu vừa nhẹ nhàng, bay bổng vừa sôi nổi, trầm hùng.
- Bài thơ giàu hình ảnh với biện pháp tu từ ẩn dụ, những tính từ, động từ gợi cảm,…
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
Vẻ đẹp thiên nhiên
- Tiếng gọi thân thương: Việt Nam đất nước ta ơi
- Cảnh sắc quê hương:
+ Từ láy mênh mông + Ẩn dụ biển lúa: Tô đậm sự trù phú, rộng lớn của nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam.
+ Trích dẫn từ ca dao cánh cò bay lả + từ láy rập rờn: Hình ảnh những đàn cò nối tiếp nhau bay lượn trên những đồng ruộng bao la.
+ Đỉnh Trường Sơn cao chót vót, bao quanh bởi mây mờ.
→ Khung cảnh mở ra về một đất nước thanh bình, ấm no.
Vẻ đẹp con người
- Mặt người vất vả in sâu: Sự vất vả, cần cù trong lao động của những con người lao động.
- Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen: Sự kiên cường, mạnh mẽ, anh hùng trong chiến đấu.
- Sự giản dị áo nâu nhuộm bùn, hiền lành, chân thật khi súng gươm vứt bỏ.
- Sự thủy chung yêu ai yêu trọn tấm tình, khéo lẽo chăm chỉ tay người như có phép tiên/trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Chuẩn bị đọc
Câu 1. Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
- Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh: cây tre.
- Nguyên nhân: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam . Tre mang những phẩm chất của con người Việt Nam: gan góc, kiên cường, cần cù, đoàn kết. Không chỉ vậy, tre còn giúp đỡ con người Việt Nam trong lao động, sản xuất, chiến đấu…
Câu 2. Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?
- Bài thơ: Quê hương (Đỗ Trung Quân), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Quê hương (Giang Nam)...
- Bài hát: Quê hương (Anh Thơ, Trọng Tấn), Thăm quê em (Anh Thơ, Trọng Tấn), Mưa trên quê hương (Hiền Thục), Mơ quê (Anh Thơ)…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung như thế nào về phong cảnh và con người Việt Nam?
Tám dòng thơ đầu tiên giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam:
- Phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình.
- Con người Việt Nam: vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp.
Câu 2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
Những dòng thơ tiếp theo gợi đến truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi - trời; hơn - rờn - sơn
- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2
Câu 2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?
- Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam: biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt.
- Vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người.
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.
- Biện pháp nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi; biện pháp so sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
- Từ ngữ, hình ảnh: biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn…
- Tác dụng: Hình ảnh thiên nhiên trở nên gần gũi, quen thuộc. Từ đó bộc lệ niềm say mê, tự hào của tác giả.
Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
- Vẻ đẹp cần cù, vất vả trong lao động: mặt người vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
- Tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).
- Tình nghĩa thủy chung: yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
- Tự hào, yêu thương: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu.
- Đồng cảm, chia sẻ với những vất vả: Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu.
- Thấu hiểu tình nghĩa thủy chung: Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung…
Câu 6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?
Văn bản gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.
Bài soạn "Việt Nam quê hương ta" số 3
Phần I: Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em chọn một hình ảnh em thấy phù hợp (bông sen, Bác Hồ, ruộng lúa…) và trình bày suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
- Em tùy chọn những hình ảnh mà mình cho là phù hợp và giải thích lí do chọn lựa.
- Ví dụ: Em chọn hình ảnh bông hoa sen vì đây là loài hoa nổi bật của Việt Nam với sự giản dị, thanh tao và “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” giống như phẩm chất con người Việt Nam vậy.
Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức mình đã biết hoặc sưu tầm trên sách vở, internet.
Lời giải chi tiết:
* Bài hát:
- Hãy đến với con người Việt Nam - Xuân Nghĩa
- Quê hương Việt Nam – Anh Khang
- Xinh tươi Việt Nam – Nguyễn Hồng Thuận
* Bài thơ:
- Quê Hương - Đỗ Trung Quân
- Việt Nam Quê Hương Ta - Nguyễn Đình Thi
- Quê Hương - Tế Hanh
Phần II: Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
Phương pháp giải:
Hình dung những khung cảnh mà bài thơ miêu tả và những phẩm chất của con người mà 8 dòng thơ ấy đề cập.
Lời giải chi tiết:
Tám dòng thơ này giúp em hình dung:
- Phong cảnh Việt Nam là phong cảnh bình dị, gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần trù phú.
- Con người Việt Nam là những con người cần cù trong sản xuất; gan dạ, anh hùng trong chiến đấu. Và họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất đẹp đẽ.
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
Phương pháp giải:
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống cao đẹp và đáng tự hào. Em đọc lại các dòng thơ và liệt kê những truyền thống đó.
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
Phần III: Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
Phương pháp giải:
Em soát lại và tìm những từ ngữ vần với nhau, từ đó rút ra cách gieo vần và ngắt nhịp.
Lời giải chi tiết:
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?
Phương pháp giải:
Xem văn bản và liệt kê hai ý :
- Hình ảnh con người Việt Nam (các phẩm chất của con người)
- Vẻ đẹp quê hương.
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam : những người lao động cần cù, chịu khó, những truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha, những tấm lòng chung thuỷ, sự tài hoa của người dân đất Việt.
- Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.
Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.
Phương pháp giải:
Đọc 4 dòng thơ đầu và liệt kê ra các điểm trên, nhớ lại các biện pháp tu từ em đã học.
Lời giải chi tiết:
- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu :
+ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi
+ So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
+ Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ
=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
Phương pháp giải:
Trước tiên, em tìm từ ngữ về con người Việt Nam sau đó nêu lên tác dụng của những hình ảnh đó.
Lời giải chi tiết:
Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:
- Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
- Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).
- Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Phương pháp giải:
Em liệt kê những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả trong văn bản này.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm của tác giả trong văn bản :
+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).
+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.
Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?
Phương pháp giải:
Nêu cảm xúc của riêng mình khi đọc văn bản này.
Lời giải chi tiết:
Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.
Bài soạn "Việt Nam quê hương ta" số 4
A. Soạn bài Việt Nam quê hương ta ngắn gọn :
Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?
Trả lời:
- Em tùy chọn những hình ảnh mà mình cho là phù hợp và giải thích lí do chọn lựa.
- Ví dụ: Em chọn hình ảnh bông hoa sen vì đây là loài hoa nổi bật của Việt Nam với sự giản dị, thanh tao và “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” giống như phẩm chất con người Việt Nam vậy.
Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?
Trả lời:
Bài hát:
- Hãy đến với con người Việt Nam - Xuân Nghĩa
- Quê hương Việt Nam – Anh Khang
- Xinh tươi Việt Nam – Nguyễn Hồng Thuận
Bài thơ:
- Quê Hương - Đỗ Trung Quân
- Việt Nam Quê Hương Ta - Nguyễn Đình Thi
- Quê Hương - Tế Hanh
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
Trả lời:
Tám dòng thơ này giúp em hình dung:
- Phong cảnh Việt Nam là phong cảnh bình dị, gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần trù phú.
- Con người Việt Nam là những con người cần cù trong sản xuất; gan dạ, anh hùng trong chiến đấu. Và họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất đẹp đẽ.
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
Trả lời:
Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam : những người lao động cần cù, chịu khó, những truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha, những tấm lòng chung thuỷ, sự tài hoa của người dân đất Việt.
- Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.
Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu :
+ Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi
+ So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
+ Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ
=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:
- Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
- Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).
- Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
Tình cảm của tác giả trong văn bản :
+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).
+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.
Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống và những con người chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Việt Nam quê hương ta:
I. Tác giả
- Cuộc đời
- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.
- Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.
- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình.
2. Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật
- Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến.
- Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm chính
- Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974).
- Tiểu thuyết "Xung kích", "Vỡ bờ"; "Thu đông năm nay" (1954).
- Phê bình văn học: Tiểu luận "Nhận đường".
- Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983).
II. Tác phẩm
- Thể loại: Thơ lục bát
- Bố cục:
- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
- Đoạn 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.
3. Giá trị nội dung:
- Nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam.
- Qua đó thể hiên tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương đất nước.
4. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.
- Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.
- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.
Bài soạn "Việt Nam quê hương ta" số 5
Chuẩn bị đọc
1. Em sẽ chọn hình ảnh nào làm biểu tượng cho đất nước Việt Nam?
Nếu được chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, tôi sẽ chọn khung cảnh tuyệt đẹp của Hồ Gươm. Bởi hình ảnh hồ Hoàn Kiếm nằm giữa thủ đô Hà Nội với dòng nước trong xanh, gắn liền với một câu chuyện huyền thoại đầy ý nghĩa lịch sử.
2. Những bài thơ hoặc bài hát về quê hương mà em biết?
Bài hát và bài thơ về quê hương:
- Bay qua Biển Đông
- Hãy đến với con người Việt Nam
- Việt Nam Quê Hương Ta
- Quê Hương
- Đất nước
Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tám dòng thơ làm em hình dung như thế nào về quê hương Việt Nam?
Tám dòng thơ này làm em nhớ đến một khung cảnh nông thôn tuyệt đẹp với những cánh đồng lúa trải dài thẳng với những con cò bay, những ngọn núi lơ lửng trên mây.
Đất nước Việt Nam cũng có những con người cần cù, chăm chỉ một nắng hai sương trên các cánh đồng, họ cũng phải chịu rất nhiều đau đớn, trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt và hy sinh. .
2. Truyền thống dân tộc được thể hiện qua những đoạn thơ này như thế nào?
Những câu thơ này làm em nhớ đến truyền thống của chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa dân tộc trong cuộc đấu tranh của mọi người. Những người tốt khi kẻ thù xâm lược, họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước.
Soạn bài Việt Nam quê hương ta
Suy ngẫm và phản hồi
1. Bốn câu thơ đầu gieo vần và ngắt nhịp như thế nào.
Cách gieo vần: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
Cách ngắt nhịp của 4 câu thơ đầu: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2
2. Những hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam và những vẻ đẹp của quê hương được thể hiện trong văn bản?
Trong bài thơ, tác giả đã đề cập đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cò, núi và đồi núi.
Kể từ đó, tác giả nói về vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp tự nhiên, của những người lao động chăm chỉ và chăm chỉ, truyền thống chiến đấu bất khuất, chung thủy, tài năng.
3. Các biện pháp tu từ đặc sắc được thể hiện trong văn bản và tác dụng
- Biện pháp tu từ:
- Các biện pháp nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi
- BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Tác dụng: Làm cho hình ảnh đất nước gần gũi và quen thuộc hơn, làm tăng mức độ của thiên nhiên Việt Nam chưa từng có. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương.
4. Những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại và tác dụng
Vẻ đẹp của người Việt Nam được miêu tả trong câu thơ đó:
Khó khăn và cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
Anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (“chịu nhiều đau thương”, “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”, “đạp quân thù xuống đất đen”) nhưng khi trở lại cuộc sống bình thường, những người nông dân thường hiền lành, chất phác (“súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa”).
Trung thành, khéo léo, chăm chỉ : “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”, “tay người như có phép tiên”, “trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào? Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Tác giả đã thể hiện niềm tự hào về đất nước và quê hương thông qua những cảnh quan tự nhiên và văn hóa và con người (“mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”), đồng cảm với những khó khăn, hy sinh của nhân dân (“bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương”, “mặt người vất vả in sâu”). Qua đó thể hiện tình yêu và sự tôn trọng đối với dân tộc.
6. Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về quê hương khi đọc văn bản?
Văn bản làm em nhớ đến một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, sôi động và con người làm việc chăm chỉ, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và nhu mì, chăm chỉ, trung thành trong cuộc sống hàng ngày.
Bài soạn "Việt Nam quê hương ta" số 6
Kiến thức văn học
* Tác giả:
+ Nguyễn Đình Thi ( 1924– 2003), ông sinh ra ở Lào.
+ Từ nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, ông học rất giỏi tất cả các môn. Từ khi còn đi học ông đã biên soạn được nhiều cuốn sách còn có giá trị cho đến ngày nay.
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng từ sớm, khi mới 17 tuổi.
+Ông còn là một nghệ sĩ đa tài nên trong suốt cuộc đời ông luôn đảm nhiệm những cương vị quan trọng trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
+Những sáng tác của ông dạt dào cảm xúc, luôn thể hiện một cách sâu lắng vềtình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam
*Phần 1 – Chuẩn bị đọc bài: Việt Nam quê hương ta – ngữ văn 6
Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
Trả lời:
Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn:
- Chọn hoa sen. Vì hoa sen mang ý nghĩa nhân sinh và biểu tượng cho sức sống vươn lên mãnh liệt của dân tộc mình. Nghĩ đến hoa sen, mọi người sẽ liên tưởng đến một dân tộc được hun đúc bởi những giá trị tinh thần cao quý, cốt cách thanh cao của người Việt Nam. Bởi thế hoa sen là quốc hoa của dân tộc ta.
- Chọn Hồ Gươm. Em chọn hình ảnh này vì Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội, nơi đây có cảnh quan đẹp và cảnh đẹp này gắn với truyền thuyết có ý nghĩa quan trọng của người Việt: Sự tích Hồ Gươm.
- Hoặc: Em sẽ chọn hình ảnh vịnh Hạ Long. Vì vịnh Hạ Long là kì quan thế giới, là thắng cảnh - bãi biển đẹp bậc nhất cả nước, và được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.
Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?
Trả lời:
*Các bài hát về quê hương:
- Bay qua biển Đông – Lê Việt khánh
Những cơn gió ướt mặn, ngoài kia biển đen sóng vỗ
Những trận mưa âm thầm, ước đôi bờ vai
Những chiến sỹ biên thùy, ngày đêm ghìm chắc tay súng
Son sắt một lòng tình yêu đất nước thiêng liêng..
- Hãy đến với con người Việt Nam (sáng tác: Xuân Nghĩa)
Này bạn thân ơi năm châu bốn phương
Việt Nam đất nước chúng tôi xin chào
Ngày nào còn chìm trong khói bom
Mà giờ đây cất cao lời ca vang..
* Các bài thơ về quê hương:
Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Quê Hương - Đỗ Trung Quân
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay..
Quê Hương - Tác Giả: Tế Hanh
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá..
* Phần 2 - Trải nghiệm cùng văn bản
Tám dòng thơ đầu giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
* * *
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Trả lời:
Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung phong cảnh thiên nhiên của đất nước mình rất giàu đẹp, trù phú, thanh bình, nên thơ; con người Việt Nam thì cần cù, vất vả và chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh tàn khốc.
Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Trả lời:
Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc. Trong mỗi cuộc kháng chiến, có rất nhiều vị anh hùng tuy xuất thân từ nông dân nhưng sẵn sàng xả thân vì tổ quốc, chiến đấu ngoan cường, quật khởi. Nhưng khi trở về thời bình, họ lại sống chân chất, ngoan hiền, dân dã, bình dị.
Phần 3 – Suy ngẫm phản hồi
Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
Trả lời:
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: Chữ cuối dòng 6 gieo vần với chữ 6 dòng 8; chữ cuối dòng 8 gieo vần với chữ 6 dòng liền tiếp (ơi-trời; hơn-rờn-sơn)
- Cách ngắt nhịp: Ngắt nhịp chẵn (câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2)
Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?
Trả lời:
* Trong văn bản - bài thơ, những hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam được tác giả tập trung miêu tả là:
- Cánh đồng lúa: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
- Cánh cò: Cánh cò bay lả rập rờn
- Núi đồi: Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
- Chịu nhiều đau thương trong chiến tranh: Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
- Anh dũng chiến đấu: Đất nghèo nuôi những anh hùng / Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên / Đạp quân thù xuống đất đen
- Sản vật trù phú: Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
- Con người thủy chung: Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
- Có nhiều làng nghề: Đất trăm nghề của trăm vùng.. /Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
*Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ và rất tài hoa.
Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.
Trả lời:
Các biện pháp tu từ - biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi (qua từ ơi, gọi vật như gọi người)
- Biện pháp liệt kê: Mênh mông biển lúa, cánh cò bay lả /mây mờ che đỉnh Trường Sơn.
(Ngoài ra, trong cả bài, còn các biện pháp khác là:
- Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên (so sánh ngang bằng)
- Biện pháp hoán dụ: Đất nghèo nuôi những anh hùng (qua hình ảnh đất nghèo)
- Biện pháp đối lập: Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa)
=>Tác dụng: Sử dụng các biện pháp trên nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh đất nước ta trở nên tươi dẹp, thanh bình, trù phú
Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
Trả lời:
Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc họa trong đoạn thơ còn lại là:
- Người Việt Nam ta chịu nhiều đau thương do chiến trang: Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương
- Chúng ta vất vả, cần cù trong lao động: Vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
- Trong kháng chiến: Chúng ta luôn anh hùng, kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ trong chiến đấu (những anh hùng, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen)
- Thời bình: Trở về cuộc sống đời thường, người Việt Nam ta lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).
- Dân ta rất thuỷ chung, chăm chỉ, khéo léo với nhiều ngành nghề đa dạng: Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, đất trăm nghề của chăm vùng; tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
=>Tác dụng: Sử dụng các từ ngữ, hình ảnh trên nhằm gây ấn tượng, làm nổi bật hình ảnh con người Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp, tuy chịu nhiều đau thương trong chiến tranh nhưng rất hiền lành, chất phác và chịu thương chịu khó.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Trả lời:
Tác giả đã bộc lộ niềm tự hào, yêu mến, ngợi ca về đất nước, quê hương qua cảnh thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa, con người Việt nam; đồng cảm và biết ơn vất vả, hi sinh của người dân. Đó là niềm tự hào của tác giả về quê hương tổ quốc, dân tộc mình.
Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?
Trả lời:
Qua văn bản, em cảm thấy đất nước Việt Nam mình rất tươi đẹp, thơ mộng, trù phú, thanh bình. Người dân ta luôn có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu và thủy chung, cần cù, chịu khó trong cuộc sống đời thường. Em rất yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước mình, và cảm thấy cần noi gương truyền thống cha ông để xây dựng quê hương giàu, đẹp hơn nữa.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .