Top 6 Bài soạn "Xà bông con vịt" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

628

Tấm lòng của những người dân yêu nước khi xưa khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua truyện...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xà bông con vịt" - mẫu 1

Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 94, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ điều gì với Cai Tuất?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, phân tích ý nghĩa của câu nói “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa!” để biết được ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ gì với Cai Tuất.

Lời giải chi tiết:

Ông Trần Chánh Chiếu qua câu nói “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa!” muốn gián tiếp nhắn nhủ với Cai Tuất: đừng quá mải mê chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền và danh vọng phù du mà đánh đổi tình cảm gia đình. Tiền bạc và danh vọng có thể đem lại những lợi ích tạm thời, nhưng nếu đánh đổi bằng việc bỏ lỡ tình cảm gia đình, thì một người sẽ trở thành kẻ vô tâm và thiếu nhân tính. Trần Chánh Chiếu muốn nhắc nhở Cai Tuất phải biết trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống và không bao giờ bỏ qua tình thân trong cuộc đời.


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 95, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”..) có phải người thực, việc thực không? 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin qua sách báo, các tài liệu tham khảo để xác định các nhân vật, sự việc được nói đến có phải người thực, việc thực không.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”..) là người thực, việc thực.

+Doanh nhân Huỳnh Đình Điển (chưa rõ năm sinh, năm mất) là người làng Thành Phố, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Hiện không có nhiều thông tin về xuất thân của ông nhưng ông đã để lại tiếng thơm của một nhà kinh doanh hết lòng yêu nước.

+Ông sinh năm 1867 (năm Đinh Mão, mùng 2, tháng 6 âm lịch) tại quận Vân Tập, chợ Rạch Giá, cùng năm sinh với nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Trần Chánh Chiếu là nhân vật chủ chốt của phong trào Minh Tân đất Nam Kỳ, đây là cuộc vận động để duy tân đất nước theo gương của người Trung Hoa và người Nhật đầu thế kỷ 20, với chủ trương phát triển công thương nghiệp, mở mang trường học, sửa đổi phong tục… để đạt mục đích cuối cùng là đánh đổ thực dân Pháp.


Hướng dẫn đọc 1

Câu 1 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tóm tắt câu chuyện và xác định đề tài, chủ đề của văn bản trên.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung của văn bản, sau đó tóm tắt câu chuyện, đồng thời xác định đề tài, chủ đề của văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt văn bản:

Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Vợ của ông không biết ông có thực sự có tấm lòng với nước không, hay chỉ nghĩ đến bản thân. Nhưng bà đã cùng với vợ điền chủ Dương vẫn đi mua dừa khô từ nhiều nơi về để làm xà bông. Ông Tuất đã di dời những ngôi mộ xung quanh đấy để có thể làm cơ sở sản xuất xung quanh. Cơ sở đã tạo nên công việc cho nhiều người và không khí cuộc sống trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Ông gặp được điền chủ Dương, nghe ông tâm sự về việc mình mở nhà máy xay xát gạo, rồi bán hết vườn tược cho một người là Trần Bá Thọ. Khi mình làm chủ có thể tạo công ăn việc làm, sản phẩm cho người Việt, còn khi điền chủ giàu thì dân chúng lại bị bóc lột khổ cực. Cả hai ông đều không chịu nổi sự ràng buộc của thực dân Pháp mà đứng lên mở ra một con đường mới cho người Việt lúc bấy giờ. Rồi ngày có càng nhiều người Việt đứng lên mở xưởng càng cho thấy sự phát triển của các sản phẩm Việt. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Ông còn được Trần Chánh Chiêu khen ngợi trước sản phẩm mà ông làm ra và ông hứa mình sẽ đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. Trước sự việc đó, ông Tuất như chết lặng, ngậm ngùi nhìn những xưởng sản xuất của mình. Nhưng ông quyết không cho bọn Pháp lấy những sản phẩm của người Việt đi, mà ông đã châm lửa đốt cả xưởng sản xuất của mình đi. Ông Tuất cũng như những người đại diện cho những con người yêu nước bấy giờ thà mất tất cả, chứ quyết không bán cho bọn thực dân Pháp. 

- Đề tài, chủ đề của văn bản: Tấm lòng của những người dân yêu nước khi xưa khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài.  Người nông dân có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.


Hướng dẫn đọc 2

Câu 2 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Kẻ mẫu bảng dưới đây vào vở và liệt kê một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn của văn bản:

Đoạn

Nội dung, chi tiết

Yếu tố xác định

(phi hư cấu)

Yếu tố không xác định

(có thể hư cấu)

Một

Hai

Ba

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, đồng thời xác định được những chi tiết có thực và không có thực để phân loại và hoàn thành bảng đề bài đã cho.

Lời giải chi tiết:

Đoạn

Nội dung, chi tiết

Yếu tố xác định

(phi hư cấu)

Yếu tố không xác định

(có thể hư cấu)

Một

- Cai Tuất có tài lựa chọn chó tốt cả vùng Sầm Giang

- chọn chó khôn cần lưu ý “Mắt to, phá trên chân mày điểm sậm màu…. đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì…”

- Giu-béc Chiếu nhờ điền chủ Dương nói với Cai Tuất câu ca dao “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa

- Phong trào Minh Tân trên đất Mỹ Tho

-Nam Kỳ thuộc Pháp

x

x

x

x

x

Hai

- Lê Văn Cửu, một trong tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”

- ông Huỳnh Đình Điển, chủ khách sạn Nam Kỳ

- Minh Tân là phong trào yêu nước, kết nối giữa phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân. Mục đích cuối cùng là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc

x

x

x

Ba

- Điền chủ Dương là chủ nhà máy xay xát gạo lớn bậc nhứt ở Long Hưng

- “Nam Kỳ thương cuộc” do ông Trần Văn Thạnh ở Chợ gạo thành lập: “,,,lập sở nhà máy xay lúa, lập hãng ăn lúa gạo (để trực tiếp xuất khẩu) hoặc là lựa con dân đứa nào thông thái thì cho nó qua bên Tây học bác vật…” (Lục Tỉnh tân văn)

Chủ tỉnh Mỹ Tho phát lịnh từ tòa Bố đàn áp, bắt bớ và tịch thu các cơ sở của Minh Tân

x

x

x

Cai Tuất châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến lũy. Rừng lửa trùm mất hút bọn thực dân Pháp và lũ tay sai

x


Hướng dẫn đọc 3

Câu 3 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích tính cách của Cai Tuất, cho biết sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.

Phương pháp giải:

Chú trọng vào những chi tiết, hành động nổi bật của nhân vật Cai Tuất, từ đó phân tích tính cách của nhân vật và cho biết sự kết hợp giữa  hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.

Lời giải chi tiết:

- Tính cách của Cai Tuất đã được thể hiện rõ nét trong văn bản thông qua một số chi tiết nổi bật, đặc sắc:

“Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà con phổ biến cho xóm giếng cùng biết” → Ông Cai Tuất hiện lên là một người tài giỏi với biệt tài lựa chọn chó tốt, vốn nổi tiếng khắp vùng nhưng Cai Tuất lại không hề kênh kiệu, ngược lại ông hòa đồng với xóm giềng, vui vẻ, hào phóng, sẵn sàng chia sẻ cho bà con cách chọn chó khôn mà không hề giấu giếm.

+ Hơn nữa, ông còn là một người luôn vui vẻ, hóm hỉnh và yêu động vật: Ông “chẳng can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông”, “hãnh diện về con chó mực nhà ông”

+ Cai Tuất là một người cần cù, chịu khó khi sẵn sàng khởi nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất xà bông với vô cùng nhiều thử thách, khó khăn.

+ Cai Tuất còn là một người tốt, ông luôn muốn cuộc sống của tất cả mọi người tốt đẹp hơn vì vậy ông đã xây dựng cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt” để tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

+ Đồng thời, ông là mang trong mình tinh thần dân tộc vô cùng lớn lao, thiêng liêng, ông luôn mang tinh thần “Người Việt xài hàng Việt”, ông có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh với đất nước.

- Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu có thể giúp thể hiện tính cách của nhân vật một cách phong phú và đa chiều hơn. Việc sử dụng các chi tiết hư cấu có thể giúp tác giả tạo ra những tình huống hoặc sự kiện đặc biệt để thử thách nhân vật, từ đó thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành động và quan điểm của Cai Tuất. 


Hướng dẫn đọc 4

Câu 4 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bình luận về cách lựa chọn hành động của Cai Tuất ở cuối văn bản. Tác phẩm giúp bạn hiểu thêm điều gì về ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX

Phương pháp giải:

Thông qua cách lựa chọn hành động của Cai Tuất ở cuối văn bản, đưa ra những bình luận của bản thân về sự lựa chọn đó, đồng thời nhờ đó mà bạn hiểu được gì về ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX

Lời giải chi tiết:

- Cuối văn bản, Cai Tuất đã lựa chọn “châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến lũy”. Cách lựa chọn hành động của Cai Tuất thể hiện ông là một người có tấm lòng yêu nước sâu sắc, khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài. Ông có thể mất hết tất cả, đánh đổi cả sự nghiệp mà ông đã gây dựng nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.

- Qua hành động đó của nhân vật Cai Tuất, có thể thấy được ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là vô cùng sâu sắc. Họ đều là những người con mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước lớn lao, trong họ luôn đau đáu làm sao để dân tộc mình không phải bó tay, chịu cảnh lệ thuộc vào hàng hóa của tư bản Pháp, họ luôn mang tinh thần “Người Việt xài hàng Việt”. 


Hướng dẫn đọc 5

Câu 5 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí.

Phương pháp giải:

Thông qua những hiểu biết của bản thân về thể loại truyện kí, đưa ra những dấu hiệu trong văn bản Xà bông “Con Vịt” thể hiện đây là văn bản thuộc thể loại truyện kí.

Lời giải chi tiết:

Văn bản "Xà bông Con Vịt" có những dấu hiệu sau đây giúp nhận biết nó thuộc thể loại truyện kí:

- Tác giả dùng lối kể chuyện rất thực tế và chi tiết về các sự kiện và hành động của nhân vật, mô tả rõ ràng những tình huống trong câu chuyện. Đồng thời, tác giả thường sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi, không sử dụng những từ ngữ khó hiểu hoặc ngôn ngữ chuyên ngành.

- Văn bản thường mang tính cảm động và sâu sắc về mặt tâm lý, giúp độc giả suy ngẫm về cuộc sống và con người.

- Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người, đi sâu miêu tả số phận của những con người trong xã hội phong kiến cũ.

- Nội dung chan chứa tinh thần nhân đạo: yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường. Đồng thời ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Xà bông con vịt" - mẫu 2

* Đọc văn bản

Theo dõi: Ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ điều gì với Cai Tuất?

- Ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ với Cai Tuất: đừng quá mải mê chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền và danh vọng phù du mà đánh đổi tình cảm gia đình. Phải biết trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống và không bao giờ bỏ qua tình thân trong cuộc đời.

Theo dõi: Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ” …) có phải người thực, việc thực không?

- Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây là người thực, việc thực.

+ Doanh nhân Huỳnh Đình Điển (chưa rõ năm sinh, năm mất) là người làng Thành Phố, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông là một nhà kinh doanh hết lòng yêu nước.

+ Trần Chánh Chiếu sinh năm 1867 (năm Đinh Mão, mùng 2, tháng 6 âm lịch) tại quận Vân Tập, chợ Rạch Giá, cùng năm sinh với nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Ông là nhân vật chủ chốt của phong trào Minh Tân đất Nam Kỳ, đây là cuộc vận động để duy tân đất nước theo gương của người Trung Hoa và người Nhật đầu thế kỷ 20, với chủ trương phát triển công thương nghiệp, mở mang trường học, sửa đổi phong tục… để đạt mục đích cuối cùng là đánh đổ thực dân Pháp.


* Hướng dẫn đọc:

Nội dung chính:

Văn bản đề cập việc Cai Tuất cùng một số nhân sĩ yêu nước mở xưởng sản xuất bông “Con vịt” để người Việt có thể dùng đồ Việt, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp. Văn bản đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước của Cai Tuất, thà đốt xưởng xà bông chứ không để rơi vào tay thực dân Pháp.


Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tóm tắt câu chuyện và xác định đề tài, chủ đề của văn bản trên.

Trả lời:

Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Cơ sở đã tạo nên công việc cho nhiều người và không khí cuộc sống trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Ông còn được Trần Chánh Chiêu khen ngợi trước sản phẩm mà ông làm ra và ông hứa mình sẽ đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn. niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. Trước sự việc đó, ông Tuất như chết lặng, ngậm ngùi nhìn những xưởng sản xuất của mình. Nhưng ông quyết không cho bọn Pháp lấy những sản phẩm của người Việt đi, mà ông đã châm lửa đốt cả xưởng sản xuất của mình đi.


Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Kẻ mẫu bảng dưới đây vào vở và liệt kê một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn của văn bản:

Đoạn

Nội dung, chi tiết

Yếu tố xác định

(phi hư cấu)

Yếu tố không xác định

(có thể hư cấu)

Một

Hai

Ba

Trả lời:

Đoạn

Nội dung, chi tiết

Yếu tố xác định

(phi hư cấu)

Yếu tố không xác định

(có thể hư cấu)

Một

- Cai Tuất có tài lựa chọn chó tốt cả vùng Sầm Giang

 - chọn chó khôn cần lưu ý “Mắt to, phá trên chân mày điểm sậm màu…. đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì…”

- Giu-béc Chiếu nhờ điền chủ Dương nói với Cai Tuất câu ca dao “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa

- Phong trào Minh Tân trên đất Mỹ Tho

- Nam Kỳ thuộc Pháp

x

x

x

x

Hai

- Lê Văn Cửu, một trong tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”

- ông Huỳnh Đình Điển, chủ khách sạn Nam Kỳ

- Minh Tân là phong trào yêu nước, kết nối giữa phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân. Mục đích cuối cùng là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc

x

x

x

Ba

- Điền chủ Dương là chủ nhà máy xay xát gạo lớn bậc nhứt ở Long Hưng

- “Nam Kỳ thương cuộc” do ông Trần Văn Thạnh ở Chợ gạo thành lập: “,,, lập sở nhà máy xay lúa, lập hãng ăn lúa gạo (để trực tiếp xuất khẩu) hoặc là lựa con dân đứa nào thông thái thì cho nó qua bên Tây học bác vật…” (Lục Tỉnh tân văn)

- Chủ tỉnh Mỹ Tho phát lịnh từ tòa Bố đàn áp, bắt bớ và tịch thu các cơ sở của Minh Tân

x

x

x

Cai Tuất châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến lũy. Rừng lửa trùm mất hút bọn thực dân Pháp và lũ tay sai

x


Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích tính cách của Cai Tuất, cho biết sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

Tính cách của Cai Tuất đã được thể hiện qua một số chi tiết:

- “Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà con phổ biến cho xóm giếng cùng biết” 

= > Là người tài giỏi, có biệt tài chọn chó tốt. Nổi tiếng khắp vùng nhưng hòa đồng và không kênh kiệu.

- “chẳng can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông”, “hãnh diện về con chó mực nhà ông”

= > Là người vui vẻ, hóm hỉnh và yêu động vật.

- Ông là một người tốt, ông luôn muốn cuộc sống của tất cả mọi người tốt đẹp hơn vì vậy ông đã xây dựng cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt” để tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

- …

=> Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu có thể giúp thể hiện tính cách của nhân vật một cách phong phú và đa chiều hơn. Đồng thời giúp tác giả tạo ra những tình huống hoặc sự kiện đặc biệt để thử thách nhân vật, từ đó thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành động và quan điểm của nhân vật.


Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bình luận về cách lựa chọn hành động của Cai Tuất ở cuối văn bản. Tác phẩm giúp bạn hiểu thêm điều gì về ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của doanh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

- Cách lựa chọn hành động của Cai Tuất thể hiện ông là một người có tấm lòng yêu nước sâu sắc, khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài. Ông có thể mất hết tất cả, đánh đổi cả sự nghiệp mà ông đã gây dựng nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.

- Qua hành động ta thấy được ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, họ mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước lớn lao, luôn đau đáu làm sao để dân tộc mình không phải bó tay, chịu cảnh lệ thuộc vào hàng hóa của tư bản Pháp.


Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí?

Trả lời:

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí là:

+ Lối kể chuyện rất thực tế và chi tiết về các sự kiện và hành động của nhân vật, mô tả rõ ràng những tình huống trong câu chuyện.

+ Văn bản mang tính cảm động và sâu sắc về mặt tâm lý, giúp độc giả suy ngẫm về cuộc sống và con người.

+ Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người, đi sâu miêu tả số phận của những con người trong xã hội phong kiến cũ.

+ …


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Xà bông con vịt" - mẫu 3

Nhận biết đặc điểm thể loại truyện kí trong văn bản Xà bông “Con Vịt”.

– Tác giả dùng lối kể chuyện rất thực tế và chi tiết về các sự kiện và hành động của nhân vật, mô tả rõ ràng những tình huống trong câu chuyện. Đồng thời, tác giả thường sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi, không sử dụng những từ ngữ khó hiểu hoặc ngôn ngữ chuyên ngành.

– Văn bản thường mang tính cảm động và sâu sắc về mặt tâm lý, giúp độc giả suy ngẫm về cuộc sống và con người.

– Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người, đi sâu miêu tả số phận của những con người trong xã hội phong kiến cũ.

– Nội dung chan chứa tinh thần nhân đạo: yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường. Đồng thời ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.


Tóm tắt nội dung văn bản Xà bông con vịt

Bài làm 1:

Truyện kể về ông Cai Tuất, một người nổi tiếng khắp vùng nhờ tài chọn chó tốt. Ông thường chỉ cho mọi người cách chọn những con chó nào có thể thịt, con chó nào có thể nuôi. Nhưng ở đây họ không ăn thịt chó vì chó là người bạn trung thành của con người. Nhà ông cai có một con chó mực, nó rất tinh quái và lanh lợi. Sau khi Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Vợ của ông không tin tưởng rằng ông có thể làm được, bà nghĩ vì ông ham tiền vì bà coi đây là một công việc quan trọng gắn với đất nước. Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh của mình, trước tiên là ông đã di dời những khu mộ để lấy đất mở xưởng. Sau đó vợ của ông lại đi gom dừa khô về để làm xà bông. Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước, không để con người phải chịu đói khổ trước bọn tay sai của Pháp. Và sau đó ông lo lắng khi hay tin Trần Bá Thọ gia nhập hội Minh Tân. Và những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò, đó là sản phẩm của người Việt làm để bán cho người Việt. Nhưng tên Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân. Ông Tuất phải cho tất cả những nhân công trong xưởng nghỉ việc và mang tất cả những xà bông mà họ sản xuất đi. Ông Cai Tuất vừa ôm con Mực vừa lặng lẽ nghĩ về những gì mà ông đã làm. Ông nhớ về những tiếng vịt gọi đàn, nhớ về những tấm lòng mà người dân dành cho ông và cả câu nói của người vợ dành cho ông nữa. Ông nói mình không thể thua một con chó, mình không thể làm những việc xấu xa phản bội đất nước được. Cuối cùng, trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình để tỏ rõ lòng trung thành của mình với đất nước. Tấm lòng của những người dân yêu nước khi xưa khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài. Người nông dân có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.


Bài làm 2:

Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Vợ của ông không biết ông có thực sự có tấm lòng với nước không, hay chỉ nghĩ đến bản thân. Nhưng bà đã cùng với vợ điền chủ Dương vẫn đi mua dừa khô từ nhiều nơi về để làm xà bông. Ông Tuất đã di dời những ngôi mộ xung quanh đấy để có thể làm cơ sở sản xuất xung quanh. Cơ sở đã tạo nên công việc cho nhiều người và không khí cuộc sống trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Ông gặp được điền chủ Dương, nghe ông tâm sự về việc mình mở nhà máy xay xát gạo, rồi bán hết vườn tược cho một người là Trần Bá Thọ. Khi mình làm chủ có thể tạo công ăn việc làm, sản phẩm cho người Việt, còn khi điền chủ giàu thì dân chúng lại bị bóc lột khổ cực. Cả hai ông đều không chịu nổi sự ràng buộc của thực dân Pháp mà đứng lên mở ra một con đường mới cho người Việt lúc bấy giờ. Rồi ngày có càng nhiều người Việt đứng lên mở xưởng càng cho thấy sự phát triển của các sản phẩm Việt. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Ông còn được Trần Chánh Chiêu khen ngợi trước sản phẩm mà ông làm ra và ông hứa mình sẽ đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. Trước sự việc đó, ông Tuất như chết lặng, ngậm ngùi nhìn những xưởng sản xuất của mình. Nhưng ông quyết không cho bọn Pháp lấy những sản phẩm của người Việt đi, mà ông đã châm lửa đốt cả xưởng sản xuất của mình đi. Ông Tuất cũng như những người đại diện cho những con người yêu nước bấy giờ thà mất tất cả, chứ quyết không bán cho bọn thực dân Pháp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xà bông con vịt" - mẫu 4

Câu 1: Ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ điều gì với Cai Tuất?

Bài giải:

- Đồng bạc Mexicana hình tròn, chính giữa có hình một con đại bàng, mỏ ngoạm và móng vuốt quắp một con rắn đang đậu trên cành cây xương rồng mọc trên một tảng đá bên hồ nước. Dân gian người Việt trông giống con cò nên gọi là “đồng bạc con cò” (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim) như câu ca xưa: “Cưới em phải bạc con cò/ Đâu phải hẹn hò lo chuyện đẩy đưa; “Chớ tham đồng bạc con cò/ Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang-sa” (phiên âm từ tiếng Pháp France, nghĩa là nước Pháp).

- Ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ với Cai Tuất: không được vì tiền, vì lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến tình cảm, nghĩa vụ gia đình và thậm chí bán đứng bản thân để có được tiền bạc hoặc thú vui của mình. Nó mang ý nghĩa thức tỉnh và cảnh báo Cai Tuất đang khao khát tiền bạc hoặc những điều vật chất khác và bỏ qua những giá trị văn hoá, đạo đức và tình cảm của gia đình, phản bội Tổ quốc.


Câu 2: Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty Cổ phần "Nam Kỳ Minh Tân công nghệ",...) có phải người thực, việc thực không?

Bài giải:

Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty Cổ phần "Nam Kỳ Minh Tân công nghệ",...) là người thực, việc thực. Bởi vì các danh xưng này chỉ do tác giả đặt ra và do chính ông chú thích cuối phần hai tác phẩm.


HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Tóm tắt câu chuyện và xác định đề tài, chủ đề của văn bản trên.

Bài giải:

Cai Tuất nổi tiếng khắp vùng nhờ tài chọn chó tốt. Ông thường chỉ cho mọi người cách chọn những con chó nào có thể thịt, con chó nào có thể nuôi. Nhưng ở đây họ không ăn thịt chó vì chó là người bạn trung thành của con người. Nhà ông cai có một con chó mực, nó rất tinh quái và lanh lợi. Sau khi Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”. Vợ của ông không tin tưởng rằng ông có thể làm được, bà nghĩ vì ông ham tiền vì bà coi đây là một công việc quan trọng gắn với đất nước. Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh của mình, trước tiên là ông đã di dời những khu mộ để lấy đất mở xưởng. Sau đó vợ của ông lại đi gom dừa khô về để làm xà bông. Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước, không để con người phải chịu đói khổ trước bọn tay sai của Pháp. Và sau đó ông lo lắng khi hay tin Trần Bá Thọ gia nhập hội Minh Tân. Và những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò, đó là sản phẩm của người Việt làm để bán cho người Việt. Nhưng tên Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân. Ông Tuất phải cho tất cả những nhân công trong xưởng nghỉ việc và mang tất cả những xà bông mà họ sản xuất đi. Ông Cai Tuất vừa ôm con Mực vừa lặng lẽ nghĩ về những gì mà ông đã làm. Ông nhớ về những tiếng vịt gọi đàn, nhớ về những tấm lòng mà người dân dành cho ông và cả câu nói của người vợ dành cho ông nữa. Ông nói mình không thể thua một con chó, mình không thể làm những việc xấu xa phản bội đất nước được. Cuối cùng, trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình để tỏ rõ lòng trung thành của mình với đất nước.


Câu 2: Kẻ mẫu bảng dưới đây vào vở và liệt kê một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn văn của văn bản.

Bài giải:

ĐoạnNội dung, chi tiếtYếu tố xác định (phi hư cấu)Yếu tố không xác định (có thể hư cấu)1

e, ba, c, d2

a, b, c 3

b, ca4a. Cai Tuất châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến lũy. Rừng lửa trùm mất hút bọn thực dân Pháp và lũ tay sai a


Câu 3: Phân tích tính cách của Cai Tuấn, cho biết sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.

Bài giải:

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu, văn bản cũng cho thấy sự đỗi mới và phức tạp trong tính cách của Cai Tuất. Do đó, sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã giúp thể hiện một cách đầy đủ và đa chiều tính cách của Cai Tuấn trong văn bản.


Câu 4: Bình luận về cách lựa chọn hành động của Cai Tuất ở cuối văn bản. Tác phẩm giúp bạn hiểu thêm điều gì về ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của doanh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

Bài giải:

Trong Cai Tuất ở cuối văn bản, nhân vật chính đã quyết định giữ lại bản quyền công nghệ của mình và không nhượng lại cho người nước ngoài. Hành động này thể hiện ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là vào đầu thế kỉ XX khi xã hội đang phát triển với những thách thức lớn. Tác phẩm giúp chúng ta hiểu thêm về sự quan tâm đến niềm tự hào và lòng yêu nước của doanh nhân Việt Nam, và khát vọng phát triển kinh tế đứng vững trên cơ sở ưu tiên nội lực. Chính những tinh thần này đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều doanh nghiệp, giúp đưa Việt Nam từ một quốc gia nghèo khó trở thành một trong các trung tâm kinh tế hàng đầu trong khu vực.


Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp bạn biết văn bản Xà bông "con vịt" thuộc thể loại truyện kí?

Bài giải:

Văn bản xà bông "con vịt"thuộc thể loại truyện kí là vì:

- Văn phong gần gũi, thân thiện và đơn giản: Văn bản sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, hình ảnh thực tế và sinh động, tạo cảm giác như đang nghe chuyện kể của một người bạn.

- Nội dung xoay quanh một sự kiện nhỏ trong cuộc sống hàng ngày: Điều này tương tự như những câu chuyện trong truyện kí thường miêu tả những sự kiện thông thường trong cuộc sống.

- Không có cốt truyện phức tạp: Không có nhân vật phụ, hậu cung, tình tiết gay cấn, mà chỉ là một câu chuyện đơn giản nhưng đầy cảm xúc.

- Luôn mang tính chân thực và thiết thực: Văn bản "Xà bông "con vịt"" dựa trên một câu chuyện có thật trong cuộc sống, việc tác giả mang lại thông điệp tích cực về tình yêu thương và sự chia sẻ trong mỗi chúng ta.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Xà bông "Con vịt"

Bài giải:

- Giá trị nội dung:

Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. nhân vật ông Tuất đại diện cho những con người yêu nước bấy giờ, thà mất tất cả, chứ quyết không bán cho bọn thực dân Pháp.  Qua truyện, ta thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam. Đó là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Xà bông "Con vịt".

Bài giải:

Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Hai người đã vượt qua nhiều khó khăn để tạo ra những cục xà bông cho người Việt. Tuy nhiên, dưới sự đàn áp của thực dân Pháp ông lựa chọn đốt cả xưởng sản xuất của mình đi chứu quyết không cho Pháp lấy. Ông Tuất cũng như những người đại diện cho những con người yêu nước bấy giờ thà mất tất cả, chứ quyết không bán cho bọn thực dân Pháp.    


Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Xà bông "Con vịt".

Bài giải:

Tác giả:

- Sinh năm 1944 tại An Vĩnh Ngãi, Long An, học Đại học Văn hóa, Đại học Đà Lạt.

- Ông đã cho ra đời nhiều tập thơ như: Áo Du Sơn Thủy, Vợ người ta, Tiếng lòng tôi....và hai tập truyện "Kiếp Bá Khiêm", "Đồi mồi".

Tác phẩm

- Thể loại: Truyện

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xà bông con vịt" - mẫu 5

Câu 1: Ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ điều gì với Cai Tuất?

Tham khảo:

- Đồng bạc Mexicana hình tròn, chính giữa có hình một con đại bàng, mỏ ngoạm và móng vuốt quắp một con rắn đang đậu trên cành cây xương rồng mọc trên một tảng đá bên hồ nước. Dân gian người Việt trông giống con cò nên gọi là “đồng bạc con cò” (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim) như câu ca xưa: “Cưới em phải bạc con cò/ Đâu phải hẹn hò lo chuyện đẩy đưa; “Chớ tham đồng bạc con cò/ Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang-sa” (phiên âm từ tiếng Pháp France, nghĩa là nước Pháp).

- Ông Trần Chánh Chiếu muốn gián tiếp nhắn nhủ với Cai Tuất: không được vì tiền, vì lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến tình cảm, nghĩa vụ gia đình và thậm chí bán đứng bản thân để có được tiền bạc hoặc thú vui của mình. Nó mang ý nghĩa thức tỉnh và cảnh báo Cai Tuất đang khao khát tiền bạc hoặc những điều vật chất khác và bỏ qua những giá trị văn hoá, đạo đức và tình cảm của gia đình, phản bội Tổ quốc.


Câu 2: Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty Cổ phần "Nam Kỳ Minh Tân công nghệ",...) có phải người thực, việc thực không?

Trả lời:

Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty Cổ phần "Nam Kỳ Minh Tân công nghệ",...) là người thực, việc thực. Bởi vì các danh xưng này chỉ do tác giả đặt ra và do chính ông chú thích cuối phần hai tác phẩm.


Câu 1: Tóm tắt câu chuyện và xác định đề tài, chủ đề của văn bản trên.

Tham khảo:

Cai Tuất nổi tiếng khắp vùng nhờ tài chọn chó tốt. Ông thường chỉ cho mọi người cách chọn những con chó nào có thể thịt, con chó nào có thể nuôi. Nhưng ở đây họ không ăn thịt chó vì chó là người bạn trung thành của con người. Nhà ông cai có một con chó mực, nó rất tinh quái và lanh lợi. Sau khi Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”. Vợ của ông không tin tưởng rằng ông có thể làm được, bà nghĩ vì ông ham tiền vì bà coi đây là một công việc quan trọng gắn với đất nước. Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh của mình, trước tiên là ông đã di dời những khu mộ để lấy đất mở xưởng. Sau đó vợ của ông lại đi gom dừa khô về để làm xà bông. Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước, không để con người phải chịu đói khổ trước bọn tay sai của Pháp. Và sau đó ông lo lắng khi hay tin Trần Bá Thọ gia nhập hội Minh Tân. Và những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò, đó là sản phẩm của người Việt làm để bán cho người Việt. Nhưng tên Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân. Ông Tuất phải cho tất cả những nhân công trong xưởng nghỉ việc và mang tất cả những xà bông mà họ sản xuất đi. Ông Cai Tuất vừa ôm con Mực vừa lặng lẽ nghĩ về những gì mà ông đã làm. Ông nhớ về những tiếng vịt gọi đàn, nhớ về những tấm lòng mà người dân dành cho ông và cả câu nói của người vợ dành cho ông nữa. Ông nói mình không thể thua một con chó, mình không thể làm những việc xấu xa phản bội đất nước được. Cuối cùng, trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình để tỏ rõ lòng trung thành của mình với đất nước.


Câu 2: Kẻ mẫu bảng dưới đây vào vở và liệt kê một số nội dung, chi tiết thuộc loại yếu tố xác định (phi hư cấu) hoặc yếu tố không xác định (có thể hư cấu) được sử dụng trong các đoạn văn của văn bản.

Đoạn

Nội dung, chi tiết

Yếu tố xác định

(phi hư cấu)

Yếu tố không xác định (có thể hư cấu)

Một

Hai

Ba

Tham khảo:

Đoạn

Nội dung, chi tiết

Yếu tố xác định

Yếu tố không xác định

Một

- Cai Tuất có tài lựa chọn chó tốt cả vùng Sầm Giang

- chọn chó khôn cần lưu ý “Mắt to, phá trên chân mày điểm sậm màu…. đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì…”

- Giu-béc Chiếu nhờ điền chủ Dương nói với Cai Tuất câu ca dao “Tham chi đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa

- Phong trào Minh Tân trên đất Mỹ Tho

-Nam Kỳ thuộc Pháp

x

x

 x

 x

x

Hai

- Lê Văn Cửu, một trong tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”

- ông Huỳnh Đình Điển, chủ khách sạn Nam Kỳ

- Minh Tân là phong trào yêu nước, kết nối giữa phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân. Mục đích cuối cùng là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc

 x

x

x

Ba

- Điền chủ Dương là chủ nhà máy xay xát gạo lớn bậc nhứt ở Long Hưng

- “Nam Kỳ thương cuộc” do ông Trần Văn Thạnh ở Chợ gạo thành lập: “,,,lập sở nhà máy xay lúa, lập hãng ăn lúa gạo (để trực tiếp xuất khẩu) hoặc là lựa con dân đứa nào thông thái thì cho nó qua bên Tây học bác vật…” (Lục Tỉnh tân văn)

Chủ tỉnh Mỹ Tho phát lịnh từ tòa Bố đàn áp, bắt bớ và tịch thu các cơ sở của Minh Tân

x

x

x

Cai Tuất châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến lũy. Rừng lửa trùm mất hút bọn thực dân Pháp và lũ tay sai

 x


Câu 3: Phân tích tính cách của Cai Tuấn, cho biết sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu, văn bản cũng cho thấy sự đỗi mới và phức tạp trong tính cách của Cai Tuất. Do đó, sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã giúp thể hiện một cách đầy đủ và đa chiều tính cách của Cai Tuấn trong văn bản.


Câu 4: Bình luận về cách lựa chọn hành động của Cai Tuất ở cuối văn bản. Tác phẩm giúp bạn hiểu thêm điều gì về ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của doanh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

Tham khảo:

Trong Cai Tuất ở cuối văn bản, nhân vật chính đã quyết định giữ lại bản quyền công nghệ của mình và không nhượng lại cho người nước ngoài. Hành động này thể hiện ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là vào đầu thế kỉ XX khi xã hội đang phát triển với những thách thức lớn. Tác phẩm giúp chúng ta hiểu thêm về sự quan tâm đến niềm tự hào và lòng yêu nước của doanh nhân Việt Nam, và khát vọng phát triển kinh tế đứng vững trên cơ sở ưu tiên nội lực. Chính những tinh thần này đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều doanh nghiệp, giúp đưa Việt Nam từ một quốc gia nghèo khó trở thành một trong các trung tâm kinh tế hàng đầu trong khu vực.


Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp bạn biết văn bản Xà bông "con vịt" thuộc thể loại truyện kí?

Tham khảo:

Văn bản xà bông "con vịt"thuộc thể loại truyện kí là vì:

- Văn phong gần gũi, thân thiện và đơn giản: Văn bản sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, hình ảnh thực tế và sinh động, tạo cảm giác như đang nghe chuyện kể của một người bạn.

- Nội dung xoay quanh một sự kiện nhỏ trong cuộc sống hàng ngày: Điều này tương tự như những câu chuyện trong truyện kí thường miêu tả những sự kiện thông thường trong cuộc sống.

- Không có cốt truyện phức tạp: Không có nhân vật phụ, hậu cung, tình tiết gay cấn, mà chỉ là một câu chuyện đơn giản nhưng đầy cảm xúc.

- Luôn mang tính chân thực và thiết thực: Văn bản "Xà bông "con vịt"" dựa trên một câu chuyện có thật trong cuộc sống, việc tác giả mang lại thông điệp tích cực về tình yêu thương và sự chia sẻ trong mỗi chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xà bông con vịt" - mẫu 6

Phân tích truyện Xà bông con vịt

Trần Bảo Định không viết nhiều nhưng những tác phẩm của ông luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Xà bông con vịt là một truyện ký nổi tiếng của ông. Với chủ đề mang tính thời đại, truyện đã gửi gắm rất nhiều những thông điệp ý nghĩa.


Truyện kể về nhân vật Cai Tuất, ông là một chí sĩ yêu nước. Ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu con vịt để quảng bá văn hoá của dân tộc. Qua đó nhắc nhở con người nên dùng hàng việt để ủng hộ cho người lao động của Việt Nam. Nhân vật ông Cai Tuất là đại diện cho những người yêu nước bấy giờ, ông thà mất đi tất cả, nhất quyết không bán cho thực dân Pháp. Qua tác phẩm này chúng ta thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Đó chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời nay. Với nội dung như vậy có thể thấy chủ đề chính của truyện chính là ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc ta, khẳng định ý thức tự tôn dân tộc, cương quyết đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù.


Để truyền tải thông điệp mang tính thời đại như vậy, truyện ký Xà bông con vịt đã xây dựng một cốt truyện rất chặt chẽ. Tác phẩm bắt đầu bằng hình ảnh có phần không liên quan đến truyện, đó là việc chọn chó để thịt, chọn chó để nuôi của Cai Tuất. Cả vùng Sầm Giang này mấy ai không nể phục tài chọn chó tốt của Cai Tuất, ông ta chẳng giấu nghề mà còn phổ biến cho cả xóm làng cùng biết. Trong kinh nghiệm chọn chó của Cai Tuất thỉnh thoảng nhà văn còn chêm xen những kinh nghiệm dân gian như “Đốm đầu thì nuôi/ đốm đuôi thì thịt”. Một số những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian xuất hiện trong văn bản ký giúp cho câu chuyện trở nên thú vị, gần gũi và tạo được thiện cảm ở người đọc. Theo mạch dẫn dắt của người kể chuyện người đọc tiếp tục khám phá, đi theo hành trình gây dựng thương hiệu xà bông con vịt của Cai Tuất, trải qua muôn vàn những khó khăn của ông, cuối cùng phải tự tay đốt đi cơ nghiệp của mình để bảo vệ lòng tự tôn dân tộc. Truyện khép lại bằng hình ảnh Cai Tuất lạnh lùng châm lửa đốt cơ ngơi của chính mình gây dựng, mặc tiếng loa chu tréo của bọn thực dân ở bên ngoài. “Từng làn khói trắng nương gió kết tụ thành mây, trôi lang thang trên nền trời xanh thẳm quê nhà”. Dẫu bao tâm huyết của bản thân và anh em đã tan thành tro bụi nhưng Cai Tuất vô cùng hãnh diện với những việc mà mình vừa làm.


Làm nên thành công của truyện ký Xà bông con vịt phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Linh hồn của văn bản này chính là Cai Tuất. Cai Tuất được giới thiệu trong phần chú thích là một nhà trí sĩ yêu nước, vốn có nghề chọn chó rất nổi tiếng ở xứ Nam Kỳ. Vì tinh thần và lòng tự tôn dân tộc, không để thực dân đồng hoá dân tộc mình, Cai Tuất đã cùng với anh em gây dựng thương hiệu xà bông con vịt. Đây là thương hiệu xà bông mang mùi hương của các thảo mộc dân tộc, là sản phẩm của chính người Việt sản xuất. “Cố gắng cùng anh chị em công nhân làm hết sức mình và sống chết bám hãng xà bông hiệu Con Vịt vì sự tồn vong của đất nước”, không khí sản xuất vô cùng vui nhộn, anh em công nhân đoàn kết tạo nên một khối thống nhất, điều này khiến Cai Tuất vô cùng hãnh diện và tự hào. Phải tự tay thiêu đốt hiệu Xà bông Con Vịt vì không muốn hợp tác với kẻ thù, tác giả đã cho thấy sự đau khổ nhưng kiên quyết của Cai Tuất. Giữa một bên là tinh thần dân tộc một bên là lợi ích kinh tế, Cai Tuất đã sẵn sàng từ bỏ lợi ích của chính mình để giữ trọn lòng kiên trung với dân tộc. Đó chính là nét đẹp đáng quý của nhân vật này.


Mang hơi hướng của truyện ký, Xà bông con vịt thiên về ghi chép, miêu tả về con đường gây dựng thương hiệu xà bông của anh em Cai Tuất. Thông qua đó gián tiếp ca ngợi tinh thần đấu tranh và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân dưới thời Pháp thuộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn "Xà bông con vịt" - mẫu 6