Top 6 Bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6243

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1. Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc trong bài thơ: tiếc nuối, hụt hẫng trước sự thay đổi của người con gái mình yêu.

- Những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ thể hiện:

  • Hình ảnh, từ ngữ như khăn nhung quần lĩnh rộn ràng, áo cài khuy bấm nói về sự thay đổi của “em”; cái yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen để nói về sự chân chất, giản dị ngày trước; bộc lộ cảm xúc qua “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa”
  • Biện pháp tu từ: liệt kê (khăn nhung, quần lĩnh, áo cài, khuy bấm, yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen) ; điệp cấu trúc “nào đâu… cái”.

Câu 2. Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?

- Trước kia: “em” mang vẻ chân quê đầy giản dị, mộc mạc và dịu dàng với yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen. Hình ảnh đó làm cho “anh” xao xuyến, yêu thương.

- Bây giờ: “em” đã thay đổi từ khi đi tỉnh về, không còn là cô gái chân quê mà bị ảnh hưởng bởi chốn thị thành với “khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm”. Điều đó làm “anh” hụt hẫng, làm cho “anh” phải van xin “em” hãy trở lại như xưa.


Câu 3. Tác giả mong muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Thông điệp: Mỗi người hãy biết trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp chân quê và đừng theo đuổi những thứ hào nhoáng, phù phiếm bên ngoài mà phải chú trọng đến vẻ đẹp bên trong.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

         Văn bản thể hiện sự nhớ thương, mong đợi của chàng trai khi đợi người yêu đi tỉnh về. Nhưng thứ chờ đợi chàng trai không phải niềm hạnh phúc mà là sự tiếc nuối, thất vọng trước sự thay đổi của nguời yêu mình.


Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhân vật “tôi đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?

Trả lời:

- Nhân vật tôi thể hiện cảm xúc buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi gặp lại nhân vật em, vì “tôi” nhận thấy sự thay đổi của người yêu mình, không còn mộc mạc, giản dị như ngày trước.

- Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua:

+ Từ ngữ, hình ảnh: “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”,

                                 “nào đâu cái yếm lụa sồi

                                  Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

                                   Nào đâu cái áo tứ thân?

                                   Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?” 

+ Biện pháp tu từ: 

Liệt kê: hình ảnh yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen …

 Điệp cấu trúc: “nào đâu… cái”

Câu hỏi tu từ, câu cảm thán thán và thể thơ lục bát.


Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Hình ảnh “em” hiện lên trong cảm nhận của nhân vật “tôi”:

- Trước đây: Là cô gái dịu dàng, giản dị, mộc mạc - “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” …

- Hiện tại: Không còn mang dáng vẻ trong sáng, chân chất nữa – “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” …

= > Sự thay đổi này khiến cho nhân vật tôi cảm thấy buồn bã, hụt hẫng - “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa.


Câu 3 (trang 94 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Trả lời:

- Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy sống là chính mình, đừng vì chạy theo những thứ xa hoa, phù du mà đánh mất đi con người mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Câu 1. Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?

Trả lời: 

- Trong bài thơ, nhân vật “tôi” đã thể hiện những cảm xúc tiếc nuối, hụt hẫng khi nhận ra sự thay đổi của người con gái mình yêu và mong em hãy luôn giữ vẻ đẹp mộc mạc, giản dị thôn quê như ngày xưa.

- Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ như:

+ Từ ngữ, hình ảnh: 

+) Liệt kê hình ảnh yếm lụa sồi, áo thứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen để miêu tả về sự chân chất, giản dị đúng chất thông quê ngày xưa của cô gái và liệt kê hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm để miêu tả sự thay đổi của nhân vật “em”.

+ Biện pháp tu từ:

+) Liệt kê: Yếm lụa sồi, áo thứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen, khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm.

+ Điệp cấu trúc: "Nào đâu ... cái".

+) Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán và thể thơ lục bát.

Câu 2. Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?

Trả lời: 

- Trước kia: 

+ Hình ảnh “em” hiện lên dịu dang, chân quê, mộc mạc với yếm lụa sồi, áo thứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen. Hình ảnh đó làm cho “anh” xao xuyến, yêu thương.

- Bây giờ:

+ Hình ảnh “em” đã thay đổi từ khi đi tỉnh về, không còn là cô gái chân quê mộc mạc với lối ăn mặc khác xưa với khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm. Điều đó làm “anh” hụt hẫng, làm cho “anh” phải van xin “em” hãy trở lại như xưa.


Câu 3. Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Trả lời: 

Qua văn bản "Chân quê", tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp: Mỗi người lại mang trong mình vẻ đẹp riêng, DÙ là chân chất, mộc mạc hay sang trọng, quý phái đều có nét đẹp riêng của nó. Đừng vì những thứ phù phiếm, hào nhoáng mà quê đi bản chất, nét đẹp thật của mình. Đừng chỉ nghĩ khoác lên mình những bộ quần áo sang trọng mà có thể thay đổi được bản chất thật của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Chân quê
(Nguyễn Bính)

Câu 1: Nhân vật ” tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” đã thể hiện các cảm xúc:

– Cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối, xót xa trước sự thay đổi của nhân vật “em” – người con gái mình yêu.

– Tâm sự: mong em hãy giữ lại nét đẹp chân chất, mộc mạc của người dân thôn quê.

Cảm xúc, tâm trạng của chàng trai thể hiện tình yêu chân thành dành cho cô gái, thể hiện lòng thiết thâ với những nét đẹp văn hóa thôn quê.

– Điều đó thể hiện qua đặc điểm của thể thơ lục bát: Gieo vần bằng, vần lưng: tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát; tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo. Và sử dụng những câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc” nào đâu … cái” -> Bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.


Câu 2: Hình ảnh ” em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật ” tôi”?

Trả lời:

– Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh”, “áo cài khuy bấm ” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Em đã thay đổi từ một người con gái mộc mạc giản dị nay đã khoác lên mình vẻ ngoài khác lạ không còn như xưa.


Câu 3: Tác giả mong muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

Thông điệp: Hãy giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, đừng chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài, đừng khoác lên mình những thứ xa lạ, phù phiếm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Chân quê

Nguyễn Bính: (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ sớm.

- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

- Mất đột ngột 20/01/1966.

- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

- Sự nghiệp văn học:

Tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955).

-  Phong cách thơ: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê:

 + Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.

+ Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....


II. Tìm hiểu tác phẩm Chân quê

  1. Thể loại: Thơ    
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

-   Chân quê nằm trong tập Tâm hồn tôi (1937), được nhiều nhà phê bình đánh giá là bài thơ tiêu biểu về hồn quê của Nguyễn Bính. Bài thơ chất chứa niềm lo âu, day dứt, dự cảm của tác giả về những đổi thay nhanh chóng, làm mất đi sắc quê hương


Phương thức biểu đạt

Văn bản Chân quê có phương thức biểu đạt là biểu cảm.


Bố cục bài Chân quê

Gồm: 4 phần

+ Phần 1: Đoạn 1: Từ đầu đến “em làm khổ tôi”

+ Phần 2: Đoạn 2: Tiếp theo đến “cái quần nái đen”

+ Phần 3: Đoạn 3: Tiếp theo đến “cho vừa lòng anh”

+ Phần 4: Đoạn 4: Phần còn lại


Tóm tắt Chân quê

Tác phẩm "Chân quê" của Nguyễn Bính là một câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc và sâu sắc. Chàng trai trong câu chuyện này không thể giữ được vẻ đẹp chân quê của người yêu mình sau khi nàng trở về từ phương Tây. Điều này làm cho chàng rất buồn và thất vọng, bởi vì nét đẹp mộc mạc, bình dị của quê hương đã bị mất đi. Tác giả Nguyễn Bính đã sử dụng thể thơ lục bát để miêu tả câu chuyện tình yêu này, và qua đó truyền tải một thông điệp rất quan trọng đến độc giả. Tác giả muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi người rằng, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo tồn nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, vốn mang trong mình sự mộc mạc và đơn sơ. Chúng ta không nên quên đi nét đẹp của quê hương, mà cần phải luôn nhớ và trân trọng giá trị của nó. Tác phẩm "Chân quê" đã tạo được sự cảm động và cảm nhận sâu sắc đối với người đọc, và đồng thời truyền tải một thông điệp vô cùng ý nghĩa.


Giá trị nội dung

- Bài thơ là hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc.


Giá trị nghệ thuật

-   Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính được viết theo thể thơ lục bát để giọng điệu bài thơ trở nên tâm tình, tha thiết, thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn.

- Ngôn ngữ bài thơ bình dị, gần gũi, mộc mạc, mang đậm chất quê.

- Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung.

- Câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chân quê

  • Nhan đề Chân quê

- “Chân quê” - chính là những cái gốc gác của quê hương. Đó là những cái móng rễ, của quên hương mà mỗi người sinh ra trên đời đều được thừa hưởng.

- Lí giải sâu sắc hơn thì “chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiền, trong sáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê. Đó là vẻ đẹp yên bình, thanh bần nhuốm màu lên khung cảnh, cuộc sống ở quê.

= > Có lẽ rất yêu mến và mong muốn gìn giữ cái vẻ đẹp “chân quê” ấy nên tác giả đã không ngần ngại đặt tên cho tác phẩm của mình.

  • Hình ảnh em đi tỉnh về

- Hình ảnh nhân vật em xuất hiện ngày từ câu đầu bài thơ “Hôm qua em đi tỉnh về”

= > Thể hiện một câu chuyện tình yêu giữa chàng trai và cô gái thôn quê.

- Bởi ở chốn thị thành náo nhiệt, sẽ làm thay đổi con người, tâm hồn cô gái. Vì thế mà: “Hôm qua em đi tỉnh về/Đợi em ở mãi con đê đầu làng”.

+ Cụm từ “đợi mãi” cho thấy sự sốt ruột, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về. Mà không phải đợi trong làng mà ra tận đê đầu làng. Như vậy càng chứng tỏ, chàng trai vô cùng lo lắng, bồn chồn, tự hỏi không biết cô gái của mình đi tỉnh về sẽ như thế nào.

- Bao nhiêu nhớ nhung mong ngóng, bỗng trở thành nỗi xót xa, đau đơn khi thấy cô gái xuất hiện trước mắt với hình ảnh không thể bất ngờ hơn.

“Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”

+ Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm: những trang phục của người thành thị, với lối sống xa hoa đua đòi = > dành cho những cô gái lẳng lơ, rong chơi đàn đúm.

= > Giờ em vận vào người – nhìn em rộn rang trong trang phục đó khiền lòng tôi thêm khổ thêm sầu.

- Em đi về và những điều “chân quê” trong em đã không còn. Không còn áo yếm lụa sồi, chẳng còn cái dây lưng đũi mà hai người mới nhuộm hồi sang xuân. Cả cái khăn mỏ quả, cả cái quần nái đen… Tất cả những trang phục truyền thống, những vẻ đẹp tiêu biểu của thôn quê đã biến đi đâu mất.

“Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

+ Những trang phục ấy không đơn giản chỉ là trang phục của người con gái của chàng trai yêu mà đó còn là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa hai người.

= > Chàng trai đau đớn xót xa không chỉ vì vẻ thôn nữ trong trắng của người yêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một sự đổi thay trong tình cảm của hai người.

= > Đoạn thơ chính là nói về nỗi lòng của chàng trai dành cho cô gái. Chàng trai muốn khẳng định vẻ đẹp thành thị kia không hợp với cô gái chút nào.

= > Nhận xét chung: Môi trường xã hội có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới con người như thế nào. Hôm qua em mới đi tỉnh về thôi mà dường như mọi thứ ở con người em đã thay đổi.

  • Ước nguyện giữ lấy chân quê

- Chàng xót xa trước cảnh tượng ấy. Chàng biết rằng nếu nói ra người con gái sẽ mất lòng, sẽ tự ái nhưng chàng càng nhìn cô gái càng cảm thấy bi ai. Thế nên, dù kết quả ra sao, chàng vẫn quyết định:

“Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa”

+ Không phải là “xin” mà tác giả sử dụng từ “van” trong van nài.

= > Van nài ở đây mang hàm nghĩa là chàng trai đã thấu hiểu tấm lòng của cô gái. 

 = > Chàng trai tha thiết, xuống nước nhờ cô gái “hãy giữ nguyên quê mùa”. Không phải là xin xỏ cô gái điều gì đó chàng làm sai mà là vừa nhờ vả vừa cầu khẩn cô gái. Đúng là một cách dùng từ hoàn hảo và không thể thay thế. Chàng thẳng thắn chấp nhận sự “quê mùa” chữ không thể chấp nhận lối thành thị nửa mùa.

- Chàng trai kể ra chi tiết “quê mùa” mà cô gái đã từ bỏ:

“Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!”.

+ Chàng đã không ví dụ cách ăn mặc của cô gái trong trường hợp khác mà chính là hôm đi lễ chùa.

= > Đi lễ chùa bao giờ cũng thể hiện sự thành kính, tôn trọng của người tham quan. Do đó, chàng muốn nhận được sự thành kính, tôn trọng như trong lần đi đó. Bởi chàng muốn nàng hiểu, nếu cô mặc như thế không chỉ riêng chàng trai vừa lòng mà hết thảy thần linh, đất trời cũng ưng mắt.

- Chàng trai tiếp tục đưa ra những dẫn chứng chính xác giúp cô gái nhận ra điều mình đang làm là sai để thuyết phục cô.

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê”

+ hoa chanh đã nở ra ở giữa vườn chanh thì sẽ mãi là hoa chanh chứ không thể là hoa đồng tiền, hay hoa tuy luýp.

= > Em giữ chân quê, quê mùa không chỉ riêng cho anh, mà còn cho chính em, cho thầy u, cho xóm làng, cho quê hương đất nước. Thật là những lí lẽ hết thức xác thực.

= > Nhận xét chung:

Nhà thơ đi từ việc kể về những chi tiết thay đổi. Sau đó, bày tỏ xúc cảm và suy nghĩ của mình trước sự thay đổi đó. Rồi tới việc khẳng định lại vẻ đẹp của cô gái khi thật sự là mình như thế nào rồi nâng tầm quan trọng của sự gìn giữ đó lên thành cái chung của cả một dân tộc. Từng đó luận điểm thôi cũng đủ khiến cô gái kia phải nghĩ ngợi lại.

= >> Kết luận:

Nhưng cô gái có trở về “chân quê” xưa thì chàng trai hay chính tác giả vẫn man mác buồn. Bởi: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Dù em đã trở về là cô gái thôn quê như ngày xưa, nhưng ít nhiều hương phố xa hoa đã vấn vương trên người, trong tâm hồn cô gái ấy. Chúng thay thế cho hương đồng gió nội, cho những sự trong sáng thanh khiết của cô gái.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân quê" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Dàn ý phân tích bài Chân quê

a, Mở bài

Khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

b, Thân bài

- Tâm trạng mong đợi, bồn chồn nhớ người yêu của chàng trai trong khung cảnh làng quê.

- Hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch, muốn níu giữ vẻ đẹp  chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương tây xa lạ.

- Thái độ và cách cư xử của chàng trai khi người yêu thay đổi.

- Lời nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp.

c, Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Cảm nhận của em và bài học rút ra qua tác phẩm.


Phân tích bài Chân quê Văn 11 Chân trời sáng tạo

Trong phong trào thơ mới 1935-1945 Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa hiện đại vừa truyền thống. Cùng viết về đồng quê nhưng Đoàn Văn Cừ, Hoàng Bá Lân, Anh Thơ  thiên về lột tả các bức tranh quê chân thực còn Nguyễn Bính lại đi sâu diễn tả cái tình quê thấm thấm đẫm hồn quê. “Chân quê” là một bài thơ tiêu biểu diễn tả cái hồn quê của Nguyễn Bính, có thể coi Chân quê là một tuyên ngôn sống,  tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông  đã trung thành với tuyên ngôn đó.


Đọc bài thơ cho thấy hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch, muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương tây xa lạ, cứ ám ảnh người đọc khôn nguôi.  Tình yêu của trai gái quê vốn giản dị gắn bó với những truyền thống thôn quê, từ lời ăn tiếng nói đến cách ăn mặc, lối sống của người quê. Người yêu đi tỉnh chơi,  chàng trai bồn chồn mong đợi, chàng ra tận con đê đầu làng đón người yêu. Con đê là vật bảo vệ xóm làng, cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt của người dân vùng quê, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi của người thôn quê. Tâm trạng mong đợi, bồn chồn của chàng trai trong khung cảnh làng quê được nhấn mạnh hơn nữa ở từ “đợi” và từ “mãi”. Nhưng chàng bất ngờ, ngỡ ngàng của sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng người yêu như trở thành một người xa lạ.


“Hôm qua em đi tỉnh về,

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuу bấm, em làm khổ tôi!”


Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những thứ xa lạ với thôn quê, là đặc sản của thành thị, tiêu biểu cho lối sống thị thành giữa khung cảnh làng quê bỗng trở lên xa lạ trước mắt chàng trai. Tuy vậy, đó mới chỉ là sự thay đổi bên ngoài, cái đáng sợ hơn là sự thay đổi bên trong tâm hồn cô gái. Chỉ với từ “rộn ràng”, Nguyễn Bính đã thể hiện hết sức rõ ràng sự thay đổi không chỉ ở tiếng sột soạt của khăn nhung quần lĩnh mà còn là sự thay đổi về tinh thần của cô gái, từ rộn ràng gợi cho người đọc hình ảnh cô gái đang sung sướng, hí hửng, thích thú với trang phục mới lạ của mình. Chính cái sự thay đổi bên trong của người yêu đã làm chàng trai đau khổ. Cố nén lòng mình, chàng vẫn không thể giấu được  thái độ trách móc người yêu dù làm trách móc nhẹ nhàng “áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”, là lời than của chàng trai, cũng có thể hiểu là lời trách nhẹ nhàng đối với người yêu. Thường những người yêu nhau thường xưng hô với nhau là anh-em, chàng  trai dùng đại từ nhân xưng “tôi” với người con gái mình yêu đã  thể hiện rõ ý trách móc của mình. Chàng trai còn thể hiện sự trách móc xót xa đau khổ trước sự thay đổi của người yêu và sự  nuối tiếc sắc đẹp thôn quê qua một loạt câu hỏi “Nào đâu”


“Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?

Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?"


Chàng trai đã dùng yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen là những đặc trưng cho thôn quê để đối trọng lại với khăn nhung quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những trang phục biểu trưng của thành thị. Chàng trai cố níu giữ nét quê dù biết không thể được. Cái khuy bấm, khăn nhung, cái  quần lĩnh nào có tội tình gì đáng trách, mà cái trách ở đây là người dùng nó không phù hợp với hoàn cảnh. Một cô tân thời giữa những người dân quê giản dị. Không những không hòa đồng mà còn trở lên xa lạ, khó chấp nhận trước mắt dân quê, nhất là khi cô tân thời đó vốn là một cô gái chân quê. Nhận thức được điều đó, chàng bèn thay đổi thái độ ứng xử phù hợp với thực tế, từ xưng “tôi” chàng trở lại xưng “anh” với  người yêu, điều đó đã thể hiện rõ quá trình xuống thang chiều chuộng người yêu của chàng trai.


“Nói ra ѕợ mất lòng em

Van em em hãу giữ nguуên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”


Tác giả không dùng từ “xin’ mà thay vào đó là từ “van”. “Van” ở đây hàm chứa ý nghĩa là chàng trai đã thấu hiểu tấm lòng cô gái. Nhưng chàng trai mong muốn một cách tha thiết rằng cô gái hãy giữ nguyên vẹn cái hồn quê, những thứ bình dị trong cuộc sống hằng ngày ở vùng quê. Không phải vì chàng trai đã làm sai điều gì mà là nhờ vả, cầu xin, van nài cô gái. Đúng là cách dùng từ hoàn hảo lột tả hết cung bậc cảm xúc và tâm trạng của chàng trai lúc bấy giờ. Chàng trai chấp nhận sự “quê mùa” mộc mạc, chất phác chứ không phải lối sống thành thị xa hoa. Đến hai câu tiếp theo, tác giả đã khéo léo sử dụng nhiều thanh bằng, đặc biệt là từ “đi”, từ thứ tư câu lục thường là thanh chắc thì tác giả lại dùng thanh bằng làm sắc thái tình cảm thay đổi rõ rệt từ trách móc xuống van xin. Khi đọc câu thơ lên ta thấy được sự tự nhiên, đem đến cho bạn đọc xúc cảm rõ rệt. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa thể thơ truyền thống và thể thơ mới, một sự phá cách có hiệu quả. Cao. Cách nói của chàng trai qua đoạn thơ này thật nhẹ nhàng, dè dặt, ý tứ, tế nhị bộc lộ tình yêu tha thiết đến tội tội nghiệp, chân thành, mộc mạc mà thấm thía của mình đối  với người yêu. Cách nói ấy rất gần gũi với cách nói của ca dao. Không dừng lại ở van xin người yêu là hãy chiều mình, chàng trai còn nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng nên.


“Hoa chanh nở giữa vườn chanh,

Thầy u mình với chúng mình chân quê.”


Truyền thống tốt đẹp lâu đời, đạo lý dân tộc mà chàng trai dùng để khuyên nhủ thật có sức thuyết phục đối với người xứ quê. “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” là cách nói ẩn dụ nhưng cũng thể hiện một quy luật tự nhiên rằng “thầy u mình với chúng mình chân quê”. Lối nói ấy gửi gắm thông điệp hãy biết trân trọng, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Đừng để  cám dỗ bởi lối sống xa lạ với dân tộc. Bài thơ khép lại bằng  2 câu:


“Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”


“Hôm qua” được láy lại là để nhấn mạnh chuyển đổi thay của cô gái đã là chuyện quá khứ, nhưng quá khứ ấy chưa xa, sự đổi thay đó diễn ra chỉ một lần đi tỉnh về càng làm  cho chàng trai đau xót. Ở đầu bài thơ “Hôm qua” là tâm trạng háo hức, ngấp ngỏm, mong đợi người mình yêu với tình cảm thiết tha, êm ấm, nhưng ở cuối  bài “hôm qua” lại là tâm trạng chua xót, đau khổ, nuối tiếc “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” ở người yêu. Hình ảnh ẩn dụ “hương đồng gió nội” thể hiện cái tình quê, hồn quê khá sắc nét, là một cảm xúc tiêu biểu cho hồn thơ của  Nguyễn Bính.


Bài thơ chất chứa niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và diễn cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc. Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp 2/2 đều đều nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc  tình cảm khác nhau mà chung thủy, thì câu “thầy u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự đảo phách đã tạo lên hiệu quả, có sức khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nguyễn Bính muốn nhắn gửi qua bài thơ là hãy giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông, dân tộc qua bài “Chân quê” đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .