Top 4 Bài thuyết trình giáo viên dạy giỏi nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi chi tiết nhất

423k

Hội thi giáo viên dạy giỏi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên...xem thêm ...

Top 0
(có 18 lượt vote)

Bài thuyết trình: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triên ngôn ngữ

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 36 tháng tuổi phát triên ngôn ngữ”.


Kính thưa ban giám khảo!


Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi nói riêng được xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Đối với trẻ mầm non nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc. Ngôn ngữ của trẻ phát triển hàng ngày theo các độ tuổi khác nhau.


Trẻ 24 - 36 tháng tuổi là thời kỳ ngôn ngữ phát triển mạnh nên vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tốt đòi hỏi người giáo viên cần có những giải pháp hay, hấp dẫn nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động, nhằm mục đích dạy cho trẻ nói chính xác, nói chuẩn tiếng việt, câu nói có nghĩa.


* Thuận lợi


Trong năm học tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi bản thân đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của ban 2 giám hiệu nhà trường, công đoàn. Sự đoàn kết nhất trí cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp trong nhà trường. Chuyên môn nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các chuyên đề để giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn, đồng thời nhận được sự ủng hộ quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.


Phòng học có diện tích đủ theo quy định có đủ đồ dùng, đồ chơi, máy tính, máy chiếu ... phục vụ các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.


Giáo viên nhiệt tình trong phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.


Các cháu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, được học theo đúng lứa tuổi và đều rất thích hoạt động vui chơi. Trẻ rất thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ, đọc các bài đồng dao, các câu ca dao, tục ngữ …


Bản thân tôi, là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con em mình, bên cạnh đó bản thân còn thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm. - Học sinh học chia theo độ tuổi nên việc thu nhận kiến thức khá đồng đều.


* Khó khăn


- Cơ sở vật chất của trường đang còn gặp nhiều khó khăn như phòng học đang còn thiếu một số nhóm lớp còn học nhờ, học tạm, lớp quá tải.


- Đội ngũ giáo viên chưa đủ định biên trên lớp.


- Các cháu nhỏ mới bắt đầu đến lớp nên còn hay khóc nhiều và chưa thích nghi với các điều kiện sinh hoạt của trẻ.

- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn không đồng đều, trẻ hứng thú nhanh nhưng cũng nhanh chán, nhanh quên ngay. - Đa số trẻ là con em nông thôn nên còn nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp, một số trẻ còn chậm nói, hay nói ngọng, nói lắp...

- Nhiều trẻ chưa biết sử dụng và xắp xếp các từ thành câu khi nói nên khi nói còn bỏ bớt âm, bớt từ.

- Bên cạnh những phụ huynh quan tâm phối kết hợp tốt với giáo viên nhưng cũng còn rất nhiều phụ huynh vẫn chưa chú ý đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và phối kết hợp tốt với giáo viên.


Qua quá trình khảo sát sự phát triển ngôn ngữ ở trên đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, tôi nhận thấy phần đa số trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ, nên bản thân tôi đã học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giải pháp hay, hấp dẫn để giúp trẻ phát huy hết khả năng ngôn ngữ của mình.


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


* Giải pháp 1: Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ 24- 36 tháng tuổi - Khi trẻ bắt đầu đến trường trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin nên trẻ không thích chơi với bạn, trẻ nói còn ít. Nên giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm này để có biện pháp thu hút trẻ vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ bằng cách gần gũi và chủ động giao tiếp với trẻ.


- Trẻ 24 – 36 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu làm quen với các hoạt động nên trẻ chưa quen khả năng chú ý, trẻ chưa thật tự tin, chưa tích cực trong các hoạt động, khả năng phát âm chưa rõ ràng, chưa diễn đạt thành thạo, câu từ của trẻ chưa chính xác vì vậy giáo viên phải hiểu rõ được đặc điểm này.


- Trẻ 24 -36 tháng tuổi khả năng diễn đạt còn hạn chế trẻ hay nói ngược, chưa biết sắp xếp câu để diễn đạt cho hay, cho đúng diễn đạt còn ngắt quãng câu có hai từ ngắt nghỉ không đúng lúc đúng chỗ.


* Giải pháp 2:


Nắm vững phương pháp dạy học Chuyên môn là yêu tố quan trọng nhất của bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là giáo viên người đóng vai trò cốt lõi trong việc ươm mầm một thế hệ mới. Là một giáo viên mầm non khi dạy một bộ môn nào đó thì phải hiểu được phương pháp của bộ môn đó và yêu cầu của từng hoạt động với trình độ nhận thức cũng như khả năng của trẻ tại nhóm lớp của mình. Bên cạnh đó ta thấy hoạt động học là hoạt động có trình tự, có phương pháp và các hướng dẫn riêng biệt. Chính vì vậy người giáo viên khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào để đạt được kết quả mong muốn cần phải nắm vững phương pháp của hoạt động và linh hoạt trong các hình thức tổ chức. Do đặc điểm của lứa tuổi 24 - 36 tháng nên khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi luôn tìm tòi, khám phá phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học theo phương châm “Linh hoạt, sáng tạo”. Dựa trên đặc điểm hoạt động của trẻ là “Học mà chơi, chơi mà học” nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.


Trong các hoạt động tôi luôn chú ý đặt câu hỏi mang tính chất gợi mở dễ hiểu để trẻ trả lời, không đưa ra câu hỏi mang tính chất áp đặt chung chung. Tôi thường đặt ra những câu hỏi dễ mang tính kích thích từ đó giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và cũng thông qua các câu trả lời và thảo luận đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mặt khác qua câu trả lời của trẻ cô chú ý nhắc trẻ trả lời đủ câu, phất âm to, rõ ràng, mạch lạc và sửa sai luôn cho trẻ và giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ, tôi luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn giao lưu, thảo luận với cô hoặc với các bạn về các nhân vật trong tác phẩm để kích thích tính tìm tòi và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua các giờ đọc thơ hay kể chuyện tôi tích hợp lồng ghép các trò chơi nhằm khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu của các nhân vật trong thơ, trong chuyện từ đó góp phần phát triển vốn từ của trẻ phong phú hơn.


* Giải pháp 3: Luyện phát âm đúng cho trẻ


- Rèn luyện khả năng nghe Khả năng phản ứng và nghe các âm thanh tự nhiên xuất hiện khá sớm từ lúc trẻ mới lọt lòng mẹ nhưng mức độ phản ứng ở mỗi trẻ khác nhau. Để trẻ nghe, hiểu chính xác lời nói của người lớn, trước hết chúng ta cần phải rèn luyện khả năng nghe để từ đó trẻ có khả năng nói tốt hơn.


- Rèn luyện khả năng phát âm Để rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ giúp trẻ được nói và nói chính xác hơn thì giáo viên trước hết phải có kỹ năng nói chính xác, nói chuẩn tiếng việt, người giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được nói.


Giải pháp 4: Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan Việc nghiên cứu và sử dụng đồ dùng trực quan được diễn ra song song trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đồ dùng trực quan sử dụng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cách thức giáo viên cho trẻ tri giác bằng các giác quan của mình đối với đối tượng nhằm mục đích giúp trẻ mở rộng vốn từ. Đồ dùng trực quan góp phần rất quan trọng vào sự tích cực hoạt động của trẻ và đem lại hiệu quả cao cho giờ học, vì vậy trước khi vào giờ học tôi đã nghiên cứu kỹ và đã chuẩn bị đồ dùng trực quan đầy đủ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phải có tính thẩm mỹ, hấp dẫn gắn với chủ đề và phù hợp với thực tế, quan trọng nhất là thu hút được tính tích cực của trẻ vì khi sử dụng đồ dùng trực quan trẻ được tiếp xúc trực tiếp như: Quan sát, cầm nắm đưa ra nhận xét của mình từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển vốn từ. Tuy nhiên tùy vào từng hoạt động mà giáo viên chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng trực quan khác nhau, không nhất thiết phải chọn tranh ảnh, mô hình hay vật thật.


Giải pháp 5: Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi và lồng ghép các hoạt động

Giải pháp 6: Trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh


Khi áp dụng các biện pháp này vào trong hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã được nhiều đồng nghiệp góp ý để phát huy tối ưu biện pháp và từ đó nhân ra các lớp để áp dụng trong toàn trường. Vì vậy phong trào giáo dục trong nhà trường cũng được cải thiện đáng kể.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 36 tháng tuổi phát triên ngôn ngữ”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 3 lượt vote)

Bài thuyết trình: Một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng ham thích đến lớp học

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng ham thích đến lớp học”.


Kính thưa ban giám khảo!


Đối với trẻ nhà trẻ 25-36 tháng việc hàng ngày đến lớp chưa thành thói quen của trẻ. Do trong độ tuổi này trẻ đang được bố mẹ dìu dắt từng bước đi, bón từng thìa cơm chăm cho từng giấc ngủ, nên việc rời bố mẹ đến lớp hằng ngày với trẻ là việc rất khó khăn. Chính vì vậy là giáo viên mầm non dựa trên thực tế trẻ trong độ tuổi mầm non nói chung và nhà trẻ 25-36 tháng nói riêng đến lớp đang còn là nghĩa vụ tôi trăn trở muốn tìm ra nhiều biện pháp hay để trẻ lớp tôi lớp nhà trẻ ham thích hơn đến lớp học hàng ngày.


1.Thuận lợi:

- Hiện nay trường có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ các môn học cũng như việc vui chơi của trẻ. Để tạo cho trẻ không khí đến lớp tốt hơn.

- Đầu năm học nhà trường ưu tiên bố trí giáo viên cho nhóm nhà trẻ để cùng chúng tôi tiếp xúc giao lưu với trẻ và phụ huynh để hiểu thêm về tính cách cũng như sở thích của trẻ.

- Nhà trường bổ sung mua đồ dùng đồ chơi cho lớp.

- Bản thân tôi cũng cần cố gắng rất nhiều trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.


2. Khó khăn:


Nhiều trẻ mới đi học còn khóc nhè, không chịu vào lớp, cô bế không chịu, thậm chí còn đánh mạnh vào ngực cô, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc dạy dỗ, chăm sóc và quản lý trẻ. Trong những ngày đó, nhiều cô phải tất bật từ sáng đến trưa, nào dỗ dành, ẵm bồng, kéo co, vật vã với trẻ. Các cháu khóc, quấy, giãy, đạp, thậm chí đánh cả cô. Đến giờ ăn thì trẻ khóc, không chịu ngồi ăn, rồi ho, ói. Đến giờ ngủ cô giáo phải ẵm ru ngủ. Có trẻ mệt quá ngủ thiếp đi, có trẻ không chịu ngủ thì cô phải ẵm ra sân chơi vì sợ ảnh hưởng đến cháu khác. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đối với trẻ: sụt cân, bệnh, sợ hãi đám đông, sợ tiếp xúc với nhiều người, trở nên nhút nhát, trầm uất...


Các cô giáo cũng không sung sướng gì khi phải liên tục lau sàn lớp (do học sinh ói, tè...), có cô hai tay bế hai cháu (còn 2-3 cháu khác vừa khóc vừa bám lấy áo cô đòi bế), có cô thì một tay bế cháu này, tay kia lấy khăn giấy chùi mũi cho một cháu khác...“Thường chỉ một, hai tuần là ổn. Cũng có bé dễ chịu, chỉ khóc 2-3 ngày. Nhưng cũng có bé khó lắm, cả tháng mới thích nghi được”. Có lẽ hình ảnh của ngày đầu tiên quá kinh khủng đã khiến các cháu khó thích nghi với lớp học. Một lớp học có hơn 20 cháu khóc rền rĩ, các bé cứ gào lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi”, bé thì chạy ra cửa lớp giơ hai tay lên: “Bế a, bế a”, có bé còn ói hết ra sàn lớp, rồi tè, ị ra quần... Các cô giáo cứ luôn chân luôn tay vừa dỗ dành, vừa dọn đồ ói, thay quần áo cho các cháu... Học sinh đông, việc nhiều nên các cô không thể dỗ dành tất cả các cháu trong lớp.


Từ thực trạng của trẻ nhà trẻ nói chung và lớp tôi nói riêng về việc giúp trẻ thích được đến lớp cùng cô giáo và các bạn tôi đã đưa ra một số biện pháp sau:


1: Điều tra thực tiễn để nắm bắt tâm lý của trẻ, tạo được niềm tin với trẻ và phụ huynh.


- Trong giờ đón và trả trẻ: Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn giúp cho giáo viên nhìn nhận chính xác được về tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có một tính cách khác nhau. Trò chuyện với phụ huynh về trẻ để biêt bé thích ăn những gì không ăn gì và ngủ như thế nào. Những ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ. Khi được ba mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên trẻ thường ôm chặt lấy ba mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một cách dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và tách rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ cô, sợ đi học. Chính vì thế khi tiếp xúc lần đầu tiên với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cười và làm quen bằng những câu hỏi đơn giản thân mật như: “Con tên gì?”, “Con mấy tuổi?”, “Con có muốn vào lớp chơi cùng cô và các bạn không?”… Sau đó trò chuyện với phụ huynh và từ từ vuốt ve trẻ, kế đến là nắm tay trẻ thật nhẹ nhàng, đó là bước khởi đầu để trẻ cảm thấy an lòng. Sau đó trưng bày đồ chơi hoặc tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ. Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng mẹ mà không chịu chơi cùng bạn. Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán của trẻ để dễ dàng thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp. Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh yên tâm khi gửi con cho các cô để phụ huynh yên tâm để con mình ở lại cho cô giáo.


Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để giúp trẻ thích nghi với lớp được tốt hơn. Đầu năm trẻ của tôi khóc rất nhiều, khi đón trẻ 5 tôi thường an ủi phụ huynh trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho con, sợ con sẽ khóc nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Những lời động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và khi nhận trẻ từ tay ba mẹ tôi nắm tay trẻ, ở gần bên trẻ và nói chuyện thật nhẹ nhàng. Đối với các cháu lần đầu tiên đến trường, thường ôm chặt lấy bố mẹ không chịu rời, tôi không vội vàng tách cháu ra khỏi vòng tay phụ huynh ngay mà chỉ đến chào hỏi phụ huynh, trò chuyện, mỉm cười với trẻ để làm quen trẻ tránh cho trẻ bị hụt hẫng và có cảm giác bị bỏ rơi. Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng bố mẹ mà không chịu chơi cùng bạn. Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán, sở thích của trẻ để dễ dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp.


2: Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi.


Tôi tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp. Để kích thích sự sáng tạo ham học hỏi của những trẻ hiếu động tôi giới thiệu cho trẻ tham gia chơi ở góc xây dựng tạo sự hứng thú cho trẻ. Sau đó tiếp tục cho các cháu chơi ở những góc chơi khác. Trưng bày ở các góc chơi nhiều đồ chơi hấp dẫn do nhà trường mua sắm phục vụ cho các cháu. Ngoài ra tôi còn tận dụng thời gian rảnh của mình làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu từ phế thải như hộp sữa chua tạo ra những con vật ngộ nghĩnh, những chiếc đu quay như thường ngày bé chơi. Từ những bìa cat tông cùng những mảnh xốp vụn tạo nên những cây hoa xinh xắn… kích thích trẻ chú ý và thích chơi.


3: Tạo ra môi trường đẹp thu hút sự chú ý trẻ.

4: Tập cho trẻ quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói quen cũ của trẻ.

5: Tạo sự gần gũi thân thiện với trẻ.

6: Hết lòng mến trẻ yêu nghề.

7: Tạo sự thích thú với trẻ qua giờ học, dạo chơi.

8: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.


Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào việc đưa trẻ ham thích được đến lớp và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu cho trẻ theo chương trình hiện hành. Từ những cơ sở thực tiễn trên, tôi nhận ra rằng giữa giáo viên, nhà trường, gia đình trẻ phải có sự thống nhất trong toàn bộ quá trình chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ở cả hai môi trường: trường mầm non và gia đình. Trẻ mầm non còn rất non nớt, không thể tự phát triển mà có vai trò dẫn dắt của người lớn. Vì vậy việc giáo dục mầm non phải thể hiện được vai trò chủ đạo của giáo viên, đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân, vốn sống của trẻ. Qua các bước phân tích trên, tôi đã rất đạt hiệu quả trong việc thu nhận trẻ mới và rất mong sẽ có nhiều phụ huynh tin yêu gửi con luôn an tâm về cách chăm sóc, giáo dục trẻ theo các hướng đã đề ra.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng ham thích đến lớp học”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 5 lượt vote)

Bài thuyết trình: "Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi"

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”.


Kính thưa ban giám khảo!


Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, tôi là một giáo viên mầm non không ngừng học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản, nhằm chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một các toàn diện. Muốn trẻ phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức là đủ, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác như: Nhà trường, gia đình, xã hội và môi trường, mà trong đó tôi thấy yếu tố chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non là việc cần được quan tâm hàng đầu vie: Trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 24 – 26 tháng còn rất nhỏ, cơ thể bắt đầu phát triển nhanh, mạnh về thể chất và tinh thân.


Như chúng ta đã biết giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ lứa tuổi 24-36 tháng. Bởi sau mỗi giấc ngủ tinh thần của trẻ sẽ được sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Nên mỗi chúng ta, đặc biệt là các cơ quan thần kinh được phục hồi. Nên mỗi chúng ta, đặc biệt là các cô giáo mầm non cần phát huy tốt vai trò người mẹ thứ hai của trẻ chu đáo ở mọi lúc mọi nơi.


Nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành đẩy đủ và vui chơi thôi chưa đủ, mà trẻ cần phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đủ giờ và đủ giấc. Đồng thời cần rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ. Ngoài ra phòng ngủ của trẻ phải sạch thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Như vậy cơ thể trẻ sẽ được khoẻ mạnh, hoạt động vui chơi tích cực và học tập tiếp thu bài tốt. Đối với tôi là một cô giáo mầm non, biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Cho nên tôi Thấy việc tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ trong trường mần non là vô cùng cần thiết.


a. Thuận lợi:

  • Nhà trường đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất
  • Trẻ đa số được phụ hinh quan tâm
  • Cô giáo tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương trẻ
  • Được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và giúp đỡ sát sao.

b. Khó khăn:

  • Lớp tôi cháu ghép ở hai độ tuổi (tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé)
  • 100% cháu ở lứa tuổi nhà trẻ đi học lần đầu, trẻ còn nhỏ chưa có ý thức, thích gì làm đấy, hay đi lại lung tung, không dó nề nếp trong các hoạt động.
  • Một số phụ huynh nuông chiều con cái.

Biện pháp 1:


Để giúp các cháu ngủ được sâu giấc, hàng ngày khi chăm sóc trẻ tôi đã gần gũi với trẻ để tìm hiểu tâm sinh lí của từng cháu, rồi từ đó nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ như: Cháu hay đổ mồ hôi trộm, cháu yếu thận, cháu hay giật mình, cháu mới ốm dậy, cháu ăn ít, cháu mới đi học, cháu khó ngủ...Đối với các cháu có những đặc điểm cá biệt trên, tôi đã phải cố gắng và tìm ra các giải quyết tốt nhất đó là: những cháu yếu thận, cháu hay đổ mồ hôi trộm, tôi xếp cho các chấu nằm ngủ riêng một dãy để tiện việc chăm sóc khi cần thiết và nhắc trẻ đi vệ sinh kịp thời, mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các cháu khác. Đối với những cháu mới ốm dậy, cháu mới đi học, cháu ăn ít, cháu hay giật mình, cháu khó ngủ, tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh về bữa ăn, giấc ngủ của trẻ hàng ngày, để về nhà gia đình phối hợp cùng nhà trường có chung biện pháp chăm sóc và rèn nề nếp cho trẻ được tốt hơn.


Ngoài ra tôi còn mạnh dạn trao đổi với các cô, bác trong tổ nhà bếp để chế biến những món ăn hợp khẩu vị cho các cháu. Có như thế các cháu người mới khoẻ mạnh, ngủ ngon giấc và ngủ say hơn.


Biện pháp 2:


Đưa trẻ vào giấc ngủ Việc tạo cho trẻ một tâm thế yên tâm thoải mái khi ngủ ở trường với cô giáo và các bạn là vô cùng cần thiết, như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng. Tôi thường hát cho trẻ nghe những bài hát ru hoặc mở đài nho nhỏ cho trẻ nghe những làn điệu dân ca quen thuộc, để giấc ngủ đến với trẻ được tự nhiên và thật thoải mái, mà không bị gò bó. Bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị đầy đủ chăn, chiếu, gối, đệm cho trẻ nằm, đồng thời chú ý đóng cửa chớp, kéo rèm để tạo ánh sáng phù hợp giúp trẻ đi vào giấc ngủ ngon.


Biện pháp 3: Chăm sóc tốt giấc ngủ của trẻ Trong giờ ngủ của trẻ tôi luôn có mặt tại phòng ngủ để trông và quan sát trẻ ngủ, để sửa lại các tư thế nằm cho trẻ mà khi ngủ say trẻ thường đạp chăn ra khỏ người, có trẻ bị hở lưng, hở bụng tôi kéo quần áo cho trẻ kịp thời hoặc có trẻ nằm ngoài cựa mình dễ lăn ra khỏi đệm xuống nền nhà, nếu có cháu nằm sấp không đúng tư thế tôi sửa lại luôn cho cháu ngủ được thoải mái hơn. Có cháu khi ngủ say thường hay giật mình hoặc mê sảng khóc nhè, những lúc như thế tôi luôn có mặt kịp thời vỗ về và xoa đầu để cháu lại ngủ tiếp.


Biện pháp 4: Chuẩn bị đủ đồ dùng để chăm sóc trẻ ngủ Muốn các cháu có một giấc ngủ say mà không bị gò bó, tôi luôn chú ý đến giấc ngủ của các cháu, trẻ có ngủ đúng giờ và đủ giấc, khi thức dậy tinh thần mới sảng khoái, hoạt động mới tích cực, ăn sẽ ngon miệng, người sẽ khoẻ và tăng cân đều. Đặc biệt về mùa đông, trước khi trẻ đi ngủ tôi thường cới quần áo, nới dây mũ, khăn cho trẻ, sau đó quần áo của trẻ được gấp lại gọn gàng để tránh nhầm lấn và khi trẻ ngủ dậy tôi lại mặc ngay cho cháu kịp thời để khảo bị lạnh. Mùa đông các cháu ngủ được đắp chăn đủ ấm và nằm trên đệm, mùa hè phòng ngủ có đủ quạt mát cho các cháu ngủ ngon giấc. Tôi luôn chú ý tránh không cho trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà và dưới quạt. Ngoài ra những ngày nóng bức, nhiệt độ cao đề phòng tránh tình huống mất điện đột xuất, tôi đã chuẩn bị sẵn một quạt nan để chị em trong lớp phân công quạt cho từng nhóm trẻ, như vậy trẻ sẽ không bị khó chịu và ngủ được yên giấc.


Trên đây là những việc tôi đã làm hàng ngày, để chăm sóc tốt giấc ngủ cho các cháu. Muốn các cháu được phát triển một cách toàn diện, không chỉ cho ăn uống, học hành, vui chơi là đủ, mà còn phải tổ chức cho các cháu ngủ đúng giờ và đủ giấc. Có như vậy tinh thần của các cháu mới sảng khoái, nhanh nhẹn, hoạt bát và cháu sẽ hoạt động một cách tích cực, các cháu sẽ ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, trẻ tăng cân đều, có sức khoẻ tốt, trẻ đi học đều và tiếp thu bài học một các có hệ thống.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 8 lượt vote)

Bài thuyết trình: "Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng"

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng”.


Kính thưa ban giám khảo!


Trong những năm qua nghành giáo dục đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường mầm non. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong mọi hoạt động là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt về nề nếp, trong sinh hoạt đồng thời giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen nề nếp không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của trẻ. Vì vậy cô giáo cần bồi dưỡng thói quen nề nếp tốt giúp cho trẻ từ nhỏ. Nên tôi chọn đề tài này là: “ Rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24- 36 tháng”.


a. Thuận lợi


- Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ở địa phương và ban giám hiệu nhà trường cùng bạn bè các đồng nghiệp.

- Phòng học rộng rãi thoáng mát thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ.

- Do trường ở trung tâm nên việc cập nhật thông tin nhanh, với những thông tin trao đổi qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong năm học.

- Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ, đóng góp các khoản đúng theo quy định.

- Bản thân tôi tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của nghành học mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng …


2. Khó khăn


- Với đặc diểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói, đang phát triển. Do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, tính dụt dè nhút nhát, cá tính.. còn nhiều ở trẻ.

- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp cho trẻ chưa quan trọng.


Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24-36 tháng.


Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp, bản thân tôi từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất.


- Bản thân luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết “quy chế nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục rẻ được tốt hơn. Luôn tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do phòng, cụm liên trường và
nhà trường tổ chức.


- Thường xuyên tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp, thói quen học tập, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho bản thân.thường xuyên rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ phù hợp, đúng quy trình của độ tuổi 24 - 36 tháng.


Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp:


Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng và sắp xếp chỗ ngồi cho các cháu một cách hợp lý:

+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn

+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình

+ Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn

+ Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết. Bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi.


Biện pháp 3: Tăng cường làm và siêu tầm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp và sáng tạo cho trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi.


Bản thân tôi đã không ngừng việc sưu tầm những nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung, với độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với của trẻ để trẻ thu hút vào mọi hoạt động một cách thỏa mái và tự tin hơn.


Biện pháp 4: Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt dộng trong ngày.

Biện pháp 5: Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động mọi lúc mọi nơi.

Biện pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, kết hợp với phụ huynh

Biện pháp 7: Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ


Qua một năm học tôi kiên trì thực hiện một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ, đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, và các bạn cũng thích đi học có nề nếp tham gia trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn.


Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng".

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là danh sách các bài thuyết trình giáo viên dạy giỏi nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .