Top 7 Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" (lớp 9) hay nhất

7601

Kho tàng tục ngữ của ông cha ta là cả một kho tàng kinh nghiệm sống quý báu được đúc rút từ trải nghiệm sống của con người suốt từ thời cổ đại. Và họ...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" - mẫu 1

Trong cuộc sỗng, con người phải đứng trước muôn vàn những khó khăn, gian khổ. Trong quá trình cố gắng tư duy tìm tòi để giải quyết ta sẽ tìm ra các phương hướng thực hiện tốt nhất. Chính vì thế mớ có câu “Cái khó ló cái khôn”.


Câu tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm bao đời của cha ông ta về cuộc sống. “Cái khó” là cách mói tắt của những cái khó khăn, chông gai trong cuộc sống nói chung. Cuộc sống có muôn vàn điều diễn ra thường xuyên, cùng một lúc nên rất nhiều thứ khó khăn đôi khi cùng xuất hiện thử thách con người.Còn “cái khôn”, tức là sự thông minh, những sáng tạo, trí khô của con người. Trong khó khăn, con người nhanh nhạy có tư duy sẽ tìm ra phương án giải quyết, đó là trí khôn của con người. Câu tục ngữu là lời khẳng định chắc chắn rằng trong hoàn acnhr càng khó khăn càng thúc đẩy con người ta cố gắng, bộc lộ ra những giá trị của bộ não chính mình.


Thực tế, hoàn cảnh tác động rất nhiều đến con người ta rất nhiều. Tùy trong mỗi hoàn cảnh mà mõi người có một trạng thía tâm lí riêng, có những quyết định hành động riêng. Hoàn cảnh cũng ép buộc con người đoi khi ở trong thế bị động. Đặc biệt trong những hoàn cảnh bí bách, con người ta thường bộc lộ rõ bản chất của mình, những điều tiềm ẩn ở sâu bên trong. Con người dù ở thời đại nào, ở không gian nào cũng đều luôn mang trong mình khao khát hướng đến những điều hạnh phúc hơn. Chính vì vậy, họ không châp nhận phải sống khổ, sống không như mong muốn, vì vậy mà nỗ lực không ngừng vươn lên. Sự nỗ lực ấy sẽ thúc đẩy trí não ta làm việc, từ đó mới tìm ra cách giải quyết.


Vì thời tiết nóng bức hay ngột ngạt quá mức chịu đựng của con người mà người ta nghi ra những phương tiện như quạt, máy lạnh, máy sưởi để khắc phục, vì sợ bóng tối mà luôn hướng tới ánh sáng, nên mới phát minh ra nến, đèn dầu rồi đèn điện, vì giấc mơ được bay lượn trên bầu trời mà sáng tạo ra chiếc máy bay. Hoàn cảnh càng đặc biệt, càng làm nguồn động lực cho con người cố gắng để vượt qua cái khó. Đó cũng là lời lí giải rất thích hợp cho nhưng trường hợp đi lên từ đói nghèo, hoàn cảnh càng khó khăn càng khiến họ nỗ lực hết mình để thoát nghèo. Hoàn cảnh làm người ta gục ngã nhưng cũng làm người ta mạnh mẽ mà đứng lên. Người thành công là người biết vươn lên từ hoàn cảnh.


“Cái khó ló vái khôn”, hiểu theo một mặt khác còn là lời nhắc nhở con người khi đối diện với khó khăn. Cuộc sống 1000 năm thì 900 năm đau khổ, vậy tại sao lại gục ngã. Ta không thể chỉ sống trong 100 năm ít ỏi, chi bằng hãy cố gắng vượt qua, làm chủ là nghìn năm ấy. Khó khăn là điều không thể tránh khỏi, vậy đừng biến nó thành vật cản đường mà hãy làm chủ nó, vượt qua nó, lấy nó làm động lực mà đi lên. Một bài toán khó, đừng vội bỏ cuộc, phải tin rằng mức độ khó của bài toán sẽ khẳng định trí khôn của ta, khẳng định cái tầm của ta.


Tuy nhiên, không phải ai, trong hoàn cảnh khó khăn cũng “ló cái khôn”. Cái khôn chỉ thực sự xuất hiện khi chúng ta biết tìm tòi, biết nỗ lực vươn lên. Trên đời không có chuyện “ngồi mát ăn bát vàng”, không vận động, không đầu tư suy nghĩ thì chắc có gì cả, họa chăng chỉ có ái dốt nát cứ đeo đẳng mãi đến cuối đời. Con người khi thất bại, đừng đổ thừa hoàn cảnh, cái chính là do chúng ta đã khuất phục trước cái khó, đã chấp nhận từ bỏ nên mới dẫn đến thất bại.


Con người trong cuộc sống không sớm thì muộn cũng sẽ vấp ngã. Đừng bao giờ khuất phục ns, hãy lấy nó làm điểm tựa mà đứng lên, nhìn trực diện vào nó mà tìm cách giải quyết vì một điều chân lí “Cái khó ló cái khôn”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" - mẫu 2

Bác sĩ Đặng Thùy Trâm- người phụ nữ kiên cường, dũng cảm và tài giỏi đã để lại cho chúng ta bài học quý giá rằng: "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố". Đầy bản lĩnh và sự quyết đoán, câu nói khiến người ta phải trăn trở, suy nghĩ và không ngừng tiên tưởng vào bản thân bởi một phần như ông cha ta đúc rút: "Cái khó ló cái khôn".


Từ những trải nghiệm thực tế, người xưa đã đưa ra một nhận định, một đánh giá rằng trong "cái khó"- sự thử thách, khó khăn, chông gai của cuộc sống thì luôn "ló cái khôn" tức là sự khôn khéo, thông minh để tìm ra hướng giải quyết đã đến một cách bất ngờ như tia nắng vụt sáng. Đây cũng chính là kinh nghiệm sống hoàn toàn đúng đắn, vừa được chắt lọc từ hiện tại, vừa khích lệ, động viên để con người lạc quan hơn vào tương lai phía trước.


Mẹ Teresa đã từng chia sẻ "cuộc sống là một thử thách". Thật vậy, cuộc sống chưa bao giờ chỉ toàn là màu hồng. Nó luôn tồn tại những mặt đối lập để thách thức con người. Nó luôn hiện hữu và rình rập quanh ta: cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, thuận lợi và khó khăn, chông gai và cơ hội. Là con người nên việc gặp phải những khó khăn, chông gai là điều tất yếu nhưng điều cần thiết hơn cả là ta biết cách đánh bại nó bằng chính đôi tay nhỏ bé, bằng đôi chân đang dần cứng cáp của mình.


Khi gặp khó khăn, chông gai thậm chí là sự thất bại, hủy diệt cũng đồng nghĩa với việc con người bị đặt vào cái cực hạn của sư sống để bộc lộ hết cái giới hạn của bản thân. Vào những khoảng khắc ấy, con người phải đối mặt với những điều hết sức khắc nghiệt: được hoặc mất, sống hoặc chết, tồn tại hoặc bị hủy diệt, giữ gìn nhân cách hoặc bị tha hóa. Khi ấy, khả năng và trí tuệ của ta dần được bộc lộ toàn diện và rõ nét nhất. Bởi vì sao? Vì sống là không ngừng chạy đua với thời gian, là con người đặt mình vào đường chạy maraton để nỗ lực đến phút cuối cùng. Tìm cách vượt thoát khỏi khó khăn cũng là cách về đích đầy vinh quang.


Trong chông gai, thử thách con người sẽ phải suy tư, trăn trở, dành hết mọi tâm lực để nhận thức, suy nghĩ cốt để tìm hướng giải quyết cho bản thân, để vượt thoát khỏi khó khăn, để vươn tới thành quả. Không ít người khâm phục ông lão đánh cá Xan ti a go trong tác phẩm "Ông già và biển cả" khi ra biển ở cái tuổi 85, ông đã gặp được một con cá kiếm to nhất trong cuộc đời đi biển của mình. Với sức tàn lực kiệt, ông vùng lên bằng kinh nghiệm, sự lão luyện, những chiến thuật tài hoa để hạ gục cá kiếm. Hình ảnh con người vượt lên khó khăn thật hiên ngang và đẹp đẽ.


Cái khó ló cái khôn hay theo Adam J Jackson thì đó cũng tương tự như việc ta tìm được mặt phải trong những mặt trái cuộc sống nhờ cái đầu lạnh và trái tim nóng. Chính ông khi bị mắc bệnh vẩy nến lúc 8 tuổi và bệnh tình ngày càng nặng đến mức phải nhập viện. Nhưng sau đó, Adam bắt tay vào việc nghiên cứu phát triển và cho ra đời một phương thức điều trị thành công nếu không dùng steroid, được gọi là M-Folia hiện đang áp dụng trên toàn thế giới.


Như vậy sau cái khó, bằng cái khôn con người đã được nhiều hơn là mất. Cái khó như chất xúc tác kích thích cái khôn, khiến trí tuệ con người được bộc lộ một cách trọn vẹn nhất. Ta cũng phải bất ngờ với chính những khả năng tiềm tàng của mình. Sau đó, con người được thu nhận nhiều bài học hơn, hoàn thiện bản thân để hội nhập và phát triển.


Bên cạnh câu nói "cái khó ló cái khôn" thì dân gian ta cũng có câu "cái khó bó cái khôn". Quả thực thì vẫn có những khi ta chìm nghỉm trong khó khăn, chấp nhận sự thua cuộc và thất bại của bản thân. Hãy đừng để mình rơi vào tình trạng đó, hãy đứng lên bằng chính đôi chân và trí tuệ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" - mẫu 3

Có gặp hoạn nạn ta mới biết chân tình, có sống trong gian khổ ta mới biết quý trọng những tháng ngày sung sướng. Và có cái khó thì mới có những sáng kiến được tạo ra. Vì vậy mà ông cha ta có câu: “Cái khó ló cái khôn”.


Những câu tục ngữ của ông cha ta bao giờ cũng ngắn gọn và súc tích như thế. “Khó” là chỉ những hoàn cảnh khó khăn, những thử thách ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống của con người. “Khôn” ở đây là nói đến trí khôn, sự khôn ngoan, sáng tạo trong những hoàn cảnh nhất định để gỡ rối và vượt qua thử thách. Như vậy, câu tục ngữ khẳng định: hoàn cảnh khó khăn, thử thách chính là điều kiện để con người phát huy khả năng, sự sáng tạo, khôn ngoan trong xử lí để vượt qua của con người.


Những câu tục ngữ của cha ông từ bao đời trước, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, bài học của nó. Trong cuộc sống, con sông cũng có khúc dịu êm, phẳng lặng nhưng cũng có khúc dữ dội, ồn ào. Có những ngày nắng đẹp cũng có những ngày mưa dông, bão bùng. “Sông có khúc, người có lúc”. Cuộc đời con người cũng vậy, bên cạnh những giây phút bình yên, ổn định cũng có những biến động, thay đổi bất thường mà con người không bao giờ lường trước được. Sẽ có lúc chúng ta gặp khó khăn khiến ta lúng túng và phải dừng lại.


Có những người vì những tảng đá qua đường mà dừng lại, mà bỏ cuộc, mà không bước tiếp. Họ đã để cho sự lười biếng, ỷ lại và bi quan trong hồn mình chiếm lấy mà bất lực trước những trở ngại- những thứ tất yếu mà mỗi người đều phải gặp trên đường đời. Họ dừng hẳn, họ quay lại để đi hướng khác, họ lại gặp những chướng ngại vật như vậy, và họ lại thế. Đã một lần nhụt chí, một lần quay đầu là chúng ta cứ mãi như thế, không thế tiến lên và bước đi lâu dài được.


Nhưng chúng ta cũng có những sự lựa chọn khác. Thượng Đế sinh ra loài người, đã cho chúng ta một bộ não, một trí tuệ tồn tại trong cuộc sống. Trong hoàn cảnh yên bình, sung túc, nó ngủ quên trong chúng ta để hưởng thụ, để tận hưởng. Sự nhanh nhạy chỉ được đánh thức bởi những thách thức thực sự. Chỉ có khi gặp đến sự nguy hiểm đến quyền lợi chúng ta, ta mới tìm cách để bảo vệ mình. Chỉ khi chúng ta nằm giữa ranh giới mất còn, sống và chết ta mới sử dụng tất cả những gì mình có để vượt qua. Những sức mạnh tiềm ẩn ấy, đôi khi chính con người cũng không nhận ra, nếu không có xúc tác tác động. Nếu không có hoàn cảnh nghèo khó, liệu Nguyễn Hiền có luôn tận dụng từng vỏ trứng, lá chuối, từng giờ nghe lén bài giảng rồi trở thành Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất hay không? Chỉ có khi nhìn thấy những bất cập của đèn dầu mà Edison mới lần mò, nghiên cứu để tạo ra một loại đèn tối ưu hơn, thuận tiện hơn- là đèn điện của chúng ta ngày nay.


Trong một đám cháy karaoke tại Hà Nội, người ta ngạc nhiên trước sự thông minh của cô gái thoát ra khỏi nhờ chiếc áo ngực bịt miệng trong khi có hàng chục người chết và bị thương. Chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ có thiếu thốn, khốc liệt, mất mát thật. Nhưng chỉ có trong hoàn cảnh “thập tử nhất sinh ấy”, khi tình yêu Tổ quốc thiêng liêng ấy được gọi tên, ta mới thấy được sức mạnh và trí tuệ của người dân Việt Nam: những hầm, những ụ, những gia đình giấu nuôi chiến sĩ, những chiến lược lợi dụng địa hình và yếu điểm của địch để làm nên được những chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ta bỗng tự hào về tinh thần quật khởi, sự thông minh và nhanh nhạy trước thời cuộc của nhân dân và cách mạng. Chính những thiếu thốn là tiền đề cho sự sáng tạo, chính những khó khăn là điều kiện để cho cuộc sống phát triển và đi lên.


Trong những cái “khó”, ta không chỉ thấy cái “khôn” mà còn thấy được ý chí, sức mạnh diệu kì của con người, thấy cái tình, cái nghĩa họ dành cho nhau. Trong cuộc sống đủ đẩy, mấy ai nhận thức được giá trị của những thứ xung quanh? Lúc ấy ta mới biết điều gì là quan trọng, và ai là người thực sự tốt với ta.


Trong cuộc sống hiện đại được bao bọc bởi những yêu thương và đủ đầy khiến lớp trẻ ngày nay đã quen sống trong “bọc kén”, ngại phá mình ra ngoài nhìn cuộc đời. Để rồi khi thấy “khó”, không “ló” được cái “khôn”  mà con run mình lo sợ, trốn kĩ trong bọc. Và một thế hệ “kén” thụ động ra đời. Hãy phá mình ra khỏi giới hạn, tìm đến những chân trời mới. Đừng ngại khó, ngại khổ. Hãy tin rằng, đằng sau những vất vả sẽ là bình an, là hạnh phúc. Qua con thác gập ghềnh là dòng nước êm ả, trong lành. Hãy phát huy hết khả năng của mình, bởi trong bạn có rất nhiều câu trả lời, hãy hỏi. Nhưng đó cũng không có nghĩ luôn dấn thân vào hiểm nguy như con thiêu thân một cách mù quáng. Hãy luôn tỉnh táo và tự tin đúng mực.


Không có giới hạn nào cho những khả năng của con  người. “Ở đời này không có đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy.”(“Mùa lạc”- Nguyễn Khải)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" - mẫu 4

Mỗi con người khi sinh ra đều ở trong những vị trí khác nhau. Có người may mắn sinh ra trong gia đình khá giả, giàu sang được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ. Nhưng cũng có những người sinh ra đã chịu quá nhiều thiệt thòi. Và dù ở trong hoàn cảnh như thế nào đi nữa thì khi lớn lên muốn có được thành công chúng ta đều phải dựa trên chính sức lực và khả năng của mình. Muốn có được thành công con người lại phải trải qua không ít những khó khăn, thử thách. Nhưng có khó khăn mới biết khả năng của mình đến đâu. Như ông cha ta đã từng nói Cái khó ló cái khôn.


Ở đây cái khó chính là những sự thử thách, những khó khăn, những chông gai mà con người gặp phải. Từ những khó khăn ấy con người mới ló được cái khôn, mới bộc lộ được trí tuệ và sự thông minh của mình. Họ đưa ra được những hướng giải quyết vô cùng bất ngờ và giúp chính bản thân họ vượt qua được khó khăn. Chỉ với một câu nói ngắn gọn, ông cha ta đã khích lệ con cháu đời sau của mình để họ sẵn sàng tinh thần đương đầu với thử thách trong cuộc sống.


Cuộc sống là một chuỗi những thử thách chứ không phải toàn là màu hồng như nhiều người vẫn nghĩ. Những khó khăn tồn tại là để thử thách tài năng của con người. Có cái đẹp thì có cái xấu, có cái thiện thì có cái ác, có thuận lợi thì cũng có khó khăn. Việc gặp phải những khó khăn trong cuộc sống là điều không có gì phải ngạc nhiên. Quan trọng là khi đối diện với khó khăn con người có thái độ như thế nào, sẵn sàng đứng lên đáp trả hay sợ hãi.


Khó khăn đến, con người bị đặt vào bước đường cùng. Chỉ khi đối diện với sống hoặc chết con người không còn sự lựa chọn nào khác là phải vùng lên để vượt qua khó khăn của mình. Cũng chính khi ấy, con người suy nghĩ xem mình cần phải làm gì để thoát ra khỏi những khó khăn ấy. Vượt qua được khó khăn con người sẽ thấy thành công của mình trở nên vẻ vang hơn. Như ông lão đánh cá Xan ti a go trong tác phẩm Ông già và biển cả dù 85 tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn ra biển đánh cá và cuối cùng ông đã bắt được một con cá kiếm to nhất trong cuộc đời đi biển của ông. Nếu nản chí ông có lẽ đã không câu được con cá ấy. Nhưng nhờ có kinh nghiệm, sự lão luyện của bản thân mình ông đã hạ gục được con cá kiếm.

Hay như Adam J Jackson, ông đã bị mắc bệnh vẩy nến lúc 8 tuổi. Nhưng sau đó cũng chính ông là người cho ra đời phương thức điều trị không dùng steroid và đến nay đã được áp dụng trên toàn thế giới.


Thông qua những khó khăn, trí tuệ của con người được bộc lộ trọn vẹn. Bản thân chúng ta khi gặp khó khăn mới thấy bất ngờ về khả năng của mình. Là học sinh, mỗi khi gặp một bài toán khó mà chúng ta động não suy nghĩ và tìm ra nhiều cách giải khác nhau chúng ta cũng thấy vui vì thành quả mình đạt được.


Ngày nay nhiều người đã biến tướng câu nói cái khó ló cái khôn thành cái khó bó cái khôn. Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta cũng chán nản vì gặp quá nhiều khó khăn nhưng bạn ạ chúng ta nên xem đó là những thử thách và hãy cố gắng để vượt qua chúng. Hãy mỉm cười vì những khó khăn thách thức mà cuộc sống mang lại bởi vì điều đó sẽ giúp cho chúng ta bộc lộ được trí tuệ của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" - mẫu 5

Cuộc sống luôn có muôn vàn ngã rẽ, trăm nghìn khó khăn và mỗi người có một hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Nhưng cái quan trọng là thái độ sống, tâm thế và tư thế sống của chúng ta trước những cái khó ấy. Phải chăng vì thế, ông cha ta từng răn dạy : cái khó ló cái khôn.


Cái khó là những hoàn cảnh khó khăn, éo le, những tình huống ngặt nghèo trong cuộc sống mà ta vẫn gặp phải. Những trong những hoàn cảnh ấy, bản lĩnh, sự thông minh và trí tuệ của chúng ta mới được bộc lộ rõ nhất. bởi ngọc càng mài càng sáng, lửa thử vàng, gian nan thử sức. Chính những hoàn cảnh ấy, thứ vàng tinh chất trong bản chất của ta mới được bộc lộ.


Cuộc sống không phải cứ luôn dễ dàng và hạnh phúc. Có nhiều lúc, cuộc sống cũng khó khăn, cũng ngặt nghèo và lắm vướng mắc. Vậy nên không phải ai cũng luôn mạnh mẽ, thông minh và bình tĩnh để vượt qua được khó khăn trong cuộc sống của mình. Những đôi khi chính những “cái khó” ấy là lò lửa để nung sắt thành vàng “cái khôn”. Chỉ trong những tình thế bức bách, hiểm nghèo thì cái khôn mới có dip bộc lộ đầy đủ và phong phú nhất. cái khôn ấy là lí trí, tinh thần, bản lĩnh và thần thái của mỗi người trước những tình huống nực cười, khó đỡ mà cuộc sông ban tặng. người thông minh, bản lĩnh, lạc quan vào thực tại sẽ luôn mỉm cười, mỉm cười và bình tĩnh đón nhận mọi sóng gió cuộc đời ban tặng dù nguy hiểm đến đâu.


Chính nhờ điều ấy mà luôn luôn họ tạo ra cho bản thân một thái độ điềm tĩnh, can trường trước những sóng gió. Phải chăng, nên đó chính là cái khôn đã được ló rạng từ cái khó đó ư? Không ai có thể chắc chắn mình tài giỏi, thông minh, mạnh mẽ và bản lĩnh để dù đứng trước khó khăn nào cũng vượt qua, nhưng nếu luôn run sợ, hèn nhát đầu hàng thì chẳng phải rất đáng hổ thẹn với bản thân hay sao. Cái cốt yếu mà cha ông ta muốn nhấn mạnh qua câu nói trên là trước tình huống khó khăn, cần phải biết lạc quan, tin tưởng vào bản thân và sức mạnh cái tôi trước những cú giáng của thực tế. chỉ khi có một thái độ như vậy thì bản thân mới mong thoát khỏi sự quật ngã của số phận con người, để xứng đáng với câu nói: con người chỉ đầu hàng chứ không bao giờ bị tiêu diệt. do đó, cần lắm một cái nhìn cởi mở, lạc quan là để mở cửa cho mình, cho tâm hồn, và hành động tích cực của bản thân cũng như sự tin tưởng của những người xung quanh.


Nhờ thái độ ấy, ta mới có sức mạnh tinh thần để vực dậy trước mỗi khó khăn phải không nào. Bởi khi đối diện với những thử thách, cái khó trong cuộc sống khi chưa có gì cả thì cái đầu tiên bạn có chính là thái độ lạc quan, biết phân tích và phán đoán tình hình để đưa ra những đối sách thông minh. Hãy lấy Nhật Bản-đất nước mặt trời mọc làm ví dụ. chính từ những thảm họa động đất, sóng thần, từ những bãi hoan tàn, đổ nát của bom nguyên tử hạt nhân ấy thì con người Nhật bản đã phát huy được sức mạnh, ý chí và tinh thần samurai của họ, đưa nước Nhật trở thành siêu cường quốc trên thế giới chỉ sau Mĩ và Trung Quốc. Nếu ở những cái khó ấy, mà họ gục ngã, họ bi quan chán nản, liệu có một nước Nhật như ngày nay ta vẫn biết đến không. Cũng trong cái khó ấy, bản lĩnh và phong thái người Nhật mớ được bộc lộ, chứ cứ nhàn rỗi, đều đều trên đà phát triển Nhật Bản chưa chắc đã gây ấn tượng và khiến cả thế giới ngả mũ bái phục như vậy.


Những mọi thứ đều không dễ dàng, muốn trong cái khó ló cái khôn thì ta cần tôi rèn cho mình một bản lĩnh, ý chí vững vàng trước mọi hoàn cảnh, không bị nao núng hay hèn yếu trước khó khăn. Làm chủ thách thức, làm chủ cuộc sống, làm chủ những bất hạnh cuộc sống cố tình thử ta. Biết mạnh mẽ, can đảm và hiểu được vị thế và có cái nhìn xa trông rộng để đưa ra đối sách hợp lí.


Ngọc càng mài càng sáng, lửa thử vàng, gian nan thử sức. Vâng, phả qua mài rũa, qua lò lửa “cái khó” thì mong tôi rèn ra một thứ tinh chất quý hiếm của đất trời, của hồn người. Cần lạc quan, tin tưởng vào bản thân để chiến thắng thay vì khuất phục bạn nhé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" - mẫu 6

Con người ai cũng mong được hưởng vinh hoa thành công nhưng đường đời đâu bằng phẳng trơn láng mà luôn có những khó khăn vất vả. Chúng ta luôn cho rằng đó là rào cản nhưng lại có ý kiến cho rằng “Cái khó ló cái khôn”.


Trong câu nói xuất hiện hai khái niệm. “Cái khó” là để chỉ những khó khăn, thử thách mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hay trên đường đời. Còn “cái khôn” là khi ta tìm ra một biện pháp, một phương pháp hay một ý tưởng để giải quyết, cải tiến tình huống vấn đề. Câu nói sử dụng cách nói hình ảnh, mang tính dân gian để đem tới một bài học rằng: khi khó khăn không phải đường cùng mà trái lại đôi lúc trong chính những hoàn cảnh đó, sự khôn ngoan sẽ được bộc lộ.


Không phải chỉ là câu nói mang tính vần điệu hay vui nhộn mà nó là sự đúc kết từ kinh nghiệm sống và quy luật sống. Vậy vì sao có thể nói “cái khó ló cái khôn”? Một trong điều nghịch lý nhưng đúng đắn là khi con người bị dồn vào những cảnh huống đặc biệt mang tính sống còn, khắc nghiệt, sức mạnh của chúng ta tăng lên gấp bội, đòi hỏi chúng ta vận dụng mọi khả năng, kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được bấy lâu nay để tồn tại để vượt qua nghịch cảnh. Nếu không bạn sẽ bị cuộc đời dùng những đòn đánh không thương tiếc.


Khi giải một bài toán khó trong một giới hạn thời gian, nhiều bạn học sinh không những tìm ra lời giải đúng mà còn có cách giải hay, dễ hiểu, ngắn gọn. Khi ngày cần kề phải hoàn thành một nhiệm vụ, chúng ta thực sự tập trung, tỉnh táo để giải quyết đống công việc. Tôi còn nhớ một câu chuyện về nhà bác học Ê- đi- xơn. Hồi ông còn bé, một hôm, mẹ ông lên cơn đau ruột thừa dữ dội cần phải mổ gấp. Nhưng điều kiện khi ấy không đủ ánh sáng để cho bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật ngay tại nhà Edison. Vậy là ông đã đi mượn hàng xóm những chiếc gương và đặt nến lên đó. Ánh sáng được tăng lên gấp nhiều lần. Đó là tiền đề để ông phát minh ra nhiều thiết bị hiện đại đưa nhân loại tiến thêm một bước mới và trở thành một trong những nhà bác học vĩ đại trong lịch sử.


Trong cuốn sách “Ba người thầy vĩ đại từng viết”: “Trong chúng ta có một gã khổng lồ đang say ngủ”. Đó chính là gã khổng lồ của sự sáng tạo và để khơi dậy nó chúng ta cần được đặt vào những thử thách. Và chính những thử thách đôi khi giúp chúng ta tìm ra những thứ đột phá. Tuy nhiên không phải lúc nào “cái khó ló cái khôn” mà có trường hợp “cái khó bó cái khôn”. Những khó khăn như bóp nghẹt sư tỉnh táo nhanh nhạy của con người, khiến chúng ta chìm trong đau khổ bế tắc không suy nghĩ được gì.


Câu nói cũng không khuyến khích chúng ta tìm đến và trầm mình trong những chông gai để rồi thân mình ứa máu. Mọi rào cản sẽ đều đến tự nhiên vào đúng thời điểm chúng ta cần nó để thành công. Và “cái khôn” cũng không chỉ được bộc lộ trong những tình huống cam go mà trong cả cách cư xử hàng ngày. Dùng “cái khôn” để đối đã với cuộc đời này ngay trong những điều bình thường khác. Bạn cũng nên biết ai cũng có thể là một người khôn ngoan. Điều quan trọng là chúng ta vận dụng món quà tạo hóa ban tặng đó một cách linh hoạt.


“Cái khó ló cái khôn” đã tiếp thêm cho ta sự lạc quan và niềm tin vào bản thân mình khi đối diện với khó khăn thử thách. Mọi sự lựa chọn và hành động là ở bản thân chúng ta!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn nghị luận xã hội về câu "Cái khó ló cái khôn" - mẫu 7

Đứng trước một nỗi khốn khó, một thử thách, một gian nan, ai cũng thường cảm thấy nản chí, mệt mỏi, thậm chí chán ghét cuộc đời, có mấy ai thấy được cái giá trị bên trong đấy, như ông bà ta có câu: “Cái khó ló cái khôn”.


Câu tục ngữ của ông cha từ xưa đến nay vẫn bao hàm trong đó những kinh nghiệm sống dày dặn, “cái khó” ở đây hẳn là những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống thử thách, những giây phút không như ý muốn, thậm chí có lúc nghiệt ngã trong đường đời mà bất cứ ai cũng phải có lúc trải qua. “Cái khôn” lại là một tài sản quý giá của con người, là những gì tinh tuý thuộc về trí tuệ, trí óc, là sự khôn ngoan và sáng suốt trong suy nghĩ và hành động. Con người trên hành trình tìm kiếm “cái khôn” của mình, kiếm tìm khắp nơi mà không ngờ tới được “cái khôn” ấy lại “ló” từ “cái khó”, từ cái hoàn cảnh mà không ai mong muốn…


Xét từ góc độ triết học, không có gì tự nó sinh ra hay tự nó mất đi cả. Cái khôn vì thế không phải tự nhiên mà có mà phải buộc nảy sinh trong hoàn cảnh nhất định. Trí tuệ con người sinh ra là để làm cho cuộc sống xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu sống được nâng cao, vậy nên cái khó là tiền đề tiên quyết đánh dấu sự phát triển, là chất xúc tác để cái khôn được phát huy. Xuất phát từ khát vọng về một cuộc sống tốt hơn, một mong muốn vượt thoát hoàn cảnh, con người luôn có thể trong “túng quẫn” mà nghĩ ra cách giải quyết vấn đề, biến nó thành một ý tưởng hay ho và mới lạ. Thử hỏi ví như trong cái thời tiết không mấy khắc nghiệt, không mấy nóng bức thì liệu có ai nghĩ đến phương pháp làm mát, nghĩ đến phát minh ra những chiếc quạt hay điều hòa như ngày nay?


Không phải tự nhiên mà Phật giáo đã đúc kết: “Đời là bể khổ”, vốn “cái khó” đã là quy luật tất yếu của cuộc sống, hết khổ là hết đời. Nghe thì có vẻ nghiệt ngã và cuộc đời chẳng có gì vui vẻ đáng sống. Nhưng không! Khi khó khăn đã là một phần không thể tránh khỏi thì tại sao ta không chấp nhận nó? Tại sao ta phải cứng đầu đến cùng với một điều không thể thay đổi? Và khi ta đã biết chấp nhận những thử thách của cuộc đời, khi ấy ta đã vào tư thế sẵn sàng, chủ động đương đầu. Và “cái khôn” ở đây, không chỉ còn là những ý tưởng, những sáng kiến, những phát minh làm thay đổi đời sống vật chất nữa, mà còn là những giác ngộ, những thanh thản, những gì làm thay đổi đời sống tinh thần.


Nhưng tất nhiên không phải lúc nào “cái khó” cũng “ló cái khôn” cả, không phải cứ ném mình vào những khắc nghiệt, những khó khăn, những sóng gió là có thể nắm được hết túi khôn nhân loại. Điều quan trọng là trong những hành trình đầy thử thách, cái còn lại trong ta là chiêm nghiệm, là chủ động và tích cực suy ngẫm, là khát khao thay đổi và khả năng thay đổi những điều mình có thể đổi thay. Cũng chính vì thế mà không phải “cái khôn” chỉ có khi con người ở trong “cái khó”. Tôi luyện bản thân là điều đáng quý nhưng không nhất thiết phải lao như con thiêu thân vào những hoàn cảnh không lối thoát.


“Cái khó ló cái khôn” – Lời đúc kết của ông cha xưa quả thật thích đáng. Và những kẻ ở lâu trong cái khốn khó nhưng không thấy khôn chẳng qua là những kẻ chỉ biết than vãn về cuộc đời và số phận mình, trì hoãn bản thân và sống không có trách nhiệm với chính cuộc đời mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .