Top 7 Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu (lớp 9) hay nhất
Những tháng năm lịch sử của dân tộc đã trôi qua để lại cho chúng ta những món quà, những khu kiến trúc cổ để ta hiểu hơn về cuộc sống và thế hệ của...xem thêm ...
Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu - mẫu 1
Nhắc đến Vũng Tàu, người ta thường nghĩ ngay tới những bãi biển trải dài, những hàng cây xanh ngút ngàn. Đây là một trong những trung tâm kinh tế và trung tâm du lịch sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Hàng năm có biết bao nhiêu du khách tới với Vũng Tàu để du lịch, ngắm cảnh. Bên cạnh những thắng cảnh đẹp, Vũng Tàu còn nổi tiếng với những giá trị lịch sử vô giá như Bạch Dinh.
Từ năm 1989 đến năm 1916, viên toàn quyền người Pháp Paule Doume đã cho xây dựng Bạch Dinh. Thời điểm ấy, Bạch Dinh có tên là Vilaa Blanche. Viên toàn quyền người Pháp đã đặt tên cho Bạch Dinh theo tên của con gái ông. Vị trí địa lý của Bạch Dinh khá độc đáo, nó nằm ở trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m và mặt trước của nó là biển, sau lưng là núi. Xung quanh Bạch Dinh là rừng Sứ và rừng Tỵ xanh mướt. Chính nhờ có địa thế độc đáo này mà hàng năm Bạch Dinh thu hút không biết bao nhiêu lượng khách tham quan.
Không chỉ có khách trong nước tìm đến với Bạch Dinh mà du khách nước ngoài cũng thích tìm đến Bạch Dinh để tham quan. Khi đến đây, du khách được thỏa mãn sự tò mò của mình cũng như có thêm hiểu biết về lịch sử Việt Nam. Trước khi được xây dựng Bạch Dinh, nơi đây là vùng đất vua Minh Mạng xây pháo đài Phước Thắng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Cũng chính nhờ 1 phần lịch sử ấy mà giờ đây Bạch Dinh trở thành niềm tự hào, là dấu tích đáng nhớ trong lịch sử oai hùng của nhân dân Vũng Tàu. Không phải bây giờ mà là từ khi dân ta nổ phát súng đầu tiên ở pháo đài này để cản bước tiến của quân Pháp bằng đường biển và thành công chỉ trong vòng 1 ngày đêm. Vào năm 1898, quân đội Pháp đã san bằng pháo đài và xây dựng Bạch Dinh mà chúng ta thấy ngày nay. Chính nơi đây cũng đã từng giam lỏng vua Thành Thái, là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại mỗi khi ông đến đây cùng gia quyến. Không chỉ vậy nơi đây còn là nơi ở của các Tổng thống chế độ Cộng hòa. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Điều đáng ghi nhớ nhất có lẽ nơi đây đã chứng kiến sự hi sinh công sức, mồ hôi, máu và nước mắt của hơn 800 người tù khổ sai xây dinh ròng rã trong suốt 10 năm trời để có được Bạch Dinh như ngày hôm nay. Khi nhắc đến Bạch Dinh người ta thường ví nơi đây như Cửu Trùng Đài thứ 2 hoặc một Vạn Lý Trường Thành thứ 2.
Kiến trúc của Bạch Dinh là điều khiến tất cả mọi người cảm thấy ấn tượng. Mặc dù được xây dựng từ thế kỉ 19 nhưng Bạch Dinh vẫn mang lối kiến trúc hiện đại, đó là kiến trúc của Châu Âu, kiến trúc Pháp mà trước nay chúng ta đều ngưỡng mộ. Nếu đã từng đến lăng vua Khải Định bạn cũng có thể thấy kiểu kiến trúc Pháp vô cùng ấn tượng. Có 2 lối để vào Bạch Dinh là một lối dành cho xe ô tô và một lối dành cho người đi bộ. Bạch Dinh có 3 tầng, tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt thì dùng để tiếp khách và tầng lầu là nơi để con người nghỉ ngơi. Ấn tượng của người nhìn khi đến tham quan tòa nhà này có lẽ là lớp sơn màu trắng và mái ngói đỏ tươi.
Bên cạnh đó chúng được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế chẳng hạn như hoa hướng dương, hoa cúc, đôi cá chép, tượng những vị thần, khuôn mặt của những người phụ nữ Châu Âu xinh đẹp, đôi chim công màu xanh ngọc,… Những nét kiến trúc ấy khiến cho Bạch Dinh mang một nét tráng lệ, uy nghi và gây ấn tượng mạnh với du khách. Được xây dựng trên nền của rừng Gia Tị thanh bình và thơ mộng, Bạch Dinh lại càng nổi bật hơn bao giờ hết. Mặt trước của Bạch Dinh là bãi biển với Hòn Hải Ngưu. Đây là nơi mà những người từng ở Bạch Dinh hay những du khách đến đây tham quan đến câu cá. Đã hơn 1 thế kỉ trôi qua, Bạch Dinh trở thành nhân chứng đặc biệt cho những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt. Nơi đây cũng trở thành niềm tự hào của người dân thành phố.
Giờ đây khi nhắc về Vũng Tàu người ta không chỉ nhớ về một thành phố sôi động và còn nhớ về một nơi yên ả, trầm mặc và nhuốm màu lịch sử. Bảo tồn Bạch Dinh cũng chính là bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu - mẫu 2
Thành phố cảng Vũng Tàu xinh đẹp thường được biết đến với những bãi biển trải dài, những rừng cây ngút ngàn, là một trong những trung tâm kinh tế, trung tâm du lịch sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Nhưng chính thành phố xinh đẹp ấy cũng mang theo nó những giá trị lịch sử vô giá chứa đựng trong những địa danh thắng cảnh nổi tiếng mà một trong số đó phải kể đến Bạch Dinh.
Bạch Dinh được viên toàn quyền người pháp Paule Doume xây từ năm 1898 đến năm 1916, tức từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, có tên là Vilaa Blanche theo tên con gái yêu của ông ta. Bạch Dinh có vị trí địa lý rất độc đáo: nằm trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m phía trước là biển, sau lưng là núi, và màu xanh của rừng Sứ và rừng Tỵ. Địa thế độc đáo và gần gũi với thiên nhiên là điểm thu hút để Bạch Dinh hằng năm thu hút một lượng khách tham quan lớn.
Khách du lịch đến thăm quan Bạch Dinh hằng năm không chỉ có khách trong nước mà còn có du khách nước ngoài. Họ đến đây cũng bởi Bạch Dinh đã phần nào làm thỏa mãn sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của họ về lịch sử Việt Nam. Bởi Bạch Dinh trước khi được xây dựng ở đó là vùng đất Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn xây pháo đài Phước Thắng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Bạch Dinh trở thành niềm tự hào, một dấu tích đáng nhớ trong lịch sử oai hùng của nhân dân Vũng Tàu từ khi dân ta nổ phát súng đầu tiên ở pháo đài này để cản bước tiến của quân Pháp bằng đường biển và thành công trong một ngày đêm. Nhưng sau đó vào năm 1898 Pháp cho san bằng pháo đài và xây Bạch Dinh ngày nay. Nơi đây từng là nơi giam lỏng vua Thành Thái, là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại trong những lần cùng gia quyến ra thăm Vũng Tàu, cũng từng là nơi ở của các Tổng thống chế độ Cộng hòa. Nhưng có lẽ đáng nói nhất là nơi đây đã chứng kiến sự hi sinh công sức, mồ hôi, máu và nước mắt của hơn 800 người tù khổ sai xây dinh ròng rã suốt 10 năm trời để xây nên Bạch Dinh. Bạch Dinh khang trang đẹp đẽ tráng lệ ngày nay có lẽ là Cửu Trùng Đài thứ 2, một Vạn Lý Trường Thành thứ 2 mà Pháp đã xây ở Việt Nam.
Khách du lịch đến đây đều ấn tượng bởi kiến trúc của Bạch Dinh. Tuy được xây vào thế kỉ 19 nhưng Bạch Dinh đã mang kiến trúc vô cùng hiện đại, đó là kiến trúc của Châu Âu , kiến trúc Pháp- một trong những kiến trúc nổi tiếng thế giới. Nếu vào cung đình Huế cho ta một cảm giác khác về lăng tẩm dinh thự mang kiến trúc truyền thống của Việt Nam thời xưa thì vào Bạch Dinh có một ấn tượng rất khác. Bạch Dinh có 2 lối vào: một lối dành cho xe ô tô, một lối dành cho người đi bộ. Dinh có 3 tầng: tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt để tiếp khách, tầng lầu dùng để nghỉ ngơi.
Toàn bộ tòa nhà được sơn màu trắng, có ngói đỏ tươi và được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế: nào là hình đôi chim công màu xanh ngọc, khuôn mặt của những phụ nữ Châu Âu xinh đẹp, tượng những vị thần, đôi cá chép, hoa cúc, hoa hướng dương… Những nét kiến trúc tinh tế và hài hòa khiến cho từ đó đến nay Bạch Dinh vẫn mang nét tráng lệ, uy nghi, tạo ấn tượng đặc biệt đối với những du khách đến đây. Bạch Dinh còn đẹp hơn cả khi nổi bật trên nền của rừng Gía Tị thanh bình và thơ mộng, còn hướng ra trước mắt là bãi biển nổi bật với Hòn Hải Ngưu, là nơi câu cá của những người từng ở Bạch Dinh, và của những du khách đến tham quan dinh. Đứng đó hơn 1 thế kỉ, Bạch Dinh trở thành nhân chứng đặc biệt cho những thăng trầm trong lịch sử của nhân dân Việt Nam nói chúng, dân tộc Việt Nam nói riêng. Nó trở thành niềm tự hào muôn đời của nhân dân thành phố cảng, đồng thời là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch hàng năm.
Bạch Dinh nhắc cho ta nhớ về một Vũng Tàu ngoài vẻ sôi động náo nhiệt của cảng biển lớn thì còn có những nơi trầm mặc yên ả lắng đọng những giá trị lịch sử lâu đời. Sâu xa hơn nó nhắc cho mỗi người về ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa cũng như bảo tồn lịch sử ngàn năm của dân tộc.
Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu - mẫu 3
Đất nước Việt Nam ta đẹp trong mắt bạn bè quốc tế bởi những danh lam thắng cảnh mà tạo hóa đã ban tặng. Ấy là Thủ đô Hà Nội thân yêu với Hồ Gươm cổ kính bên tháp rùa nghiêng nghiêng, là Huế mộng mơ bên dòng sông Hương yêu kiều. Về với phía cuối dải đất hình chữ S, ta lại ngỡ ngàng và trầm trồ trước vẻ đẹp sang trọng của Bạch Dinh.
Bạch Dinh là một di tích kiến trúc, lịch sử- văn hóa cấp quốc gia. Công trình này tọa lạc trong khu lâm viên trên sườn Núi Lớn, thuộc Bãi Trước của thành phố biển Vũng Tàu. Bạch Dinh được khởi công xây dựng vào năm 1989 và hoàn thành vào năm 1916 trên nền pháo đài đồn Phước Thắng triều Nguyễn. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương- Paul Doumer. Sở dĩ Bạch Dinh có tên gọi trong tiếng Pháp là Villa Blanche vì vị toàn quyền Paul Doumer, người chủ trương xây dựng ngôi nhà này đã lấy tên con gái yêu “Blanche” để đặt tên cho ngôi dinh thự. Trong suốt chiều dài lịch sử thì Bạch Dinh còn là nơi nghỉ ngơi của Hoàng đế Bảo Đại, các đời Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đồng thời cũng là nơi giam lỏng vua Thành Thái từ năm 1907 đến năm 1916. Ngày nay, Bạch Dinh đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút khách ở Vũng Tàu.
Bạch Dinh mang kiến trúc Pháp cuối thế kỉ XIX nên rất uy nghi và bề thế. Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m, mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Xung quanh ngôi dinh thự này là một khu rừng nhỏ có rất nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ. Chiều cao của công trình này là 15m, dài 28m, rộng 15m gồm 3 tầng: tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Tầng hầm thường được dùng để nấu nướng, tầng trệt để làm khánh tiết bày nhiều hiện vật cổ như song bình bách điểu chầu phượng còn tầng lầu thoáng đãng để nghỉ ngơi. Mặt ngoài của tòa Bạch Dinh được trang trí bằng các hoa văn cổ xưa và các bức vẽ chân dung những vị thánh thời cổ Hy Lạp.
Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, bên trên lợp mái ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mĩ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí và tạo hình ảnh. Đôi chim công được chạm khắc đầy khéo léo trên các bức tường màu xanh ngọc điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xòe cánh khiến ngôi nhà trở nên thanh thoát biết bao. Đôi cá chép uốn lượn mềm mại như muốn vượt vũ môn để hóa rồng. Hoa cúc, hoa hướng dương viền từng mảng quanh ngôi nhà. Dưới ánh ban mai, ngôi nhà càng trở nên lấp lánh và lộng lẫy dưới nắng vàng rực rỡ. Du khách đến thăm nơi đây đều bị ấn tượng bởi tám bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh ba mặt chính của ngôi nhà. Những bức tượng cũng được làm từ sứ men màu, nét mặt chân thật và sinh động. Theo một vài nghiên cứu thì đây có thể là bức tượng của một số danh tướng người châu Âu. Và đã hơn 100 năm kể từ ngày xây dựng, kiến trúc của Bạch Dinh về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn, sang trọng và hài hòa như ngày nào.
Phía trước của Bạch Dinh hướng ra biển. Từ đây ta có thể nhìn toàn cảnh Bãi Trước lượn vòng từ Núi Nhỏ đến Núi Lớn. Từ trên ngôi dinh thự nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhỏ ra biển có hình dáng như một con trâu đang đắm mình dưới nước, là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và của khách du lịch ngày nay. Đứng trên khu di tích kiến trúc Bạch Dinh, du khách có thể quan sát được cảnh biển Bãi Trước của Vũng Tàu, những vùng biển lân cận và đường Quang Trung- Hạ Long dưới chân núi, là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam. Trải qua một quãng thời gian đầy thăng trầm, ngày nay Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày một số tài liệu có giá trị như đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau- Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật khác được tìm thấy trong các đợt khai quật ở Bà Rịa Vũng Tàu…
Khi đến tham quan Bạch Dinh mỗi du khách sẽ có cơ hội được hít thở bầu không khí trong lành, thoáng đãng của biển, của rừng; thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc “Roma cận đại”; biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, mọi người còn được chiêm ngưỡng bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh…
Bạch Dinh là một khu di tích có giá trị về nhiều mặt từ địa lí, lịch sử đến văn hóa, kinh tế. Mọi người khi đến thăm nơi đây đều trầm trồ trước vẻ đẹp tinh tế và uy nghi của nó. Bởi thế mà mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ và giữ gìn khu dinh cơ này.
Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu - mẫu 4
Bạch Dinh nằm trên sườn phía Nam của Núi Lớn, mặt hướng thẳng ra biển. Vị trí tọa lạc của Bạch Dinh xưa kia từng được hoàng đế Minh Mạng cho xây dựng Pháo đài Phước Thắng, nhằm phục vụ cho hệ thống phòng vệ cửa biển Cần Giờ.
Sau cuộc chiến xâm lược Đông Dương, khi đã nắm được quyền kiểm soát, thực dân Pháp bắt đầu triển khai các công trình phục vụ cho việc lưu trú cũng như nghỉ dưỡng, trong đó nổi bật có những công trình nghỉ mát dành riêng cho Toàn quyền Đông Dương. Tại Vũng Tàu, vị trí Pháo đài Phước Thắng được người Pháp lựa chọn để xây dựng một dinh thự nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Đích thân ông Paul Doumer đã phê duyệt dự án này và đặt tên là Villa Blanche theo tên gọi của con gái ông – cô Blanche Richel Doumer.
Năm 1898, đề án Villa Blanche chính thức khởi công. Để xây dựng dinh thự, người Pháp đã tiến hành phá hủy toàn bộ Pháo đài Phước Thắng, san phẳng và bắt đầu đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho dinh thự. 4 năm sau, năm 1902, Villa Blanche hoàn thành. Bởi phát âm tên gọi “Villa Blanche” cũng như màu sơn trắng đặc trưng của dinh thự này mà người dân thường gọi Villa Blanche là Bạch Dinh. Khi Bạch Dinh chưa xây xong, Toàn quyền Paul Doumer phải về nước nên người kế nhiệm Toàn quyền Paul Beau mới thực sự là chủ nhân đầu tiên của toàn dinh thự tráng lệ này. Đến năm 1907, Bạch Dinh được chọn làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái trong 10 năm. Do người dân kính trọng cựu hoàng nên còn gọi Bạch Dinh bằng một cái tên khác là Dinh Ông Thượng.
Năm 1916, Bạch Dinh tiếp tục được sử dụng làm nơi nghỉ mát cho những Toàn quyền Đông Dương các nhiệm kỳ. Đến năm 1934, nơi này trở thành chốn nghỉ mát của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Từ năm 1975, Bạch Dinh không được sử dụng. Năm 1992, Bạch Dinh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nơi đây được trùng tu, cải tạo thành một điểm tham quan du lịch. Cùng với những điểm du lịch trong trung tâm thành phố, những địa điểm du lịch gần Vũng Tàu, Bạch Dinh hiện là một trong di tích văn hóa – lịch sử được nhiều du khách quan tâm, tìm đến tham quan.
Bên cạnh giá trị lịch sử, Bạch Dinh còn thu hút bởi nét độc đáo trong kiến trúc. Trước hết phải kể đến vị trí rất đặc biệt của Bạch Dinh. Dinh thự tọa lạc trên sườn Núi Lớn cao 27m so với mặt nước biển, với lưng tựa núi, mặt hướng biển. Tọa lạc ở một độ cao nhất định, nằm hướng Nam, xung quanh bao bọc bởi cây cối xanh tươi nên Bạch Dinh sở hữu một không khí vô cùng mát mẻ, trong lành. Bạch Dinh được xây dựng theo lối kiến trúc châu Âu thế kỷ XIX. Dinh thự có 3 tầng với 1 trệt, 1 tầng lầu và 1 tầng hầm, cao tổng cộng 19m. Tầng trệt dùng chủ yếu cho việc khánh tiết, tầng một là không gian để nghỉ ngơi và tụ họp gia đình, tầng hầm dùng làm bếp nấu nướng.
Bên ngoài Bạch Dinh được sơn toàn bộ bằng sơn trắng, cửa sổ màu lam nhạt. Các mặt tường đều được trang trí nhiều chi tiết hoa văn và tượng nghệ thuật mang đậm phong cách Hy Lạp cổ đại. Hiện nay, Bạch Dinh trở thành một viện bảo tàng lưu dấu lịch sử. Tầng trệt của Bạch Dinh lưu giữ và trưng bày rất nhiều cổ vật đồ gốm thời nhà Thanh thu được từ những tàu thuyền đắm ở biển Vũng Tàu. Tầng trên trưng bày các đồ dùng nội thất, tái hiện chân thật không gian sinh hoạt thời xưa của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.
Sở hữu vị trí hướng biển rất, xung quanh Bạch Dinh hiện rồng nhiều loại cây, nhất là cây sứ tạo nên không gian thoáng đãng đẹp tự nhiên. Do đó, Bạch Dinh không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn mà còn là một trong những địa điểm chụp hình đẹp ở Vũng Tàu được nhiều người yêu thích.
Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu - mẫu 5
Xưa kia, vua Minh Mạng từng cho xây dựng pháo đài Phước Thắng tại đây để kiểm soát vùng cửa biển Cần Giờ. Sau khi chiếm được quyền cai trị Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.
Đề án được chính Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và ông cũng là người đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, theo tên của cô con gái Blanche Richel Doumer. Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn toàn trắng bên ngoài nên người dân quen gọi là Bạch Dinh. Paul Doumer chưa kịp sử dụng Dinh thì phải về nước. Người kế nhiệm là Paul Beau, có lẽ cũng là người đầu tiên ở đây. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1907, nơi này được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm, được dân địa phương kính trọng, nên còn gọi là Dinh Ông Thượng.
Năm 1916, cựu hoàng Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đi đày ra đảo. Dinh được sử dụng trở lại làm nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Đến năm 1934, Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Những năm sau đó, Dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, có thời gian dinh không được sử dụng vào mục đích cụ thể nào trước khi chính thức được chuyển thành một điểm du lịch, mở cửa cho khách tham quan. Từ năm 1992, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Hơn 100 năm tồn tại cùng thời gian, kiến trúc Bạch Dinh Vũng Tàu vẫn giữ nguyên vẻ sang trọng, hài hòa và uy nghiêm. Ngày nay, Dinh đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn và thuận tiện trong chuyến du lịch Vũng Tàu. Dinh tọa lạc ở độ cao 27m, mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi. Đường lên Bạch Dinh Vũng Tàu chia 2 lối. Một đường uốn quanh dưới tán cây Giá Tỵ được tráng nhựa phẳng phiu, ôtô lên tới tận tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp lót đá, len giữa hai hàng sứ cao niên. Tòa nhà có chiều cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng: tầng hầm dùng cho việc nấu nướng, tầng trệt dùng làm khánh tiết và tầng lầu thoáng đạt dành để nghỉ ngơi.
Toàn bộ Dinh quét vôi trắng, trên lợp ngói đỏ tươi, dưới là những mảng viền mỹ thuật đầy tinh tế. Mặt ngoài trang trí những đường nét hoa văn cổ, cùng với những hình vẽ và các bức tượng được tạo tác tỉ mỉ, công phu. Bên trong còn bài trí những hiện vật cổ và quý như: song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải Định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170 cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc – Lộc – Thọ… Sứ men màu là nguyên liệu chính để tạo hình trang trí, nổi bật là: Tượng đôi chim công đang xòe cánh, có màu xanh ngọc điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh; Những gương mặt phụ nữ được phát họa xinh đẹp; Đôi cá chép uốn lượn như muốn hóa rồng; Hoa cúc, hoa hướng dương viền thành từng mảng quanh Dinh, tỏa sáng dưới ánh ban mai và vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu; Đặc biệt, trên 3 mặt tường chính còn có 8 bức tượng bán thân với nét mặt được thể hiện sống động, theo phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại… tất cả tô điểm cho Dinh thêm lộng lẫy.
Khuôn viên Dinh rộng khoảng 6ha, một nửa là trồng cây Giá Tỵ còn gọi là cây Báng Súng, có thân cao thẳng, lá to như tán dù. Nửa kia trồng cây sứ với các chủng loài phong phú như màu đỏ, màu hồng, màu vàng nhạt… và thanh tao nhất có lẽ là màu trắng tinh khôi. Mùa mưa, những tán lá Giá Tỵ như xòe ô che mát cả không gian. Mùa lá rụng, Dinh tràn ngập hoa sứ, hoa trải khắp lối đi, hoa kết thành chùm trên cây, tỏa hương thơm ngát. Cả khu vườn rộng lớn này như một góc thanh bình của phố biển nhộn nhịp, và tôn thêm vẻ thơ mộng cho khu di tích Bạch Dinh Vũng Tàu.
Phía trước Dinh là một bao lơn hướng ra biển, từ đây có thể nhìn bao quát cảnh Bãi Trước lượn vòng cung từ chân núi Nhỏ đến núi Lớn. Và mũi đá nhô ra biển là Hòn Hải Ngưu, có hình dáng như một chú trâu đang trầm mình dưới nước, đây cũng là điểm câu cá của các chủ nhân Dinh trước kia.
Đến tham quan Bạch Dinh Vũng Tàu, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ của công trình kiến trúc giữa thiên nhiên tươi đẹp, biết thêm về lịch sử cận đại, mà còn được dịp ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ rất có giá trị từ thời nhà Thanh, vớt lên ở Hòn Cau, đang được bảo tàng tỉnh trưng bày và giới thiệu tại đây. Ngoài ra, phía cổng vào là khu cafe Bạch Dinh Vũng Tàu cũng là điểm thư giãn, ngắm biển lý tưởng.
Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu - mẫu 6
Dọc theo bãi trước về phía núi lớn, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên sườn núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh.
Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta. Nghĩa tiếng việt của từ “Villa Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là “Bạch Dinh” tức là biệt thự trắng.
Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp.
Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các thánh thời Cổ Hi Lạp. Toà cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng (tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu). Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy. Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm.
Rừng Giá Tỵ bao quanh có một thế quan trọng trong việc tôn vinh vẻ đẹp của Bạch Dinh. Chính rừng cây đã tạo nên vẻ đẹp cho khu di tích này. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng lá to như nửa tán dù. Nửa kia trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động.
Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm Những cành lá giá tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi, hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc… Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng mọi ưu phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó.
Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10.2.1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn – Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche (nghĩa chữ Hán Việt của từ này là Bạch Dinh). Để xây dựng Bạch Dinh, 800/người tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Đặc biệt từ ngày 12.9.1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái, một vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến của mình. Thời trước 1975 Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của tổng thống của chế độ củ.
Phía trước Bạch Dinh là một bao lơn hướng ra biển. từ đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước lượn vòng từ núi nhỏ đến núi lớn. Nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con trâu đang đắm mình dưới nước là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và khách du lịch ngày nay. Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc “Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trưng bày và giới thiệu tại đây.
Bạch Dinh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất thích đến đây để tham quan và hít thở bầu không khí trong lành của biển và chiêm ngưỡng nơi lịch sử đã đi qua…
Bài văn thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu - mẫu 8
Thành phố cảng Vũng Tàu xinh đẹp thường được biết đến với những bãi biển trải dài, những rừng cây ngút ngàn, là một trong những trung tâm kinh tế, trung tâm du lịch sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Khi đến với thành phố Vũng Tàu, nhìn về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên sườn núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh – một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo du khách.
Theo sử sách ghi lại, Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916, tức từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Vila Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta. Nghĩa tiếng việt của từ “Villa Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là “Bạch Dinh” tức là biệt thự trắng. Bạch Dinh có vị trí địa lý rất độc đáo: nằm trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, vừa thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp. Địa thế độc đáo và gần gũi với thiên nhiên nên Bạch Dinh hằng năm thu hút một lượng khách tham quan lớn.
Khách du lịch đến đây đều ấn tượng bởi kiến trúc của Bạch Dinh. Tuy được xây vào thế kỉ 19 nhưng Bạch Dinh đã mang kiến trúc vô cùng hiện đại, đó là kiến trúc của Châu Âu, kiến trúc Pháp – một trong những kiến trúc nổi tiếng thế giới. Bạch Dinh có 2 lối vào: một lối dành cho xe ô tô và một lối dành cho người đi bộ. Bạch dinh cao 19m, dài 25m và có 3 tầng: tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt để tiếp khách, tầng lầu dùng để nghỉ ngơi. Toàn bộ tòa nhà được sơn màu trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi còn phía dưới được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy.
Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử châu Âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm. Bạch Dinh còn đẹp hơn cả khi nổi bật trên nền của rừng Giá Tỵ thanh bình và thơ mộng. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng Giá Tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng, lá to như nửa tán dù. Còn nửa kia của khuôn viên trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động.
Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm Những cành lá Giá Tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi, hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc… Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng, mọi ưu phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. còn hướng ra trước mắt là bãi biển nổi bật với Hòn Hải Ngưu, là nơi câu cá của những người từng ở Bạch Dinh, và của những du khách đến tham quan dinh.
Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó. Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10/2/1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn – Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche. Để xây dựng Bạch Dinh, 800/người tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Đặc biệt từ ngày 12/9/1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái, một vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến của mình. Thời trước 1975 Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của tổng thống của chế độ củ. Sau giải phóng 1975, Bạch Dinh đã trở thành địa điểm tham quan du lịch.
Đứng đó hơn 1 thế kỉ, Bạch Dinh trở thành nhân chứng đặc biệt cho những thăng trầm trong lịch sử của nhân dân Việt Nam nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng. Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng. Bạch Dinh trở thành niềm tự hào muôn đời của nhân dân thành phố cảng, đồng thời là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch hàng năm.
Bạch Dinh nhắc cho ta nhớ về một Vũng Tàu ngoài vẻ sôi động náo nhiệt của cảng biển lớn thì còn có những nơi trầm mặc yên ả lắng đọng những giá trị lịch sử lâu đời. Bạch Dinh là một chứng nhân lịch sử của dân tộc, là giá trị tinh thần của dân tộc, chúng ta cần gìn giữ nơi đây thật cẩn trọng.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .