Top 13 Bài văn thuyết minh về Hồ Tây (lớp 9) hay nhất
Hàng ngàn năm, đồng hành với bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội nhiều lần bị tàn phá bởi giặc ngoại xâm nhưng vẫn hiên ngang trụ vững “Thăng...xem thêm ...
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 1
Nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội, Hồ Tây có diện tích khoảng 500ha. Con đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Hồ Tây cũng là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Trước đây Hồ Tây là một đoạn của sông Hồng. Sau khi sông Hồng đổi dòng chảy thì đoạn sông này ngưng đọng lại và tạo thành Hồ Tây. Trước đây, Hồ Tây còn có tên gọi khác như Đoài Hồ, Dâm Đàm, Lãng Bạc, Hồ Kim Ngưu, Đầm Xác Cáo.
Trong sách Tây Hồ chí có ghi, Hồ Tây có từ thời vua Hùng Vương. Nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp nên còn gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Sang đến thời Hai Bà Trưng, bến Lâm Ấp lại thông với sông Hồng. Xung quanh hồ khi ấy cũng là rừng cây với rất nhiều các loại thực vật như gỗ tầm, lau sậy, lim, bàng, tre ngà,… Bên cạnh đó trong rừng cũng có nhiều loài thú quý hiếm sinh sống.
Ngày nay ở phía Tây của hồ vẫn còn dấu vết của nhiều làng cổ, gắn liền với một huyền tích lịch sử. Chẳng hạn như làng Nghi Tàm là quê hương của Bà huyện Thanh Quan, làng Xuân Tảo có đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, làng Nhật Tân nổi tiếng với vườn đào, làng Thụy Khê có chùa Bà Đanh,… Bên cạnh đó ở Hồ Tây còn có địa danh chùa Trấn Quốc được nhiều người biết đến. Nằm trên bán đảo nhỏ giữa hồ, chùa Trấn Quốc giáp với con đường Thanh Niên thơ mộng. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam.
Chùa được xây dựng từ thế kỉ VI thời vua Lý Nam Đế. Trụ trì chùa Chấn Quốc là hòa thượng Thích Thanh Nhã cho biết chùa Khai Quốc được khởi công xây dựng vào năm 541 – 548 ở ngoài bãi sông Hồng. Đến đời Hậu Lê (thế kỉ 17) thì được chuyển vào đây. Nơi đây xưa kia còn được gọi là bãi cá vàng, các vua chua thường du xuân, du thủy rồi các vị cao tăng đến đây tu hành. Đến nay chùa đã có 1440 năm lịch sử. Xung quanh Hồ Tây ngày ấy cư dân sống thưa thớt. Họ chủ yếu sống bằng nghề trồng tỉa cây cối săn bắt thú rừng, cá, cua, tôm. Bờ phía Nam có Bình Sa Động nay thuộc quận Hoàn Kiếm, bờ phía Đông có Nha Lâm Động nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai.
Hiện nay ở xung quanh Hồ Tây có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng cùng với nhiều di tích nổi tiếng. Du khách thập phương thường ghé thăm những di tích này vào mỗi dịp đầu xuân. Họ đến đây để vãn cảnh, tham quan và lễ chùa. Hồ Tây không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn gắn liền với lịch sử của dân tộc, lịch sử của thủ đô Hà nội. Chính vì vậy mà du khách nước ngoài cũng thích ghé thăm nơi đây.
Hồ Tây không chỉ đẹp thơ mộng mà nơi đây còn được xem như lá phổi xanh của thành phố. Nước Hồ Tây quanh năm xanh biếc, in bóng những bông hoa bằng lăng tím hay những cánh phượng hồng rực rỡ. Ngồi ngắm nhìn không gian Hồ Tây ta thấy tâm hồn trở nên thư thái hơn. Đó là lý do mà ở Hồ Tây không lúc nào là vắng bóng người.
Từ đầm lầy hoang hóa, Hồ Tây đã được khai khẩn và xây dựng qua nhiều thế hệ. Công lao to lớn ấy phải kể đến các vương phi các triều đại. Để giờ đây, Hồ Tây trở thành một thắng cảnh văn hóa, một địa danh du lịch nổi tiếng của thủ đô. Thế hệ hôm nay và mai sau hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ Hồ Tây luôn xanh, sạch, đẹp, bảo vệ các di sản xung quanh Hồ Tây không bao giờ mai một.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 2
Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, có đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại.
Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm… cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.
Phía Tây hồ Tây ngày nay vẫn còn dấu vết nhiều làng cổ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một huyền tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan”. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng…Có một nơi mà nhiều du khách muốn tới thăm là chùa Trấn Quốc. Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo nhỏ giữa mênh mang sóng nước ngay bên đường Thanh Niên, con đường đẹp ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất VN, có từ thế kỷ VI thời Lý Nam Đế. Hoà Thượng Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết: “Vào năm 541-548 khởi đầu được gọi là chùa Khai Quốc, chùa được xây dựng ngoài bãi sông Hồng, sau này vào đời Hậu Lê ( thế kỉ 17) thì chuyển vào đây.
Trước đây nơi này được gọi là bãi cá vàng, mà vua chúa thời xưa du xuân,du thuỷ, sau đó các vị cao tăng về đây tu hành. Ngôi chùa tính đến nay có lịch sử 1440 năm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Bên cạnh đó thì bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá (nay thuộc quận Hoàn Kiếm).
Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hoá lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quan hồ Tây”.
Hồ Tây ngày nay còn là lá phối xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về. Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.
Từ chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh văn hóa – du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long – Hà Nội. Vì vậy chúng ta hãy chung ta cùng bảo tồn và phát triển thắng cảnh này.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 3
Là một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”.
Hà Nội vốn nổi tiếng là thành phố của những hồ nước.Ở trong lòng Hà Nội có hàng chục hồ nước lớn nhỏ. Trong số đó, Hồ Tây là hồ nước lớn nhất với năm trăm héc ta và đường quanh hồ dài đến mười tám ki lô mét.Do diện tích Hồ Tây rộng, mặt nước bằng phẳng, trong xanh nên nếu đặt điểm nhìn từ bờ bên này nhìn sang bên kia thì Hà Nội như một thành phố ven biển vậy.
Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị,mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, những hàng cây mọc đều, rồi những bồn hoa , thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây.Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội của nó không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước.Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kì diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày- khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật,cùng cái mờ mờ ảo ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kì huyền ảo, lãng mạn.
Hồ Tây cũng là địa điểm lí tưởng, lãng mạn cho những đôi lứa hẹn hò, không chỉ bởi khung cảnh rộng lớn, tươi đẹp mà còn bởi sự mơ mộng, thi vị của cảnh sắc nơi đây. Bên cạnh Hồ Tây đó là công viên nước Hồ tây. Nơi đây được xây dựng nhằm mục đích giả trí cho người dân thủ đô và du khách ở các vùng lân cận và du khách nước ngoài sau những giờ làm việc mệt mỏi,căng thẳng.Công viên nước Hồ Tây được xây dựng với quy mô lớn, hệ thống các trò chơi giải trí đa dạng,đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đây cũng là một điểm đến thú vị cho mọi người.
Hồ Trúc Bạch là một hồ nhỏ nằm ở quận Ba Đình của thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ nằm ở phía Tây Nam của Hồ Tây, tức thuộc hồ Tây, sau này mới được ngăn ra thành một hồ độc lập như ngày nay.Khi mới được tách ra khỏi hồ Tây, Hồ vẫn chưa có tên riêng. Vào thế kỉ mười tám, chúa Trịnh Giang đã cho người xây dựng một cung điện cạnh hồ, dùng để nghỉ mát, cung điện này được đặt tên là Trúc Lâm. Sau này chúa không sử dụng đến cung điện này nữa thì nó trở thanhg nơi giam giữ các cung nữ phạm tội. Ở đây, họ buộc phải làm nghề dệt vải , sau đó bán để lấy tiền nuôi sống bản thân. Những tấm vải của họ dệt ra rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán có nghĩa là Trúc Bạch).Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
Hồ Trúc Bạch nhỏ và hẹp hơn rất nhiều so với Hồ Tây. Xung quanh hồ Trúc Bạch có rất nhiều những địa danh nổi tiếng như: Đền Quán Thánh, chùa Châu Long, đền Cẩu Nhi… Đây đều là những ngôi đình, ngôi chùa nổi tiếng vì sự thiêng liêng, do đó,du khách kéo về hành hương rất đông. Đặc biệt là vào tháng Giêng- tháng của lễ hội. Ở bên hồ Trúc Bạch còn có một địa danh vô cùng nổi tiếng, đó chính là nhà máy phát điện Yên Phụ, xây dựng bên bờ phía Bắc của hồ ( được xây dựng năm 1925), là nơi cung cấp điện trọng yếu cho Hà Nội cho đến tận những năm 1980. Tuy nhiên,trong những năm kháng chiến chống Mĩ ở Miền bắc nước ta,nhà máy điện là trọng điểm bắn phá,do đó đã bị hư hại và tổn thất nặng nề.
Nếu có một dịp đến thăm mảnh đất thủ đô, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch sẽ là một trong những điểm đến thú vị.Đến đây, du khách sẽ được cảm nhận trọn vẹn cái không gian yên bình, đẹp đẽ cùng với sự thi vị, lãng mạn vốn có ở nơi đây
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 4
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…
(Ca dao)
Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội, rộng đến 500ha. Con đường vòng quanh hồ dài gần hai chục kilômét, là con đường thơ mộng, quanh năm tươi mát, thu hút khách nhàn du.
Thuở xa xưa, Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng còn sót lại sau khi đổi dòng. Còn về tên gọi, Hồ Tây mang nhiều tên khác nhau qua nhiều thời kỳ dựa qua nhiều truyền thuyết. Theo truyện “Hồ Tinh” thì hồ mang tên đầm Xác Cáo, theo truyện “Không lộ đúc chuông” thì hồ mang tên Trâu Vàng, thời Hai Bà Trưng, hồ mang tên Lãng Bạc, có nghĩa là hồ có nhiều sóng lớn; thời Lý – Trần mang tên hồ Dâm Đàm vì mặt hồ có nhiều sương mù… Năm 1573, vua Lê Thế Tông vì kỵ huý tên mình là Duy Đàm cho nên đổi tên hồ thành Hồ Tây, đến thời Trịnh Tạc đến Tây Vương cũng vì chữ huý nên đổi tên hồ thành Đoái Hồ (Đoái cũng như Đoài, có nghĩa là phía Tây). Khi Trịnh Tạc mất thì hồ lại mang tên cũ là Hồ Tây, tức hồ nước nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long.
Năm 1620, cư dân các thôn Trúc Yên, Yên Hoa, đắp một bờ đập ngăn đôi một phần hồ gọi là “Cố Ngự Yển”, có nghĩa là đập vững chắc, về sau đọc chệch thành “Cổ Ngư”. Cổ Ngư ngày nay chính là đường Thanh Niên, đã ngăn Hồ Tây thành một cái hồ nhỏ nữa nằm ở hướng Đông Nam gọi là Hồ Trúc Bạch.
Các triều đại phong kiến xưa đều lấy Hồ Tây làm trung tâm vui chơi, giải trí, nghỉ mát của các vua chúa, quần thần. Trải qua nhiều triều đại phế hưng, Hồ Tây vẫn là nơi hội tụ dân cư đông đúc. Chung quanh hồ thuở xưa có đến 21 phường, nổi tiếng nhất là phường Thuỵ Khuê, Thạch Lâm, Báo Ân, Hồ Khẩu… chung quanh hồ còn xây dựng nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ như cung Từ Hoa, cung Dâm Đàm, cung Thuý Hoa thời Lý, điện Hàn Nguyên, cung Ngọc Đàn thời Trần. Cảnh đẹp Hồ Tây đã từng thu hút biết bao khách làng thơ… Một thi sĩ đời Vĩnh Hựu nhà Lê đã có tập thơ “Tây Hồ Bát Cảnh”. Đến thế kỷ XVIII, Thám hoa Nguyễn Quý Đức có bài “Vịnh Tây Hồ”, nhà văn đời Tây Sơn có bài phú nổi tiếng bằng chữ nôm, đó là bài “Tụng Tây Hồ phú ”, danh nho Ngô Thì Sỹ có bài “Tây Hồ phong cảnh phú ”, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu thời nhà Nguyễn có bài “Du Tây Hồ”, Cao Bá Quát có bài “Du Tây Hồ”, “Tây Hồ ngẫu hứng”.v.v.. Mỗi nhà thơ nhìn hồ Tây mỗi người một vẻ và lúc nào cũng nhắc đến trăng và hoa, vì chung quanh hồ là những làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Yên Hoa, Trích Sài, Nhật Tân, Quảng Bá… Quanh hồ Tây còn nổi tiếng những làng nghề cổ truyền như lụa Trúc Bạch, giấy dó Yên Thái, Hồ Khẩu…
Nhiều Di tích Lịch sử và Văn hoá nằm rải rác quanh hồ như: làng Nghi Tàm quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan, làng Nhật Tân với chùa Tào Sách, làng Xuân Đỉnh với Đền Sóc thờ bà Gióng, làng Xuân La với Chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô – thứ phi của vua Lê Thánh Tông, làng Kẻ Bưởi với đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề đời nhà Lý, làng Thuỵ Khuê với chùa Bà Đanh, đền Quán Thánh chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ từng nổi tiếng là thắng cảnh của Thăng Long xưa…
Hồ Tây rộng và trống trải nên thường có gió lốc dậy sóng. Nước hồ màu xanh pha chút nâu bởi trong hồ có nhiều động thực vật phù du. Trước đây, Hồ Tây có nhiều sen, vào mùa hạ nở hoa, đưa hương thơm lừng, nhưng nay thì không còn nhiều như xưa. Đặc sản của Hồ Tây có chim sâm cầm, vịt trời, cốc đen, chim ngói, cá chép, tôm hồng… Theo số liệu của các nhà khoa học thì Hồ Tây có tới 58 loài chim trú ngụ, nổi tiếng là chim sâm cầm và 35 loài cá ngon. Chim sâm cầm ngày nay không còn, cá chép mình đỏ, cá trắm đen, tôm hồng cũng hiếm. Du khách đến Hà Nội thường tìm đến đường Cổ Ngư thưởng thức món bánh tôm, bánh bột rán có điểm mấy con tôm hồ Tây ăn với rau sống, nước mắm ớt thì thật không sao quên được. Rồi những quán cóc bên lối vào phủ Tây Hồ như ốc luộc, ốc nấu thả, ốc hấp, bún ốc… dư vị cũng đậm đà.
Với bề dày lịch sử, Hồ Tây có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên thật tuyệt vời đã trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 5
Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa dư lịch sử đã chứng minh rằng, hồ là một đoạn sông Hồng rớt lại, sau khi đổi dòng, có thể tới cả hàng nghìn năm. Hồ Tây hay còn gọi là hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo. Mỗi tên lưu giữa một sự tích về nguồn cội của Hồ Tây huyền thoại.
Một du khách người Pháp có tên Michel kể rằng đây là lần thứ tư anh tới Hà Nội, nhưng đã bao nhiêu lần có mặt ở Hồ Tây rồi, chính anh cũng không thể nhớ nổi bởi Hồ Tây với anh đẹp và duyên dáng đến nao lòng. Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Chẳng thế mà bấy lâu nó vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ… với nhiều bài hát, bài thơ viết về Hồ Tây, viết ở hồ Tây làm nao lòng người.
Hồ Tây đẹp không chỉ bởi mặt nước xanh mênh mông, không chỉ có sắc tím bằng lăng, cánh hoa phượng hồng đỏ mỗi độ hè về, cái buồn man mác của không gian, của rặng liễu rủ những chiều đông, cái lung linh của ban mai tinh khiết… mà Hồ Tây còn đẹp bởi nó như một trái tim ôm trọn trong mình những trạng thái buồn vui của biết bao con người. Mỗi sáng tinh mơ, hàng trăm người, cả già lẫn trẻ tìm ra chốn này để hít hà không khí trong lành và tập thể dục. Ðầu dốc đường Thanh Niên là cửa ngõ của những chiếc xe đạp chở đầy hoa, những gánh hàng ăn dân dã “chảy” vào lòng Hà Nội.
Hồ Tây trở thành điểm hẹn, để người ta tìm đến như một quán tính. Ðường Thanh Niên hay còn có cái tên đường Cổ Ngư rất đẹp trước đây là ranh giới giữa Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, từ sau buổi vãn chiều rất đông người qua lại. Có người tìm cho mình một góc nào đó ở bên hồ để hóng gió, nhâm nhi ly cà phê trong một quán ven đường, thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, ăn một ly kem; vào những nhà hàng sang trọng nằm ở mép hồ hay giữa hồ, hoặc trên du thuyền…
Cũng có người chỉ thích dạo quanh hồ để hít hà không khí trong trẻo rồi lại đi đâu đó hoặc trở về nhà. Ðông nhất là những ngày cuối tuần. Dòng người đổ về Hồ Tây nhiều khi ùn tắc cả một đoạn dài đường Thanh Niên. Trên boong tàu lớn nơi mặt hồ, có một đôi uyên ương đang tươi cười hạnh phúc trong ngày cưới giữa bao lời chúc phúc của người thân, bè bạn. Bên bờ, ở một ghế đá nào đó có cụ già râu tóc bạc phơ, tay cầm ba toong ngước về phía bờ Tây ngắm hoàng hôn xuống…
Hồ Tây không chỉ là địa chỉ du lịch lý tưởng mà nó còn chứa đựng những giá trị văn hóa dân tộc. Quanh hồ hiện có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng với nhiều văn vật giá trị như hơn 100 bia đá, 165 câu đối, 140 hoành phi, gần 20 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá.
Nhiều ngôi chùa, đền là thế, nhưng có lẽ người Hà Nội, khách du lịch vẫn tìm đến đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ. Người người đến đây chẳng những được thưởng thức nét đẹp kiến trúc của đền chùa cổ xưa mà còn cầu may, cầu phúc… đông nhất là vào những ngày rằm, mồng một âm lịch hàng tháng và ngày lễ, Tết. Phía Tây Hồ Tây vẫn còn rất nhiều làng. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một địa danh, một trầm tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan” với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với sắc thắm của hoa đào nổi tiếng. Rồi làng giấy, phường đúc đồng v.v…
Mặc dù, nét làng thuở nào đã khoác lên mình một diện mạo mới trong quá trình đô thị hóa với những khu nhà cao tầng, khách sạn, biệt thự mọc lên nhưng nhiều làng vẫn còn giữ được nét làng với những cổng làng, đình làng, những ngôi nhà cổ trăm năm tuổi có lẻ…
Hồ Tây là nơi đến thư giãn của người Hà Nội và cũng là nơi ở lý tưởng của những người nước ngoài đang sống và làm việc ở chốn Hà Thành, với hàng trăm ngôi biệt thự phía Tây. Ðộ hơn mươi năm về trước, người ta chỉ lên phía Tây Hồ Tây để vào các làng hoa, làng đào, để đi chùa, đi phủ Tây Hồ…, những năm gần đây, nhà nhà đua nhau mở quán ăn, nhiều dần rồi thành từng khu ẩm thực với phong cảnh trữ tình cho những người muốn “đổi gió” sau những giờ làm việc mệt mỏi. Có người gọi Hồ Tây là mặt gương của Hà Nội. Tôi thích gọi Hồ Tây là lá phổi xanh của chốn Kinh Thành.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 6
Nếu như bạn còn băn khoăn về những cảnh đẹp, di tích, địa điểm để thêm cho mình những trải nghiệm thú vị, thì xin mời bạn hãy ghé qua Hồ Tây. Nơi đây không chỉ là nơi cho ta những bình yên, thanh tĩnh sau một chuỗi làm việc mệt nhọc, nó còn là nơi chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống quý báu của cha ông ta từ ngần đời xưa. Cũng là một cách để bạn thêm tự hào, yêu quý quê hương dân tộc mình.
Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm… Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối.
Giờ đây trải qua quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, Hồ Tây vẫn còn vẹn nguyên vẻ đẹp của đất Kinh Kì. Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý – Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trần Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này.
Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông Có đền An Trì nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên. Hồ Tây nổi tiếng với những dặng cây xanh rì rất tươi mát và không khí trong lành, rất phù hợp để ta di dưỡng tinh thần. Bao quanh hồ có những bồn hoa, những rặng cây rủ bóng xuống, ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Xuân Diệu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng…”
Giúp ta hình dung dáng vẻ yêu kiều, thướt tha của cây liễu. Nước hồ Tây trong xanh, rượi mát, thay đổi theo từng mùa, từng không gian và những khoảng thời gian khác nhau. Khi xanh bích, khi xanh lam, khi trong veo như giọt sương cũng có khi một màu đen tuyền buồn bã khi đêm xuống. Quanh hồ, những ánh đèn lấp lánh thắp sáng cho không gian, trông giống như một tòa lâu đài tráng lệ tọa lạc giữa thành phố. Về đêm khung cảnh hồ Tây càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của hồ Tây vừa mang những nét cổ điển, truyền thống với những mái vòm và họa tiết từ ngàn xưa, hay những lớp rêu xanh phủ kín trong lâu đời và kính cẩn, lại vừa được hòa mình vào vẻ nhộn nhịp của đất kinh Kì, làm nên sự hòa hợp tuyệt với biết bao. Khi đến hồ tây bạn vừa có thể ngắm cảnh, vừa có thể thưởng thức những món ăn hà nội rất đặc sắc như tào phớ, bánh phở…Mỗi khi đến với hồ Tây hãy yên tâm rằng bạn sẽ luôn được thanh lọc tâm hồn mình. Hồ Tây không chỉ đi vào lòng người mà còn bất tử qua những trang văn, trang thơ để mãi trường tồn cùng thời gian:
“Một chiều dạo bước Hồ Tây
Mênh mang dịu nhẹ đắm say lòng người
Gió ru những nụ hồng tươi
Trên môi em cười hút cả hồn anh
Trời xanh mặt đất hiền lành
Giữa nơi nhộn nhịp vẫn dành một bên
Nên thơ chút cảnh êm đềm
Buông lời đối họa cho mềm câu thơ
Dệt thêm những sợi ước mơ
Mong một bến bờ mình vẫn bên nhau…”
Hi vọng rằng những cảnh đẹp thiên nhiên và món ăn nới đây sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc và tuyệt vời hơn cuộc sống con người Hà Nội, về văn hóa truyền thống dân tộc.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 7
Anh về đây Hà Nội một chiều đông
Chiều Hồ Tây với mênh mông nỗi nhớ
Đông đã về lăn tăn con sóng nhỏ
Người bên người mặc cho gió bấc lay…
Chỉ đọc vài câu thơ là ta đã thấy hồ Tây thật thơ mộng và hữu tình đúng không nào? Nếu đã là người con của Hà Nội thì chắc hẳn sẽ biết về hồ này. Hồ Tây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, đây cũng được coi là một sân khấu đặc biệt, kết hợp giữa mây trời và cảnh quan thành phố. Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, là hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha).
Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Tây trước đây chính là một đoạn của sông Hồng. Trải qua quá trình ngưng đọng và đổi dòng của sông, hồ đã trở thành hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực nội thành Hà Nội. Hồ có từ thời nhà Lý, Trần. Nơi đây được các vua xây dựng các cung điện để giải trí và nghỉ mát, có thể kể đến như: Điện Hàm Nguyên đời nhà Trần, Cung Từ Hoa đời nhà Lý, nay là khu chùa Trần Quốc và Kim Liên.
Xung quanh Tây Hồ có nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Làng Nghi Tàm, chùa Kim Liên với kiến trúc độc đáo và là quê hương của bà Huyện Thanh Quan. Làn Xuân La là nơi thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, còn phủ Hồ là nơi để thờ Liễu Hạnh Công chúa. Đường Thanh niên, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp. Ngoài ra còn các di tích văn hóa khác có thể kể đến như: Làng Nhật Tân, Làng Kẻ Bưởi,…
Ngoài ra, Hồ Tây cũng rất đặc biệt, dưới đáy hồ có nhiều nghĩa địa cổ. Nhưng tại sao, những ngôi mộ lại nằm ở giữa hồ? Chẳng lẽ, phong tục người dân ven hồ đem người chết ra giữa hồ chôn sao? Xưa kia, Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 ha và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Bên Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong bãi.
Trong sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm-pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống dưới sâu. Hồ Tây có gì? Hồ Tây có bình yên, sự bình yên hiếm hoi giữa Hà Nội tấp nập này. Sáng sớm ở hồ Tây thường có sương mù, nhất là vào mùa đông, mùa xuân. Nước hồ Tây buổi sáng xao động rất nhẹ, mặt hồ gần như phẳng lặng vì yên gió.
Xung quanh hồ là những người tập thể dục, đạp xe đạp rất đông. Ai cũng muốn hít thở một bầu không khí mát mẻ, trong lành ở nơi không gian rộng mở thoáng đãng. Buổi trưa, hồ Tây bước vào thế giới của khoảng lặng. Kể cả những nơi luôn đông đúc và nhộn nhịp như phủ Tây Hồ cũng rất ít người ở lại. Vào những chiều mưa giông thì hồ Tây cũng không khác mặt biển là mấy. Gió ào ạt trên một khoảng không gian rộng lớn không bị ngăn cản, nước hồ chồm cao một vài gang tay như sóng biển. Tiếng sóng vỗ cũng dạt dào như những nỗi niềm gửi gắm đâu đây… Những hôm thời tiết yên bình thì chiều muộn trên hồ Tây có một màu sắc rất lạ. Khi vầng mặt trời đỏ rực còn đang chuẩn bị rút vào màn đêm thì mặt hồ có một màu đỏ bạc pha ánh sáng, lấp loáng mờ ảo.
Còn đêm hồ Tây bao giờ cũng có khoảng lãng mạn dành cho lứa đôi, những khách sạn cao tầng hắt sáng xuống để mặt hồ không quá tối tăm. Những nhà hàng, quán cà phê lung linh ánh đèn. Những đôi lứa yêu nhau vừa ngồi tận hưởng mùa hạnh phúc, vừa yên tâm hít thở khí trời. Hồ Tây ngày nay còn là lá phối xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về.
Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội. Có người tìm cho mình một góc ở bên hồ để hóng gió, nhâm nhi ly cà phê trong một quán ven đường, thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, hay chỉ ăn một ly kem và ngồi trò chuyện với bạn bè. Như một điểm đến lý tưởng, hồ Tây trở thành nơi gắn bó đời sống tinh thần của người Hà Nội. Hiện nay hồ Tây đang là một trong những nơi tìm năng và có khả năng thay thế vị trí trung tâm hiện tại của Hồ Gươm.
Hồ Tây bao giờ cũng vọng lên trong tâm tưởng người Hà Nội như một nơi lưu giữ những kỷ niệm. Những đền chùa cổ kính uy nghiêm, những hàng cây xanh tỏa bóng mát và mặt nước hồ lúc thì yên bình lúc thì cồn cào sóng vỗ. Một khoảng lặng yên bình, thơ mộng và đằm sâu văn hóa kinh kỳ. Hồ Tây là thiên nhiên hoa cỏ, là cá tôm chim trời, là cuộc sống muôn màu trong lòng một thành phố có ngàn năm tuổi… Và hồ Tây là cả những bí ẩn rất đáng để trân trọng và ghi nhớ vì toàn bộ các di tích lịch sử văn hóa ở ven bờ đều chọn hướng cửa chính trông ra lòng hồ!
Nếu có dịp tại sao bạn không tìm lại sự bình yên cho bản thân ở Hồ Tây nhỉ? Chắc chắc bạn sẽ hài lòng lắm đấy.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 8
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Câu ca dao nói về vẻ đẹp bình dị của kinh thành Thăng Long cụ thể là vẻ đẹp nguyên sơ, huyền ảo lung linh của hồ Tây- hồ lớn nhất của thủ đô nghìn năm văn hiến. Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa và bạn bè quốc tế. Hồ Tây nằm ở vị trí Tây Bắc ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích hơn 500 héc-ta, chu vi 4,8 km. Chiều dài đường bao quanh hồ lên tới 8km.
Theo lịch sử, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng ngưng đọng lại sau khi chuyển dòng chảy. Cũng có thể vì lí do biến đổi này mà hồ Tây xuất hiện rất nhiều truyền thuyết. Hồ Tây còn có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương, hồ Lãng Mạn hay đầm Xác Cáo. Tương truyền rằng trước kia đầm Xác Cáo trước kia là một vùng núi có một con cáo chín đuôi đã đến đây ẩn nấp và làm hại dân lành.
Lạc Long Quân thấy vậy đã cho dâng nước nấp vào hang cáo, sau khi nấp nước đầy hang thì hang bị sụt lở và trở thành đầm chôn xác cáo và ngày nay là Hồ Tây. Hồ Tây mang giá trị văn hóa rất đặc sắc với hai mươi mốt ngôi đền, chùa, đình cổ từ các vương triều phong kiến được xếp hạng là các di tích nổi tiếng với nhiều hiện vật giá trị. Trong đó có 02 bia đá, 65 câu đối cổ, 8 quạt Trung cổ, 60 sắc phong thần và hơn hết là 300 pho tượng được đúc bằng đồng hoặc điêu khắc bằng gỗ. Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa gần bờ sông Hồng.
Đến hồ Tây không thể không đến hồ Trúc Bạch. Trước kia hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của hồ Tây. Nguyên ở phía nam của hồ có làng Trúc Yên chuyên nghề làm mành. Trước kia quanh khu vực hồ Tây, dân cư rất thưa thớt, có nhiều hang động và rừng cây bao phủ có nhiều loài cá quý hiếm sinh sống nhưng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại, cảnh quan nơi đây đã thay đổi hoàn toàn. Bờ hồ có những đường lớn bao quanh, bên cạnh là những công trình cao ốc hiện đại, những ngôi biệt thự lớn đã thể hiện sự hoàn thiện kiến trúc toàn thành phố.
Hồ Tây là bức tranh đẹp nhất Hà Nội là thế giới của những làn gió trong trẻo. Những hàng cây xanh thẳng tắp, đứng trên cao bao quát sẽ thấy hồ Tây như một thành phố biển thu nhỏ xinh xắn. Đặc biệt là nước hồ Tây có những biến đổi rất thú vị về màu sắc qua từng mùa, lúc xanh tươi, lúc xám sương. Theo các góc độ nhìn khác nhau còn thấy được nước lấp lánh hay sáng tối. Phong cảnh hồ Tây thật hữu tình. Đây là địa điểm lí tưởng cho các cặp đôi hẹn hò không chỉ không gian khoáng đạt, mơ hồ mà hồ Tây còn có những nét thi vị vô cùng riêng biệt.
Một món đặc sản của hồ Tây là bánh tôm hồ Tây. Chiếc bánh tôm được bọc bằng bột chiên vàng, cắn một miếng giòn tan, con tôm không quá to nhưng lại rất ngọt và chắc thịt. Ăn cùng với đó là bát nước chấm chua ngọt cùng với củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng. Du khách sẽ phải trầm trồ vì vị ngon của bánh tôm hồ Tây. Hồ Tây quả là một địa điểm lí thú phải không nào? Đến với Hà Nội không thể không quên hồ Tây nhé. Thời tiết trong lành, mát mẻ, không gian tươi mát, được ngồi ngắm cảnh thơ mộng bên những người thân yêu thì còn gì tuyệt vời hơn.
Đến với vùng đất đậm nét lịch sử này còn mang lại cho ta nhiều điều bổ ích về kiến thức triều đại. Muốn tìm một địa điểm để tĩnh lặng đọc sách hay suy nghĩ thì hồ Tây là một nơi không tệ. Hãy đến thăm hồ Tây thể cảm nhận được nét thi vị của nó.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 9
“So đâu dễ ấy giá Hồ Tây!
Đủ nước non vui thú sẵn bầy
To nhỏ nhịp tâu cầm gợn sóng
Thấp cao tầng rợp tán lá cây
Châu in vẻ thắm hoa lồng nguyệt
Ngọc đúc màu xanh nước lẫn mây
Đồ vẻ khéo kia Trời tự trước
Hồ Tây cảnh lạ thực vơi đầy”
Hồ Tây không chỉ được ví như lá phổi xanh của thành phố mà còn mang trong mình một vẻ đẹp hiếm nơi nào có được. Hồ Tây là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. “Lá phổi xanh của Thủ đô” này có diện tích hơn 500 ha. Chu vi của hồ lên tới 18km. Hồ Tây nằm ở vị trí tây bắc của trung tâm Hà Nội. Xung quanh hồ có hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng cả nước, mang nét kiến trúc độc đáo của Hà Nội. Đó là, đền Quan Thánh, đền Đồng Cổ, chùa Trấn Quốc, chùa Tảo Sách, chùa Vạn Niên, chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ, làng đào Nhật tân, làng hoa cây cảnh Nghi tàm, làng quất cảnh Quảng an Tứ liên… Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý – Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc.
Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây có một vẻ đẹp đặc biệt, hồ tựa như một chiếc gương khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quang thủ đô. Chiếc gương thần này thay đổi nhanh chóng theo thời tiết, lúc trong xanh mát mẻ, lúc xám xịt âm u, khi lại tối đen với những ánh đèn vàng nơi phố thị và thăng hoa nhất chính vào thời điểm hoàng hôn, ánh mặt trời dần khuất để lại những vạt nắng cuối cùng trộn lẫn ánh đèn tạo nên một khung cảnh hết sức huyền ảo thơ mộng, “chiều hồ tây lao cao từng con sóng, chợt hoàng hôn về từ bao giờ…”. Nếu đã nói về vẻ đẹp của hồ Tây thì không thể lãng quên vẻ đẹp của hồ Trúc Bạch.
Hồ Trúc Bạch được tách ra từ một phần của Hồ Tây. Tuy chỉ có diện tích khá nhỏ nhưng Hồ Trúc Bạch cũng mang trong mình những vẻ đẹp riêng biệt. Trước đây, hồ là một góc phần phía Đông Nam của hồ Tây. Thời trước khu vực này vì sóng lặng hơn nên cá hồ Tây thường tụ về đây. Dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê nhỏ để ngăn góc này lại, đánh cá cho dễ hơn, và sau là nuôi cá. Sau đó chúa Trịnh cho đắp con đê rộng ra, và gọi là để Cố Ngự (nghĩa là giữ vững). Sau này đường Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư, và là đường Thanh Niên ngày nay. Theo như lịch sử thì vào thế kỉ 18, chúa Trịnh Giang cho xây một cung điện để nghỉ mát cạnh hồ và cũng gọi là Trúc Lâm. Sau đó Trúc Lâm trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội, họ buộc phải tự dệt lụa để nuôi sống bản thân. Lụa của họ rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
Hồ Trúc Bạch nhỏ và đẹp hơn hồ Tây rất nhiều bởi xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Góc phía tây nam hồ có đền Quán Thánh (đường Thanh Niên) – một trong Thăng Long tứ trấn; phía đông có chùa Thần Quang (phố Ngũ Xã) và chùa Châu Long (phố Châu Long) được xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa Khiết Cô – con gái vua Trần Nhân Tông (1279-1293), phía đông bắc có đền An Trì (phố Phó Đức Chính), thờ Uy Đô – một vị anh hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống quân Nguyên; nằm trên một đảo nhỏ phía bắc hồ có tấm bia đá ghi lại sự tích đền Cẩu Nhi. Đền nằm trong vạn cây cối um tùm. Đền xây hình chữ nhật, giản đơn như những miếu thờ phổ thông ở khắp nơi. Đằng sau bệ thờ bịt kín. Mái đền cong, có câu đối, hoành phi. Trên bàn thờ có đèn, nến, bát hương, bài vị, lọ cắm hoa, cắm hương và vài pho tượng nhỏ. Ngoài là chiếc mành có vẽ rồng, hổ, mây, nước, luôn ở tư thế buông xuống. Khói, hương nghi ngút.
Hồ Trúc Bạch cũng là một điểm đến thu hút hứa hẹn nhiều điều thú vị từ thiên nhiên quanh đó. Xung quanh hồ Tây- hồ Trúc Bạch trồng nhiều loại cây, điểm xuyết những vườn hoa xinh xinh và những thảm cỏ xanh mát mắt. Du lịch ở đây,du khách có thể ngồi nhâm nhi ly cà fê tại các quán ven hồ; bơi thuyền, đạp vịt ngắm cảnh hồ hay đi dạo trên con đường Thanh Niên rợp bóng phượng hồng và bằng lăng tím để thả hồn miên man với nước hồ và gió trời. Đặc biệt mỗi độ hè về, gần hồ ta còn được ngắm nhìn vẻ đẹp của những con đường hoa phượng đỏ rực, tô sắc thắm cho thủ đô. Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng cổ xung quanh hồ dần được thay thế bằng các nhà và công trình theo kiến trúc hiện đại. Bờ hồ được kè đá và làm đường lưu thông xung quanh, tân trang ngày càng đẹp đẽ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Hồ Tây- Hồ Trúc Bạch mãi là một vẻ đẹp in dấu của thủ đô, góp phần tạo nên cảnh sắc đất nước tươi đẹp, là nơi gắn bó với đời sống tinh thần người Hà Nội. Và đây cũng là một thắng cảnh đẹp, gắn bó với nhiều di tích lịch sử, ghi dấu nhiều mốc lịch sử quan trọng của dân tộc.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 10
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Câu ca dao nói về vẻ đẹp bình dị của kinh thành Thăng Long cụ thể là vẻ đẹp nguyên sơ, huyền ảo lung linh của hồ Tây- hồ lớn nhất của thủ đô nghìn năm văn hiến. Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa và bạn bè quốc tế.
Hồ Tây nằm ở vị trí Tây Bắc ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích hơn 500 héc-ta, chu vi 4,8 km. Chiều dài đường bao quanh hồ lên tới 8km. Theo lịch sử, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng ngưng đọng lại sau khi chuyển dòng chảy. Cũng có thể vì lý do biến đổi này mà hồ Tây xuất hiện rất nhiều truyền thuyết. Hồ Tây còn có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương, hồ Lãng Mạn hay đầm Xác Cáo. Tương truyền rằng trước kia đầm Xác Cáo trước kia là một vùng núi có một con cáo chín đuôi đã đến đây ẩn nấp và làm hại dân lành. Lạc Long Quân thấy vậy đã cho dâng nước nấp vào hang cáo, sau khi nấp nước đầy hang thì hang bị sạt lở và trở thành đầm chôn xác cáo và ngày nay là Hồ Tây.
Hồ Tây mang giá trị văn hóa rất đặc sắc với hai mươi mốt ngôi đền, chùa, đình cổ từ các vương triều phong kiến được xếp hạng là các di tích nổi tiếng với nhiều hiện vật giá trị. Trong đó có 02 bia đá, 65 câu đối cổ, 8 quạt Trung cổ, 60 sắc phong thần và hơn hết là 300 pho tượng được đúc bằng đồng hoặc điêu khắc bằng gỗ. Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa gần bờ sông Hồng.
Đến hồ Tây không thể không đến hồ Trúc Bạch. Trước kia hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của hồ Tây. Nguyên ở phía nam của hồ có làng Trúc Yên chuyên nghề làm mành. Trước kia quanh khu vực hồ Tây, dân cư rất thưa thớt, có nhiều hang động và rừng cây bao phủ có nhiều loài cá quý hiếm sinh sống nhưng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại, cảnh quan nơi đây đã thay đổi hoàn toàn.
Bờ hồ có những đường lớn bao quanh, bên cạnh là những công trình cao ốc hiện đại, những ngôi biệt thự lớn đã thể hiện sự hoàn thiện kiến trúc toàn thành phố. Hồ Tây là bức tranh đẹp nhất Hà Nội là thế giới của những làn gió trong trẻo. Những hàng cây xanh thẳng tắp, đứng trên cao bao quát sẽ thấy hồ Tây như một thành phố biển thu nhỏ xinh xắn. Đặc biệt là nước hồ Tây có những biến đổi rất thú vị về màu sắc qua từng mùa, lúc xanh tươi, lúc xám sương. Theo các góc độ nhìn khác nhau còn thấy được nước lấp lánh hay sáng tối. Phong cảnh hồ Tây thật hữu tình. Đây là địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi hẹn hò không chỉ không gian khoáng đạt, mơ hồ mà hồ Tây còn có những nét thi vị vô cùng riêng biệt.
Một món đặc sản của hồ Tây là bánh tôm hồ Tây. Chiếc bánh tôm được bọc bằng bột chiên vàng, cắn một miếng giòn tan, con tôm không quá to nhưng lại rất ngọt và chắc thịt. Ăn cùng với đó là bát nước chấm chua ngọt cùng với củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng. Du khách sẽ phải trầm trồ vì vị ngon của bánh tôm hồ Tây.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 11
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Câu ca dao nói về vẻ đẹp bình dị của kinh thành Thăng Long cụ thể là vẻ đẹp nguyên sơ, huyền ảo lung linh của hồ Tây- hồ lớn nhất của thủ đô nghìn năm văn hiến. Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa và bạn bè quốc tế. Hồ Tây nằm ở vị trí Tây Bắc ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích hơn 500 héc-ta, chu vi 4,8 km. Chiều dài đường bao quanh hồ lên tới 8km.
Theo lịch sử, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng ngưng đọng lại sau khi chuyển dòng chảy. Cũng có thể vì lí do biến đổi này mà hồ Tây xuất hiện rất nhiều truyền thuyết. Hồ Tây còn có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương, hồ Lãng Mạn hay đầm Xác Cáo. Tương truyền rằng trước kia đầm Xác Cáo trước kia là một vùng núi có một con cáo chín đuôi đã đến đây ẩn nấp và làm hại dân lành. Lạc Long Quân thấy vậy đã cho dâng nước nấp vào hang cáo, sau khi nấp nước đầy hang thì hang bị sụt lở và trở thành đầm chôn xác cáo và ngày nay là Hồ Tây.
Hồ Tây mang giá trị văn hóa rất đặc sắc với hai mươi mốt ngôi đền, chùa, đình cổ từ các vương triều phong kiến được xếp hạng là các di tích nổi tiếng với nhiều hiện vật giá trị. Trong đó có 02 bia đá, 65 câu đối cổ, 8 quạt Trung cổ, 60 sắc phong thần và hơn hết là 300 pho tượng được đúc bằng đồng hoặc điêu khắc bằng gỗ. Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa gần bờ sông Hồng. Đến hồ Tây không thể không đến hồ Trúc Bạch. Trước kia hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của hồ Tây. Nguyên ở phía nam của hồ có làng Trúc Yên chuyên nghề làm mành.
Trước kia quanh khu vực hồ Tây, dân cư rất thưa thớt, có nhiều hang động và rừng cây bao phủ có nhiều loài cá quý hiếm sinh sống nhưng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại, cảnh quan nơi đây đã thay đổi hoàn toàn. Bờ hồ có những đường lớn bao quanh, bên cạnh là những công trình cao ốc hiện đại, những ngôi biệt thự lớn đã thể hiện sự hoàn thiện kiến trúc toàn thành phố. Hồ Tây là bức tranh đẹp nhất Hà Nội là thế giới của những làn gió trong trẻo.
Những hàng cây xanh thẳng tắp, đứng trên cao bao quát sẽ thấy hồ Tây như một thành phố biển thu nhỏ xinh xắn. Đặc biệt là nước hồ Tây có những biến đổi rất thú vị về màu sắc qua từng mùa, lúc xanh tươi, lúc xám sương. Theo các góc độ nhìn khác nhau còn thấy được nước lấp lánh hay sáng tối. Phong cảnh hồ Tây thật hữu tình. Đây là địa điểm lí tưởng cho các cặp đôi hẹn hò không chỉ không gian khoáng đạt, mơ hồ mà hồ Tây còn có những nét thi vị vô cùng riêng biệt.
Một món đặc sản của hồ Tây là bánh tôm hồ Tây. Chiếc bánh tôm được bọc bằng bột chiên vàng, cắn một miếng giòn tan, con tôm không quá to nhưng lại rất ngọt và chắc thịt. Ăn cùng với đó là bát nước chấm chua ngọt cùng với củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng. Du khách sẽ phải trầm trồ vì vị ngon của bánh tôm hồ Tây. Hồ Tây quả là một địa điểm lí thú phải không nào? Đến với Hà Nội không thể không quên hồ Tây nhé. Thời tiết trong lành, mát mẻ, không gian tươi mát, được ngồi ngắm cảnh thơ mộng bên những người thân yêu thì còn gì tuyệt vời hơn.
Đến với vùng đất đậm nét lịch sử này còn mang lại cho ta nhiều điều bổ ích về kiến thức triều đại. Muốn tìm một địa điểm để tĩnh lặng đọc sách hay suy nghĩ thì hồ Tây là một nơi không tệ. Hãy đến thăm hồ Tây thể cảm nhận được nét thi vị của nó.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 13
Là một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”.
Hà Nội vốn nổi tiếng là thành phố của những hồ nước.Ở trong lòng Hà Nội có hàng chục hồ nước lớn nhỏ. Trong số đó, Hồ Tây là hồ nước lớn nhất với năm trăm héc ta và đường quanh hồ dài đến mười tám ki lô mét.Do diện tích Hồ Tây rộng, mặt nước bằng phẳng, trong xanh nên nếu đặt điểm nhìn từ bờ bên này nhìn sang bên kia thì Hà Nội như một thành phố ven biển vậy.
Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị,mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, những hàng cây mọc đều, rồi những bồn hoa, thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây. Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội của nó không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước.Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kỳ diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày – khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật, cùng cái mờ mờ ảo ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kỳ huyền ảo, lãng mạn.
Hồ Tây cũng là địa điểm lý tưởng, lãng mạn cho những đôi lứa hẹn hò, không chỉ bởi khung cảnh rộng lớn, tươi đẹp mà còn bởi sự mơ mộng, thi vị của cảnh sắc nơi đây. Bên cạnh Hồ Tây đó là công viên nước Hồ tây. Nơi đây được xây dựng nhằm mục đích giải trí cho người dân thủ đô và du khách ở các vùng lân cận và du khách nước ngoài sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng.Công viên nước Hồ Tây được xây dựng với quy mô lớn, hệ thống các trò chơi giải trí đa dạng,đáp ứng được nhu cầu của người dân.Đây cũng là một điểm đến thú vị cho mọi người.
Hồ Trúc Bạch là một hồ nhỏ nằm ở quận Ba Đình của thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ nằm ở phía Tây Nam của Hồ Tây, tức thuộc hồ Tây, sau này mới được ngăn ra thành một hồ độc lập như ngày nay.Khi mới được tách ra khỏi hồ Tây, Hồ vẫn chưa có tên riêng.
Vào thế kỉ mười tám, chúa Trịnh Giang đã cho người xây dựng một cung điện cạnh hồ, dùng để nghỉ mát, cung điện này được đặt tên là Trúc Lâm. Sau này chúa không sử dụng đến cung điện này nữa thì nó trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội. Ở đây, họ buộc phải làm nghề dệt vải, sau đó bán để lấy tiền nuôi sống bản thân. Những tấm vải của họ dệt ra rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán có nghĩa là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
Bài văn thuyết minh về Hồ Tây - mẫu 12
Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, có đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại.
Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm… cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.
Phía Tây hồ Tây ngày nay vẫn còn dấu vết nhiều làng cổ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một huyền tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan”. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khuê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng…Có một nơi mà nhiều du khách muốn tới thăm là chùa Trấn Quốc. Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo nhỏ giữa mênh mang sóng nước ngay bên đường Thanh Niên, con đường đẹp ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỷ VI thời Lý Nam Đế. Hoà Thượng Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết: “Vào năm 541-548 khởi đầu được gọi là chùa Khai Quốc, chùa được xây dựng ngoài bãi sông Hồng, sau này vào đời Hậu Lê ( thế kỷ 17) thì chuyển vào đây. Trước đây nơi này được gọi là bãi cá vàng, mà vua chúa thời xưa du xuân,du thuỷ, sau đó các vị cao tăng về đây tu hành. Ngôi chùa tính đến nay có lịch sử 1440 năm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Bên cạnh đó thì bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá (nay thuộc quận Hoàn Kiếm).
Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.
Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.
Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về. Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .