Top 7 Cách khởi động dẫn dắt vào bài học môn Ngữ Văn hay nhất dành cho học sinh THCS

73.6k

Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Một tiết học sẽ...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh, video

Học bài: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (Ga-bri-en Gác-xi-a Mác- ket)


Cách 1: Giáo viên chiếu hình ảnh liên quan đến hòa bình và hỏi những hình ảnh trên làm em liên tưởng đến điều gì?

Học sinh: cảm nhận và trả lời

(sự hòa bình, đoàn kết, yêu thương, ko phân biệt màu da/ hình ảnh tượng trưng cho hòa bình....)

Giáo viên: Có lẽ mong ước lớn nhất của mọi người dân trên thế giới là có được cuộc sống hòa bình, yên ổn, không có chiến tranh, mất mát hay đau thương. Tuy nhiên, hiểm họa chiến tranh có thể xảy đến bất cứ lúc nào và đe dọa cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào ý thức được trách nhiệm của chính mình....


Cách 2: Cho học sinh xem video về sự khốc liệt của chiến tranh thế giới thứ 2 và video cuộc không kích của Mĩ vào tổ chức nhà nước Hồi giáo tại Syria để hs nhận xét-> vào bài


Chiến tranh và hòa bình luôn là những vấn đề nóng bỏng và trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại. Trong thế kỷ XX, nhân loại đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt. Từ sau chiến tranh thế giới II, vũ khí hạt nhân phát triển mạnh và trở thành hiểm họa khủng khiếp nhất, đe dọa sự sống loài người. Vì vậy, nhận thức đúng nguy cơ chiến tranh và tham gia đấu tranh cho hòa bình thế giới là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân. Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mac- ket đã nêu rõ vấn đề đó. Bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung của văn bản này.


 ảnh 1
Top 1
(có 0 lượt vote)

Chơi trò chơi


Tham gia cuộc thi Nhanh như chớp


Với bài học: Từ Hán Việt.

Giáo viên cho học sinh tham gia cuộc thi Nhanh như chớp với thể lệ như sau: chia lớp ra thành bốn đội, các đội hãy ghi tên những thành viên trong lớp có chứa yếu tố Hán Việt. Và nêu ý nghĩa của những tên đó. Đội nào nhanh nhất và có nhiều đáp án đúng nhất sẽ dành chiến thắng.
Học sinh thảo luận, làm việc nhóm
Giáo viên tổng kết, nhận xét phần chơi và dẫn dắt vào bài mới


Học bài thơ: Bánh trôi nước



Tổ chức cuộc thi " Sứ giả văn hóa", yêu cầu học sinh kể tên các loại bánh tự làm hoặc gắn liền với các địa phương mà em biết. Bánh chưng, bánh giày, bánh trôi nước...; bánh tét, bánh ú, bánh ít-Nam Bộ; bánh xèo Miền Trung, bánh cáy Thái Bình, bánh gai Thanh Hóa; bánh bèo, bánh bột lọc của Huế....


Tổng kết và trao phẩn thưởng và danh hiệu cho học sinh trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất. Có thể chiếu trên máy hoặc in hình ảnh bánh trôi, nhưng thú vị hơn cả là mang một tô bánh trôi nước ra và hỏi học sinh: Các em có biết đây là bánh gì không ?


Đây chính là bánh trôi nước, một món ăn không thể thiếu trong ngày mùng ba tháng ba âm lịch, cũng là hình ảnh được nữ sĩ Hồ Xuân Hương đưa vào thơ của bà để gửi gắm những tâm tư, tình cảm.... Để lí giải tại sao Hồ Xuân Hương lại mượn hình ảnh bánh trôi nước mà không phải là thứ bánh khác, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước nhé

Hoặc có thể nghe bài hát Bánh trôi nước.



Chơi ghép hình


Học bài: Từ đồng nghĩa

Gv sử dụng bộ ghép hình Puzzile lên bảng, mỗi miếng ghi một chữ, ghi hai dòng thơ trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau và chỉ ra nét nghĩa của chúng

Học sinh lấy từ nước với quốc, nhà với gia

Nước và quốc có nghĩa giống nhau chỉ một đất nước, quốc gia. Nhà và gia đều chỉ không gian ở, sinh hoạt của mỗi người.

Những từ mà các em vừa phát hiện ra và phân tích chính là từ đồng nghĩa. Để hiểu sâu hơn về từ đồng nghĩa, chúng ta tìm hiểu bài học.

 ảnh 1
Top 2
(có 0 lượt vote)

Cho học sinh thảo luận, trình bày ý kiến


Khi học bài: Khi con Tu Hú

Giáo viên: Theo các em, điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người?

Học sinh: Thảo luận, trình bày và bảo vệ ý kiến

(Sức khỏe, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc, gia đình....)

Gv: Mỗi người chúng ta sinh ra vốn là một sắc màu riêng, thế nên, quan niệm của mỗi người là khác nhau. Với riêng Tố Hữu, có lẽ, tự do là điều quan trọng nhất, là khát vọng mãnh liệt nhất. Đây cũng là khao khát của nhiều người. Bác Hồ đã khẳng định:

"Trên đời ngàn vạn điều cay đắng

Cay đắng chi băng mất tự do?”

Tuy nhiên quan niệm về tự do và cách thể hiện khát vọng đó của mỗi người lại khác. Vậy khát vọng đó của ngưòi chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: văn bản "Khi con tu hú".

 ảnh 1
Top 3
(có 0 lượt vote)

Học sinh diễn tiểu phẩm


Học bài: Các phương châm hội thoại

Cô giáo cho học sinh diễn tiểu phẩm trong đó có sử dụng các phương châm hội thoại

Qua tiểu phẩm trên em có nhận xét gì về cách diễn đạt của các nhân vật

Học sinh Trình bày tích cực, => Giáo viên dẫn vào bài

Trong giao tiếp, người ta không chỉ cần chú ý tới lượt lời mà cần chú ý tới việc tuân thủ các phương châm hội thoại. Ngoài việc phải tuân thủ phương châm về chất , phương châm về lượng chúng ta cần phải đảm bảo những điều gì? Trong giờ học hôm nay cô cùng các em tiếp tục tìm hiểu vấn đề này.

 ảnh 1
Top 4
(có 0 lượt vote)

Phát phiếu học tập

Học bài: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH


Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê VN mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thưở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn những con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ 1 cách ngon lành. Lớn lên 1 chút thì nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại,.... Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ mỗi người biết bao kỉ niệm ngọt ngào!


Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn “nhai trầu” bỏm bẻm. Khi ấy cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho ta có cảm giác không khí của làng quê VN sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi!


Em hãy lược bỏ những từ in đậm và nhận xét đoạn văn mới có được?

HS: trình bày

GV: Trong VBTM, khi trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống hàng ngày như các loài cây, các di tích, thắng cảnh...bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm giá trị, quá trình hình thành của các đối tượng...cũng cần vận dụng biện pháp miêu tả.Vậy sử dụng yếu tố miêu tả ntn trong văn bản TM, chúng ta cùng tim hiểu...

 ảnh 1
Top 5
(có 0 lượt vote)

Nghe bài hát

Học bài: Cô bé bán diêm


Cho học sinh nghe hoặc hát bài "Thiếu nhi thế giới liên hoan"

Sau khi hết nhạc , giáo viên nhấn nhá lại giai điệu bài hát để nhấn mạnh cho học sinh: Vui liên hoan, thiếu nhi thế giới. Ta ca hát vang lên niềm vui. Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biển núi, trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời, vang khúc ca yêu đời"

Nhận xét cho cô về giai điệu bài hát: tươi vui, khỏe khoắn thể hiện niềm yêu đời, yêu cuộc sống tươi đẹp...

Đúng vậy, trẻ em là những mầm non hồn nhiên, đáng yêu và luôn xứng đáng được yêu thương, nâng niu, trân trọng. Tuy nhiên, có một nghịch lí là không phải tất cả những đứa trẻ sinh ra đều được sống trong yêu thương. điển hình cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An đéc xen.

 ảnh 1
Top 6
(có 1 lượt vote)

Đặt câu hỏi gợi mở

Học bài: Nhớ rừng

Giáo viên hỏi học sinh: Kỉ niệm nào để lại dấu ấn sâu sắc nhất trong em? (có thể là vui/ buồn)

Hs tự bộc lộ

Trong số chúng ta, ai cũng sống với những vùng trời kỉ niệm, đó có thể là những kỉ niệm vui, cũng có thể là những điều đau buồn. Nếu đó là kỉ niệm buồn thì chắc chắn chúng ta sẽ chẳng muốn nhớ và nhắc đến làm gì. Nhưng ngược lại, nếu đó là một điều hạnh phúc, là một miền kí ức tươi đẹp thì ta luôn khao khát được trở lại để sống tiếp với nó, khao khát ấy sẽ càng cháy bỏng hơn nếu ta đang bế tắc, bất lực ở thực tại. Tiết 2 của bài "Nhớ rừng" sẽ giúp ta hình dung rõ hơn điều này.

 ảnh 1
Trên đây là các cách khởi động dẫn dắt vào bài học môn Ngữ Văn hay nhất dành cho học sinh THCS, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .