Top 5 Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm 20/11 chi tiết nhất

510.5k

Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm 20/11 giúp các em học sinh nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam, để thể hiện lòng biết ơn và Kính...xem thêm ...

Top 0
(có 4 lượt vote)

Chủ điểm tháng 11: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO

I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:


- Khuyến khích khả năng sáng tác của học sinh .

- Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của học sinh trong việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn công lao to lớn của thầy cô giáo, qua vẽ tranh, đọc thơ, hát.

- Học sinh biết thêm một trò chơi tập thể.

- Rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày, chia sẻ, hợp tác cho HS

- Rèn cho học sinh khả năng quan sát nhanh, rèn sự khéo léo, linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn.


II. Đồ dùng dạy – học:

- Nhạc bài hát: Bụi phấn

- Quang gánh, hoa ..

- Giá vẽ.


III. Các hoạt động dạy – học:


Hoạt động 1: Khởi động

T. mở nhạc – học sinh hát bài: Bụi phấn

T. Giới thiệu chủ điểm. Như vậy hôm nay các em được học sang chủ điểm mới đó là: Biết ơn thầy cô giáo .


Hoạt động 2: Trải nghiệm, khám phá.


T. chia lớp thành 3 nhóm theo sở thích.

Nhóm 1. Nhà thơ nhí. (sưu tầm các bài thơ về cô , thầy giáo)

Nhóm 2. Ca sỹ nhí  (Hát múa biểu diễn các bài hát về thầy, cô)

Nhóm 3. Họa sỹ nhí Vẽ các bức tranh về thầy cô)

T. Các nhóm tập luyện theo nhóm. T theo dõi và giúp đỡ các nhóm.

2.3 Các nhóm trình diễn sản phẩm của nhóm mình trước lớp.


+ Ca sỹ nhí trình diễn

H. Hát múa bài: Bông hồng tặng cô

+ Nhóm 2: Nhà thơ nhí trình diễn

H. đọc bài thơ: Cô giáo lớp em, Ngày đầu tiên đi học,

+ Nhóm 3. Họa sĩ nhí trình diễn

-         H. Gắn tranh và giới thiệu nội dung tranh.

-         Thảo luận cả lớp:

-         T. Kết luận: T và H theo dõi và tuyên dương các nhóm


Bầu chọn nhóm xuất sắc nhất.

Giáo viên cho học sinh tự bầu chọn chấm điểm cho các nhóm.


Hoạt động 3: Trò chơi: Thi hái hoa tặng các thầy cô

Hướng dẫn cách chơi.  Chia lớp làm hai đội

Hai đội chuẩn bị hoa , quang gánh của đội mình .

học sinh đứng vào vị trí khi có lệnh thì các thành viên trong đội lần lượt di chuyển thật khéo léo để chân không chạm vào vòng và lần lượt vượt qua năm vòng và cùng các bạn trong đội hái hoa mang về . Hai bạn ở dưới giúp bạn cắm vào bình hoa .Cứ như thế đội nào hái được nhiều hoa hơn đội đó sẽ thắng cuộc.


Luật chơi: - Nếu người nào đi chạm chân vào vòng thì người đó phạm luật phải về vị trí xuất phát để đi lại, ai làm rơi hoa cũng là người phạm luật.

  • Tổ chức cho học sinh chơi thử.
  • Tổ chức cho học sinh chơi thật.

Nhận xét đánh giá:

GV nhận xét ý thức tham gia trò chơi của học sinh trong lớp; khen ngợi khả năng di chuyển khéo léo, quyết định đúng của học sinh khi chơi.


Tổng kết:

Xem thêm: Top 14 bài thơ ngắn về cô giáo ngày 20-11 hay nhất

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 3 lượt vote)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm 20/11

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

Giúp học sinh:

- Nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lâp thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11.

- Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.

- Đoàn kết, giúp đỡ nhau thức hiện tốt kế hoạch thi đua.

- Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo.

- Yêu quý và tin tưởng các thầy cô giáo.

- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.


II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1-Nội dung:

- Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp.

- Kế hoạch thi đua.

- Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm của HS với thầy cô giáo.

- Những truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi thầy cô giáo, tình nghĩa thầy trò

2-Hình thức hoạt động:

- Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ


III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:


  1. Phương tiện hoạt động:

Chương trình hành động của cá nhân, tổ, lớp

Tư kiệu HS sưu tậm được: các bài viết, truyện kể. bài thơ, bài hát, tranh ảnh... và những kỉ niệm về tình nghĩa thầy trò. - Câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận..


  1. Về tổ chức:

* GVCN:

  • Giáo viên định hướng xây dựng kế hoạch thi đua dựa trên đặc điểm, khả năng, điều kiện cụ thể của lớp.
  • Lựa chọn các công việc phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp (như báo tường, tập san hoặc triển lãm, trao đổi thảo luận, liên hoan văn nghệ,...)
  • Hướng dẫn cách phân công công việc hơp lí (chia nhóm và phân công cụ thể theo nội dung của con việc)


* Học sinh:

  • Họp cán bộ lớp xây dựng kế hoạch thi đua của lớp.
  • Các tổ thảo luận kế hoạch của tổ dựa trên kế hoạch của lớp.
  • HS xây dựng kế hoạch của cá nhân
  • Họp tổ chia nhóm sưu tầm và sắp sếp tư liệu theo chủ đề.
  • Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của cá nhân đối với thầy cô giáo. Tập một số bài hát, bài thơ ca ngợi tình nghĩa thầy trò.
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
  • Phân công người dẫn chương trình, thư kí, trang trí lớp.


IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:


Hoạt động 1: Mở đầu Hát tập thể : Cả lớp cùng hát bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” ( Nhạc và lời : Phạm Tuyên)

Tuyên bố lí do:

Giới thiệu khách mời.

Giới thiệu chương trình hoạt động.


Hoạt động 2 :Thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt. Đăng kí và giao ước thi đua


Hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi:


  1. Thế nào là tiết học tốt,tuần học tốt, tháng học tốt? Một tiết học được coi là tốt nếu ta chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến, hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình, giữ trật tự, kỉ luật theo sự điều khiển của thầy cô giáo. Tuần học tốt gồm các tiết học tốt tạo nên. Tháng học tốt là nhờ nhiều tuần học tốt.


  1. Tác dụng của những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt là gì? Nó giúp cho chúng ta chủ động trong học tập, nắm bài sâu hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao.


  1. Để có những tiết học tốt , tuần học tốt, tháng học tốt người học sinh cần phải làm gì? Chúng ta cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng, giao nhiệm vụ; tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ, kết quả bài làm của mình...


- Tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận.

- Từng tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình. Treo tờ đăng kí đó lên bảng.

- Đại diện học sinh đọc đăng kí thi đua của cá nhân mình.

- Cá nhân nộp bản đăng kí thi đua cho tổ trưởng.

- Đọc bản giao ước thi đua của lớp.

- Kí vào bản giao ước thi đua của lớp.


Hoạt động 3: Thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”


- Lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn tự do phát biểu ý kiến:


  1. Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được kỉ niệm ở Việt Nam như thế nào?


Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac-sa-va (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 20-11-1958 Ngày Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta. Và ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm làm Ngày Nhà giáo Việt Nam.


  1. Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn...về người thầy giáo.
  • Không thầy đố mày làm nên.
  • Học thầy không tày học bạn.
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
  • Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
  • Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy.
  • Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây, Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.
  • Khi nào em bé cỏn con. Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.


3-Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình.

4-Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh Mặt Trời”.

5-Có nhà thơ ví “Cô giáo như mẹ hiền”, bạn có nghĩ như vậy không?

6-Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy cô giáo.

7-Bạn hãy hát một bài về thầy cô giáo.

8-Bạn có biết những thầy cô giáo nào được đặt tên cho trường học, đường phố ở địa phương mình? +Chu Văn An +Lê Quý Đôn +Phan Bội Châu +Nguyễn Tất Thành +Nguyễn Bỉnh Khiêm +Nguyễn Trãi -Phát biểu theo từng nội dung của câu hỏi.


Hoạt động 4: Vui văn nghệ -Trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.

Hoạt động 5: Kết thúc -Nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức tham gia thảo luận của cá nhân của các tổ. -Ghi nhận sự đăng kí thi đua của từng cá nhân và tập thể lớp. Động viên các em htực hiện tốt kế hoạch của mình.Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện của các bạn.


Xem thêm: Top 14 bài thơ ngắn về cô giáo ngày 20-11 hay nhất

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

I- Yêu cầu giáo dục:

- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.

- Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo và tôn vinh nhà giáo.

- Có những hoạt động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường.


II- Nội dung và hình thức hoạt động:

  1. Nội dung:

- Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.

- Tâm sự tình cảm thầy trò

- Văn nghệ.

  1. Hình thức hoạt động:

- Chúc mừng và tặng hoa

- Văn nghệ

- Tâm sự , kể chuyện, giao lưu vui vẻ, thân mật giữa GV và HS


III- Chuẩn bị hoạt động:

  1. Phương tiện:

- Hướng dẫn lớp sưu tầm những bài hát về chủ đề công ơn thầy cô giáo và tình cảm thầy trò.

- Mỗi HS chuẩn bị câu hỏi để giao lưu với thầy cô, đồng thời có những kỷ niệm với thầy cô.

  1. Tổ chức:

- Lớp trưởng điều khiển chương trình:

- Trang trí bảng

- Chuẩn bị lời chúc mừng, hoa, các tiết mục văn nghệ.


IV- Tiến hành hoạt động:

  1. Ổn định lớp:
  2. Nội dung hoạt động:


- Văn nghệ tập thể: Bụi phấn

- Lớp trưởng tuyên bố lý do buổi sinh hoạt, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình sinh hoạt toạ đàm

- Lớp trưởng mời lớp phó học tập đọc lời chúc mừng và đại diện các học sinh tiêu biểu của lớp tặng hoa cho các thầy cô tham dự buổi sinh hoạt

- Lớp trưởng điều khiển chương trình giao lưu thân mật giữa giáo viên và học sinh:

  • Mời học sinh nêu câu hỏi đã chuẩn bị trước
  • Mời giáo viên trả lời các câu hỏi của học sinh
  • Tổ chức các tiết mục văn nghệ xen kẽ các câu hỏi giao lưu

- Lớp trưởng mời GVCN nhận xét, tổng kết

- HS lắng nghe

- Lớp trưởng công bố câu hỏi giao lưu và tiết mục văn nghệ hay nhất

- HS lắng nghe

- Văn nghệ tập thể - Kết thúc buổi thảo luận.


  1. Dặn dò:

Chuẩn bị nội dung cho tiết sau:

- Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn

- Nội dung: Biểu diễn văn nghệ


V- Tổng kết – Rút kinh nghiệm:


Xem thêm: Top 14 bài thơ ngắn về cô giáo ngày 20-11 hay nhất

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Chủ điểm “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”

I.Mục tiêu, yêu cầu giáo dục

1.Kiến thức: Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS

2.Kỹ năng: Bước đầu hình thành tình cảm kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

3.Thái độ: Giúp HS yêu trường, yêu lớp. Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS. Hình thành và phát triển kĩ năng tự nhận thức, tự chia sẻ, hợp tác.


II.Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động

1.Nội dung:

- Biểu diễn những tiết mục văn nghệ: Hát, đọc thơ.. theo chủ điểm

- Sưu tầm tranh về chủ điểm

- Thi vẽ tranh

2.Hình thức: Tổ chức theo quy mô lớp, cá nhân.

3.Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại.


III.Chuẩn bị (cần nêu cụ thể các công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các trang thiết bị cần có để phục vụ cho hoạt động)


1.Giáo viên: Câu hỏi cho hoạt động sinh hoạt văn nghệ

2.Học sinh: Một số tiết mục văn nghệ


IV.Tiến hành hoạt động

1.Ổn định tổ chức lớp: (2’) Điểm danh, nêu lý do buổi sinh hoạt .

2.Khởi động: (2’) Hát “Con heo đất” .

3.Tiến trình hoạt động:


Hoạt động 1: ( 18’)

+ Tên hoạt động: Tổ chức giao lưu

+ Mục tiêu: Hình thành tình cảm kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. HS yêu trường ,yêu lớp.

+ Cách tiến hành:

Bước 1: Thành lập ban tổ chức – Ban giám khảo

Bước 2: Các tổ luyện tập văn nghệ

- Gv nêu nội dung – thể lệ - thời gian tiến hành cuộc thi

Bước 3: Tiến hành cuộc thi

Các tổ biểu diễn văn nghệ


Hoạt động 2: ( 10’)

+ Tên hoạt động: Chấm thi

+ Mục tiêu: Hình thành và phát triển kĩ năng tự giác. Tạo không khí thi đua học tập

+ Cách tiến hành:

Bước 1: Ban giám khảo tiến hành chấm

Bước 2: các tổ trình diễn văn nghệ


Hoạt động 3: (5’)

+ Tên hoạt động: Công bố kết quả và trao giải

+ Mục tiêu:Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS

Bước 1: GV công bố kết quả

- Gv trao giải cho các tổ, cá nhân xuất sắc


4.Kết thức hoạt động: (3’)

- Đánh giá, nhận xét các nội dung hoạt động

- Dặn dò HS về nhà hát các bài hát hoặc đọc thơ về chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng dẫn chuẩn bị: bút chì, màu tô


Xem thêm: Top 14 bài thơ ngắn về cô giáo ngày 20-11 hay nhất

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Chủ điểm tháng 11: "Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11"

I.Mục tiêu, yêu cầu giáo dục:

- Kiến thức: Giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn của HS đối với công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo.

- Kĩ năng: Phát triển ở HS lòng yêu trường, yêu lớp.

- Thái độ: Rèn cho HS các kĩ náng sống: Tự nhận thức, xác định mục tiêu, bày tỏ chia sẻ, hợp tác.


II.Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động

1.Nội dung:

- Giới thiệu ngày lễ trong tháng: 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam

- Giới thiệu đội ngũ thầy giáo, cô giáo trong nhà trường

2.Hình thức: Tổ chức theo quy mô lớp.

3.Phương pháp: Thảo luận, cá nhân, lớp


III.Chuẩn bị (cần nêu cụ thể các công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các trang thiết bị cần có để phục vụ cho hoạt động)

1.Giáo viên: Tên các thầy cô giáo trong nhà trường để giới thiệu cho HS biết

2.Học sinh: Một số tiết mục văn nghệ nói về thầy cô giáo


IV.Tiến hành hoạt động

1.Ổn định tổ chức lớp: (2’) Điểm danh, nêu lý do buổi sinh hoạt .

2.Khởi động: ( 3’)Hát “Đi đến trường” .

3.Tiến trình hoạt động:


Hoạt động 1: (17’)

+ Tên hoạt động: Giới thiệu về ngày 20/11

+ Mục tiêu: giáo dục HS lòng kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam

+ Cách tiến hành:

Bước 1: GV tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu

Bước 2: GV nêu ngày lễ trong tháng “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”

Hỏi: Các em biết ngày 20/11 là ngày gì không?

- GV nói ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam

Bước 3: Tiến hành cuộc thi

Các tổ biểu diễn văn nghệ

- Gv phát biểu ý kiến


Hoạt động 2: (15’)

+ Tên hoạt động: Văn nghệ

+ Mục tiêu: tự nhận thức, xác định mục tiêu, bày tỏ chia sẻ, hợp tác.

+ Cách tiến hành:

Bước 1: Lớp trưởng cho các nhóm lên đăng ký tiết mục văn nghệ của nhóm mình. Nội dung là múa, hát, đọc thơ theo chủ đề nhà giáo Việt Nam

Bước 2: các tổ trình diễn văn nghệ

Kết thúc: Cho cả lớp hát


4.Kết thức hoạt động: (3’)

- Đánh giá, nhận xét các nội dung hoạt động

- Dặn dò HS về tìm hiểu những tấm gương học tập tốt để chuẩn bị tốt hội vui học tập

Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau: Hội vui học tập


Xem thêm: Top 14 bài thơ ngắn về cô giáo ngày 20-11 hay nhất

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là các giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm 20/11, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 4
Chủ điểm tháng 11: "Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11"