Top 6 Giáo án truyện cây táo - lớp 3 tuổi chi tiết nhất

63.3k

Cây táo thần là một câu truyện mang lại cho các bé một bài học sâu sắc, đáng quý. Câu chuyện này sẽ giúp giáo dục các bé rằng phải biết chia sẻ những thứ...xem thêm ...

Top 0
(có 4 lượt vote)

Giáo án truyện cây táo (số 1)

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

*. Trẻ nhớ tên câu truyện, tên tác giả;  biết tên các nhân vật trong truyện; hiểu nội dung truyện.

*. Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích; Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, nói trọn câu, rõ lời nhằm phát triển vốn từ và ngôn  ngữ chu trẻ.

*. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây; Trẻ có ý thức trong giờ học.

  1. CHUẨN BỊ:

– Giáo án bài dạy

– Máy tính, máy chiếu

– Hình ảnh trình chiếu các hình ảnh nội dung câu chuyện

– Cây táo

– Nhạc bài hát trong chủ đề

– Giỏ đựng quả (đủ cho trẻ chơi trò chơi)

III. CÁCH TIỀN HÀNH

*. Ổn định tổ chức– Cô cùng trẻ chơi “Deo hạt, nảy mầm

– Cô cho trẻ quan sát “Cây táo”

+ Hỏi trẻ: Cây gì đây các con?

– Cây táo có gì?

– Quả táo có màu gì? (Khi xanh quẩ táo có màu xanh, khi chín quả táo có màu đỏ)

* Giáo dục trẻ: Các con ơi, muốn cho cây tươi tốt thì phải có nước, có ánh nắng mặt trời và đặc biệt là cần bàn tay chăm sóc của con người đấy.Có một câu chuyện kể về cây táo và muốn biết ai là người đã trồng lên cây táo ở đây cô mời các con hãy nhẹ nhàng ngồi xuống nào!

1. Hoạt động 1: Truyền thụ tác phẩm

a.  Kể diễn cảm

– Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp ngữ điệu và điệu bộ.

– Lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp hình ảnh Powerpoint

b. Trích dẫn, giảng giải nội dung:

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Cây táo)

+ Trong câu chuyện có ai? (Ông, Bé, Gà, Bươm bướm)

*. Giảng nội dung: Câu chuyện nói về ông đẫ trồng cây táo, bé và mưa tưới nước cho cây, ông mặt trời sưởi nắng cho cây còn Gà trống, bươm bướm thì gọi cây mau lớn, ra hoa kết trái. Một hôm, ông, bé, gà trống và bướm bướm cùng gọi cây và cây cho chúng ta những quả táo ngon lành.

– Chơi nhẹ “Trồng cây, cuốc đất”

Chúng mình cùng trồng cây với ông nào!

– Hì hà…hì hục…cuốc đất trồng cây, cho cây mau lớn.., mưa nhỏ (tí tách, tí tách…); mưa to (lộp bộp, lộp bộp…), chúng mình cùng sưởi nắng cho cây, chúng mình cùng cất cao gọi cây nào! “Cây ơi! Cây lớn mau”

– Cho trẻ nhẹ nhàng ngồi xuống

+ Cô đố các con ai là người trồng cây?

– Ai là người tưới nước cho cây (Mưa tưới nước cho cây; bé tưới nước cho cây)

– Thế còn ai sưởi nắng cho cây (Ông mặt trời)

– Gà trống và Bươm bướm gọi cây như thế nào chúng mình? (Cây ơi, cây lớn mau)

– Các con ơi! Khi nghe “Ông, Bé, Gà trống, Bươm bướm” nói thì cây đã cho chúng ta gì? (Những quả táo chín ngon lành)

*. Lồng ghép giáo dục trẻ: Câu chuyện giáo dục chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ cho cây để cây cho chúng ta nhiều quả ngon cung cấp nhiều vitamin cho chúng ta đấy các con ạ!

– Hỏi lại trẻ các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? Sáng tác  của ai?

2. Hoạt động 2: Luyện tập củng cố

Chơi trò chơi “Hái quả”

– Cô giới thiệu tên trò chơi “Hái quả

Các con ơi! Gần đến ngày 20/11 rồi các con hãy cùng hái thật nhiều quả để gửi tặng cho các cô nhé!

– Nêu cách chơi, luật chơi

+ Cách chơi: Cô cho cả lớp mỗi trẻ cầm 1 cái giỏ đi xung quanh cây cùng hái quả

+ Luật chơi: Chỉ hái quả chín (màu đỏ), không hái quả xanh

– Tổ chức cho trẻ chơi (Cô bao quát, động viên, khích lệ trẻ trong khi chơi)

– Mở nhạc

– Tuyên dướng trẻ

*. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Giáo án truyện cây táo (số 2)

1. Mục đích yêu cầu

- Kiến thức: Trẻ biết tên câu chuyện và tên các nhân vật trong truyện.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe cô kể chuyện. PTNN rèn trẻ nói đủ câu

- Thái độ: Trẻ thích tham gia vào các hoạt động

2. Chuẩn bị :

- Hình ảnh powerpoint.

- Làn táo, xa bàn, dối, bạt

3. Tiến hành hoạt động:

* Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú

- Giới thiệu ban giám khảo

- Cô nguyệt: Tặng quà

- Cô điệp: Ôi một giỏ quà thật là đẹp không biết bên trong giỏ quà có gì nhỉ? ( 2-3 trẻ)

- Cô mở (1-2-3)

- Quả gì đây nhỉ?( Qủa táo)

- Ôi có rất nhiều quả táo

- Cm cảm ơn cô nguyệt nào

- Có 1 câu truyện về quả táo đấy cm có ai biết không? ai biết câu chuyện gì?

- À đúng rồi có một câu truyện về quả táo rất hay đấy đó là câu truyện “ Cây táo” để nghe câu chuyện này cm ngồi ngoan nghe cô Điệp kể nhé.

* Hoạt động 2: Cô kể chuyện

- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm

- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?

- Câu chuyện “cây táo” còn được minh họa qua những hình ảnh rất sinh động cô mời chúng mình cùng hướng lên màn hình

- Cô kể lần 2 : Kể hình ảnh powerpoint.

* Hoạt động 3: Trích dẫn - Đàm thoại - Giảng nội dung

- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?

- Trong câu chuyện có những ai ? ( Ông. Em bé, gà trống , bươm bướm, ông mặt trời)

+ Mùa xuân đến ông đã làm gì? ( Trồng cây táo xuống đất)

- Ai đã giúp ông chăm sóc cho cây táo? ( Bé, ông mặt trời)

- Gà trống và bươm bướm gọi cây như thế nào?

- Chúng mình cùng nhau giúp gà trống và bạn bươm bướm gọi cây nào.

- Khi ông, gà trống, em bé, và bươm bướm cùng nói to thì điều kỳ diệu gì đã sảy ra? ( Qủa táo chín ngon lành đã hiện ra)

- Em bé đã làm gì?

- Giảng ND: Sau khi ông trồng cây táo xuống đất. Cây lớn lên, ra hoa, kết quả là nhờ có đất, nước, ánh sáng và có bàn tay chăm sóc của con người nên cây táo đã ra hoa và kết quả

- Muốn cây có nhiều quả thì hàng ngày các con phải làm gì ?

*Giáo dục: Muốn cây có nhiều quả thì hàng ngày các con phải chăm sóc, bảo vệ cây không ngắt lá, bẻ cành chúng mình cùng gieo hạt trồng cây nào

- Trò chơi : Gieo hạt

- Trẻ chơi trò chơi

- Động viên khen ngợi trẻ

- Cây đã ra hoa kết quả rồi và câu truyện cây táo còn được thể hiện trên những nhân vật dối đấy để xem được những con dối thể hiện ntn cô mời các con cùng ngồi đẹp nào.

* Hoạt động 4: Cô kể bằng xa bàn

- Trẻ lắng nghe cô kể

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Giáo án truyện cây táo (số 3)

I. Mục tiêu

- Kiến thức: + Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội dung chuyện.

- Kỹ năng: + Rèn khả năng quan sát, so sánh và ghi nhớ có chủ định

+ Qua đó phát triển ngôn ngữ, rèn ngôn ngữ cho trẻ.

- Thái độ: Giáo dục trẻ  biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về các con vật, máy tính, máy chiếu.

- Giáo án điện tử.

- Tranh thơ

- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.

- Tâm sinh lý thoải mái

- NDKH: + Chơi trò chơi: Gieo hạt...

+ VĐTN: Trời nắng, trười mưa


III. Tổ chức hoạt động

* HĐ1: Gây hứng thú.

- Chơi trò chơi gieo hạt và trò chuyện về chủ đề

+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

+ Gieo hạt xong hạt sẽ nảy thành gì?.....

+ Muốn cây lớn lên chúng mình phải làm gì?

- “ Mùa xuân tới, mưa phùn bay, hoa đào nở, Ông trồng cây táo xuống đất, điều gì sẽ sảy ra? chúng mình ngồi ngoan chú ý nghe cô kể câu chuyện “ Cây táo” sẽ rõ.

* HĐ2: Cô kể chuỵện diễn cảm.

- Lần 1: Cô kể chuỵện diễn cảm, chậm dãi thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ của từng nhân vật. Chú ý thể hiện rõ giọng của các con vật, ông và em bé.

- Lần 2: Cô kể chuỵện diễn cảm + tranh minh hoạ

* HĐ3: Giúp trẻ hiểu nội dung

- Chúng mình vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

- Trong câu chuyện có những ai?

- Mùa xuân tới Ông đã làm gì?

- Em bé làm gì?

- Ông mặt trời làm gì?

- Một hôm ai bay tới gọi cây?

- Gọi như thế nào?

- Còn những ai gọi cây nữa?

- Cây đã cho em bé những gì?

=> Sau mỗi câu hỏi cô khuyến khích động viên trẻ trả lời, trích dẫn chuyện làm rõ ý cho trẻ. Cho trẻ bắt trước giọng của ông, em bé và các con vật.

- GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây có ích…

- Lần 3: Cô kể chuỵện diễn cảm + Giáo án điện tử

* Kết thúc

- Hát: Trời nắng, trời mưa => ra sân

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Giáo án truyện cây táo (số 4)

I: Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên  truyện, hiểu nội dung câu truyện ‘ cây táo thần’ là gì và có những nhân vật nào

- Biết vai trò, lợi ích của cây táo, quả táo: quả táo cung cấp nhiều vitamin

2. Kỹ năng

- Củng cố khả năng ghi nhớ, quan sát có chủ đích

- Củng cố kỹ năng thể hiện cảm xúc của các nhân vật

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia học tập và có ý thức xây dựng bài

- Trẻ  biết yêu quý mọi người, biết chia sẻ với mọi người, đoàn kết giúp đỡ mọi người

II. Chuẩn bị

- Giao án: viết tay, điện tử

- Nhạc bài hát: em yêu cây xanh,…

- Bảng  treo tranh, trống,…

- Tâm thế thoải mái khi vào bài

III. Cách tiến hành

1. Gây hứng thú

- Cô giới thiệu các cô giáo đến dự

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi’ Gieo hạt’

+ Các con đã gieo được hạt gì? ( 3-4 trẻ)

- Cô cũng đã gieo được một loại hạt và hạt đó đã nảy mầm rồi phát triển thành một cây rất lớn đấy, các con có muốn biết đó là cây gì không?

( trẻ quan sát cây táo)

+ Đây là cây gì?

+ Lá cây có màu gì?

+ Qủa táo có màu gì?

+ Các con được ăn táo chưa?

+ Qủa táo có vị gì?

+ Trong quả táo có chưa nhiều chất gì?

  • ð Giao dục trẻ ăn nhiều các loại quả

2. Nội dung

- Cô cũng biết một câu truyện rất hay nói về cây táo đấy. Chúng mình có muốn nghe cô kể không?

+ Đó chính là câu truyện ‘cây táo thần’

- Cô kể lần 1: kể diễn cảm

+ Con vừa nghe cô kể câu truyện gì?

+ Các con có muốn nghe cô kể lại một lần nữa không ?

- Cô kể lần 2: kể diễn cảm + hình ảnh minh họa

+ Giảng nội dung truyện:câu truyện kể về cây táo thần sai trĩu quả, các bnaj nhỏ rất thích chơi ở đó. Đến một ngày một cậu bé không biết từ đâu tới, đuổi các bạn đi và chiếm lấy cây táo. Bằng phếp lạ cây táo khiến cậu bé ngủ thiếp đi và cậu mơ thấy cây táo, trong giấc mơ cây táo đã làm cho cậu bé nhận da sai lầm của mình và cậu bé đã kịp thời sửa sai và gọi các bạn tới chơi cùng

- Cô kể lần 3: Trẻ nghe video truyện

- Đàm thoại về nội dung câu truyện

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

+ Một hôm, cậu bé không biết từ đâu đến đã làm gì?

+ Thái độ của các bạn da sao?

+ Bằng phép lạ cây táo đã khiến cậu bé như thế nào?

+ Cậu định bứt quả gì để ăn?

+ Nhưng cậu có bứt được không ? Tại sao ?

+ Lúc này cậu bé như thế nào?

+ Cây táo đã nói gì?

+ Cậu bé trả lời da sao?

+ Cây táo đã giải thích như thế nào?

+ Cậu đã biết lỗi của mình chưa?

+ Khi tỉnh dậy cậu thấy như thế nào?

- Thông qua câu truyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?

=> Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ với nhau, không nên sống ích kỷ

* Trò chơi : Đồng đội

- Cách chơi: chia trẻ làm 2 đội : Táo xanh- Táo đỏ. Tùng thành viên của hai đội sẽ bò zích zắc qua các trống và chạy tới bàn, lấy tranh gắn lên bảng( gắn tranh theo nội dung câu truyện)

- Luật chơi: không được làm đổ trống, nếu trống đổ phải quay lại làm lại, đội nào ghếp nhanh nhất chính xác nhất là đội chiến thắng

- Tổ chức cho trẻ chơi

- Nhận xét kết quả chơi

3. Kết thúc

- Nhẫn xét tiết học, khuyến khích tuyên dương trẻ

- Trẻ hát ‘ em yêu cây xanh và đi ra ngoài’

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Giáo án truyện cây táo (số 5)

I. Mục đích yêu cầu:

1. Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe.

- Phát triển vốn từ cho trẻ.

3. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện và hiểu nội dung câu chuyện  “Cây táo”.

- Trẻ biết thể hiện vai nhân vật trong câu chuyện cây táo.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Các nhân vật trong truyện : Ông, bé, gà trống, bươm bướm.

- Giỏ quả

- Mô hình cho trẻ thể hiện các nhân vật trong truyện

2. Địa điểm: Trong lớp học

Tiến hành:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ nhún nhảy cùng cô:  “nhạc chickendance không lơi”

- Trò chuyện, dẫn dắt trẻ vào hoạt động.

*Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe

- Cô kể lần 1 : Cô kể diển cảm và kết hợp với rối.

- Cô nhắc lại tên câu truyện.

- Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa

- Đàm thoại.

+ Cô vừa kể cho các nghe câu chuyện gì?

+ Trong truyện có những ai?

+ Ai trồng cây táo xuống đất?

+ Em bé giúp ông làm gì?

+ Gà trống nói như thế nào?

I. Mục đích yêu cầu:

1. Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe.

- Phát triển vốn từ cho trẻ.

3. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện và hiểu nội dung câu chuyện  “Cây táo”.

- Trẻ biết thể hiện vai nhân vật trong câu chuyện cây táo.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Các nhân vật trong truyện : Ông, bé, gà trống, bươm bướm.

- Giỏ quả

- Mô hình cho trẻ thể hiện các nhân vật trong truyện

2. Địa điểm: Trong lớp học

Tiến hành:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ nhún nhảy cùng cô:  “nhạc chickendance không lơi”

- Trò chuyện, dẫn dắt trẻ vào hoạt động.

*Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe

- Cô kể lần 1 : Cô kể diển cảm và kết hợp với rối.

- Cô nhắc lại tên câu truyện.

- Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa

- Đàm thoại.

+ Cô vừa kể cho các nghe câu chuyện gì?

+ Trong truyện có những ai?

+ Ai trồng cây táo xuống đất?

+ Em bé giúp ông làm gì?

+ Gà trống nói như thế nào?

+ Bạn bướm nói gì với cây?

+ Khi nghe ông,bé,gà trống,bươm bướm nói thì cây cho chúng ta những gì?

* Giáo dục: Qua câu chuyện này các con thấy em bé như thế nào nhỉ?

- Em bé rất giỏi biết chăm sóc cây như tưới nước cho cây,nhổ cỏ cho cây để cây nhanh lớn ra hoa kết quả,cây sẽ cho bé nhiều trái ngon quả ngọt nữa đấy.

- Cho trẻ chơi trò chơi : Cây cao cỏ thấp.

- Lần 3 : Cô kể cho trẻ kể theo cô.

* Hoạt động 3:Trò chơi bắt chước hành động theo nhân vật.

- Cô là người dẫn chuyện.

- Trẻ bắt chước hành động theo nội dung câu chuyện

- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương giờ học và chuyển hoạt động.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Giáo án truyện cây táo (số 6)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.

1. Kiến thức.

- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.

- Dạy trẻ kể lại truyện diễn cảm.

- Trẻ thể hiện các hành động, tính cách của các nhân vật thông qua giọng kể.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật.

3. Thái độ.

- Giáo dục trẻ trồng nhiều cây, chăm sóc và bảo vệ cây.

- Giáo dục trẻ biết chia sẻ niềm vui cùng với mọi người.

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng của cô.

- Tranh minh hoạ truyện kể có đánh số thứ tự từ

- Màn hình trình chiếu.

2. Đồ dùng của trẻ.

- Trang phục.

- Mũ múa.

III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.

Hoạt động của cô

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú (2 - 3 phút)

- Cô cho trẻ xúm xít quanh cô và quan sát quá trình phát triển của cây: hạt " nảy mầm " thành cây " ra hoa " kết quả qua màn hình chiếu

- Cô giới thiệu hình ảnh cậu bé đang nằm ngủ dưới gốc cây táo và hỏi trẻ:

+ Cậu bé đang làm gì?

+ Đúng rồi, cậu bé này đang nằm ngủ dưới gốc một cây táo và cậu mơ cây táo này rụng rất nhiều quả đấy. Các con có nhớ cậu bé có trong câu chuyện nào mà chúng mình đã học rồi không?

- Câu chuyện “Cây táo thần”

“Đúng rồi, đó là câu chuyện “Cây táo thần” đấy. Xin mời các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện nhé”

2. Bài mới (20 - 22 phút)

2.1. Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe 1 lần sử dụng màn hình chiếu.

2.2. Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Lúc đầu giọng của cậu bé như thế nào?

+ Về sau giọng của cậu bé ra sao?

+ Giọng của cây táo thần như thế nào?

+ Khi thấy các bạn chia nhau ăn táo, cậu bé đã nói gì?

+ Khi cậu bé ngủ, cậu đã mơ thấy gì?

+ Cây táo đã hỏi cậu bé như thế nào?

+ Cậu bé trả lời ra sao?

+ Cây táo đã nói gì với cậu bé?

+ Cậu bé có hối hận không? Cậu đã làm gì?

- Giáo dục trẻ: Các con ạ, cây cối ban tặng cho chúng ta hoa thơm, quả ngọt và tất cả mọi người đều xứng đáng được hưởng vì vậy chúng mình hãy cùng nhau chia sẻ với mọi người niềm vui đó nhé. Chúng mình có đồng ý với cô không?

2.3. Dạy trẻ kể lại truyện

* Lần 1: Cô cùng trẻ kể lại câu chuyện.

“Cô thấy chúng mình thật giỏi, bây giờ các con có muốn kể chuyện cùng với cô không? Cô sẽ là người dẫn chuyện, các con đóng vai các nhân vật trong truyện và kể chuyện cùng với cô nhé”

* Lần 2: Dạy trẻ kể chuyện nối tiếp theo tổ

- Cho trẻ đọc bài “Vè trái cây”

- Trẻ đọc vè đi về đội hình chữ U

“Các con ơi, đây là các bức tranh có đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Các bức tranh này có hình ảnh minh họa cho câu chuyện chúng mình vừa kể đấy. Cô sẽ mở lần lượt từng bức tranh, sau đó mời tổ nào tổ đó sẽ kể chuyện theo nội dung bức tranh đó nhé.”

- Trẻ kể chuyện nối tiếp theo tổ.

* Lần 3: Cá nhân trẻ kể chuyện diễn cảm.

“Và bây giờ xin mời các bé cùng đến với câu chuyện “Cây táo thần” qua giọng kể của bé…

- Một trẻ kể chuyện diễn cảm

* Lần 4: Dạy trẻ đóng kịch.

- Cô giới thiệu tên vở kịch, các vai trong vở kịch và cho trẻ đóng kịch “Cây táo thần”.

- Trẻ đóng kịch theo trình tự nội dung câu chuyện.

3. Kết thúc (1 - 2 phút)

“Vở kịch “Cây táo thần” đến đây là hết rồi, tạm biệt các bạn nhỏ trong câu chuyện, tạm biệt cây táo thần kỳ, chúng mình cùng trở về trường cùng với cô nào”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là các giáo án truyện cây táo - lớp 3 tuổi chi tiết nhất, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Giáo án truyện cây táo (số 6)